The Strength of The Solitude / Sức Mạnh của Sự Cô Đơn / Âu Cơ -- i.e. Trần Thị Âu Cơ 19 xx- / California -- trích : http: vietvanmoi.fr.AUCO_ ho...
tranh Tạ Tỵ
THE STRENGTH OF THE SOLITUDE
M y father left me when I was eight years old. I was too young to understand the surrounding events. I was shocked when I saw my mother’s tears for the very first time. I realized whatever that was happening was really important because it had affected my mother to tears. It was like a blow to my face when my father packed his things and left me. He wouldn’t stay, no matter how hard I cried or clung onto him; he just pushed me away and left. I remember that day clearly, just as if it was yesterday. I stood there and watched him drive away in an afternoon when the sun was hidden. In my childish mind, when my father returned a couple of hours later, I thought it was because of me, yet he only returned because had forgotten his precious suitcase! Like a broken chair, I lost my balance. I was so used to having my mother as well as my father there to hold me up; now one side was gone. Having had led a blissfully ignorant childhood, my world of perfection shattered. All of a sudden, I had fallen into the abyss of solitude.
In the first few months after my father left, there were many nights in the dead, silent house, I would sit and stare out of the window. I imagined some faraway place of noisy happiness, where there were dancing and laughter and I just wanted to break out into heart wrenching sobs because I was trapped here. The deafening silence that engulfs me was so loud that I couldn’t hear anything. My mother never knew how I felt because she was always so busy. Every time I couldn’t do my homework, I thought of my father and became angry. I hated him for leaving me; I hated myself for not having been good enough for him; and I hated Destiny’s injustice.
For the first couple of years following, I still felt the emptiness. At the beginning of every school year when my mother had to fill out the emergency forms for me, the line that says, “Father’s home phone number” always saddens me. There was always a “N/A” next on that line.
I know that my mother loves and sacrifices her life for me in so many ways that I can’t possibly imagine or ever repay. My mother is a violinist as well as an acclaimed writer, but due to fear of my hurt and pain of losing her as well, my mother secluded herself behind her office doors and worked hard instead of socializing with her friends. For more than eight years, she lived quietly and remained distant from the outside world, and work. She often says to me, “You have already lost your father, I don’t want you to loose you mother as well.” I am forever in debt of these words.
Of course, adjusting to a life with a single mother in USA was difficult; especially, when my mother had so many other people that were dependent on her. I solved my own problems, whether they were school problems or social problems. I never told my dilemmas to my mother because I knew the burdens on her shoulders were immensely great without taking on my pains as well. When I cried, I ran away into some hidden corner and wiped my own tears.
But then days became weeks, weeks became months, months became years, and gradually, my tears dried, I adapted to the silence. “Father’s Day” was practically nonexistent for me. I did not worry about not having someone to “chaperone” my field trips like I did before. When I did not understand a math problem, I either figured it out myself or called a friend. Slowly, I realized that I could depend on myself. Of course, there are things that I still need my mother for, but the things that my father used to take care of before were now my own responsibilities.
A favorite quote of my mother’s is, “In every sadness there is a happiness.” I agree with her, I find many heart warming things in my present life with my mother.
There would be days when neither my mother nor I said a word to one another, each drenched in her own work. Then there could be days when we turned on music and danced together.
There were also many blissful summer trips to Viet Nam where my mother would teach me many life lasting lessons. I see and learn them through her kind actions towards the impoverished people of Viet Nam and it has etched a clear impression of pure goodness in my mind. My mother is the kind of person who is easy to talk to and she doesn’t make one uncomfortable or feel inferior. I have to say that she is a very special mother. She doesn’t talk to me much, but she tells me her biggest, most important messages through her actions of practical reality. She has proven to me that happiness can be gained through the heart, love, hard work, forgiveness, sacrifce and the endurance of the life’s obstacles. My mother provides me with a confidence in life; from her, I’m not afraid of society and solitude. Through that, I love her all the more.
It seems to me that my life has always been like this: just my mother and I. It is hard for me to remember how life was like when my father was still with me; it was all like part of a dream.
Almost nine years had passed; my way of thinking has greatly changed. I cherish the life that I have now: every single minute of it. Living in such a way that I will not regret anything. I have become my own support. My mother holds me up on one side and I hold myself on the other. My father’s absence showed me what I’m capable of: strength, perseverance and most of all, determination. I have gained a determination to become somebody, to rise and to reach my aspirations. Nonetheless, I must thank my father for unintentionally giving me a courage and perserverance to go on. His abandonment led to my discovery of loneliness and my tolerance for it.
SỨC MẠNH CỦA SỰ CÔ ĐƠN
(Âu Cơ chuyển ngữ)
Cha tôi bỏ đi từ khi tôi mới 8 tuổi. Dạo ấy tôi còn bé quá để có thể hiểu những gì xảy ra chung quanh. Tôi đau lòng khi lần đầu tiên nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ tôi. Tôi nhận thức, dù điều gì chăng nữa thì cũng là thật sự quan trọng bởi vì chúng đã làm cho mẹ tôi khóc được. Tôi thấy như bị đấm một cú mạnh vào giữa mặt khi nhìn cha tôi thu xếp hành trang của ông và bỏ đi. Mặc kệ những tiếng kêu nức nở của tôi để níu chân ông lại, ông vẫn không ngừng bước, chỉ đưa tay đẩy nhẹ tôi sang một bên và rời khỏi nhà. Buổi hôm ấy, tôi nhớ rất rõ, như thể nó mới xảy ra ngày hôm qua. Tôi đứng nhìn theo chiếc xe cha tôi lướt đi trong một buổi chiều không có nắng. Trong cái đầu trẻ nít của tôi, khi cha tôi quay lại vài giờ sau đó, tôi nghĩ rằng ông quay lại vì tôi, nào dè chỉ là vì ông để quên cái cặp túi thân thiết của ông nên quay lại lấy! Từ đó, giống như một cái ghế bị gãy chân, tôi đâm mất thăng bằng. Tôi đã quen có cả mẹ lẫn cha cạnh bên để nuôi dạy; bây giờ một phía đã mất. Đã từng có một thời ấu thơ vui thú, giờ đây cái thế giới hoàn hảo ấy đã bị vỡ tan; một cách bất ngờ, tôi rơi vào sự cô đơn.
Trong vài tháng đầu sau khi cha tôi bỏ đi, có nhiều đêm trong căn nhà im lìm như chết, ngồi nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ mà tưởng tượng đến những nơi xa xôi đầy hạnh phúc sống động, đầy tiếng cười tiếng nói, tôi chỉ muốn bật lên tiếng khóc nức nở từ trong trái tim đau nhói bởi vì đang bị cầm giữ nơi này. Sự yên tĩnh dữ dội đã nhận chìm tôi đến nỗi hai tai tôi ù đi, chẳng thể nghe được gì cả. Mẹ tôi không bao giờ biết những gì tôi nghĩ bởi vì bà làm việc nhiều quá. Mỗi khi tôi không thể làm xong bài tập ở trường, tôi tưởng đến cha tôi và trở nên giận dữ. Tôi ghét ông cái việc đã bỏ rơi tôi; tôi cũng ghét chính mình đã không là đứa con ngoan cho ông; và tôi ghét cả sự bất công của Định Mệnh.
Vài năm đầu, tôi vẫn cảm thấy trong tim mình một nỗi trống rỗng. Cứ mỗi lần bắt đầu niên học mới, khi nhìn mẹ tôi phải điền vào những cái đơn của trường, dòng chữ “Số điện thoại của cha” vẫn thường làm cho tôi buồn rũ. Luôn luôn chỉ là chữ “không có” ở hàng kế bên.
Tôi biết mẹ tôi rất thương tôi và hy sinh cho tôi thật nhiều, đến nỗi tôi khó thể tưởng tượng sẽ đáp đền cho đủ. Bà là một nhạc sĩ vĩ cầm, một nhà văn nổi tiếng được nhiều độc giả yêu mến. Nhưng bởi vì sợ tôi đau khổ, trong hơn 8 năm, mẹ tôi đã sống một cuộc sống khép kín, đóng cửa không giao tiếp với bất cứ ai, và làm việc. Tôi thường nghe mẹ nói: “Con đã mất cha, mẹ không muốn con mất cả mẹ nữa.” Tôi mang ơn những lời này của mẹ.
Dĩ nhiên, để thích ứng với đời sống Mỹ cho một người mẹ độc thân thì thật là một điều khó khăn, nhất là khi mẹ tôi còn phải cưu mang lo lắng cho nhiều người thân khác. Vì vậy mà tôi giấu kín những nỗi khổ của riêng mình, dù đó là việc liên quan ở trường học hay là trong cuộc sống. Tôi không bao giờ kể những nỗi khó của mình cho mẹ nghe bởi tôi hiểu cái gánh nặng đè lên vai mẹ đã là quá lớn để không cần phải có thêm gánh nặng về tôi nữa. Khi tôi muốn khóc, tôi đi tìm một cái góc kín đáo và tự lau nước mắt cho mình.
Nhưng rồi ngày qua tháng lại, dần dần, nước mắt tôi khô đi, tôi đâm ra thích ứng được với sự im lặng. “Ngày Cho Cha” đặc biệt không còn nữa với tôi. Tôi không cần bận tâm đến việc có một người để “kèm” trong các chuyến đi chơi ngoài trời giống như đã từng làm khi còn bé. Khi tôi không hiểu một bài toán thì tôi cố gắng làm một mình hoặc gọi điện thoại cho bạn bè nhờ giúp. Từ từ, tôi nhận thức ra rằng tôi có thể tự tin vào chính mình. Dĩ nhiên, có nhiều điều tôi phải cần đến mẹ tôi, nhưng những cái gì mà lúc trước cha tôi hay giúp cho tôi thì bây giờ chính tôi phải tự lo liệu lấy.
Tôi thường nghe mẹ bảo: “Trong sự đau khổ luôn luôn có niềm hạnh phúc.” Thì đúng vậy, tôi tìm thấy được rất nhiều Hạnh Phúc trong cuộc sống hiện tại với mẹ tôi.
Có những hôm hai mẹ con chẳng ai nói gì, mỗi người tự đắm chìm trong công việc riêng của mình. Nhưng cũng có những ngày chúng tôi cùng nghe nhạc và khiêu vũ với nhau.
Rồi lại có những mùa hè vui thú trải qua ở VN, mẹ tôi đã dạy cho tôi rất nhiều điều hay ho trong cuộc sống. Cách đối xử đầy lòng nhân ái của bà đối với những người nghèo khổ ở VN đã gây ấn tượng mạnh cho tôi, mở ra trong trái tim tôi một cái nhìn hướng Thiện rõ rệt. Mẹ tôi rất dễ dàng làm quen với họ và được họ đặc biệt yêu quý. Phải công nhận bà là người mẹ kỳ lạ, không giống các người mẹ khác: Mẹ rất ít khi nói với tôi những lời tâm sự như các người mẹ của những đứa bạn tôi, nhưng bằng các hành động cụ thể, thực tế, bà đã chứng minh cho tôi thấy ra những cái gì đem được hạnh phúc thật sự đến cho con người: lòng tha thứ, sự hy sinh, sự làm việc, sự chịu đựng, sự đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Từ mẹ tôi, tôi không thấy sợ hãi đời sống hay nỗi cô đơn nữa. Tôi càng yêu quý mẹ hơn và rất mang ơn bà những điểm này.
Cuộc sống mẹ con tôi dường như luôn luôn là như thế: chỉ con và mẹ. Thật khó cho tôi nhớ lại cuộc sống khi cha tôi còn ở đây, tất cả bây giờ tưởng như chỉ là một phần của giấc mơ.
Đã gần 9 năm trôi qua; lối suy nghĩ của tôi đã thay đổi nhiều. Tôi yêu cuộc sống đang hiện có: yêu từng mỗi phút giây của nó. Sống như thế, tôi sẽ không nuối tiếc bất cứ điều gì cả. Mẹ tôi giúp tôi đứng dậy một bên, và bên kia, tôi tự giúp. Sự vắng mặt của cha tôi đã phô bày cho tôi những khả năng mà tôi có: sức mạnh, sự kiên nhẫn, và trên hết, tính quả quyết. Tôi đã có được cái tính quả quyết để muốn trở thành một người tốt, để đứng lên và vói tới cái hoài bão mơ ước của mình. Dù gì chăng nữa, tôi vẫn phải cám ơn cha tôi đã vô tình giúp tôi có được một sức mạnh và sự kiên trì đứng dậy. Sự bỏ đi của ông đã dẫn tôi đến sự khám phá ra nỗi cô đơn và chịu đựng được nó.
(Cali, 9/29/2004)
(Cali, 9/29/2004)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ