một lần đón phạm duy cách đây 15 năm ... nguyễn thị ngọc hải ghi (phanduy.com/
một lần đón phạm duy cách đây 15 năm...
http://phamduy.com/
hàng sau : x... + nhạc sĩ nguyễn văn tý (giữa) + x...
hàng trước: x... nhạc sĩ phạm duy ( giữa) + x...
(ảnh kèm bài)
một lần đón phạm duy cách đây 15 năm ..
nguyễn thị ngọc hải ghi
Lúc đó, chưa ai biết ông [Phạm Duy] có được công khai với 'Ngày về' trình diễn ở 2 thành phố lớn nhất: Hànội + tp. HCM -- như sau này đã diễn ra; với sự hưởng ứng+ sự phò tá mạnh dạn của tổng biên tập báo Thanh niên Nguyễn công Khế + Cty Phương Nam. (có cả thủ tướng Võ văn Kiệt tới dự).
Việc đón ông hôm đó ở Sài gòn, là theo gợi ý của giáo sư Hoàng ngọc Hiến ở Hànội; tổ chức như buổi họp mặt bạn bè tại một biệt thự ở Thủ đức. Đó là nhà của ông bà Trần văn Kim. ( họ hàng của bác sĩ Bùi Lâm, một người bạn). Và , chỉ mời một số ít; khoảng gần 2 chục người, cuộc trò chuyện thân tình mang ý nghĩa gia đình.
Phạm Duy lúc ấy mới mổ tim xong; nhưng khá khoẻ mạnh-- với mái tóc quăn óng ánh bạc, áo sơ mi màu, quần jean xanh; ra bắt tay từng người. Đây là lần đầu tiên, trôi được gặp nhạc sĩ; còn các bạn bè ông; thì, gặp lại sau, không biết bao năm cách xa. ...
Mọi người gỏi thăm sức khoẻ sau mổ, Phạm Duy cảm ơn, tâm sự vui vẻ:
" Tôi bói khá hay; năm 1988, khi có phong trào Glanost ở Liên xô; tôi nghĩ: nhiều vấn đề đã được giải quyết rồi -- tôi làm bài hát cho tương lai 'Người tình già trên đầu non' ; hoá sinh thành người trẻ. Đến năm nay; tim tôi mổ, đã trở thành người ở tuổi 40. 7 ống huyết quản thay hết. Tôi về lần này là một thử thách con tim. Cũng khá mệt; không ngày nào [mà] anh em không rủ đi."
Nhạc sĩ Nguyễn văn Tý [ nói với Phạm Duy], " Anh cứ coi sự mệt ấy như 'nhạc nhẹ' thôi nhỉ".
Phạm Duy cười,
" Vâng. Tôi tìm về tận nơi gốc tích nhà mình (quê ông : làng Phượng dực, huyện Yên xuyên, tỉnh Hà tây). Các gia đình, họ làm gia phả. Có một người làm 'thế phả'; từ đời thứ nhất, cách đây 200 năm; đến đời tôi, thứ 15. Hoá ra tôi còn là trưởng tộc. Về làng, vẫn còn bia từ thời Cảnh Hưng; tôi chụp hình hết. 50 năm về lại gốc làng mình. Họ Phạm lớn lắm; tìm mộ thì hơi khó, nhưng tìm được tông tích là quan trọng [hơn] -- ông tư lự, tiếp lới -- tôi nghĩ tất cả người Việtnam đều muốn về nước. Tôi la con cá hồng ngược sông về suối. Vật lộn lắm ..."
Bác sĩ Ngô văn Quỹ [hỏi], "Thấy thế nào?"
Phạm Duy,
" Với cá nhân tôi, một người xa nước; tất nhiên có nhiều xúc cảm với con người + cảnh quê. Nhiều lời đồn đại về Việtnam, sai lắm. Tôi nhìn người dân quê; tơi không nhìn người Hànội. Con đường xi-măng; trẻ con không mặc áo rách. Không còn nhà tranh. Tôi từng làm nhiều bài về thợ cấy. Giờ; ở bờ ruộng có Honda. Nhà có ti-vi, vidéo ..."
Nhạc sĩ Tô Vũ nói, " Bà mẹ Gio Linh [Phạm Duy] , nghe hát 'gai' cả người."
Phạm Duy kể chuyện ở Hà nội; người lãnh đạo đầu tiên ông gặp là nhà thơ Tố Hữu. Ông bảo, ' với Tố Hữu, ông mang 2 cái ơn'. --' Một là, khi miền Bắc giải phóng; tôi vì hoàn cảnh gia đình, phải đi Nam; anh làm bài thơ 'tếu' [về] tôi. Trong bài thơ, có ý là: 'nếu ai đó hỏi: người nhạc sĩ năm xưa đâu, tác giả không trả lời được.' Ơn thứ 2; khi đất nước thống nhất anh Tố Hữu có lênh đừng 'động đến' vài người; trong đó có Phạm Duy. ' Chúng tôi gặp lại, trò chuyện rất giản dị. Xưa nay, tôi vẫn nhận mình là người hát rong; không nhận là nhạc sĩ. Tôi không bao giờ quan trọng hoá; mà, bình thường hoá cuộc đời."
[Phạm Duy] bảo về quê thích lắm, thích nhất là, ' Người dân quê vẫn còn mộc mạc như xưa, thế là đủ'.
Một người nào đó, nói to, " Anh còn phải về Thiệu hoá, rừng thông; nơi kháng chiến xưa."
Nguyễn văn Tý, " Đúng đấy. Cả nước có 2 nơi tập trung trí thức trong kháng chiến xưa; là Thanh hoá + Việt bắc." (câu chuyện chuyển sang âm nhạc) Ông Phạm Duy kỳ này mới về; chắc chưa mang về nhiều các tác phẩm của anh ...? "
Phạm Duy, " .... các anh em yêu Phạm Duy; có người chỉ biết ' Về miền Trung' thôi ... Hôm nay có đem đĩa [để] biểu diễn cho quý vị nghe."
Nhạc sĩ Nguyễn văn Tý, " Anh có nói về âm nhạc đa âm, nhiều hình thức phát triển ..."
Phạm Duy, " Sang Mỹ mới mới làm được. Phụ thuộc phương tiện. Tôi có phúc là: con nó làm cho mình. Duy Cường là nhạc sĩ hoà âm ... ở Mỹ. Về lấy mẫu 72 nhạc khí Việt nam. Tiền đâu để thuê người. Chúng tôi dùng nhạc vi tính; các anh nghe nhạc Việt nam vào computer; các anh phải rợn da gà. Năm 1990, tôi mới bước sang địa hạt của hình thức đa điệu. Tôi học ở Pháp những năm 1954- 55, kính phục Mozart + nhạc cổ điển; nhưng lúc đó không thể áp dụng gì nhiều cho Việtnam. Tôi ít khoe sự hiểu biết của mình; nhưng, có lúc tôi thuộc cả opéra, thuộc 'đã đời' các nhạc sĩ. "
Ai đó hỏi chen [vào], " Anh dùng concerto?"
" ... tôi không dùng riêng một hình thức nào. Thí dụ: tôi chọn 99 bài thơ Hàn Mặc Tử; nếu bỏ phần hoà âm, không còn giá trị gì cả. Ba phần. Một: thời kỳ chữa bệnh: ... Đà lạt trăng mờ, Sao anh không về thôn Vỹ'... Phần 2: mắc bệnh hủi; 3 bài diễn tả. Tôi dùng sáo Mèo [H. Mông] đã được ghi vào máy, diễn tả đau đớn. Phần 3: Hé ra tươi vui, có lòng tin đạo. Nếu có lòng tin, cứu rỗi ... cái mà tôi đang làm là ' minh hoạ truyện Kiều'. "- [lời Phạm Duy].
Ai đó bật lên, " Sao lại'minh hoa'?"
" ... vì, truyện Kiều hay qua rồi, " cỏ non xanh rợn chân trời" chẳng hạn. Tôi 'vẽ' cho các vị nghe; phải thấy c hân trời cỏ non đó. Minh hoạ theo nghĩa tốt. Tôi chia 4 phần: Phần đầu: gặp Đạm Tiên, gặp số phận của mình. Hai: gặp Kim Trọng: tình yêu 1 đêm không ân ái. Ba: toàn những bất hạnh, Tú Bà, Sở Khanh. Bốn: gặp Từ Hải: gieo mình, không dùng Giác Duyên cứu -- Đạo cũng không cứu nổi. 3 ngàn bản bán hết. "-- Phạm Duy kể tiếp, "... sau bài 'Người tình già trên đầu non' ; tôi viết tiếp' Hẹn em năm 2000' -- sẽ có 2 bên cửa hé cho anh trở về. 'Em' đây là Việt nam'. Tôi mặc khải, 'Thinh không (bài 1); 'Võng' (bài 2) -- rồi, tiếp 'Thiền ca số 2' , thiền ca là tự tin mình, anh sẽ tìm thấy anh, tự về với mình... " [vẫn lời Pham Duy.]
(bắt đầu sang phần' biểu diễn ca nhạc) Tô Vũ pha trò, " Chúng tôi là 'nhạc cụ' cả rồi. Xin tha cho tuổi già, đừng bắt hát. " --(nhao nhao)" xin mời Phạm Duy thôi."
(thật không ai có thể ngờ: có một ngày ở căn nhà này, vang lên tiếng chát của chính Phạm Duy ) (...)
Nhớ đến bạn bè, ông nhắc Văn Cao,
" Anh em chúng tôi có 'hôn' nhau... bằng thư. Khi tôi về nước, có gọi điện chia buồn với gia đình. Rồi, mấy người con [của] tướng Nguyễn Sơn * đến thăm. [Còn] ông Trần Độ có gọi điện ." (...)
---
* khi là tư lệnh Quân khu 4 (thời kháng chiến), tướng Nguyễn Sơn làm chủ hôn đám cưới Phạm Duy+ Thái Hằng.
- (...) - tạm lược ít dòng, có thể ít; hoặc, nhiều.
( chú thích của Bt)
***
Sau cuộc gặp ấy; biết hôm sau, ông bay-- tôi tìm đến; gửi khách sạn, nhờ chuyển tặng ông cuốn sách viết về cuộc tìm mộ các liệt sĩ
Tôi đề,
" Kính tặng nhạc sỹ Phạm Duy/ để biết thêm một đoạn đời khác của các 'chàng thợ cày, thợ cấy' của ông." []
nguyễn thị ngọc hải
http://phanduy.com/en/viet-ve-pham-duy/fan-viet/5857-mot-lan-don-pham-duy-cach-day-15-nam
phạm duy
[ i.e. pham duy can oct.5, 1921- jan.27, 2013]
was Vietnam's most prolifiic song writer... written
musical career. (photo: internet)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ