Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

về văn nhân, thi sĩ đỗ kh. [ i.e. đỗ khiêm 1955- ] -- blog phan nguyên

Thursday, 13 March 2014


Đỗ Kh


















Đỗ Kh
tên thật: Đỗ Khiêm
(1955 - ........) Hải Phòng
nhà văn, nhà thơ, nhà báo






















Vân tay của Đỗ Kh gởi cho PN từ Mỹ













Đỗ Ca Hát: trước 75
Đỗ Khờ: sau 75
Đỗ Khiêm: tên thật cha mẹ đặt 
Nguyên quán: Nam Định
Sinh quán: Hải Phòng
Vào Sài Gòn: 55
Đi Paris: 69
Đến Củ Chi: 74
Rời Phú Quốc: 75
Thăm Hà Nội: 90

Sống nhiều năm ở Pháp
 Lấy vợ đẻ con tại Hoa kỳ

và ...

Hình như vẫn nhớ Linda Mặt Ngang? (*)
























Tác phẩm mới






Liệu văn học Việt có thể 'vươn ra thế giới'?



Dịch giả Đoàn Cầm Thi (đầu tiên, từ trái) và các tác giả văn học tại cuộc gặp gỡ, giao lưu văn học Việt Nam tại Pháp ở Limoges mùa thu này. 
 
 

Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015 tại Pháp diễn ra chuỗi sự kiện liên quan tới giới thiệu, dịch thuật, phê bình và gặp gỡ nhà văn, dịch giả văn học Việt Nam ở các thành phố Paris, Bordeaux và Limoges.
Nhân dịp này, BBC có cuộc trao đổi với PGS. TS. Đoàn Cầm Thi, nhà nghiên cứu từ Học viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (Inalco) của Pháp. Câu hỏi đầu tiên dành cho nhà phê bình và dịch giả là vì sao lại có chuỗi sự kiện này?

Đoàn Cầm Thi: Nhân dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt-Mỹ, truyền thông Pháp đã tổ chức nhiều sự kiện gợi lại cuộc chiến đã từng rung chuyển thế giới.
Đương nhiên, phần lớn đó là cái nhìn của những người làm sử với mục đích tìm hiểu quá khứ. Riêng về văn học, chúng tôi đề nghị một tinh thần hướng về tương lai, qua con mắt của các tác giả Việt đương đại.
Bốn mươi năm sau chiến tranh, ‘liệu văn học Việt Nam có thể vượt qua lãnh thổ hình chữ S để vươn ra thế giới hay không?’ đó là câu hỏi của chúng tôi. Vì vậy, một trong những hoạt động đáng chú ý là bàn tròn : “Các nhà văn Việt thế kỷ 21” tại Festival Các cộng đồng Pháp ngữ, tại thành phố Limoges.
Tiện thể, cũng xin nói thêm là nhờ có sự phối hợp giữa Hội Liên-Việt và tòa thị chính thành phố Bordeaux, mà các nhà văn Việt được mời đã có một buổi đối thoại với công chúng vô cùng lý thú là các giáo viên và học sinh trung học tại Bordeaux.



Vô cùng khiêm tốn

BBC: Thưa bà, văn học Việt Nam, nhất là văn học đương đại, được nhìn nhận như thế nào ở Pháp? Đâu là điểm hấp dẫn và đáng quan tâm nhất của văn học Việt Nam hiện nay?

Đoàn Cầm Thi:Văn học Việt được dịch khá nhiều tại Pháp, từ "Truyền kỳ mạn lục","Chinh Phụ Ngâm", "Truyện Kiều" đến "Thầy Lazaro Phiền", "Tố Tâm", "Số Đỏ", "Chí Phèo", "Dế mèn phiêu lưu ký"...
Theo thống kê của Unesco, Pháp là nước dịch nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt nhất, hơn cả Mỹ, Nga, Đức. Trong giai đoạn 1980-2009, có khoảng 130 cuốn sách văn học Việt Nam được dịch sang Pháp văn, trong khi con số này trong Anh văn là 83, Nga văn là 42, Đức văn là 27. Điều đó chứng tỏ tinh thần cởi mở và hòa đồng của dân tộc Pháp.
Hiện nay, có 3 tủ sách văn học Việt Nam. Đó là L’Aube, Philippe Picquier và Riveneuve. Trên thực tế, hai tủ sách của NXB L’Aube và NXB Philippe Picquier, được thành lập những năm 1992-1994, đã từng in nhiều tác phẩm Việt Nam thời Đổi Mới, hiện nay hầu như không hoạt động nữa. Riêng tủ sách « Văn học Việt Nam đương đại » của NXB Riveneuve còn rất trẻ và đang tỏ ta sung sức. Thành lập cuối 2012, Tủ Sách đã in được 13 đầu sách, với ý thức giới thiệu các gương mặt của văn học Việt Nam hôm nay với những đề tài và thử nghiệm mới.






Tác giả Đỗ Kh., nhà văn Phan Hồn Nhiên, dịch giả Đoàn Cầm Thi và tác giả Phong Điệp tại một tọa đàm (từ trái sang). 
 
 
Như vậy, có thể nói văn học Việt bắt đầu được quan tâm ở Pháp. Tuy nhiên, tất cả chỉ là tương đối, vì giữa 3.000 tiểu thuyết được in hàng năm tại đây, thì những cuốn sách Việt chỉ tạo được một sự có mặt vô cùng khiêm tốn. Và đương nhiên, ngoài những dịp kỷ niệm như Năm Pháp-Việt (2014) hay như năm nay, 40 năm kết thúc chiến tranh, văn học Việt khó có thể gây được sự chú ý của dân chúng Pháp.

BBC:Lần này, theo chúng tôi được biết có ba tác giả văn học Việt Nam từ trong nước và hải ngoại được mời tham gia chuỗi sự kiện, họ đại diện thế nào cho văn học Việt Nam hiện nay?

Đoàn Cầm Thi: Đó là Phong Điệp đến từ Hà Nội, Phan Hồn Nhiên từ Sài Gòn và Đỗ Khiêm từ Little Sài Gòn. Họ không được mời với tư cách là “đại diện” cho văn học Việt Nam, mà vì tác phẩm của họ bắt đầu được biết tới tại Pháp : Phong Điệp với “Delete” và “Blogger”, Phan Hồn Nhiên với “Ngựa thép”, còn Đỗ Khiêm với ba tiểu thuyết viết trực tiếp bằng tiếng Pháp - “Khmer Bolero”, “Saigon Samedi” và “La praxis du Docteur Yov”.

Không gì mới mẻ



BBC: Có một quan điểm trên thế giới cho rằng văn học, nghệ thuật là ‘phản kháng’, ở Việt Nam hiện tại có ai là đại diện rõ nhất cho khuynh hướng quan điểm văn học này, kể cả văn học mạng, và nếu có, thì liệu tác phẩm của họ có nên được giới thiệu ra thế giới không?

Đoàn Cầm Thi: Theo tôi, nên phân biệt “phản kháng” trong chính trị và “phản kháng” trong văn học.
Có những người trong chính trị thì “phản kháng”, còn trong văn học thì lại không có tìm kiếm gì mới mẻ.
Hiếm hoi, sau Trần Dần, văn học Việt Nam gần đây có một tiếng nói quyết liệt, đó là nhóm Mở Miệng mà chính tôi đã từng dịch và giới thiệu tại Pháp.

BBC: Giới thiệu văn học VN ra nước ngoài, về số lượng, chất lượng, việc dịch thuật, phê bình, giới thiệu, đặc biệt là văn học đương đại và hiện nay, đã đáp ứng tới đâu nhu cầu, kỳ vọng của các giới quan tâm? Tác phẩm dịch thuật, giới thiệu đã tiêu biểu chưa, cần bổ sung gì không như về trào lưu, khuôn mặt?

Đoàn Cầm Thi: Đương nhiên, với việc xuất bản vẫn còn "nhỏ giọt" như thế thì văn học Việt vẫn chưa thể nào được giới thiệu một cách thỏa đáng ở nước ngoài.
Và như vậy, vô hình chung văn hóa Việt vẫn là một hình hài mờ mịt dưới con mắt của cộng đồng thế giới.
Để chuyển ngữ, phải có dịch giả.





 
Giao lưu về văn học Việt Nam tại Pháp được tổ chức ở ba thành phố Paris, Bordeaux và Limoges mùa thu này.
 
 
Nhưng thực tế cho thấy hiện nay, những người có khả năng diễn đạt văn chương Việt trong các ngôn ngữ khác hiếm như nước trên sa mạc.

Danh thiếp văn hóa

BBC:Cuối cùng, với tư cách dịch giả và người sáng lập tủ sách “Văn học Việt Nam đương đại” tại Pháp, dịch thuật giữ vai trò gì trong giao lưu văn học Việt – Pháp hiện nay, theo bà?

Đoàn Cầm Thi: Như tôi đã nói ở trên, dịch thuật – đặc biệt việc dịch sang hai ngôn ngữ chính là Anh văn và Pháp văn – giữ một vài trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa văn chương của một quốc gia hòa nhập vào "Nền cộng hòa văn chương thế giới" (la république mondiale des lettres), theo cách nói của Pascale Casanova, một chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực này.
Pascale Casanova ví dịch giả như một "nhân viên chứng khoán" có khả năng biến văn chương, một thứ hàng hóa văn hóa, sang một thứ hàng hóa đặc biệt. Cụ thể, khi được dịch sang một ngôn ngữ "mạnh" (Pháp văn và Anh văn), tác phẩm văn học nghiễm nhiên được tham gia vào "thị trường chứng khoán thế giới", được định giá, định lượng, từ đó có cơ hội được dịch ra các ngôn ngữ khác và dần dần chiếm lĩnh thị trường quốc tế.



Theo các chuyên gia, ngay cả các tiếng như Trung Quốc, Ả rập, Hindi, Nhật, cũng không được coi là ngôn ngữ “thống trị” trong lĩnh vực văn chương, dù rằng rất nhiều tác phẩm có giá trị được viết trong các ngôn ngữ này, chưa kể một đội ngũ hàng trăm triệu các nhà văn và độc giả trong các nước sử dụng chúng. Đây là lý do giải thích vị trí thứ yếu đó: quá ít các tác phẩm Trung Quốc, Ả rập, Hindi, Nhật,... được biết đến bên ngoài lãnh thổ của họ.Nếu như bất cứ ở đâu trên thế giới, ta cũng tìm được những độc giả yêu “Hamlet” và “Những người khốn khổ”, thì khó có thể kể tên một tác phẩm văn học Trung Quốc, Nhật, Ả rập, Hindi, có được ánh hào quang đó.
Cũng theo nhiều chuyên gia Hoa Kỳ, tiếng Pháp gần như là ngọai ngữ duy nhất của những người làm xuất bản tại Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác.
Điều đó có nghĩa là, được dịch sang Pháp văn có thể coi là một thứ “danh thiếp” vô cùng thuận lợi cho một tác phẩm văn học nước ngoài nếu nó muốn xâm nhập thị trường quốc tế.
Thực tế chứng minh rằng nhiều nhà văn lớn như Cao Hành Kiện, Ismail Kadaré hay Milan Kundera được thế giới biết đến nhờ các bản dịch tiếng Pháp của họ. Các tác giả Việt như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương cũng thường được dịch sang tiếng Anh, Ý, Tây Ban Nha từ bản dịch Pháp văn...

Tiến sỹ Đoàn Cầm Thi là Phó Giáo sư, Trưởng ban Việt học tại Khoa Đông Nam Á và Thái bình dương, Học viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (Inalco), và là sáng lập viên Tủ sách 'Văn học Việt Nam đương đại' tại Nhà xuất bản Riveneuves ở Paris, Pháp.























Ngày 30 tháng 4 của tôi






Tôi nheo mắt lại, ngả người vào trưa rất nắng. Biển sẫm lăn tăn một chút sóng, trời xanh không gợn một chút mây. Chiếc Skyhawk A4 trắng nghiêng mình xuống sát tàu, thấy rõ mặt người phi công Mỹ, tưởng như là đọc được hàng chữ kẻ tên ở trên nón bay. Anh rà qua một vòng, miệng lẩm bẩm như là đang đếm, tôi nghe Khang, đứa em tôi từ phía sau lưng nói với người con gái đứng bên. 

"Pilot Việt Nam bay đi được hết, hình như chỉ kẹt lại có mỗi một người!" 

Tôi đoán là Nhung cười, không nghe thấy tiếng. Chiếc phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ bay mất. Chung quanh đây hẳn là lúc nhúc hạm đội 7 và chập chờn tàu chiến tàu hàng lớn nhỏ của miền Nam một lần chót ra khơi. Nhưng vào lúc 4 hay 5 giờ chiều này của của ngày 30.04.75 biển thì vẫn mênh mông như thường lệ. Bốn hướng chung quanh chiếc dương vận hạm Bun hak (LST 815) của Đại Hàn tôi đang nằm duỗi, trong tầm mắt với không thấy một bóng tàu.]

*



Trong cái chói chang thường lệ, thành phố có dấu hiệu đầu khụt khịt. Bên hông Toà Đại sứ Mỹ và mãi không thấy hết, kéo dài trên cả vài trăm thước, người ta ngoan ngoãn và trật tự xếp hàng. Đó là thân nhân và gia quyến thật, giả của công dân Hoa Kỳ mặt không buồn giấu lo âu như sắp sửa vào phòng ứng thí, táy máy tập hồ sơ với lại giấy chứng minh lần đi lần lại ở trên tay. Họ vào diện ưu tiên, sắp sửa ra đi hợp pháp, so với những người mới đây ở Đà Nẵng, Huế giẫm lên nhau mà chạy quả có đặc quyền. 

Tôi nói Hoàng chở tôi vòng xe lại, rà chầm chậm bên cạnh hàng người này, rõ ràng là có cả tiểu thư, mệnh phụ đang nỗ lực lẫn vào với thiếu nữ bán bar. 

"Đù mẹ, Việt cộng đến đầu đường kia rồi mà còn xếp hàng!" 

Cứ 30, 50 thước tôi nhắc lại "Mau lên!Chạy đi thôi!" nhưng không ai tin tôi nói, trả lại những cái nhìn không hiểu đẫn đờ. Chẳng ai bực và cũng chẳng ai cười mà tin tôi thì không ai buồn tin nổi. Trước cửa rạp Rex, bảng mới vừa niêm yết 10 bài top hit mới nhất chớp nháy ở Hồng Kông. Trong 3 bài đầu, có The Night Chicago Dies của Paper Lace và Sài Gòn thì chưa chết, chưa hấp hối chưa ngắc ngoải, chỉ mới có vợ con của những người quyền thế ngượng nghịu ôm tay một người Mỹ lạ đứng bồn chồn ngoài nắng trước toà Đại sứ Hoa Kỳ. Mùa mưa cho đến hôm nay vẫn chưa chịu tới.

*



Hai anh phi công nhảy xuống khỏi xe hổn hển nói với bà mợ tôi "Chúng cháu mới ở Đà Nẵng vào!" Đây là họ hàng phía bên bà, tôi không biết, cũng đồ bay cẩn thận lắm túi và nhiều dây kéo, cái phù hiệu thêu to bằng bàn tay "A37 Dragronfly" tiếng Mỹ. "Tức thời đây!" Hai anh này cất cánh thì thấy hết xăng, phải đáp vòng trở lại thì phi truờng đã bị tràn ngập. Một anh chạy đi tìm ra một xe xăng, vừa đổ vào vừa bắn nhau với địch đã lố nhố đường băng. Nếu hai anh này có anh chân không, có anh quần đùi thì dễ tin hơn, đây là lần đầu tiên tôi nghe nói phi công lên tàu mà không kiểm đồng hồ xăng. Nhưng các anh mặt vẫn còn nhợt nhạt và đây cũng là lần đầu tiên… Đà Nẵng mất. Tôi thấy vui vui, hai chàng lập cập, đánh nhau với địch thay vì bằng bom 500 cân Anh, hoả tiễn 2.75" và đại bác liên thanh 20 ly 30 ly gì đó, thì phải đánh bằng súng ngắn, loại dành để gia ân lần cuối vào sau gáy cho tử tội bị hành quyết. Cho mà biết, tôi ăn sáng tiếp.


*



Người đàn ông mặc đồ bộ dân sự lòng thòng leo lên giường tôi khi tôi chưa kịp dậy. Tôi không hiểu sao ông lại vào tận đây thay vì ngồi trong phòng khách, cho dù ông có mới đi thẳng đến từ miền Trung bằng đường bộ, đường thủy. Ông thọc tay vô phía trước quần ông lục lọi, lôi ra khẩu súng sáu đặt xuống cạnh bên rồi bật khóc, mỗi lần há miệng lớn ra thì lại nghẹn ngào. Tôi ngạc nhiên là ông làm sao giấu được 1 khẩu súng to như vậy, riêng cái nòng đã dài đến 6 phân Anh. Nhưng hỏi thì ông chỉ lắc đầu rớt rãi không nói lên lời.Tôi đã thấy một người đứng tuổi như ông khóc không kém phần thê thảm, nhưng đó là trường hợp người ta có con vừa tử trận và không có súng lận giữa hai đùi.


*



Hùng mỗi ngày hỏi tôi mấy bận "Chừng nào mình tái chiếm lại Nha Trang?" mà tôi đâu phải là ban 3 Bộ Tổng tham mưu. Mỗi sáng Hùng lên Tân Sơn Nhất trình diện, mặc xi-vin ra đường ôm theo cái túi đựng quân phục, vào đến căn cứ an toàn rồi mới chịu thay vào. Những ngày chót ở Nha Trang, lính Không quân ưa bị lính các đơn vị khác gây. Tôi đeo ba lô chạy bộ còn anh không những chạy lén trước mà còn gầm thét ồn ào mấy trăm cây số giờ ở phía trên đầu. Tôi nói "Ở Sài Gòn, máy bay lên chưa có ai bắn với theo đâu." Hùng nói, thì cũng phải "Tụi nó ác thật, đi không chở người, tôi thấy nguyên một tàu tụi nó chở toàn đầu máy Honda." Cái đêm Hùng vào trại ngủ, đã định ôm theo đứa con trai nhỏ nhưng sợ cô vợ mè nheo bèn vào có một mình. Sáng ra, đơn vị chạy, Hùng lên tàu theo, nhặt được một khẩu P38 si kền nhưng bỏ lại cả vợ lẫn con. Được mấy bữa, đài vẫn nói Nha Trang Việt cộng chưa vào đến, đang còn bỏ ngỏ, Hùng ngẩn ngơ đòi tình nguyện, trong đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu để trở về.


*



Từ nhà ở phía sau, buổi trưa nào cũng vẳng tiếng dương cầm lác đác của bài Hạ Trắng. Chắc hẳn đó là một thiếu nữ, chơi đàn như hài nhi tập trở mình, còn cô bụ bẫm ra sao thì tôi không được thấy. Biệt thự của cô dựa lưng vào phòng tôi, cách một bức tường cao và một khoảng lớn vườn. 

Tôi ở chung phòng với người em của ông dượng, dân Võ bị [1] và từng là Thiếu tá trẻ nhất của quân lực. Anh này hơn tôi mươi tuổi, thì vẫn Thiếu tá, sau cái lần bị lột lon vì đánh cố vấn Mỹ, nhưng không còn "trẻ nhất" nữa tuy cũng chỉ đâu đó 30. Anh ít nói, mới có con đầu lòng sơ sinh nhưng lại rắc rối gì với cô vợ nên đến đây ở một mình. Trưa, căn phòng nóng không có điều hoà, anh nằm ở giường bên nhìn trần mà thở dài không ra tiếng trong khi cô bé hàng xóm đều đặn lên đàn mà gọi nắng ngập ngừng. Anh đang đáo hạn phép và tìm đường giải ngũ, chán chường ra hẳn khỏi quân đội, dĩ nhiên là Thiếu tá như anh không ở trong cái hoàn cảnh binh nhì của tôi, chán ngũ thì chỉ việc giản tiện đào. Vợ bỏ hay là bỏ vợ, của tùy thân ngoài cái xe máy ra, anh chỉ có một cặp ống nhòm rất tốt, hưởng từ thời làm tiền sát pháo binh. Cặp ống nhòm này có la bàn và độ ngang độ dọc để định phương hướng và khoảng cách quan sát, anh có chỉ cho tôi cách sử dụng nhưng tôi cũng không buồn leo lên mái mà nhìn ra đằng sau, cô gái văng vẳng đâu có cởi truồng mở toang cửa ra mà ngồi đánh đàn. Mấy hôm một bận, anh lên Lai Khê trình diện Bộ tư lệnh (Sư đoàn 5), trở về tôi có hỏi cũng chỉ nói ngắn gọn là chẳng có chuyện gì mới lạ. Cái ngày tướng Hiếu "tử nạn trong khi đang chùi súng", tôi mới thấy anh đổi cái sắc chán đời đôi chút, ông Hiếu từng là thày của anh ở 1 đơn vị trước, anh buông sẳng, làm gì có chuyện ông tai nạn, hay là người ta "tự sát" [2] ông! 

Những buổi trưa này, tôi đặt cặp ống nhòm trước mặt, ngồi trên giường mà làm thơ lính: 

Đêm một mình ngồi ngong tiếng pháo 
Sặc sụa cơn buồn lên thật cao

trong khi cô gái vườn sau lãng đãng mà đệm nhạc làm nền.

*



Ông dượng trao cho tôi một cái radio và nhiệm vụ phải nghe đài tiếng Anh của quân lực Mỹ 16/24. Khi nào đài phát Bing Crosby hát bài I'm dreaming of a white Christmas, sau đó có dự báo thời tiết, câu "Nhiệt độ Sài Gòn đang 105 Fahrenheit và vẫn còn tiếp tục gia tăng" thì phải gọi cả nhà. 

Tôi bị ông dượng tôi làm khó, đã không đi đâu xa được mà còn lúc nào cũng phải ôm một cái đài. Khó nhất là Bing Crosby tôi không hề biết, chẳng phải là The Jefferson Airplane hay Janis Joplin, Jethro Tull. Nhạc Giáng sinh Mỹ tôi chưa từng nghe qua giai điệu, mỗi lần có giọng đàn ông không phải là Bob Dylan hay Johnny Cash cất tiếng là tôi phải để ý đến ca từ. Sài Gòn vào tháng 4 thì lúc nào nhiệt độ cũng quanh quẩn 100 Fahrenheit, không 104 thì 106 cho nên lại cũng phiền. Ngồi quán nước thì nhạc ầm ĩ, ra xe hủ tíu thì xe cộ lại ồn ào. Vậy là cô sữa dâu đỏng đảnh thì cho là tôi lập dị, ở càfé nhạc mà lại nghe đài, chị bò viên hiền lành thì phục tôi chuyên cần học tập Anh văn. Nhưng trong khi chờ đợi chiến dịch Frequent Wind mở màn để di tản những người có sẵn trên danh sách Mỹ thì vỡ tuyến Phan Rang, tướng Nghi bị bắt sống[3] .

*



Tôi đã nghĩ đến ở lại. Ở lại thì phải trốn gia đình, bố tôi phải đi tìm, mất cơ hội lên trực thăng và em tôi cũng sẽ bị kẹt lây. Tư tưởng "ở" này tôi không hào hứng quá 30 giây. Việt Nam, tôi mệt mỏi đến độ ra đường nhìn gái, tôi phải lên Chợ Lớn để ngắm thiếu nữ người Hoa sóng sánh nhịp nhàng cùng với mì sủi cảo. Tôi đâm ra kỳ thị ngược, đồng ý với các vị đời Đường là thiếu nữ tàu chân nhỏ và không có bắp chuối. Nhưng tôi chưa được hưởng các thú đế vương vẫn nghe nói tới, chẳng hạn như như lắp đít vịt (tàu?) và khi gần "tới", để các cô con cháu Khổng tử nằm sẵn hai bên chặt cổ con vật cho nó dẫy tê tê. Tôi theo hai thằng bạn thuộc dạng 3 sắc lính 7 lần đào vào đây không phải để ăn vịt tìm (không đầu!) mà để tìm việc. 

Nam Vang đã bị hoàn toàn vây hãm, đường tiếp tế duy nhất là bằng đường thuỷ. Ông cai tuyển mộ hề hề, nhưng mà sông rất rộng, cả hàng cây số lận, và thương thuyền đến giờ theo xác xuất đi 7 chiếc chỉ có 1 chiếc bị bắn chìm. Tôi hỏi 1 trên 7 là có tính cả khứ hồi, ông nói là 2 chiều chứ bận đi mất 1 bận về lại mất 1 thì sao mà có lời! Đến chỗ nguy hiểm, tàu tụ lại một đám qua cái ào, đông quá tụi nó bắn không kịp, trúng thằng nào thằng đó chịu, còn chuyện có dừng lại vớt dừng lại cứu hay không thì tuỳ lòng nhân đạo và tùy hoàn cảnh. Tôi thấy thích vì ông này nói chuyện ngay thẳng hơn là các cấp chỉ huy trong quân đội. Tôi hỏi có M60 (đại liên cá nhân) có M72 (hỏa tiễn), đâu tốn kém bao nhiêu, cái tàu và hàng chuyên chở mới là tiền. Ông ngần ngừ, trước giờ hình như đánh thuê hộ tống các đoàn tàu chưa ai đặt vấn đề này, chỉ nhận tiền rồi đi nhậu bí tỉ. Nhưng thấy hợp lí (điều này lại càng rõ doanh gia Chợ Lớn hơn hẳn lãnh đạo Sài Gòn) ông hứa là sẽ cho. Tôi nói trước, tôi đi có một chuyến, đến Nam Vang tôi ở lại còn anh em thì về, ông cũng chịu, tới đó sẽ thanh toán cho tôi 50.000. Tôi về cân nhắc chuyện xuất ngoại này, không phải vì sác xuất 1 phần 14 cơ may bì bõm lội dọc Cửu Long mà là đối với gia đình. 

Tôi mới nói với bố "Con có đường ra nước ngoài", trúng ngay ý. Ông bảo bố đã lo rồi, đợi có chuyến chở người Hoa trốn lính (!) từ Vũng Tàu ra biển gặp tàu lớn chở thẳng đến Hồng Kông. Tôi cụt hứng mạo hiểm, cam chịu đánh đổi một tương lai Suzie Wong váy sường sám xẻ với lại Apsara ngực trần để làm 1 đứa con dễ bảo.

*



Nguyễn Ngọc Linh, Phạm Kim Ngọc là những người đầu tiên ra đi bất hợp pháp. Báo chí loan tin các vị này cùng gia quyến thuê một chiếc Boeing đi Phú Quốc nhưng lại đáp xuống Singapore xin tị nạn [4] . Mấy ngày trước, nhà tôi có phi công trưởng, phi công phụ Air Vietnam ra vào đầy vẻ trầm tư. Tôi nghe loáng thoáng, chuyện ra trường bay cầm vé khứ hồi đi du lịch (?) đâu đây trong nước (!), chẳng hiểu đây có phải là dự tính trùng hợp, song song, cạnh tranh hay hùn vốn với nhóm trên nhưng bất thành, chỉ thấy sau đó bố tôi ngậm tăm không hề bình phẩm về việc này một tiếng.

*



Ông cậu, trước giờ trong họ nổi tiếng là sát gái và sát cộng, công tác với tình báo Mỹ trong chương trình Phượng hoàng [5] , gọi tôi ra một chỗ và trao thêm cho một trọng trách khác. Ông đưa tôi khẩu súng ngắn, bảo "Khi mình đã lên tàu rồi, thì chỉ có đi, không đi là bắn". Lần này là tàu biển, đang đổ dầu ở cảng Sài Gòn. Tôi cũng "ok" (sau mấy ngày liền phải nghe đài Mỹ 16/24) tuy không biết là phải bắn ai, một nhóm khác cùng tổ chức nhưng đổi ý vào giờ chót hay là bắn thủy thủ đoàn nổi loạn, bắn thuyền trưởng đòi thêm tiền hay là bắn lái tàu không chịu quay tàu ra biển. Tôi không rõ thế nào, nhưng nghe thì cũng đã thích, oai hơn là ngờ nghệch giả dạng khách hàng không. Khẩu súng này lại bảnh, của Tây đức, là loại tôi chưa từng thấy, hàng hiếm CIA 9mm chứ không phải hàng thông dụng của cảnh sát Smith &Wesson 38, quân đội Colt 45. Tôi mang về phòng tháo gỡ ra và lau chùi, cây súng lạ như đã nói nên đỏ cả mặt mãi tôi mới ráp lại được, may mà không có ai chứng kiến. Giờ thì tôi đã có đài, lại có súng.

*



Ông cậu đi ngã DAO [6] bằng máy bay và chẳng phải ra lệnh ra hiệu cho tôi bắn ai hết. Bố con tôi sang nhà một người bạn ông ở Đa kao. Bố tôi thì thận trọng, nhà của ông bạn này chính là điểm hẹn của chương trình di tản và có đường dây điện thoại riêng đến thẳng sứ quán, ở ngay đó thì khỏi phải đi đâu và không sợ bị mất liên lạc với… Hoa Kỳ. Tôi được thoải mái hơn đôi chút, và nhà ông này có sẵn cô con gái, nếu không muốn nghe Hạ trắng thì chỉ việc cười duyên mà yêu cầu bản Diễm xưa. Cả miền Nam còn lại lúc đó đợi mùa mưa, năm nay mãi mà chưa thấy đến, chẳng phải để dài tay hay là xanh xao mắt ai hết mà vì Xuân Lộc oai hùng mấy cũng đã phải bỏ và chỉ còn mùa mưa mới chặn được đường tăng.

*



Ông Thiệu đã từ chức, lên TV than thân và trách... Mỹ, nhưng ông vẫn chưa đi. Người bạn trong Đại đội Cận vệ Phủ Tổng thống kể "Sáng nay tonton còn ra sân đánh tennis." Anh liếc trước liếc sau rồi vỗ vỗ vào cái túi thể thao lúc nào cũng mang theo chứa cây XM 16 bá xếp và nòng ngắn "Ổng mà chạy là tụi moa cũng mần, anh hạ giọng, ổng… luôn." Tôi cũng biết chẳng ai ưa anh Tám thẹo nhưng để đến đám cận vệ của ông còn bất mãn như vậy thì hẳn là ông chỉ được lòng có mỗi…Hoa Kỳ.

*



Giới nghiêm được ban hành vào 8 giờ tối. Sài Gòn khoá cửa lại, lính tan hàng không còn vào được. Tôi ăn cơm xong thì súng nổ đì đoẹt cạnh ngay nhà. Tôi leo lên sân thượng xem, có người cháu của gia chủ vội vã vác cây Garand [7] lên nạp đạn. Anh này sinh viên Võ bị, mấy hôm trước về cùng với quân trường từ Đà lạt, còn mang theo cả khẩu súng. Giờ anh ở phía bên trong "tuyến", còn ngoài kia đang bắn vào Quân cảnh, Cảnh sát đang gác chốt là những người đi lạc, không còn đơn vị và chạy hụt hơi về đến cổng nhưng lại bị ngăn. Tôi đứng ở tầng 4, xem màn ciné dưới đường này thích thú, bắn qua bắn lại chẳng biết phải trái phía bên nào. Nếu tôi đang ở bên ngoài kia, thì tôi cũng muốn vào Đa Kao mà… ăn bánh cuốn, ai chắn thì tôi chắc cũng bắn thôi, nhất là lính có bao giờ ai thương Quân cảnh. 
*


Mỗi ngày bố tôi vẫn đến bàn giấy. Tối 25, ông gọi anh em tôi vào phòng riêng, hớn hở đưa cho xem một chi phiếu của Công ty Thành tuy hạ. Chi phiếu này 13 triệu [8] , là lợi nhuận đầu tiên ông nhận được từ khi ông làm chủ tịch của đồn điền cao su này mới mấy tháng nay. Ông mở cặp, cho tôi và Khang mỗi đứa 130.000. Tôi cũng không cần lý do để nhận, định bụng sáng ra lên Lê Lợi mua cái máy chụp hình Nikon F2 mới, chứ tiền nhiều thế này, sức người có hạn, làm sao mà chơi cho hết đĩ[9] . 

*

Tôi chịu khó dậy sớm, đang ăn sáng ở quán trước nhà và mơ màng Photomic chứ không phải mơ màng nhà thổ thì Khang xuống tới. 

"Ông già mới gọi điện thoại về. Mình đi" 

Tôi nhìn cái đài vẫn còn chịu khó mang theo và đặt ở trên bàn. Chẳng lẽ tôi lỡ mất dịp chính tai tôi được nghe bài hát và câu mật hiệu. 

"Không phải đi với Mỹ mà mình đi đường khác. Bố nói bố về đến là đi." 

Tôi quyết định thật nhanh. 

"Mày chở tao lên Thuý" 

Thuý ở ngay trung tâm, bên hông Quốc hội. Văn phòng của bố tôi ở xa hơn một chút, đường Nguyễn Công Trứ. Bố tôi đi xe con, tôi đi xe máy, bây giờ ông có rời bàn giấy, tôi chạy đi chạy về vẫn còn kịp, sáng hôm nay thứ bảy, Thuý phải có nhà. 

Tôi đứng ở dưới đợi. 

"Nhà em có vải đỏ không?" tôi hỏi. 

"Để làm cái gì?" 

Thuý đứng trong sân, thành phố vẫn như mọi ngày thứ bảy, mọi người qua lại, Khang ngồi trên xe cách đó mươi thước nhưng không tắt máy. 

"Để may cờ mới!" 

Câu này tôi trả thù cái ngớ ngẩn của nàng lúc mới quen nhau "Thế anh đi lính có bao giờ thấy Việt cộng không?" Em ở lại mà nhìn tận mắt, còn anh đi. Thuý không hỏi đi đâu, mà tôi làm sao biết? Tôi cũng không nắm tay, xin quà kỷ niệm, trước đây thể-theo- lời-yêu-cầu Thuý đã có tặng tôi một cái quần lót bé xíu của nàng bằng polyester màu xanh. Tôi có nhân đó mà lại làm thơ, lần này là thơ tình, "Màu xanh của Thúy".

*

Sứ quán Đại Hàn đã có vài ba trăm người đợi sẵn, dân sự và đàn bà con nít cả Hàn lẫn Việt. Ba anh mặc đồ bay đen nổi bật Thần-phong-hiên-ngang-chẳng-biết-sợ-gì nấn ná tiễn một gia đình có 4 cô con gái lớn. Bố tôi dẫn anh em tôi vào bàn giấy ông Đại sứ, ông khép cửa lại, chính tay ông lấy ảnh dán vào giấy thông hành của sứ quán, tự tay đóng mộc và ký tên. Tôi thấy ông liều nhỉ, làm giấy không phải giả nhưng mà bất hợp pháp tuy ông chỉ mới biết bố tôi qua loa, sau mới có vài tháng nhậm chức. Ông gia ân này vì sự gửi gấm của ông Đại sứ tiền nhiệm, một vị mà ngay cả cô con gái vào trạc tuổi lúc mười mấy tôi đã có giao du khá thân tình. Hạm đội Đại Hàn đang có mặt ở Tân Cảng, mang muối gạo viện trợ gì sang và di tản Hàn kiều về nước, anh em tôi cầm giấy trên tay là giả thuộc dạng này. Nhưng trước tiên, họ phải chở nhờ dân từ miền Trung tị nạn đến Phú Quốc định cư và bố tôi chỉ mới quyết định "Chưa rõ ra sao, cứ lên tàu trước đã, đến Phú Quốc hãy hay." Tôi thì chưa kịp mua cái Nikon F2, tiền còn nguyên trong túi đeo vai với một cây thuốc lá vơ vội và mấy vỉ Nautamine chống say sóng tôi đã phòng hờ từ hôm dự tính cướp tàu dầu. 

*

Đoàn năm bảy cái xe buýt Mỹ được toà Đại sứ Đại Hàn mượn đang ở trên xa lộ thì có một chiếc Corolla bảng tư nhân hớt hải đuổi đến. Chiếc xe chở tôi ngừng lại, cái Corolla đổ ngay xuống mép ruộng bên đường. Một cặp vợ chồng trẻ đẹp như diễn viên người mẫu lôi 2 cái Samsonite to tướng nhào lên. Cặp anh hùng thuyền quyên Việt này tí nữa thì lỡ chuyến, bỏ lại ngon lành cái xe con 4, 5 triệu, hai cửa còn mở toang và chổng đít ở bên lề. Anh râu quai nón to lớn còn đang hổn hển, cô vợ chân dài mặt vẫn nhợt còn hơn là đánh phấn thì xe lại ngừng. Đây là cổng vào cảng, cửa xe buýt mở, một anh quân cảnh trang phục tề chỉnh leo vào. Bằng ấy người trên xe đứng ngồi, anh nhìn ngay vào tôi mà hỏi giấy. 

Tôi đẫn người ra không có phản ứng. Tưởng là xe sứ quán bảng quân đội Mỹ đã an toàn, nếu không thì cặp kia đã không vất đi cái xe con đời mới để đổi lấy hai chỗ đứng. Con gái ông Đại sứ tiền nhiệm chưa hề dậy tôi một câu Hàn ngữ và tôi còn đang ú ớ chưa ra một chữ tiếng Anh thì ông nhân viên sứ quán đi kèm đã nhanh trí… ngoại giao. Ông lôi từ đâu ra một nắm tiền, giấy 500 Trần Hưng Đạo dúi vào tay anh Quân cảnh. Anh này một tay còn cầm súng, một tay không đủ để cầm tiền, cả tập rơi ra sàn vương vãi, anh lom khom nhặt nhét vào túi trên, túi dưới, túi quần ngang. Cả đời anh có lẽ chưa bao giờ thấy nhiều tiền như vậy, ngệch cả mặt mày. Ông Đại Hàn ác ôn được thể bồi thêm một nắm nữa làm anh Quân cảnh thiếu điểu hốt hoảng vì không còn chỗ chứa. Anh lùi ra ngay khỏi cửa nhưng nghĩ sao không chịu xuống hẳn mà còn đu vào thành, tay kia phất súng ra hiệu với các bạn gác ở bên dưới. 

Đoàn xe vào cảng có tiền mở đường máu qua khỏi trạm 2, trạm 3, đỗ trước bến anh Quân cảnh còn đứng đó nhìn trước nhìn sau bảo vệ cho mọi người xuống. Ở cầu tàu, cặp sẵn chiếc Dương vận hạm, cả một trung đội Thuỷ quân Lục chiến Triều Tiên chắn hàng ngang. Mấy anh này dang chân đứng tấn, súng gác trên hông, mắt nhìn thẳng, dây quai nón sắt ở dưới cầm như là duyệt binh lên truyền hình vào ngày Quốc khánh. Suốt mấy tháng trời không có giấy tờ hợp pháp, tôi đã được qua bao nhiêu là trạm kiểm soát ngày đêm, phải đợi đến lúc ngồi trên xe buýt của sứ quán Đại Hàn mới phải nhìn thẳng vào mặt một chàng Quét chợ [10] . 

*

Miền Nam, với 18 triệu dân số, có 1000 bác sĩ. Trên tàu tôi, không kể thành phần chính đáng Hàn kiều và gia quyến hồi hương, số quá giang lánh nạn sớm hơn người vào khoảng 200. Chẳng hiểu vì lý do nào, trong số này có đến 11 hay 13 bác sĩ, tức là một tỉ lệ cao hơn cả nước từ 500 đến 1000. Bác sĩ đi nhiều như thế, người ở lại chỉ cần cảm cúm cũng chết, chẳng cần đợi Việt cộng đánh đến. Một ông từng làm chỉ huy trưởng Tổng y viện Cộng hoà [11] , một ông đương kim Giám đốc Trung tâm Bài trừ Hoa liễu chắc phải còn bỏ lại con bệnh đang rên la vì phong tình-lậu mủ-giang mai, mào gà-sang độc-hột soài-hạ cam . Có vài luật sư, bên xã hội có bà Chủ tịch Hội Hồng thập tự, phía tôn giáo có một Đại đức cánh của thày Tâm Châu, ôm theo một bà vãi đội tóc giả. Ít ra là có một linh mục công giáo Bắc kỳ hung hãn, ông này có lúc tiến đến tôi túm áo hỏi "Em có phải Nhảy dù? Tôi trước đây là sĩ quan tuyên uý trong binh chủng!" Tôi nghĩ, thôi đi "cha", giờ này còn nhận họ, nếu tôi Nhảy dù chẳng lẽ ông với tôi về chiếm lại… Bùi Chu. Vào lúc 5 giờ, khi đi ngang bến Sài Gòn, tôi thấy trên bờ vẫn có tình nhân đi dạo, xe qua lại bình thường, nhiều người đứng hóng mát nhìn con tàu đi ngang vẫy tay chào. Sài Gòn thứ bảy vẫn ngàn hoa trên đường, một người lính trẻ rời xa quê hương. Người lính chiến ấy là tôi! Lần đi khi nắng lưng đôi, chiều 26.04, chúng tôi là những người ra đi đầu tiên. 

*

Cảnh yên hàn này còn kéo dài được một hai tiếng đồng hồ nữa. Hạm đội Hàn quốc gồm chiếc LST 810 chở tị nạn miền Trung đi trước, tàu tôi LST 815 cũng là soái hạm đi nhì. Chiếc thứ ba, tàu yểm trợ kỹ thuật, còn đang ở Tân cảng thì bị pháo. Đạn trúng tàu sơ sài, không chết anh Đại Hàn nào, tôi chỉ lo là chết anh Quân cảnh Việt trước khi anh kịp sài nắm tiền vừa mới có thì định mệnh quá là tàn nhẫn. Dấu hiệu pháo địch đã về đến vòng đai, đã cách mấy giờ tàu, tôi không được chứng kiến, chỉ thấy trên tàu tôi nhốn nháo, đại đội Thuỷ quân Lục chiến từ trong khoang chui lên vào vị trí tác chiến, thuỷ thủ đoàn lăm lăm quay Bofor và 12 ly7 hướng bờ. 

Đêm như mực thì thầm nhưng hành lang ra Vũng Tàu vô sự, đến 2 ngày hôm sau khi Nguyễn Thành Trung dắt A37 vào ném bom Tân Sơn Nhất thì chúng tôi đã bập bềnh ngoài khơi ngang Côn sơn. Biển lặng lờ nên mọi người ngủ ngay ở trên boong đón gió, ngay bên cạnh "nhà" tôi là 1 gia đình có bốn cô con gái tuổi từ 17 đến 25, mỗi vẻ một người. Tôi không nghe đài theo dõi biến chuyển chính trị và quân sự, chỉ lo theo dõi sát 4 cô này. Họ giữ thói ở trên bờ, tối đi ngủ đồng loạt thay đồ bộ, đến sáng lại chuyển qua quần áo đi dạo phố. Ba cô đứng ba góc cầm một cái trải giường mỏng khúc khích cho một cô đứng giữa từ từ mà thay đổi xiêm y. Gió thì có khi phần phật và đằng nào thì cũng nắng để ngồi ngược mà ngắm, cảnh nghệ thuật này tôi không lần nào bỏ qua. 

Cũng vui nhưng kém phần hấp dẫn, là ngay đêm đầu tiên căng thẳng trên sông, ông Đại đức với bà ni cô vẫn trùm mền thực thi bài tập của bí quyết phòng the bất kể các thí chủ nằm bên. Cặp này đã lớn nhưng nhìn nhau mặn nồng như trai gái dậy thì, bà vãi thì mỗi lần di chuyển hai tay phải ôm đầu chỉ sợ mái tóc giả bị gió cuốn. Có lẽ trên đất liền họ chưa từng có cơ hội gần gũi, lên đến tàu họ là 2 người nếu không được Cách mạng, thì cũng đã được hoàn cảnh giải phóng. 

*

Tôi lân la làm thân với lại "Cởi quần áo tứ nữ anh hào", Mai-Nhung-Nga-Tiên, ngay lúc đầu đã cợt nhả kiểu "Sao, đến giờ chưa, thay đồ đi chứ". Ở Sài Gòn, ông Hương xuống, ông Minh nhậm chức, trên tàu cặp uyên ương tăng ni đêm bảy ngày… nhịn. Tôi lo tán gái và có thoáng chút lo cho đơn vị cũ, chẳng biết còn ở Đồng dù hay co cụm về Sài Gòn giữ tuyến cận thủ đô. Cuộc chiến tàn Sư đoàn tôi bị Sư đoàn 18 [12]qua mặt, Xuân Lộc tướng Đảo chơi đẹp làm tôi cũng hết ý, tuy đã đào ngũ nhưng vẫn phải có phần ganh tị. Chuyện màu cờ tôi không quan tâm lắm nhưng sắc áo thì cũng có một tí, thằng 25 cũng ra gì nhất là Đường sơn Đại huynh Lý tòng Bá, anh em đều nể, đến độ ông bay thị sát ở Trảng bàng không biết trực thăng có trúng mấy viên đạn mà tự động trong quân thêu dệt thêm huyền thoại là ông bị thương chân. Dĩ nhiên là ông cũng phải thế nào mới có cái tiếng đó chứ tướng lãnh nhiều ông thì lính chỉ có đồn đại là đã bỏ chạy. 

*

Tối ngày 29, vào lúc phần lớn những lời đồn này đã có căn cứ hẳn hòi thì tàu tôi đến Phú Quốc. Chiếc 810 đã đổ người tị nạn lên bờ trước mấy tiếng, riêng 815 thì Đại tá chỉ huy hạm đội cho mời mấy trăm người thuộc diện đặc biệt họp riêng vào một chỗ trước đài. Hai ba trăm người này chúng tôi, chẳng phải là tị nạn định cư ở đảo, cũng chẳng phải kiều dân liên hệ gì đến Nam hàn. Ông Đại tá nói, tuy cùng một hoàn cảnh chiến tranh và chia cắt nhưng đất nước của các bạn giờ thống nhất và hoà bình, là điều ngay cả chúng tôi đây vẫn còn đang mong ước. Đây là cơ hội chót để các bạn quyết định. Tương lai của các bạn ở Đại Hàn ra sao không thể biết, và mùa đông ở đó lạnh đến nỗi con sông ngang Hán thành đóng băng. Đại khái ý ông là gia đình nào sợ lạnh hơn sợ cộng sản thì ông sẽ cho ghe đưa vào bến, còn ai nhất định bỏ xứ thì Triều Tiên sẽ đón tiếp đàng hoàng. 

Sau diễn văn tình cảm rất là chân thật này, có tình đất nước và có tình đồng minh, chỉ có một gia đình nhận xuống. Họ đi một vòng không phải để nhận tuyên dương về lòng yêu nước từ những người ở lại mà để bán đô la. Bình thường, hối đoái là 300 đồng tiền Việt, hôm rời Sài Gòn mới lên đến 500 đồng. Trên bờ thì không biết ra sao nhưng họ đòi 1000 mà họ cũng chẳng có mấy tiền đô để đổi lại. Đến khi bố tôi kịp mở cặp ra thì họ đã hết sạch tiền Mỹ. Tôi thấy trong cặp ông có đâu đó gì một triệu trở lại, toàn là tiền Việt, bảo ông sao bố không nhanh, giữ cái này làm gì. Ông móc ví ra cười, có đúng 20 USD và 100 quan Pháp còn lại từ lần cuối xuất ngoại, tuyệt đối trên người không có 1 chỉ vàng. Tôi cũng cười vậy, biết sao, sắp đến giờ trình diễn thay đồ đi ngủ của 4 cô con gái. 

***

Tôi ngủ say dậy trễ, nên cái giờ trọng đại của lịch sử tôi chỉ mở được có một mắt. 
Mọi người lao xao tụ tập quanh mấy cái đài mở to khọt khẹt. 

"Ông Minh tuyên bố đầu hàng rồi!" 

Người ta nhắc nhau, nhắc đi nhắc lại. Tưởng ông tuyên bố tử thủ Sài Gòn, tái chiếm…Quảng Trị, di tản xuống quân khu 4 lập phòng tuyến mới, dời chính phủ kháng chiến về Phú Quốc... thì mới lạ chứ đầu hàng thì ai cũng đã chờ đợi. Không có ai ôm mặt khóc, không có ai nhảy xuống biển tự sát. Mấy nhà quân sự nghiệp dư ở trên tàu tính kế hộ tướng Nam, đánh Kampuchia hướng Tây và giữ phà Mỹ thuận ở miệt Bắc[13] . Tôi chấp hành nghiêm chỉnh quân lệnh cuối cùng của Tổng Tư lịnh Quân lực là giữ nguyên vị trí... đang nằm. Cho tới khi lần này thì nhốn nháo, tiếng chân thình thịch, thuỷ thủ đoàn nai nịt áo phao, gỡ vỏ khỏi đại liên, đại bác, hạ nòng. 

Đại tá chỉ huy hạm đội xuất hiện, áo giáp súng ngắn đường đường. Ông cho biết những người một giờ trước còn là quân đội đồng minh của ông, các đơn vị VNCH Phú Quốc, và giờ là tàn quân ô hợp, đang đòi lên tàu này. Tôi nhìn ra mé tàu, bên dưới vài cái tiểu đỉnh chập chờn trên sóng, phần lớn là lính tráng đang ngóng cổ nhìn lên tràn trề hy vọng. Tôi cứ tưởng thả thang cho họ rồi lên tàu tước vũ khí, đại đội Thuỷ quân Lục chiến trên tàu thừa sức giữ an ninh cho việc nhân đạo này. Nhưng ông Đại tá tuyên bố, quý vị an tâm, giờ nào tôi còn sống, không có quân quan lính lạ nào leo được lên. Có lẽ kinh nghiệm di tản người tị nạn từ miền Trung vào khiến ông quyết liệt như vậy mặc dù hoàn cảnh lần này có khác. Tàu đã hết chỗ chứa, họ chỉ việc chịu khó chạy ra vài mươi hải lý nữa, đã có hạm đội Mỹ, đến 4 chiếc Hàng không mẫu hạm và cả trăm tàu đủ loại đợi sẵn, hộ tống họ về đến Subic Bay [14] . Biển Nam Hải đang nườm nượp như là Ngã tư Bảy hiền vào giấc sáng, việc gì mà sợ lạc. 

Ở trên bờ, phi trường Dương đông tấp nập không kém, trực thăng là đà bốc thẳng, phi cơ quân sự hết chiếc này đến chiếc khác ra đường băng. Tôi thấy rõ nhiều xe máy nhỏ, chở cả gia đình đuổi ra đến tận nơi, vất xe cái bẹt để bồng bế nhau lên tàu. Từ vị trí đã an toàn trên biển tôi điềm nhiên mà theo dõi, nhưng nếu tôi đang ở trên bờ và không có phương tiện ra đi thì tôi cũng vẫn hai tay thọc túi mà nhìn. Ở lại thì ở, chết thì chết tại chỗ cho đỡ… tốn sức chứ tôi không chen lấn. Tôi chẳng có nghĩ ngợi, tôi nhìn, nom những hàng cây xanh lơi lả mát bên trong mà bỗng dưng thèm một cốc dừa. Nhung, quần áo đã diện như là đi mua sắm, đứng cạnh tôi hướng về sân bay đờ đẫn. 

"Giờ này anh ở đâu?" Tôi buột miệng "Chàng lái trực thăng hay là phản lực?" 

"Phi đoàn vận tải Tân Sơn Nhất" 

"Vậy thì lo gì," súyt thì tôi ôm luôn Nhung vào lòng "phi công đi là cái chắc, mà phi công vận tải thì đi còn mang theo được cả bàn ghế, giường tủ." 

Tàu lầm lì từ từ quay ra hướng biển, mấy cái tiểu đỉnh vây quanh dãn ra nhường kiểu ngập ngừng vẫn còn tiếc nuối, theo như ông Đại tá nói, hạm đội 2300 hải lý nữa sẽ đến cảng Busan, Nam Triều Tiên. Vài ngày nữa, nếu Nhung hết quần lót sạch, tôi sẽ đề nghị cho mượn cái kỉ vật của Thuý mà tôi mang theo dằn trong túi. 





Đỗ Kh.: Quê Nam Định, sinh tại Hải Phòng năm 1955, lớn lên ở Sài Gòn những con đường ngợp nắng (và khó thở), du học sinh tại Pháp 1969-1974. 1975, binh nhì quân đội miền Nam, đào binh sau Tết. Hiện sống ở nước ngoài. 

Tác phẩm: Cây Gậy Làm Mưa (tập truyện, 1987); Thơ Đỗ Kh. (tập thơ, 1987); Không Khí Thời Chưa Chiến (tập truyện, 1988); Có Những Bực Mình, Tức Không Thể Nói (tập thơ, 1989); Kí Sự Đi Tây (kí, 1989);Jean Ristat: Đoản khúc để mùa xuân đến vội (thơ dịch, 2001). 


© 2004 talawas


[1]Trong quân đội miền Nam, sĩ quan gốc Võ bị Quốc gia Đà Lạt là thành phần ưu tú, không bao giờ để bị nhầm lẫn với lại sĩ quan xuất thân từ trường Bộ binh trừ bị Thủ Đức, Long Thành. Vì vậy mà những bút ký của Phan Nhật Nam (Mùa Hè Đỏ Lửa, Dọc Đường Số 1...) mặc dù tác giả không ý thức hay là chủ ý, không phải là những bút ký về "người lính Việt Nam Cộng hòa" mà là về sĩ quan Võ bị.
[2]Tướng Nguyễn Văn Hiếu, nổi tiếng là đứng đắn, chẳng may lại phải làm phó lúc chót cho Tư lịnh Quân khu 3 cho ông Nguyễn Văn Toàn, tự "Toàn quế". Ông Toàn này, ngoài việc doanh thương cây quí, biệt danh đúng ra phải là "Hoa trinh nữ" vì đã có bạo hành nữ sinh. Chuyện Ô Hiếu chết vẫn còn bí ẩn.
[3]Nếu "Mỹ nhân tự cổ như danh tướng" thì Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi (Cựu Tư lệnh Quân khu 4) cũng …tựa mỹ nhân. Ông ra trận mặc đồ vàng chói, đồng hồ vàng, nắp giây lưng vàng, ngay cả cái la bàn quân đội ông cũng cho mạ vàng nốt. Danh của ông là danh tham nhũng, khiến ông phải trở về Bộ Tổng Tham Mưu ngồi nhà mát. Tại Phan Rang, ông chạy lạc trong rừng rồi bị bắt, không hiểu có phải vì thợ bạc khi đem mạ có làm hỏng cái la bàn vàng hay không.
[4]Nguyễn Ngọc Linh (cựu Phát ngôn nhân chính phủ) Phạm Kim Ngọc (cựu Tổng trưởng Kinh tế) và thân hữu đã bị Tổng thống Hương đòi dẫn độ trục xuất khỏi Singapore mấy ngày sau. Khi Tiểu đội Quân cảnh sang đến nơi thì miền Nam sụp đổ, mấy anh này đã khỏi phải thực hành công tác áp giải.
[5]Chương trình bình định dân sự, tiệu diệt hạ tầng cơ sở của địch trong dân chúng, chuyên ám sát cán bộ cộng sản. Nhân viên của chương trình này trực thuộc CIA, không trực thuộc quân đội miền Nam hay là quân đội Mỹ. Cơ quan CIA tại Việt Nam lại hay làm dáng, vũ trang bằng những thứ khác người và nguồn gốc không phải từ Hoa Kỳ như súng ngắn Đức, Tiểu liên Thuỵ điển.
[6]Defense Attache Office, Phòng Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ. 
[7]Garand là loại súng đã hiếm, thuộc dạng quá đát và gần như là sưu tập, chỉ dành cho thực tập ở quân trường hay lính kiểng của các đơn vị lễ nghi.
[8]1 USD = 300 đồng và 40,000 USD dạo đó là một số tiền lớn, mua được một căn nhà trung lưu ở vùng ngoại ô Washington.
[9]Trong villa thượng lưu máy lạnh thì 15.000, ở ngõ hẻm bùn lầy thì từ 1.000 đến căn bản 300.
[10]Quân Cảnh, mang hai chữ viết tắt "QC".
[11]Quân y viện lớn nhất miền Nam, ở Sài Gòn. Trong thời chiến, các nam y sĩ phần lớn đều phải phục vụ trong quân đội.
[12]Sư đoàn 18 là Sư đoàn Sài Gòn, tuy là theo nghĩa đen chứ không theo nghĩa mà người Mỹ dùng để gọi lính hậu phương ("Saigon Division") nhưng vì không phải lội rạch leo đèo nên cũng không được nể trọng (Anh ơi đi lính đâu xa, Sư Đoàn 18 gần nhà anh đi). Trong trận đánh cuối cùng của chiến tranh, Sư đoàn 18 là đơn vị duy nhất giữ vững tuyến tại Xuân Lộc khiến đại quân miền Bắc phải bọc vòng, thành thử lại đâm ra xuất sắc nhất vào giờ chót.
[13]Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lịnh Quân khu 4. Vào giờ đó, QK 4 ở phía Nam Sài Gòn vẫn còn nguyên lực lượng.
[14]Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân, cách Việt Nam khoảng 5 ngày tàu.























đã ra mắt:
tác phẩm viết bằng tiếng Pháp mới nhất của nhà thơ, nhà văn Đỗ Kh







Saigon Samedi 



















tác phẩm đã xuất bản











Viết bằng tiếng Việt














Cây Gậy Làm Mưa 
tập truyện ngắn 
Nxb Tân Thư 1989





















Thơ Đỗ Kh 
Nxb Tân Thư 1989






















Ký Sự Đi Tây
Nxb Văn Hóa Thông Tin 1990





















Có Những Bực Mình, Tức Không Thể Nói

Thơ 
Nxb Tân Thư 1990




















Không Khí Thời Chưa Chiến

Tập truyện ngắn 
Nxb Hồng Lĩnh 1993





























Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp






























Khmer Boléro
Tiểu thuyết 2013












































Phim tài liệu đã thực hiện








Lebanon Chuyện Kể Mùa Hè
 1982






Bến Tạm Tại Hương Cảng
 1986






























Tham khảo thêm về tác giả Đỗ Kh












(*) Nhớ Linda 





"Mai lỡ không về chắc em buồn biết mấy
Dáng nhỏ xuân xưa vẫn nhớ đêm ngày"
(Nhớ nhau hoài) 
Ðể đến Linda, tôi phải qua một chuyến đò dọc. Nói cho to tát, tôi phải rời thềm lục địa của châu Á để đi vào Nam Dương quần đảo mịt mùng. Sulawesi, biển Célèbes, cũng một thứ "Trái tim bóng tối" phía bên kia của eo Malacca đầy bất trắc nhưng tôi có hơi ngoa và không phải là một nhà mạo hiểm. Tuy Sentosa ở Cảng Sư là điểm cực Nam của châu Á, Poulo Bintan, Indonesia, chỉ cách Singapore có 2 giờ tàu biển cao tốc và là nơi nghỉ mát cuối tuần của người dân ở thành phố bức bối này. Một tiếng bằng đường bộ về hướng Bắc, thì sang Johor Bahru, Malaysia, vào bia ôm xem lắc đít. Hai tiếng bằng đường thủy về hướng Nam, thì sang Poulo Bintan cạnh Sumatra để ăn đồ biển đánh golf và nhai kẹo chewing gum[1]

Tôi không còn chắc, lần đó cách đây 5 hay 7 năm, tôi ở Sing là vào một dịp đến hay đi (Việt Nam). Tôi chỉ nhớ là tôi đang buồn, chuyện bình thường vì đời là bể khổ, và đó là một ngày trong tuần. Bến đò vắng ngắt, tôi dậy kịp để đáp chuyến tàu chót, còn sớm những 5, 10 phút để nhẩn nha qua khu vực hải quan vào một hàng xén mua một cái hộp đựng kính tiếp cận và thuốc nhờn mắt. Tôi biết, cái hộp đựng kính contact, left là trái màu trắng, right là phải màu xanh, chẳng ăn nhập gì đến vấn đề tranh luận Văn học sẽ nói đến ở sau. Nhưng đó là những thứ tôi sắm trước khi vào khoang tàu trống, lác đác vài người du khách hình như Nhật bản. Ðó là vào giữa tuần, nên những công dân mẫu mực địa phương còn đang lo đóng góp vào phồn vinh vân vân cao ốc, chuyến đò này sang Nam Dương hầu như chỉ có khách nước ngoài. Xi xô, rượu mạnh, sóng. Ra đến hải phận quốc tế, có cả đánh bạc, số đề hay là tôi lẫn những chuyến tàu cũng thế, nối HongKong và Macau. 

Tranh luận văn học, nghe cũng to tát như những câu mở đầu (bài này). Tôi không phải là nhà mạo hiểm, mà cũng không phải là nhà hùng biện, văn tôi lê thê và khúc mắc, trong tiểu luận thì hạng bét, hỏng hết hỏng hết, trong sáng tác có khi lại được coi là tài vặt, cho nên đây là một tùy bút, và Linda có lẽ tôi đã quên mất, nếu không được Thụy Khuê nhắc đến trong bài viết của chị nhân dịp Hợp Lưu bàn giao từ Khánh Trường qua tay Phùng Nguyễn. Có nhắc thì có nhớ, tôi không làm dáng, thực ra tôi đâu có muốn được phảng phất nơi người đọc nhờ cái cô mặt ngang này hay những đêm Hà Nội phủ váy, tốc váy gì đó (thọc váy). Nhưng đó là luật của mưa gió đời (Mai Thảo) và vương vất được gì thì vương vất, một hai cái bọt bong bóng, tất nhiên là vậy và có còn "hơn" không (Nguyễn Tất Nhiên). Thì "Linda mặt ngang", bài thơ chưa đủ, ở đây tôi tranh thủ dài dòng. 

Trong nhóm đảo Riau, 3000 lẻ cái lác đác bên cạnh anh Sumatra khổng lồ, tôi đến Bintan vì cái máu phiêu lưu. Ðã đi thì đi xa mới bảnh, tôi có hai lựa chọn, mà sang Nam Dương thì Poulo Bantam cách Sing chỉ có nửa giờ! Kể nghe thì mất cả oai, kiểu có đi Sàigòn chưa? Rồi. Thế có đi Thủ Ðức không? Tôi đến tận cả Biên Hòa thì người ta mới nể. Vậy thì đi Bintan thay vì Bantam, hai giờ tàu biển và một cái cửa khẩu tuy quốc tế nhưng to bằng ba cái sạp vải chợ Bến Thành với đúng hai ông công an mồ hôi nhễ nhại và đen đủi (theo thành ngữ "Cha cha cha Ma ní lấy chồng Chà dà," chà dà ở đây là Java, cũng một đảo Nam Dương). Lệ phí nhập cảnh, visa, con dấu, qua khỏi nửa cái quạt trần lúc lắc (đúng hơn là một cái quạt trần nửa chạy nửa ngưng) là mười anh xe nhẫn nại. Nhẫn nại là vì tôi nghĩ họ đến đây từ sáng sớm, trước chuyến đò đầu sau khi ăn vội miếng xôi quà sáng và chừa lại cho con mấy cái đậu phọng (nếu là xôi đậu phọng) "Anh ra bến đò, " họ nói với vợ, và gài số xe con. Bây giờ đã trưa, là chuyến tàu chót, và mười anh xe thì chỉ có 5, 7 tốp khách. Tôi gạt ngay những anh đầu vồn vã, xăm xăm bước thẳng đến anh hàng thứ 8, mở cửa vất vào sàn xe sau cái túi sách và leo lên ngồi cạnh. Anh ta hỏi tôi đi đâu, trên mép một hạt xôi đã khô còn dính (vì vậy tôi mới biết là sáng anh ăn xôi, và theo độ khô của hạt này ước lượng là đã mấy tiếng). Còn chuyện đậu phọng cũng rất là như thế lô-gic, anh không dính hạt nào vì đã nhường hết cho con. Hạt xôi khô rung rinh, tôi trả lời "Tôi không biết" và tôi hỏi "Anh tên gì?" 

Theo nhà du lịch Hồi giáo Ibn Battuta, người đã đi hết thế giới của thời ông, đến đâu mà không bị hướng dẫn địa phương gạt thì cũng kể như là chưa đến. Tôi không khuyến khích khách nước ngoài đi đâu cũng leo lên cái xe đợi sẵn (tuy là thứ 8, nghĩa là cũng có lựa chọn theo cá tính, vì tôi vốn không ưa những kẻ nhất nhì) và gieo mình một cách rất nàng Kiều là muốn đưa đi đâu thì cũng mặc, thanh y hai lượt thanh lâu hai lần và quá tam ba bận. Anh tài đâm ra lúng túng, hạt xôi khô rơi khỏi mép có râu lún phún như trong một đoạn phim chiếu chậm, đập đánh bốp vào mặt nệm simili như kỹ xảo âm thanh trước khi anh lắp bắp, đi ra phố, đi về khách sạn, đi cao lâu, đi đánh golf, đi trung tâm giải trí... Ðây là một cái đảo, tôi nói, thì đi vòng. 

Ðây là một cái đảo, có lẽ chu vi vài chục hay cả trăm cây số đường. Tôi chỉ nhớ những chặng dài qua rừng đường nhựa vắng và hoe nắng. Có nơi tôi dừng lại, một khúc quanh bất chợt, chẳng hiểu vì sao, đứng bên xe ngây ngô cười và nhờ anh ta chụp hình. Một cái đảo, bao giờ cũng có một đường đi vòng và không thể nào lạc, mãi thì cũng phải trở về chỗ bắt đầu. Nhưng Bintan khá lớn, có lẽ mất cả ngày và lần lượt là thủ phủ Tangung Pinang, một lịch sử trong thời Ðệ nhị thế chiến theo anh xe, có nhiều gắn bó với quân đội Nhật, mãi đến ngày nay họ vẫn trở về tìm kỷ niệm. Những khách sạn thị trấn, chẳng cái nào tôi tỏ ý muốn ngụ, rồi đến những khách sạn nghỉ mát ở những khu riêng biệt mà tôi biết là không nổi tiếng hoàn vũ thì cũng trứ danh khu vực này của Ðông Á, Banyan Tree gì đó, mỗi hộ một hồ tắm cá nhân nhìn ra biển với lại Resort gì gì. Một chập rồi đến khu sân golf, khu trượt sóng. Anh tài nói gần đây có nhà người bạn, mình đi ngang, ông cho tôi phép rước, tôi nói ờ, rồi như chợt nghĩ ra, thì mình đi ăn đồ biển. 

Hải sản ở Nam Dương là thứ sẵn và rẻ, ít ra là rẻ hơn ở Sing và rẻ hơn cả Mã Lai. Tôi rủ luôn ông bạn của anh tài và cả ba vui vẻ đến một cái nhà hàng Trung hoa, thì, ở ngay bờ biển. Không có cựu quân phiệt Phù tang đeo kiếm trở lại tìm con rơi 50 năm về trước như anh tài kể nhưng có cua tôm bò lổn ngổn, chỉ con nào là nhà hàng thì, chứ sao, làm thịt. Ba đứa tôi bia chai nghiêng ngả, hai đứa bá cổ thì một đứa bấm máy chụp hình. Sóng xô ghềnh đá hay bập bềnh bãi cát, chẳng mấy chốc thì chiều sắp xuống. Anh bạn quá giang chợt nhớ ra là phải đón con tan học hay là vợ về chợ. Lại 1, 2 chặng rừng nữa, chúng tôi đưa anh này đến chỗ đã định. Thả anh kia xuống, tôi và anh tài ngồi nhìn nhau. Nhà hướng dẫn và khách du lịch, sau danh lam thắng cảnh, sau chùa chiền và bãi biển, sau khi ăn hải sản và không chơi golf thì còn gì nữa, chỉ còn có chơi đĩ. 

Chuyện này, chẳng phải cần sang đến Nam Dương. Johor Bahru tất có và ở Sing cũng không cấm. Khu đèn lồng, Jalan Selangoong hay ba trạm tàu điện Peninsula Plaza ở tầng chín, Mát xa, Escort của niên giám điện thoại hay Ucơren tóc vàng ngay trên Orchard Road (tuy là qua mấy bậc cầu thang và một lối khuất từng hai, ở hành lang và sau hàng hủ tíu bò viên). Ấn độ, Mã Lai, Trung hoa, Philipin, dĩ nhiên là có Thái (đực và cái, trước và sau giải phẫu, hay trong khi chờ đợi giải phẫu phần còn lại), việc gì mà phải sang tận Bintan. Cũng như đồ biển, ở Bintan thì giá rẻ hơn tí xíu nhưng chẳng rẻ gì hơn tại mẫu quốc Hà Lan. "yo soy marinero, no soy capitan"[2] (Den Haag rất nhiều Kiều Nam Trung Mỹ nhưng tôi đã đi hơi xa Nam Dương và Riau quần đảo). Nhưng bốn giờ chiều ngày hôm đó, tôi đang ở Bintan và tại một cái trấn nhỏ, trời mưa. 

Nếu đi chơi đĩ mà vui, thì hạnh phúc quả là quá dễ ở trên đời. Tôi vẫn ước ao được có vậy (tức là được có hạnh phúc chứ không phải là được có đĩ). Lỗi tại trời mưa, anh tài dẫn tôi qua ba con hẻm, một cái sân mái tôn lộp bộp, đẩy cửa vào là đèn mờ. Ðêm ba mươi thì không hẳn, chung quanh một cái bàn thấp và ba mặt của một băng ghế hình chữ u, mười mấy cô ngồi nửa tỏ nửa không và mặt một đống. Ðây tôi không dám trách, làm đĩ hẳn đã cực, chẳng lẽ lại còn bắt phải tươi cười. Cô thì nhìn trần, cô thì nhìn chân, lộ một vẻ suy tư như nhân viên cơ quan độ nửa tiếng trước giờ tan việc. Theo kinh nghiệm của bản thân, bất cứ động xanh hay lầu hoa nào trên thế giới (trừ trường hợp cá biệt của Nam Trung Mỹ yo soy marinero... như đã nói) so với một phòng tài vụ, sở an ninh xã hội hay là cơ quan phát lương thất nghiệp đều có kém phần mời gọi tuy nôm na là tất cả cô này, tôi chỉ cô nào là đụ được ngay cô nấy. Poulo Bintan cũng chẳng là ngoại lệ, nếu không có, vào dịp ấy, mùa mưa. 

Mưa đưa em về dưới, mưa chiều biên giới, mưa nếu xưa trời không, mưa trên vai chàng rơi, mưa trời còn làm, mưa mùa lại đến tôi mừng vui, mưa mùa này vắng những cơn, 15 cô này ngồi quây quần chung quanh một cái bàn thấp chứ không phải là bếp lửa. Lác đác ở các bàn bên là các cô ngồi chuốc rượu ủ dột cạnh tiếng cười lách cách của khách. Tôi hỏi anh lái xe giá cả, anh ngại ngần lần thứ nhất nhả "75000 Rupiah." Tôi không nói là sao mắc vậy, nhìn cái ngại ngần của anh tôi đoán trên 30 USD này, anh được hưởng 5 hay là 10. Tôi bảo OK, anh lại ngại một lần nữa, kiểu chưa biết hay chưa quyết định được xin xỏ tiếp như thế nào. "Anh cũng chơi phải không?" tôi mớm đỡ để anh ta ấp úng gật vội. Tôi đưa anh 60 đồng để trao cho bà tú và bước về phía cái cô vênh váo nhất, kiểu nữ sinh vừa bị trai chọc ghẹo, và nắm tay cô kéo. 

Bài thơ thì tôi đã tuyệt tích, có thể viết xong tùy bút này, vài bữa, vài ngày nữa tôi mới sẽ tìm ra. "Linda" đăng trên Hợp Lưu vào dạo ấy, tôi còn nhớ chính xác chỉ có câu "Mặt ngang miệng rộng và lồn bé chút xíu." Thì tuy là bé, nhưng chữ dùng lại bạo nên tôi đã bị chị Trần Mộng Tú mắng cho một quẻ. Linda 17 hay 19 tuổi, nằm cởi truồng chổng chơ trên một cái giường nhàu của một căn phòng nát, bước vào phải đi ngang chỗ đặt một cái bể đựng nước. Linda không có nghề như là gái mát xa Hàn quốc, dùng miệng để đeo bao cao su vào cho khách, cái miệng của nàng có rộng cũng chỉ là để trang điểm cho cái mặt ngang. Bất đồng về ngôn ngữ, những câu tôi hỏi nàng bâng quơ tôi đều phải dùng thể trắc nghiệm, thí dụ em bao nhiêu tuổi, trên 20? 16? 17? và được nàng đánh dấu vào ô trả lời bằng những cái gật đầu. Như trong bài thơ, nàng có một bàn tay rất đẹp ("Bàn tay nàng rất đẹp / Che lấy cửa mình nhan sắc cũng chẳng kém"?) Sau này, có độc giả nghi ngờ cái đẹp của bàn tay này, viện lẽ là gái quê làm lụng thì sao bàn tay có thể đẹp được. Tôi không biết ở quê nàng làm lụng những gì, nhưng hiện giờ bàn tay chỉ có tác dụng là ôm mu, và đẹp, kiểu nồi nào úp vung nấy. Tôi gỡ vung ra, một tí mép nhú nhô dưới vài sợi lông lưa thưa điểm. Vốn tiếng Hán của tôi chỉ có "Trường túc bất chi lao / Hồng diện đa dâm thủy / Ða mi tắc đa mao." (Tạm dịch: "Chân dài không biết mệt / Mặt đỏ bụng ướt nhẹp / Mày rậm tức lông đẹp") Linda chân dài nhưng mặt trắng, lông ít thế này thì mày nàng chắc phải dùng bút kẻ và nguyên quán của nàng chắc phải là một đảo nào ở gần phía Quảng Ngãi[3]

Ðã được một bài thơ, lại còn tùy bút thế này e thừa thãi, vừa rồi, trong bài viết của Thụy Khuê nói trên, tôi lại được chị chỉnh, là tạo sốc không đúng chỗ. Không hiểu người đọc như thế nào, chứ khi viết từ "lồn" này, tôi cũng chùn tay, nghĩa là có ý thức cẩn thận. Tạo sốc thì có lẽ, và thành công trong việc tạo sốc này thì hiển nhiên, nếu không đã chẳng ai nhắc đến một bài thơ mà chính tôi không tâm đắc mấy và chắc cũng chẳng bao giờ lập lại (nghĩa là được thể, làm... hoài). Tôi nghĩ là tôi đã cả gan chụp bắt một đồ vật quá sức quen thuộc của đời thường để mà tênh hênh bày vào trong thơ tôi, còn giờ, có đúng chỗ, có hay hay là dở thì dành cho người thưởng ngoạn vậy. Nhân dịp này, như đã phân trần với Trần Mộng Tú, trong gương soi của tôi, nó khác với gương soi của người. Việc đo đạc, có kích thước cẩn thận ("vừa bằng hai ngón tay"), vẫn có thể dẫn đến sai lạc tùy người đối diện, nghĩa là ngộ nhận. 

Theo thông thường của phái nam, cái "bé" này ở phụ nữ là cái đáng quý, kiểu vai em gầy guộc nhỏ (như cánh vạc về chốn xa xôi). "Lồn bót" với quan niệm thống trị đồng nghĩa với "đã" (dễ sợ), như trong câu "con này lồn bót đã dễ sợ". Tuy không muốn lập dị khác người, kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, bé thì chỉ có hay đau, cho cả đôi bên chứ "đã" đâu không biết. Nói vậy không phải là tôi khoe tôi to (thực sự thì tôi mềm và nhỏ), chỉ muốn nói là phụ nữ hẹp thì tôi ngại vào, tôi là người không ưa cái khó. Còn việc to nhỏ, hẳn là tương đối, như khi bảo phụ nữ tây rộng cũng có nghĩa là đàn ông ta nhỏ, và lý tưởng đối với ai thì cũng là cái mà "vừa". Vừa, đối với ai lại có thể là ôm chặt, cọ sát cho đến sướt, với tôi là một chốn bập bềnh và chơi vơi[4]. Như vậy, chỉ một cái lớn bé đã ngộ nhận đến trái ngược, nói gì thanh và tục với lại thi ca. Trong bài trả lời Khế Iêm về việc "tu từ", chị Thụy Khuê lại có nói thêm là "Linda" biết đâu cũng là thành quả của việc tu từ này. Ðến chỗ này, thì tôi không còn rõ nữa. Ngay thẳng mà nhớ, thì bài thơ, tuy có chỗ phải khắc phục và có ý thức rõ rệt (mồn một như là trước mắt), tôi không phải phấn đấu cực nhọc đủ để gọi đó là "tu". 

Nhưng khi chị Thụy Khuê nêu lên vấn đề là trong đời sống, những từ đại loại như trên có dùng trong trao đổi với "đối tác" hay không thì việc ngộ nhận lại càng rõ ràng hơn[5]. Tôi chỉ biết nhìn lên trời (chứ không còn nhìn... xuống nữa) vì chẳng lẽ tôi lại mời nhân chứng A, B và C ra tuyên thệ trước khi kể lại những từ họ và tôi trao đổi một cách chính xác. Quả thực là tôi chưa bị ai tát vào những dịp này, chỉ có người hăm dọa là dùng vớ đùi mà trói tôi lại, lấy quần lót để bịt miệng v.v... hay nhiều cách khác nữa mà tôi không tiện kể và cũng không (chưa) tiện làm thành thơ. 

Tới đây, những người không quan tâm đến phê bình văn học mà chỉ quan tâm đến tùy bút này sẽ bực mình mà hỏi: "Thế Linda rồi sao?" Linda rồi chẳng sao hết, nàng không hề hấn gì sau khi tôi quan sát tỉ mỉ. Mùa mưa vỗ về mái tôn còn nàng thì tôi nằm ôm ngửa, cả hai nhìn trần đến độ cùng buồn ngủ. Có lẽ sự bất lực của thể xác đã khiến tôi, vào lần ấy, tìm đến thi ca (và từ ngữ) ngay trong khi tôi đang xõng xoài (tôi nói lần ấy là vì nếu lần nào bất lực tôi cũng làm thơ được thì sự nghiệp của tôi đã thêm mấy tập.) Chữ "lồn" này đượm vẻ chua chát chăng chứ không phục hồi được cái vị mặn ở trong đời sống. Tôi lồm cồm bò dậy, mặc quần áo xuống nhà, anh bạn đánh xe vẫn ngồi nguyên ở cái ghế lúc nãy. Vậy có nghĩa là sau khi tôi lên lầu anh dằn vào trong túi 30 đồng phần tôi bao anh mua vui, lấy thêm của bà tú phần hoa hồng của anh trên 30 đồng còn lại. Tôi cũng biết vậy, chơi đĩ làm gì, hôm nay được món khá, tối về nhà anh sẽ hân hoan mà âu yếm vợ chồng. Tôi thì tiếp tục buồn, tại vợ tôi thì ở hơi xa, cái hòn đảo Nam Dương nhiều thơ mộng này, nơi mà người tình, tôi chỉ có Linda và bạn, tôi chỉ có anh dắt mối. 

Ngày hôm nay, Linda tôi không còn nhớ mấy ("Em ở nơi nào, có còn mùa xuân không em / Rừng ngàn lá thắm, từng đêm nhắc nhở thì thầm"). Còn lại là một văn bản mà tôi đã mất tiệt, cho đến khi gần đây soạn lại toàn bộ tác phẩm (!) tôi mới biết là thiếu. Nhưng nó còn đâu đó một mảnh này hay mảnh nọ (một từ) ở trong lòng vài người đọc, dù là thứ lòng có khi ấm ức. Thì biết sao, việc phê bình là của người phê bình, việc viết là của người viết cũng như việc đọc là của người đọc. Tôi chỉ có viết, chứ hỏi tôi là thế nào thì tôi không biết tuy đây cũng không phải là một thái độ trốn tránh trách nhiệm. Ba tôi, lúc trước, hành nghề luật sư. Thủa sinh thời, câu mà ông thích nhất là "Thưa quý tòa, thân chủ của tôi vô tội." 












Phụ lục 







Đỗ Kh. 

Linda mặt ngang 



Linda mặt ngang 

Không biết hôn chỉ biết cắn 



17 tuổi ở một động đĩ ở Batàm 

Linda không biết làm mát xa 

Linda mặc quần lót rộng 

Linda âm đạo chật 
Vừa bằng hai ngón tay 
Linda malay 
Rất là dễ nhột 
Ở gần lồn và ở gần lỗ tai 

Linda hai gò bồng đảo căng tràn nhựa sống 
Lúc lắc gọi mời như hai quả tuyết lê 
Linda làm việc sáng và tối vào cả ngày lễ 
Quốc tế lao động 
Nàng ngồi trang trọng 
Khép đùi cùng hai chục chị em 
Trong một con hẻm 
Khuất sau mưa và tiếng nhạc xập xình 

Linda trét môi son lên ngực tôi 
Nàng lấy tay chùi và nàng cười 

 Linda mặt ngang và ít lông 
Cha mẹ nàng ở tận cái gì bahru 

và nàng cũng chẳng buồn nhớ tới

Đồ con bất hiếu 
Nhờ ai nuôi nấng cho đít mày u lên chắc nịch 
(như hai quả bưởi) 

Linda cắn làm tôi đau lưỡi 
Linda cắn làm tôi không nứng nổi 
Tôi như mưa mềm trên nàng èo uột trườn người 

Linda không bú 
Linda không cho liếm 
Bàn tay nàng rất đẹp che lấy cửa mình 

nhan sắc cũng chẳng kém

Linda mặt ngang miệng rộng và lồn bé chút xíu. 






Tạp chí HợpLưu, số 31 tháng 10&11 năm 1996





[1] Singapore cũng có đồ biển, cũng có đánh golf nhưng lại cấm kẹo chewing gum.
[2] "tôi là thủy thủ, không phải là thuyền trưởng" Nhân tiện tôi xin lỗi tác giả của các ca từ được tôi trích dẫn mà không hài tên người viết vì không nhớ hay là không biết. Nếu "Linda mặt ngang" có ai được một câu lõm bõm sau này dù đã quên tác giả thì đối với tôi cũng đã là một vinh hạnh, tuy đã không được phổ nhạc thì thật khó mà tồn tại trong ký ức của đời.
[3] Trong đồn đại bình dân, kiểu "Ai về Bình định mà coi / Ðàn bà con gái cầm roi đi quyền", nếu ở Bình Ðịnh, phụ nữ giỏi võ thì ở Quãng Ngãi họ lại... thưa lông. Việc này, dĩ nhiên, chẳng có gì là khoa học.
[4] Phong trào thư giãn của thập niên 80, có món vào nằm trong một quan tài nước mặn và ấm, đóng nắp tối om trong khi thân thể lềnh bềnh nửa lặn nửa chìm, ở nguyên một chỗ mà nổi trôi.
[5] Những ngộ nhận thế này, trong lãnh vực của văn học tác chiến chứ không còn phải của văn học trác táng, có dạo nhà văn hiền lành Nguyễn Mộng Giác bị vấy cho tội vụ khống sĩ quan QLVNCH (miền Nam) xẻo tai kẻ địch để làm vòng trang sức. Chuyện đeo tai này có thật đến mức trở thành giai thoại, ai từng đeo súng ngược cũng còn biết. Gần đây, lại có nhà văn trong nước, cũng hiền lành không kém, kể chuyện lính "ngụy" ném tù binh vào lửa cho hồng hào da thịt trước khi họ mang ra đánh chén. Ðây thì chắc là thuộc về huyền thoại mất, ném vào lửa thì có thể có, mà ăn thịt thì cũng đã có nhưng ném vào lửa rồi ăn thịt thì không. Có trường hợp lính (gốc Khờ me, vì mê tín) lấy gan người xào tỏi với rau muống cũng như có trường hợp lính (gốc Kinh, vì lợi nhuận) cắt mật đem bán cho nhà thuốc Bắc, thuốc Nam. Trường hợp sau, còn có kẻ giết cả thường dân để lấy mật, đã bị đưa ra Tòa án quân sự nên không thể nói là văn chương hư cấu. Dù sao, thì những việc tôi vỗ ngực nhận cũng bớt kinh hơn nếu không nói là còn... dễ thương? 

















Chụp và chép: Cô leo lên mặt ...
























Tôi đội lên đầu (1) Tonton rené
























Tôi đội trên đầu (2) Điếu thuốc chunghwa






















Tôi đội trên đầu (5) Nàng in the bush
























Tôi đội trên đầu (7) Giàn hoa giấy đỏ


























Đọc văn Đỗ Kh









Đoàn Cầm Thi:
Đỗ Kh Người Của Bốn Phương








Bài đã đăng của Đỗ Kh








Trần Nhuệ Tâm / Đỗ Kh
Nhà thơ nói về thơ tình: Đỗ Kh









Đặng Tiến:
Đỗ Kh. Kẻ Giải Hoặc









Nguyễn Lương Ba:
Đọc Thơ Đỗ Kh








Nguyễn Đức Tùng / Đỗ Kh
Thơ Đến Từ Đâu








Lý Đợi / Đỗ Kh
Người Ta Có Thể Làm Thơ Như Làm Giò Chả ...!








Inrasara:
Đỗ Kh. Giải Lưu Vong Trong Thế Giới Toàn Cầu Hóa

























































========================================

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ