Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

'nguyễn bính, một thiên tài lỡ vận' / bài viết: trần hoài anh -- http://tapchisonghuong.com.vn/

tựa chính, 'Nguyễn Binh trong sự tiếp nhận của nhà lý luận
phê bình văn học ở miền Nam trước 1975' 
http://tapchisonghuong.com.vn/



                                                   nguyễn bính was a Vietnamese poet.  A committed supporter of the
                                                    August Revolution he moved to the resistance base in Đồng tháp mười
                                                    leadin a literature and arts  unit.                -- wikipedia --


                    'nguyễn bínhmt thiên tài l vn'
                                                  bài viết: trần hoài anh

                                              Nguyễn Bính dưới nét phác họa Tạ Tỵ 
                                                        ( chữ Tạ Tỵ trên phác họa không phải do tác giả ký; do TP thêm vào)
  (...)

Trong Mười khuôn mặt văn nghệ, Nguyễn Bính [qua] cái nhìn Tạ Tỵ, 'một nhà thơ thiên tài, nhưng là một thiên tài 'lỡ dở'

 Nguyễn Bính đến giữa cuộc đời như một vì sao lạ, lóe sáng; rồi vụt tắt, giữa vũ trụ khôn cùng của thân phận người; mà những người yêu quý ông cũng ngỡ ngàng.

'Không lạ sao được, trên bầu trời 'Thơ mới'; biết bao thi sĩ đi tìm thi pháp hiện đại của các trường phái tượng trưng, siêu thực...từ phái trời Tây xa xôi; thì, Nguyễn Bính vẫn lặng lẽ tìm về với dòng chảy của ca dao, lục bát; van xin mọi người hãy giữ được cái 'quê mùa'. 

 cho nên; theo Tạ Tỵ, 

" ...Nguyễn Bính là con người làm văn nghệ duy nhất ở thời đó, không chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Tây phương, cũng như Đông phương.  Nguyễn Bính làm thơ một mình, thừa hưởng cái kho tàng văn hóa dân tộc; qua nếp sống mộc mạc, quê mùa ..." (1)

Song, phải chính cái 'quê mùa'; tưởng chừng đi ngược dòng chảy thời đại, đã tão nên một hệ gia trị riêng trong thơ Nguyễn Bính ; mà theo Tạ Tỵ, dù cho,

"... tới nay [Nguyễn] Bính đã đi sâu vào lòng đất; gia tài để lại cho cuộc đời, tuy không vĩ đại; [vẫn] đủ chứng  minh gía trị một thi nhân trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt nam ... (2); và, chất thơ của Nguyễn Bính hiện diện như thế cách đây 30 năm; khoảng thời gian không xa xôi gì -- mà sao nó làm cho người đọc hôm nay cảm thấy đằng đẵng xa vút mù khơi ..." (3)

Sự hiện hữu thi nhân giữa cõi đời , bao giờ cũng là định mệnh. Và, định mệnh của nghệ sĩ bao giờ cũng gắn với khổ đau, bất hạnh; nhưng trong kiếp nghệ sĩ ấy, thi sĩ vẫn là số kiếp bất hạnh nhất.  Sự đặt để số phận đó của Nguyễn Bính, đã được Tạ Tỵ xác quyết, 

"... Nguyễn Bính là một thiên tài; nhưng là một thiên tài lỡ dở -- vì, tổng kết từ cuộc sống bản thân tới nghệ thuật; ở bên trong mỗi dữ kiện, người ra cảm thấy định mệnh'đã an bài cho [Nguyễn] Bính sự trừng phạt, hơn ân thưởng  (...). Sự lỡ dở do tình yêu, do cuộc đời, do bạn hữu, do bản thân tạo nên; tất cả như va vào nhau, làm cho 'tiếng thơ buồn' của Nguyễn Bính vút lên; rồi, tỏa ra những ánh sáng kỳ diệu, giữa trời thơ nước Việt hôm qua, hôm nay và mãi mãi . " (4)

Đồng quan điểm với Tạ Tỵ; khi tiếp nhận thơ Nguyễn Bính; nhưng Thế Phong có cách thể hiện riêng.  Trong Lược sử văn nghệ Việt nam/ nhà văn tiền chiến 1930- 1945, Thế Phong đã dành cho Nguyễn Bính; những trang viết đầy thiện cảm, với những đánh giá khá cao về thi tài Nguyễn Bính,

" Nguyễn Bính có thiên bẩm thi nhân từ thuở nhỏ.  Sống ở miền quê từ tưở nhỏ, nhà nghèo, ít học; nhưng làm thơ lục bát rất hay truyền cảm; và, phổ biến sâu rộng nhất trong dân thị thành, cũng như nông thôn.  Có thể nói: ' sau Nguyễn Du; Nguyễn Bính là nhà thơ được mọi người học thuộc thơ ông nhiều nhất ..." (5)

Phải chăng, đây là ân sủng [của]thượng đế đã dành cho cuộc đời một con người, sống trên cõi đời không dài lắm; nhưng, thơ ca đã trở thành bất tử.  Thi sĩ Nguyễn Bính, điều mà không phải người lam thơ nào cũng có được!? Chính sự tiếp nhận vượt thời gian của người đọc; là một giá trị làm nên sự vĩnh cửu thơ Nguyễn Bính.  Vì vậy, trong cái nhìn đời đối sánh với các nhà thơ đồng thời; Thế Phong đã khẳng định phẩm tính thơ của Nguyễn Bính, khi cho rằng,

"... Thơ Nguyễn Bính chẳng giống thơ một ai, chính thi nghiệp của ông; cũng như Hàn Mặc Tử là: rút ra trong cuộc sống thành khẩn của mình; sống rất sâu+ nghệ thuật cao diễn tả, [nên] thành công rực rỡ.  Không cầu kỳ như Vũ hoàng Chương, không thuần túy lãng mạn dành riêng cho một giai cấp như Xuân Diệu, không khóc đời suy tư kiểu Huy Cận, không có những hình ảnh thiên nhiên, tạo vật, buồn nhẹ như Lưu trọng Lư ; nhưng, đi sâu vào khái cạnh tâm hồn mọi người, khi mà thi sĩ cũng hòa đồng rung cảm ..." (6)

Quả thật; không phải nhà thơ nào trong hình ảnh sáng tạo của mình, cũng được các nhà lý luận phê bình dành cho những đánh giá cao như vậy!? .  Cái căn cước giá trị thi ca chỉ có thể có ở  nhân vị của những thi sĩ tài năng đích thực mà thôi.  Bời; người làm thơ thì nhiều, nhưng có mấy ai được gọi là thi sĩ; mà lại là thi sĩ có cá tính sáng tạo độc đáo, ám ảnh người đọc như Nguyễn Bính; thì càng hiếm.  Điều này đã được xác tín , qua sự tồn sinh thơ Nguyễn Bính; từ khi ông còn sống trên đời, cũng như lúc ông đã đi ra cõi sống -- mà Vũ Bằng đã xác quyết,

" Tôi có thể nói rằng sau truyện Kiều, sau thơ Tản Đà; có lẽ thơ Nguyễn Bính được nhiều người tìm đọc, ngâm nga nhất ." (7)

Nguyễn Bính vì thế, là môt trong hiện tượng văn học, được Nguyễn tấn Long viết khá nhiều trang trong Việtnam thi nhân tiền chiến (q. thượng-- 110 trang tr.301- 409; trong tổng số 818 tr., dành cho 19 nhà thơ được giới thiệu). Điều này cho thấy hình ảnh Nguyễn Bính trong tâm thức các nhà lý luận phê bình văn học ở miền Nam sâu đậm như thế nào!?



"... thi sĩ Nguyễn Bính hiện lên một cách sinh động ..." 
(tranh đăng kèm bài viết)



Cũng như Tạ Tỵ + Thế Phong;  Nguyễn tấn Long đã có đánh giá rất cao về thơ Nguyễn Bính,

"... Thời tiền chiến, Nguyễn Bính được kể là một trong những nhà thơ lớn, chiếm ngôi vị vững chắc trong làng
thơ mới ..." (8)

và, để xác tín hơn về ý kiến của mình; tác giả đã hơn một lần lý giải vế 'địa vị độc tôn của Nguyễn Bính' trong nền thi ca dân tộc, khẳng định:

"... Nguyễn Bính đã tìm cho mình một hướng đi dị biệt, tạo cho mình một thế vững chắc; một chỗ đứng trên
thi đàn.  Ngôi sao Nguyễn Bính vừa mọc, là sức sáng chói chng cả khung trời nghệ thuật. " (9) .

Và, cũng đồng quan điểm với Thế Phong, khi nghĩ về đời+ thơ Nguyễn Bính; Nguyễn tấn Long cũng khẳng định ngôi vị tất yếu Nguyễn Bính trên thi đàn, khi cho rằng, 

"Thơ của ông [Nguyễn Bính] rất hay, được đại chúng biết nhiều nhất; nhưng có lẽ 'tài bất thắng thời'; nên cuộc đời Nguyễn Bính lận đận, lao đao,trôi nổi, nay đây mai đó trên kiếp giang hồ. " (10) 

và đây, cũng là cảm thức của Kiên Giang, một nhà thơ tự nhận mình là 'người học trò nhỏ' của Nguyễn Bính trong thi ca; khi đánh giá về số phận của đời + thơ Nguyễn Bính,

" Thơ Nguyễn Bính đã đi vào đại chúng, nặng lòng yêu nước, chống xâm lăng; nhưng con người thi sĩ không mấy được trọng dụng?  Hơn thế nữa, anh Bính là người phóng túng, mang trọn vẹn tâm hồn thi sĩ, [khi]đi vào cuộc đời; [thì] làm sao tránh khỏi một vài cơn dội ngược, đụng đầu; trước kỷ luật chôn ốc ." (11)

 (...) 

[vẫn] theo Kiên Giang; trong một lần gặp nhau ở chiến khu; Nguyễn Bính nhắc đến người con gái có tên Mây Nhạt; mà lúc ở Rạch giá, Nguyễn Bính đã từng yêu -- khi Kiên Giang trách Nguyễn Bính sao mơ mộng quá, dù đã đi theo kháng chiến--Nguyễn Bính trả lời, 

"... Thi sĩ có trái tim, có quyền yêu+ nhớ chớ." (12)  ...

Trong [báo] Văn học số 100 (ra ngày 1/1/1970, [phát hành ở Sài gòn)];  trong bài viết 'Chiếc cầu cây giữa rừng tràm+ biến cỏ của chiến khu đã gãy rồi'; Kiên Giang đã thành thật chia sẻ, 

" Viết về Nguyễn Bính, tuy dễ mà khó.  Khó, vì không thể phóng đại, thêu dệt+ viết sai về một người đã chết" (12)-- và ông lại trăn trờ -- " ...  viết cho người chết; hay, viết cho người sống?"  

rồi chính kiên Giang tự trả lời:" Viết cho cả 2: [sống+ chết] "
---
(...) ... - tạm lược một số chữ; có thể nhiều, hoặc, ít. (Bt)



                                                                         ***

Kỷ niệm  49 ngày mất của Nguyễn Bính [1966- 2015) --  đọc lại những bài viết lý luận phê bình văn học ở miền Nam, trước 1975, về Nguyễn Bính -- thiết nghĩ , cũng là một điều; không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học; còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, để thấy được sự vĩnh hằng của một giá trị trong nền thi ca hiện đại.

 Giá trị thơ Nguyễn Bính, nói như Nguyên Sa,

" Nguyễn Bính cũng là sự bắt đầu ở bất cứ đâu, tận cùng àm chẳng hết.  Đọc bài thơ, rồi al5i đọc lại; như chưa bao giờ hết ." (13)    ...

và, nói như Vũ ngọc Phan (Văn học giai phấm/ 1974); thì,

" Nguyễn Bính, một ngôi sao sáng trong thi văn dân tộc sẽ mãi mãi hiển linh ".
   []

trần hoài anh



trần hoài anh
tiến sĩ khoa Văn hóa học ,
 soạn giả 'Lý luận- phê bình văn họcc ở đô thị miền nam 1954- 1975'
-- trường Đại học Văn hoá tp. HCM .-

( ảnh+ bìa sách chụp trên internet)

---
-  (01) đến 04    :   Mười khuôn mặt văn nghệ/ Tạ Tỵ  (Sài- gòn, 1970)
-  (05 đến 07     :   Lược sử văn nghệ Việt nam/ nhà văn tiến chiến 1930- 1945/ Thế Phong  (nxb Vàng son, Sài gòn 1974)
-  (07)               :   Nguyễn Bính, thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư (báo Văn số 189, ra ngày 1/11/1971)
-  (8) đến (11)   :   Viêtnam thi nhân tiền chiến/ Nguyễn tấn Long (q. thượng --Sống mới xb, Saigon 1968)
-  (11) đến (12) :   Chiếc cầu cây giử rừng tràm + biển cỏ của chiến khu đã gãy rồi' (báo Văn học số 100 ra ngáy 1/1/1970) 
-  (13)              :   Nguyễn Bính trong trí nhớ / Nguyên Sa (báo Văn học số 100 ra ngày 1/1/1970) 


    http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c325/n18952/Nguyen-Binh-trong-su-tiep-nhan-cua-ly-luan-phe-binh-van-hoc-o-mien-Nam-truoc-                1975.html

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ