Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

nhà văn nguyễn đăng mạnh, một kẻ sĩ bắc hà/ bài viết; dương kỳ anh ( báo điện tử tiền phong)

nhà văn nguyễn đăng mạnh, một kẻ sĩ bắc hà
báo điện tử tiền phong


                                          nhà văn nguyn đăng mạnh,
                            mt k sĩ bc hà
                                                                  dương kỳ anh

                                                               nguyễn đăng mạnh [ 1930 -       ]
                                                                                     (ảnh in  kèm bài)


-... Nguyễn đăng Mạnh , từ một anh' giáo khổ tỉnh lẻ'  đã vươn lên; trở thành một giáo sư (GS), một nhà giáo nhân dân(NGND), một nhà văn nổi  tiếng. Thành đạt lớn nhất của anh; là, bằng con đường tự đào tạo, từ một 'trí thức bình dân' trở thành một 'trí thức thực học' ...  - HOÀNG NGỌC HIẾN -

-...  nghiên cứu phê bình văn học ; tôi rất thích tiếp xúc với giới sáng tác. Người tài, người đẹp bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với tôi.  Người tài, người đẹp, người tốt; la những của quý hiếm trên đời, phải biết nể trọng " 
 - NGUYỄN ĐĂNG MẠNH




Gần 90 tuổi, ông vẫn đi dự đại hội;  [hội nhà văn lần thứ IX] vẫn mang sách tặng tôi. một nhà văn chỉ bằng tuổi con ông, làm tôi thực sự cảm động.  Cuốn sách thực sự hấp dẫn, tôi đọc suốt đêm. Trong 'phần mở đầu', ông viết,

 " ... Nghiên cứu phê bình văn học; tôi rất thích tiếp xúc với giới sáng tác. Người tài, người đẹp bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với tôi.  Người tài, người đẹp, người tốt; là những của quý hiếm trên đời; phải biết nể trọng ..."  ... 
---
*  ... - tạm lược ít ; hoặc, nhiều dòng. (Bt)

Nói về 'kẻ sĩ' , sử gia Trần trọng Kim chép rằng: ' khi mới nghe tin quân Nguyên sẽ vào chiếm thành Thăng long, vua Trần đâm hoang mang; định đem cả hoàng tộc chạy vào Thanh hóa lánh nạn. Cả thành xôn xao, dậy lời can ngăn vua đừng đi. ...

 Buổi sáng đoàn thuyền lên đường, tể tướng Hồ qúy Ly rút sẵn gươm cầm tay, thị chúng rằng: sẽ ra lệnh chém đầu bất cứ kẻ nào dám nói chuyện không muốn rút khỏi thành Thăng long.  Ngay lúc ấy có một người học trò nghèo, bơi đến trước mũi thuyền của hoàng gia; dang rộng cánh tay can:

" Nếu nhà vua quyết định vào Thanh hóa; thì xã tắc, dân chúng bỏ cho ai?" 

  Hồ quý Ly rất tức giận, nhưng cuối cùng, đành phải nghe lời can gián.

 Sử gia Trần trọng Kim gọi người học trò ấy là 'kẻ sĩ'.   ...


                                                                ***

cửa phòng 06..., một tòa nhà  cao tầng ở phố Láng Hạ (Hànội); tôi giật mình khi nhìn thấy tước cửa, treo tấm biển 'Công ty TnT' .  Mình nhầm chăng? Đang đứng tần ngần nhìn dãy hành lang dài hun hút, thì cánh cửa phòng xịch mở, giáo sư Nguyễn đăng Mạnh + vợ ông; mời tôi vào nhà.

Đó là nhà con gái ông, Nguyễn thị Thanh Thủy.

 Thanh Thủy sinh năm 1970, tốt nghiệp đại học ngoại giao khoa tiếng Pháp. Thủy đang làm cho một tờ báo.  Vợ chồng cô mở công ty truyền thông; cô đón bố mẹ về ở cùng, để tiện chăm sóc khi hai cụ tuổi đã cao.  Trò chuyện với tôi qua điện thoại, Thủy nói rằng, ' cô hóc được người bố thân yêu của mình tính thích khám phá, tính lãng mạn.  Lúc nhỏ, bố cô thường dẫn con đi ngắm hoa,  đi chợ hoa; ngắm cảnh thiên nhiên' ...

"Nghe nói giáo sư dạy con nghiêm khắc lắm, mà?" -- tôi hỏi Thủy. --" Nghiêm khắc với anh trai, thôi ạ".

Thủy cười. Anh trai [của] Thủy, Nguyễn đăng Thanh (sinh 1962), tốt nghiệp đại học Liên xô cũ .(khoa tâm lý).

Vợ giáo sư Nguyễn đăng Mạnh, bà Nguyễn thị Thoại cũng là một cô giáo -- kể rằng: 'lúc còn nhỏ, con trai bà tỏ ra thông minh; rất hiếu động, nghịch...; hay đặt ra những câu hỏi với bố mẹ, với người lớn , ' sao càng đến gần, cái cây lại càng cao lên'.

 Có lần Thanh mải chơi; không làm bài, bị điểm kém,

 "nhà tôi đã phạt 3 tháng trời không được xem phim trên ti-vi, khi cháu không làm bài, bị điểm 2; ông [bố] còn dán bài làm bị điểm kém ấy, lên góc học tập của [con] để cảnh cáo.'  " Khi nhà tôi được điều vào dạy học ở Vinh (Nghệ an); tôi cũng vào đó, đưa cháu theo.  Rồi tình hình chiến tranh ác liệt; máy bay Mỹ đánh dữ quá, vợ chồng tôi phải gửi cháu ra ngoài này cho ông bà.   Tôi nhớ con quá; cứ nghe tiếng khóc trẻ con ở đâu đó, cũng khóc theo ... Khi ra ngoài này; tôi thường xuyên đi họp phụ huynh; nghe các thầy cô khen cháu học giỏi, thế này, thế khác; tôi vừa mừng lại vừa lo -- tôi bảo với cá thầy, cô rằng: đừng khen ngợi cháu quá, kẻo cháu đâm ra chủ quan, tự mãn. 

thi đại học, cháu đạt 26 điểm; mà, tiêu chuẩn đi nước ngoài lúc đó chỉ 21 điểm.  Cháu học giỏi, thích các môn tự nhiên Lý, Hóa; điểm thi Lý 9, 5, Hóa cũng 9, 5; nhưng, chúng tôi khuyên cháu học tâm lý; vì cứ nghĩ rằng đó là ngành có nhiều tương lai . ... Tuy không thích ngành tâm lý học, [bởi] không thích, kết quả không đạt xuất sắc. Giờ nghĩ lại, tôi cũng có chút ân hận "--  [lời] bà Thoại.

Bây giờ, 2 con của ông bà , có thể nói là thành đạt; làm ăn khấm khá.  Nguyễn đăng Thanh làm ở VINGROUP; vỢ là viện phó viện Dầu khí,  có nhà cửa rộng rã, xe ô-tô, cuộc sống đàng hoàng.

Giáo sư Nguyễn đăng Mạnh nói rằng: ' ông rất hợp với cậu con trai, bố con có cùng quan điểm về nhiều vấn đề, có nhiều sở thích giống nhau; ông coi con như người bạn tâm đắc' -- tuy con trai không theo nghiệp bố, nhà văn, nhà giáo.

[Ông] sinh năm 1930 tại làng Quần phương Hạ (Hải hậu/ Nam định); nhưng quê gốc Bắc ninh. Lúc mới sinh, ông được bố mẹ đặt tên Nguyển đăng Minh. Rồi, người ta gọi chệch đi  là Nguyễn đăng Mịnh. Khi làm chứng minh thư mới, đổi là Nguyễn đăng Mạnh.

theo cố giáo sư Hoàng ngọc Hiến,

  " Nguyễn đăng Mạnh, từ một anh 'giáo khổ tỉnh lẻ' đã vươn lên; trở thành một gíao sư (GS), một nhà giáo nhân dân (NGND), một nhà văn nổi tiếng. Thành đạt lớn nhất của anh; là, bằng con đường tự đào tạo, từ một 'trí thức bình dân trở thành một 'trí thức thực học'. "  ... 

 ( Một tiến trình nghiên cứu phê bình văn học/  HOÀNG NGỌC HIẾN).

Tôi đọc 'Văn học Việt nam hiện đại/ những gương mặt tiêu biểu'; ông vừa tặng tôi, cũng như cuốn [Hồi ký/ Nguyễn đăng Mạnh]; thực lòng [mà nói, còn] hấp dẫn hơn cả nhiều nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết.  Chỉ riêng vài trang, thậm chí một vài dòng; ông đã lột tả đươc cái 'tạng', cái 'hồn' của người mà ông viết [về họ].  Thực sự ông là 'một nghệ sĩ lớn'.

Ngồi trò chuyện với ông, tôi càng hiểu hơn [về] điều này -- những điều ông đã sống [trải], đã viết, đã dạy các con. Ông kể rằng: thân phụ ông,  cụ Nguyễn trí Tường, từng là lục sự tòa án huyện; [còn] là một nghệ sĩ, một nhà thư pháp nổi tiếng.  Cụ mê thơ, chơi hoa, chim họa mi + cây cảnh; từng được giải nhất cuộc thi về hoa Thủy tiên, tổ chức ở đinh hàng Bạc. (trước 1945).

 [và], giáo sư  Nguyễn đăng Mạnh còn có một người chị gái, tên Nguyễn kim Hồi; mê tiểu thuyết, có một kho sách; mà, cậu bé Mạnh từ thuổ nhỏ đã được thừa hưởng.

Ông luôn quan niệm : 'văn chương là văn chương, văn chương là hình tượng, thông qua hình tượng; văn chương đích thực phải có giá trị thảm mỹ cao.' 

ông đã thể hiện nhất quán quan niệm này; trong khi soạn sách giáo khoa, cũng như trong khi giảng dạy; bất chấp mọi lời phê phán. Ông là một nghệ sĩ thực sự : cả trong cách sống, giáo dục con; luôn hướng các con ông [đạt] tới giá trị tinh thần, thẩm mỹ cao đẹp của cuộc sống. []


   dương kỳ anh
     NHÀ VƯỜN SÓC SƠN , 2015-2016



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ