Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

đọc thêm (2) : - thông báo tin nhạc sĩ VŨ ĐỨC NGHIÊM [1930- 2017 ] qua đời -- trích : - SBTN - CALI (VO MEDIA) & VIETLIVE TV.

 

Thông Báo Tin 

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm Qua Đời

blinkingblock   SBTN-CALI (VO MEDIA)                blinkingblock   VIETLIVE TV

bar_divider

Tiểu Sử

VuDucNghiem

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh ngày 30-6-1930 tại làng Ho

ành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ông qua đời ngày 24-7-2017 tại thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Là con thứ nhì của hai cụ Vũ Đức Thọ, ông có khiếu âm nhạc từ thuở nhỏ, và tuy không học nhạc bao giờ, ông bắt đầu sáng tác ca khúc vào năm 17 tuổi.

Năm 1951, sau khi đậu Tú Tài I và đang học lớp đệ I C, trường Chu Văn An, Hà nội,  ông được động viên, vào Khóa 1 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định.

Sau khi ra trường, ông là Đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn khinh quân 711, cùng đơn vị chiến đấu và đóng quân ở các vùng Kiến An, Nam Định, Ninh Bình.


Sau khi đơn vị di chuyển vào Nam, ông phục vụ tại tiểu khu Phú Quốc, rồi trung đoàn 7, sư đoàn 3 dã chiến tại Sông Mao.Năm 1957, Trường Sinh Ngữ Quân Đội được thành lập và ông là một trong những giảng viên Anh Ngữ đầu tiên tại trường này.


Năm 1958, cùng với người em ruột là Trung úy Vũ Đức Chỉnh, Trung úy Vũ Đức Nghiêm sang Hoa Kỳ, phục vụ tại trung tâm huấn luyện Fort Benning, tiểu bang Georgia. Nhiệm vụ của ông là nghiên cứu trước các tài liệu, và phụ giúp huấn luyện viên Hoa Kỳ khi giảng bài cho các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.


Sau khi từ Hoa Kỳ về nước, ông tiếp tục công việc giảng dạy tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội.


Đầu thập niên 60, ông phục vụ tại Sư Đoàn 22 Bộ Binh, rồi Tòa Đại Biểu Chính Phủ tại Ban Mê Thuột.


Giữa năm 1966, Đại úy Vũ Đức Nghiêm được giao chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn, tỉnh Tuyên Đức, và sau đó giữ nhiệm vụ Trưởng phòng hành quân, tiểu khu Tuyên Đức.


Năm 1969, thiếu tá Vũ Đức Nghiêm là Phụ tá Quân Trấn, thị xã Đà Lạt.


Trong thời gian phục vụ quân ngũ, ông tiếp tục học, và tốt nghiệp Cử nhân văn khoa, Viện Đại Học Đà Lạt.


Cấp bậc cuối cùng của ông là Trung Tá, Huấn Luyện Viên Tiếp Vận, Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Đà Lạt-Long Bình.

Sau 1975, ông trải qua hơn 13 năm trong những trại tù khổ sai của Cộng Sản từ Nam ra Bắc.

Cuối năm 1990, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và gia đình sang Hoa Kỳ theo diện H.O., và cư ngụ tại San Jose, California.

Với hằng trăm ca khúc viết suốt hành trình theo Chúa, Vũ Đức Nghiêm đã trở thành một trong những nhạc sĩ Cơ Đốc được biết đến nhiều nhất qua những ca khúc như: Khi tôi quỳ nơi chân Chúa, Tôi ước mơ là viên than hồng, Vững bước đi trên khổ đau

Bài tình ca Gọi Người Yêu Dấu trước 1975 là một trong những nhạc phẩm được phổ biến rộng rãi và thính giả yêu mến. Ngoài 2 tập nhạc xuất bản ở Việt Nam Tình Khúc Cho Ly Cơ (1971) và Nhạc Tình Vũ Đức Nghiêm (1974), Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm đã thực hiện tập nhạc “Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu” (1998), 4 CD: Dâng Tình, Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu, Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng và Dòng Sông Đứng Lại (cộng tác với nhạc sĩ Phạm Anh Dũng) và các CD Tôn Vinh Ca --  khi Ông định cư ở Hoa Kỳ.

 Năm 2002, Ông được bà Elaine Alquist, dân biểu tỉnh Santa Clara, tiểu bang California, tuyên dương và trao giải thưởng đặc biệt.

 Giải này dành cho những nghệ sĩ cao niên đã phục vụ nghệ thuật trên 50 năm, đã tạo thành tích ở Việt Nam và tiếp tục sau khi định cư ở Hoa Kỳ.

Dòng nhạc Vũ Đức Nghiêm có thể được chia làm bốn thể loại, tương ứng với bốn giai đoạn khác nhau:

1. Quân hành ca: Viết lúc còn trẻ, thời kỳ sống trong quân đội.
2. Tình ca: Viết ở lứa tuổi trưởng thành.
3. Ngục tù ca: Viết trong thời gian 13 năm ở các trại tù tập trung của Cộng Sản.
4. Tôn vinh ca: Viết từ giai đoạn sau đó cho đến ngày qua đời
.

                                                                   CDs

CDTonVinhCa-VDN

CD-DangTinh CD-DoaHongChoNguoiYeuDau

Mời nghe toàn bộ AnimatedNotesCD ĐÓA HỒNG CHO NGƯỜI YÊU DẤU (60 phút – youtube)

CD-MuaXuanThungLungHoaVang CD-DongSongDungLai

SÁCH NHẠC

TKLC-VDN-BiaTruoc-A NhacTinhVuDucNghiem-01

SachNhacDoaHongChoNguoiYeuDau-VDN 


-------------------------------------------


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ