Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

trần thị trường thán phục thế dũng: 'ngườicầm bút tử tế' -- báo tiền phong/ TPO (hà nội)

tựa chính, ' Thế Dũng lên đồng lục bát thơ
www.tienphong.vn/
                                                   thế dũng [1954 -   ]  (ảnh in kèm theo bài)

                                                        - sinh 1954 tại Hải dương/ Bắc bộ
                                                       -  từ 1971 đến 1986; lính lái xe trong Quân đội nhân dân (VNDCCH)
                                                       -  bắt đầu viết văn từ 1974
                                                        -  tốt nghiệp đại học Sư phạm Hànội (Ngữ văn, khóa 1976-1980)
-                                                      -  sinh sống, làm việc tại Berlin (Đức quốc) từ tháng 04/ 1989

                                                                           đã in:  
                                                                  -  Hoa hồng đến muộn (thơ, Hải dương 1990) 
                                                                  - Người phiêu bạt (thơ, Hànội 1992)
                                                                  - Từ tâm (thơ, Berlin 1997)
                                                                  - Chuyện tình dở dang (tiểu thuyết kịch bản, nxb An Tiêm, USA 2000)
                                                                  - Mùa xuân dang dở  (thơ, bản tiếng Đức--nxb Vipen+ TriIce
                                                                                                    Editionen/ Berlin 2003 ) v.v ...
                                                                      
                                                                                           (www. gio-o.com )

                                                                            
                                           trn th trưng thán phc
                                     thế dũng: 'ngưi cm bút t tế'
                                                                  trần thị trường
                                                   

Tôi đọc tiểu thuyết Một nửa lá số/ Thế Dũng xong; tôi nghĩ: 'tiểu thuyết là một thể loại qua thử thách người cầm bút'. Và. đọc Bên dòng sông tự tình (tùy bút+ đối thoại văn chương) thì thật lạ; có những bài viết rất hay; song, có những bài chưa nhiều dụng công.

 Có lẽ, bởi: 'đây chỉ là một tập hợp khá ngẫu nhiên các bài viết khoảng 20 năm trở lại đây'. 

Song, với cuốn sách này [Lục bát lên đồng] ; tôi bỗng thấy nể Thế Dũng; bởi, trông có vẻ hiền lành, nhu mì; thế mà lại không ngại va chạm, không ngại đối thoại; viết là viết thế thôi. Khách quan, tôn trọng sự thật; dầu điều đó là phũ phàng, là chướng tai một vài ai đó. Qua bạn bè, tôi biết Thế Dũng từng có mặt ở chiến trường, từng tốt nghiệp ĐH Sư phạm/ Ngữ văn ở VN [Hànội] ; rồi, từng thiên di tới Đứ [quốc] cho đến ngày nay. 

Viết văn, làm báo, dịch thuật; [còn] là cộng tác viên đài phát thanh Tự do Berlin. Không biết ngần việc ấy có đem lại cho Thế Dũng một đời sống vật chất đáng kể, như những người Đức không? -- [song], những cuốn sách của anh thì góp phần làm sinh động cuộc sống [vốn] nhiều tẻ nhạt này -- và, làm nên một người cầm bút tử tế

Tôi cũng đã đọc thơ Thế Dũng: 'không ấn tượng nhiều lắm; song, lần này cầm trên tay cuốn Lục bát lên đồng, tôi thực sự ngạc nhiên + thán phục Thế Dũng' người đâu sâu sắc'? 

Trong thể thức thơ việt, Thế Dũng đặt vào một trường ca lục bát, [gồm] 190 chân dung văn học Việtnam.; mỗi người một vẻ, mỗi người qua mắt Thế Dũng hiện ra trong dăm, mười câu lục bát -- cộng lại, có thể thành chân dung văn học việt một thời kỳ.

Như một họa sĩ tài hoa, Thế Dũng 'lên đồng vẽ người'; khi thì một nét ký họa bút sắt, khi thì hằn một bảng màu; nhưng ai ra người nấy.

 Có người hiện ra sơ sài, nhưng là cái sơ sài nguyên mẫu. Có người hiện ra xù xì, gai góc; cũng là xù xì gai góc như nguyên mẫu-- và, có người được miêu tả với vẻ bạo liệt.

Bạo liệt không phải do Thế Dũng cố tình; mà, Thế Dũng cho rằng: 'phải vẽ những 'nhát' như thế mới tương xứng với cá tính người đó' v.v. ...

 Không cay nghiệt, không dễ dãi, không châm biếm, hài hước; cũng không đao búa sỗ sàng, Thế Dũng rất nhân bản vẽ người, với nét nhân ái, hóm hỉnh; để ai đó, có thể nhìn vào chính mình, sau giật thót, sẽ phá lên cười một cách sảng khoái.

Viết (vẽ) được như thế, khái quát hóa tác phẩm + nguồn mạch sáng tạo, cũng như cá tính của từng chân dung thật chẳng dễ dàng . Tác giả  cuốn trường ca lục bát (chân dung) này, phải là người yêu từng trang sách, yêu mọi con người; đắm đuối với nền văn hóa sinh ra những con người + những tác phẩm đó.

Tác giả không cố ý định vị cá nhân nào trên chiếc chiếu làng [văn];  anh chỉ mong đem lại cho bạn đọc một chút vui vẻ.  Chuyện về làng văn ấy mà'; đã biết bao người từng mong muốn làm cái việc tóm gọn ai đó, trong lời kể của mình. Nhưng kể sao cho sinh động, cho dễ nhớ, cho đúng là người đó; là chuyện tới nay mới có 1 người  [Xuân Sách/ tác giả Chân dung nhà văn], [nay] Thế Dũng liều lĩnh làm người thứ 2. 

 Nhưng có thể : tử vi Thế Dũng đã quy định : 'anh phải viết cái trường ca ấy, làm cái việc ấy, không làm thì Trời phạt. Chăng?' 

190 chân dung văn học, không ghi rõ tên ai; chỉ đánh số ở đầu các đoản khúc; trong 1 cuốn sách 200 trang; đọc lên, ai cũng nhận ra đó là nhân vật nào. 

 Chỉ tiếc cuốn sách dừng lại ở ngần ấy chân dung; trong khi không còn không ít chân dung văn học thú vị nữa; chưa được Thế Dũng nhắc tới -- vì, chưa biết [tới] chăng; hoặc, ngòi bút của anh chưa [thể] tả nổi.  [Chăng]?

Lời cuối sách, tác giả viết,

" 'Lục bát lên đồng' vốn ngẫu hứng bất chợt, vụ hiện. Việc định danh, gọi tên từng đoản khúc, xin được phó thác cho bạn đọc. Các chữ viết tắt ở phần 'mục lục'; nếu có thể, coi như'một góc mở' tham chiếu." 

  trần thị trường

 http://ww.tienphong.vn/van-nghe-dung-len-dong-luc-bat-tho-519461.tpo

                                                         lục bát lên đống/ thế dũng
                                                                 (nxb lao động/ hà nội -- bìa sách, kèm theo bài)



                           

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ