vầ văn nhân-thi sĩ- kịch sĩ ... tiên phong thế lữ [1907- saigon 1989]-- blog phan nguyên
Tuesday, 1 September 2015
Thế Lữ (1907 - 1989)
Thế Lữ
-tên khai sinh: Nguyễn đình Lễ
tức Nguyễn thứ Lễ
(1907 - 1989)
- hưởng thọ 82 tuổi
-nhà thơ, nhà văn, diễn viên,
- nhà đạo diễn và biên soạn kịch
- nguyên Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
(1957 - 1977)
- trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn
-nhà thơ, nhà văn, diễn viên,
- nhà đạo diễn và biên soạn kịch
- nguyên Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
(1957 - 1977)
- trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn
Nhớ Rừng
Lời con hổ ở vườn Bách thú,
(tặng Nguyễn tường Tam)
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
1936
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. (1957-1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
tiểu sử
Thế Lữ, tên khai sinh Nguyễn đình Lễ, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê cha ông ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), quê mẹ ở Nam Định. Tên Nguyễn Đình Lễ sau đó được đổi thành Nguyễn thứ Lễ vì ông là con thứ. Khi lên 10 tuổi, người anh trai (hơn ông một tuổi) mất, ông lại đổi tên lại thành Nguyễn đình Lễ. Lớn lên ông dùng lại tên Nguyễn Thứ Lễ, khi viết văn nói lái lại là Nguyễn Thế Lữ, sau rút gọn thành Thế Lữ. Bút danh Thế Lữ, mang nghĩa "người khách đi qua trần thế" lại phù hợp với quan niệm sống của ông khi ấy. Ông còn có tên khác là Nguyễn Khắc Thảo, nhưng sau cũng bỏ đi vì trùng tên. Khi viết báo, đôi khi ông ký bút danh hài hước Lê Ta, xuất phát từ tên Lễ biến thành "Lê ngã", "ta" cũng tức là "ngã".
Cha ông là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt Lạng Sơn - Thanh Hóa. Mẹ ông sinh ra trong gia đình Công giáo, kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia đình bên nội thừa nhận. Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha). Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn bé cho đến năm 10 tuổi là xa cách, nhớ thương người mẹ đẻ của mình. Sống ở xứ Lạng Sơn, núi rừng thiên nhiên nơi đây với những câu chuyện kinh dị ma quái mà ông được nghe từ nhỏ đã trở thành nguồn tư liệu, tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn xuôi của ông sau này.
Thế Lữ (13 tuổi), U, (vợ chính thức của cha Thế Lữ)
và em gái (1921)
và em gái (1921)
Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi, học chữ Quốc ngữ khi lên 10. Sau khi anh trai mất, ông được quay trở về Hải Phòng ở với mẹ. Ở Hải Phòng, ông học tư với cha của Vũ đình Quý, người bạn thân đầu tiên của ông. Ít lâu sau, ông xin vào học lớp Đồng ấu của trường Pháp Việt (Ecole communale) mới mở ở Ngõ Nghè. Năm 1924, ông thi đỗ Sơ học (CEPE/ Certificat d'Étude Primaire Élementaire), sau đó ốm một năm. Khi đó, mới 17 tuổi, Thế Lữ đã lập gia đình với Nguyễn thị Khương, người vợ hơn ông 2 tuổi.
Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như Trịnh Đình Rư, Hoàng ngọc Phách, Nguyễn hữu Tảo. Năm 1928, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, cùng hoạt động với Nguyễn văn Linh ở Hải Phòng. Theo Nguyễn đình Thi, thì đến năm 1930, khi Hội Thanh niên chuyển thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Thế Lữ dù tán thành đường lối của Đảng, nhưng do gia đình theo Công giáo nên không thể gia nhập.
Năm 1929, ông lên Hà Nội, thi đỗ dự thính vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học cũng chỉ một năm rồi lại bỏ do bất mãn với một giáo sư và giám hiệu của trường. Ở trường mỹ thuật, ông chơi thân nhất với những bạn như Nguyễn đỗ Cung, Trần bình Lộc; cùng với Vũ đình Liên, Ngô bích San, Hoàng lập Ngôn... tổ chức một salon littéraire, chuyên thảo luận về văn học.
Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, với những truyện đầu tiên ghi lại những gì ông nghe thấy khi ở Lạng Sơn. Được sự khuyến khích của Vũ đình Liên, Thế Lữ đã gửi các tác phẩm đầu tay của mình cho Nhà xuất bản Tân Dân, ký thêm bút danh tưởng tượng "Đào thị Tô cùng viết với Thế Lữ" nhằm thu hút sự chú ý. Hai cuốn Một truyện báo thù ghê gớm và Tiếng hú hồn của mụ Ké sau được Vũ Đình Long khen ngợi và cho in ra, điều này cũng đã khuyến khích Thế Lữ rời bỏ trường Mỹ thuật. Một nguyên nhân khác nữa bởi ông bị lao, tuy nhiên sau đó được chữa khỏi bệnh. Từ bỏ con đường hội họa, Thế Lữ bước hẳn sang hoạt động sáng tác văn chương.
Hoạt động văn học và Tự Lực văn đoàn
Trước khi về Hải Phòng, Thế Lữ làm người sửa bản in cho báo Volonté Indochinoise (Ý muốn của Đông Dương), thường đi làm qua Vườn bách thảo Hà Nội, thời gian này ông đã viết bài thơ nổi tiếng Nhớ rừng. Sau khi trở về Hải Phòng, được mẹ cho dựng một căn nhà lá cạnh Đồ Sơn để chữa bệnh, Thế Lữ bắt đầu tập trung vào viết văn và làm thơ. Một trong những bài thơ đầu tiên của ông là Lời than thở của nàng Mỹ thuật và Lựa tiếng đàn để gửi cho các bạn trường Mỹ thuật ở Hà Nội. Ông còn viết cả truyện lãng mạn, ví dụ như Suối lệ, đã được đăng trên một vài tờ báo cũng như sách của Tân Dân.
Sau khi tờ Phong hóa (bộ mới) ra mắt (tháng 9 năm 1932), Thế Lữ đã chào đón và gửi bài. Bài thơ đầu tiên của Thế Lữ trên Phong hóa là Con người vơ vẩn đăng vào số Tết năm 1933. Sau đó, khi đến tòa soạn Phong hóa lần đầu tiên, ông đã đọc những bài thơ mình sáng tác, và được Khái Hưng ca ngợi là "Lamartine của Việt Nam". Bên cạnh đó, Nguyễn Tường Tam còn đặc biệt chú ý đến những truyện Một đêm trăng, Vàng và máu, cũng như tác giả của hai truyện này, cho rằng đó là một "cây bút mới mẻ", "có triển vọng", "sẽ kết nạp cho được và chắc chắn không khó khăn". Không lâu sau, Thế Lữ được mời vào làm việc tại Phong hóa. Trước đó Nhất Linh cũng có bài viết trân trọng, đề cao Thế Lữ và thơ văn của ông.
Tự Lực văn đoàn do ông Nhất Linh khởi xướng vào năm 1932, nhưng mãi đến thứ Sáu ngày 2 tháng 3 năm 1934 mới chính thức trình diện (theo tuần báo Phong Hóa số 87) với 6 thành viên ban đầu: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam, Tú Mỡ và Thế Lữ, cũng là các thành viên nòng cốt của tờ Phong hóa (mới). Thế Lữ tán đồng với quan niệm của Tự Lực văn đoàn và Phong hóa: lên án tư tưởng Nho giáo phong kiến, đả kích thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội bằng sự châm biếm hài hước, đồng thời đổi mới quan niệm sáng tác, giải phóng cá nhân, và đấu tranh xây dựng nền văn chương và ngôn ngữ Việt. Cũng từ đó, gần 10 năm, hoạt động văn học và báo chí của Thế Lữ gắn bó chặt chẽ với Tự Lực văn đoàn, và cũng hầu như thu gọn trong khoảng thời gian này.
Về báo chí, ông tham gia viết báo, biên tập cho tờ Phong hóa rồi tờ Ngày nay. Với các bút danh Thế Lữ, Lê Ta, ông viết bài cho các chuyên mục "Cuộc điểm báo", "Cuộc điểm sách", "Từ cao đến thấp"..., (Phong hóa) rồi "Điểm báo", "Tin thơ", "Tin văn... vắn"... (Ngày nay). Ngoài các mục cố định, Thế Lữ còn có nhiều bài bình luận, phân tích về các vấn đề văn chương, nghệ thuật, các bài phê bình sách. Ông là giám khảo cho tất cả 3 cuộc thi của Tự Lực văn đoàn (1935, 1937, 1939), góp tiếng nói giúp khẳng định những tác phẩm được trao giải. Mục Tin thơ do ông phụ trách toàn bộ cũng phát hiện và khích lệ một số khả năng Thơ mới; đồng thời Thế Lữ, cùng với Lưu Trọng Lư, Huy Thông và các nhà thơ, tác giả khác, cũng góp công lớn trong việc đem lại thành công cho phong trào Thơ mới, chống lại thơ cũ, bảo vệ và đề cao thơ mới bằng các bài báo, đăng các sáng tác trong đó có sáng tác của chính mình. Bài thơ Nhớ rừng gây tác động mạnh mẽ lên công chúng, cùng các bài thơ nổi tiếng khác sau đó như Cây đàn muôn điệu, Tiếng sáo thiên thai..., được đăng trên Phong hóa, sau này được tập hợp lại trong tập thơ đầu tay Mấy vần thơ (1935), đã góp phần đem lại thắng lợi hoàn toàn cho phong trào Thơ mới, cũng như đưa ông trở thành một nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới thuở ban đầu. Ngoài ra, ông còn có nhiều tác phẩm văn xuôi, ở các thể loại trinh thám, kinh dị và lãng mạn, cũng gây được sự chú ý của công chúng.
Thế Lữ là một trong các tác giả Tự Lực có nhiều tác phẩm nhất được Nhà xuất bản Đời nay phát hành. Từ 1934 đến 1943, ông cho ra mắt 12 cuốn sách, trung bình mỗi năm một cuốn, có những năm hai (1937, 1942), ba cuốn (1941). Đáng chú ý nhất là tập truyện đầu tay Vàng và máu (1934, được Khái Hưng viết lời giới thiệu), tập thơ thứ nhất Mấy vần thơ (1935), sau được sửa chữa và bổ sung nhiều bài mới trong Mấy vần thơ, tập mới (1941).
Kể từ 1937, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết cho sân khấu kịch nói, dù vẫn làm việc tại báo Ngày nay cho tới khi tờ này đóng cửa (sau 1940). Sau 1945, hoạt động và tư tưởng của Thế Lữ tách rời hẳn với hoạt động của Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Thế Lữ sau này đã phủ định mạnh mẽ hầu như toàn bộ đóng góp của Tự Lực văn đoàn vào nền văn hóa dân tộc, và Phạm Đình Ân đã coi đó là suy nghĩ cực đoạn, phiến diện, nhất thời trong bối cạnh xã hội - chính trị lúc bấy giờ. Dù vậy, những năm tháng cuối đời, Thế Lữ khi hồi tưởng về thời kỳ này đã nói: "Không có báo Phong hóa, Ngày nay, không có bạn bè Tự Lực, không có bạn thơ văn ngày ấy ăn ở với nhau như bát nước đầy, sẵn lòng yêu tài, mến đức của nhau... thì không có Thế Lữ".
***
Thế Lữ qua đời do tuổi già vào ngày 3 tháng 6 năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 82 tuổi.
Gia đình
Thế Lữ lập gia đình khi mới 17 tuổi với người vợ đầu tên Nguyễn Thị Khương, hơn ông hai tuổi. Hai vợ chồng đã có bốn người con, ba trai một gái, đặt tên lần lượt là: Nghi, Tâm, Tùng, Học. Năm 1954, vợ và ba người con sau đã di cư vào miền Nam và sau này mãi đến năm 1977 gia đình Thế Lữ mới đoàn tụ. Người con cả tên Nguyễn Đình Nghi (1928-2001), từng tham gia kháng chiến cùng cha, được cha trực tiếp truyền nghề sân khấu. Nguyễn Đình Nghi ở lại miền Bắc, về sau trở thành một đạo diễn sân khấu nổi tiếng và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988. Con dâu cả của Thế Lữ, vợ của Nguyễn Đình Nghi - nghệ sĩ ưu tú Mỹ Dung cũng là một diễn viên kịch nói của Nhà hát Kịch Việt Nam.
Người vợ thứ hai của Thế Lữ, Song Kim (1913-2008), tên thật Phạm Thị Nghĩa, kết hôn với ông vào cuối năm 1938. Bà say mê sân khấu từ bé, tình cờ làm quen với Thế Lữ và được ông mời đóng vai đầu tiên trong vở Gái không chồng (Đoàn phú Tứ). Trở thành người bạn đời của Thế Lữ, bà đã gắn bó với ông trong nhiều thập niên sau đó. Sự nghiệp của Song Kim cũng gắn với hoạt động sân khấu của Thế Lữ, được Thế Lữ dìu dắt, bà đã đóng nhiều vai trong các vở kịch do Thế Lữ đạo diễn. Song Kim là một trong những diễn viên tiêu biểu của sân khấu kịch nói Việt Nam thời kỳ đầu, và cùng với Thế Lữ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ngay trong đợt đầu tiên.
Thế Lữ đã được đặt tên cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh
Đường Thế Lữ , xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Đường Thế Lữ, phường Mân Thái và An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Đường Thế Lữ, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Đường Thế Lữ, phường Thuận Lộc, Huế, Thừa Thiên - Huế
tác phẩm
thơ
Mấy vần thơ
(1935)
Mục lục
Tình Hoài
Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu?
Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi
Thương thay cho em căm thay anh
Tình hoài càng ngày càng tày đình.
Bài thơ này đặc biệt ở chỗ từng cặp câu đều chỉ toàn thanh bằng hoặc thanh trắc.
Tan Vỡ
Thôi nhé đường đời đã biết nhau,
Thôi nhé đường đời đã biết nhau,
Thà rằng quên trước khỏi quên sau.
Đa mang chi nữa tình mây nước,
Để mặc sương sa bạc mái đầu.
Rồi ánh trăng kia với gió thâu,
Với sương hồ lạnh, với ngàn lau,
Với bao cảnh đẹp vui khi trước
Ủ rũ vì em nặng khối sầu.
Đa mang chi nữa tình mây nước,
Để mặc sương sa bạc mái đầu.
Rồi ánh trăng kia với gió thâu,
Với sương hồ lạnh, với ngàn lau,
Với bao cảnh đẹp vui khi trước
Ủ rũ vì em nặng khối sầu.
Dương Quý Phi
(1942), gồm hai vở:
Trầm hương đình
Mã Ngôi Pha
(1942), gồm hai vở:
Trầm hương đình
Mã Ngôi Pha
Người mù
(1946)
(1946)
Cụ đạo sư ông
(1946)
(1946)
Đoàn biệt động
(1947)
(1947)
Đề Thám
(1948)
(1948)
Đợi chờ
(1949)
(1949)
truyện
Vàng và máu
(1934)
Bên đường thiên lôi
(1936)
Lê Phong phóng viên
(1937)
Mai Hương và Lê Phong
(1937)
Đòn hẹn
(1937)
Gói thuốc lá
(1940)
(1941)
(1941)
Thoa
(truyện ngắn, 1942)
Truyện tình của anh Mai
(truyện vừa, 1953)
Tay đại bợm
(truyện ngắn, 1953)
Xuân và Tuổi Trẻ
(1946)
Nhạc: La Hối
(1946)
Nhạc: La Hối
Lời: Thế Lữ
Xuân và tuỗi trẻ
Nhạc: La Hối
Lời: Thế Lữ
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng.
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn luôn luôn cười với hoa .
Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi
Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi
Vui sướng đi cho đời tươi sáng,
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi,
Ta hát ca đón mừng xuân mới,
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái
Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hoà lòng thêm hăng hái
Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca,
Xuân tưng bừng ...
Tiếng Sáo Thiên Thai
Nhạc Phạm Duy
Thơ Thế Lữ
Xuân tươi!
Êm êm ánh xuân nồng,
Nâng niu sáo bên rừng,
Dăm ba chú Kim đồng . . .
(Hò xàng xê) Tiếng sáo,
Nhẹ nhàng lướt cỏ nắng,
Nhạc lòng đưa hiu hắt,
Và buồn xa buồn vắng,
Mênh mông là buồn!
Tiên nga, buông lơi tóc bên nguồn,
Hiu hiu lũ cây tùng,
Ru ru tiếng trên cồn . . .
(Hò ơi làn) Mây ơi!
Ngập ngừng sau đèo vắng,
Nhìn mình cây nhuộm nắng,
Và chiều như chìm lắng,
Bóng chiều không đi..
Trời cao xanh ngắt! Ô ... kìa!
Hai con hạc trắng (ư) bay về (ề) nơi nao
Trời cao xanh ngắt! Ô ... kìa! Ô ... kìa!
Hai con hạc trắng bay về, về Bồng Lai!
(Ðôi) Chim ơi,
Lên khơi sáo theo vời
Hay theo đến bên người,
Tiên nga tắm sau đồi . . .
(Tình tang ôi) Tiếng sáo,
Khi cao, cao mờ vút,
Cùng làn mây lờ lững,
Rồi về bên bờ suối,
Cây xanh mờ mờ . . .
Êm êm, ôi tiếng sáo tơ tình,
Xinh như bóng xiêm đình,
Trên không uốn thân hình . . .
(Ðường lên, lên) Thiên Thai!
Lọt vài cung nhạc gió,
Thoảng về mơ mộng quá,
Nàng Ngọc Chân tưởng nhớ,
Tiếng lòng bay xa
Thế Lữ cũng là dịch giả nhiều vở kịch của Shakespeare, Goethe, Schiller,...
?
danh sách tác phẫm của Thế Lữ
thơ
Ác mộng · Ý thơ · Đời thái bình · Đàn nguyệt · Đêm mưa gió · Bâng khuâng · Bên sông đưa khách · Bóng mây chiều · Bông hoa rừng · Cây đàn muôn điệu · Chiều · Chiều bâng khuâng · Con người vơ vẩn · Giục hồn thơ · Giây phút chạnh lòng · Hồ xuân và thiếu nữ · Hái hoa · Hoa thuỷ tiên · Khúc ca hoài xuân · Khúc hát bên sông · Lời mỉa mai · Lời than thở của nàng Mỹ Thuật · Lời tuyệt vọng · Lựa tiếng đàn · Ma túy · Mấy vần ngây thơ · Mộng anh · Mưa hoa ·Nàng thơ lạnh · Ngày xưa còn nhỏ · Người phóng đãng · Nhan sắc · Nhớ rừng · Sáng · Tan vỡ · Tình hoài · Thay lời tựa · Thức giấc · Tiếng gọi bên sông · Tiếng sáo thiên thai · Tiếng trúc tuyệt vời · Tôi muốn đi · Tối · Trả lời · Trưa ·Trước cảnh cao rộng · Trụy lạc · Tự trào · Vẻ đẹp thoáng qua · Ý thơ · Yêu
kịch
Cụ đạo sư ông
Dương Quý Phi
Đề Thám
Đoàn biệt động
Đợi chờ
Người mù
Tin chiến thắng Nghĩa Lộ
Tiếng sấm Tây Nguyên
Tục lụy
Dương Quý Phi
Đề Thám
Đoàn biệt động
Đợi chờ
Người mù
Tin chiến thắng Nghĩa Lộ
Tiếng sấm Tây Nguyên
Tục lụy
truyện
Bên đường thiên lôi
Cái đầu lâu
Câu chuyện trên tàu thủy
Chim đèo
Con châu chấu tre
Đêm trăng
Đòn hẹn
Gió trăng ngàn
Gói thuốc lá
Hai lần chết
Lê Phong phóng viên
Ma xuống thang gác
Mai Hương và Lê Phong
Mau trí khôn
Một chuyện ngoại tình
Một người hiếm có
Một người say rượu
Ông phán nghiện
Tay đại bợm
Thoa
Trại Bồ Tùng Linh
Truyện tình của anh Mai
Vàng và máu
Vì tình
Cái đầu lâu
Câu chuyện trên tàu thủy
Chim đèo
Con châu chấu tre
Đêm trăng
Đòn hẹn
Gió trăng ngàn
Gói thuốc lá
Hai lần chết
Lê Phong phóng viên
Ma xuống thang gác
Mai Hương và Lê Phong
Mau trí khôn
Một chuyện ngoại tình
Một người hiếm có
Một người say rượu
Ông phán nghiện
Tay đại bợm
Thoa
Trại Bồ Tùng Linh
Truyện tình của anh Mai
Vàng và máu
Vì tình
bài hát
(nguồn: tổng hợp từ Internet)
©
(....)
-------------------------------
trích từ blog phan nguyên
---------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ