Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Nữ họa sĩ tài hoa PHAN THỊ NGỌC MỸ [ 1947- Hà Nội -- trích: http://unescovietnam.vn/f/...


Nữ hoạ sĩ tài hoa Phan Thị Ngọc Mỹ


EmailInPDF.
Trong cái rét Nàng Bân còn vương vấn trên những tấm áo ấm, tôi đến thăm bà Giám đốc bảo tàng mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ vào buổi Sáng mưa lất phất, nữ họa sỹ đang miệt mài tu chỉnh một số bức tranh để chuẩn bị tham dự triển lãm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

anh-hoa-si-c

Hoạ sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ

Phan Thị Ngọc Mỹ sinh năm 1947 tại thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Tây cũ), nơi đây có chùa Thầy, có dòng họ Phan Huy nổi tiếng khoa bảng đã định cư lâu đời ở Sài Sơn. Tổ tiên Phan Thị Ngọc Mỹ là những danh nhân đất nước như: Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Phan Huy Thục… để lại cho hậu thế những áng văn thơ, sử, địa chí tuyệt tác. Khung cảnh quê hương đã cho họa sỹ một màu rất nữ tính và những cảm xúc nhẹ nhàng có tính hoài niệm về một miền quê thương nhớ. Bà sinh trưởng trong một gia đình cha là nhà giáo Phan Huy Thản, người anh cả là Phan Huy Minh theo nghề cha và sáng tác thơ. Anh trai thứ hai là Phan Huy Mẫn học trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Còn bà - Ngọc Mỹ nhà sưu tập và vẽ tranh. Quê hương là nỗi nhớ hoài niệm khôn nguôi trong nữ họa sỹ tài hoa ấy, bà quyết định trở về vùng quê nơi nuôi dưỡng tuổi ấu thơ của mình sau 40 năm công tác tại nội thành Hà Nội, mở một bảo tàng mang chính tên mình – Bảo tàng Phan Thị Ngọc Mỹ.

Là hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội; Phó Giám đốc UNESCO mỹ thuật và môi trường; Ủy viên CLB sưu tập mỹ thuật Hà Nội; Ủy viên CLB văn nghệ xứ Đoài, bà tự học và không bị gò bó trong các khuôn phép của nghệ thuật nào mà tự vươn lên bằng lao động miệt mài vẽ tranh sơn dầu. Những tác phẩm của bà đã đạt nhiều giải thưởng trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Sự hoạt động liên tục không biết mệt mỏi đã đưa bà trở thành một điểm sáng nổi bật quen thuộc trong giới nghệ thuật cũng như những người yêu thích mỹ thuật trong và ngoài nước.

Trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ trước bà liên tục mở các cuộc triển lãm sưu tập tranh ở khắp các phòng tranh, phố tranh Hà Nội. Với những tình cảm quê hương thắm thiết, bà dành nhiều thời gian sưu tập, vẽ tranh sơn dầu về cảnh quê hương. Những cảnh sắc mang nhiều dấu ấn truyền thống. Bà vẽ bằng những cảm xúc tạo hình tuyệt tác đối với thiên nhiên Xứ Đoài nơi sinh ra và lớn lên. Có nhiều người đến xem tranh đã dành cho chị những tình cảm sự ngưỡng mộ chân thành. “Phòng tranh của nữ họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ gây cho tôi một ấn tượng đẹp. Nó gợi lên một chất tươi mát. Sự trong sáng và dầu ấn của một khát vọng trong sáng. Có bức tranh mang dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực nên thơ”. Dương Hưng Minh – người xem tranh nhận xét.

Từ các bức thủy đình nơi ghi nhận bao đổi thay của các thời đại trong lịch sử. đến những kiến trúc cổ rêu phong… tất cả những hình thái sắc màu ấy phản ảnh vào tranh đầy cảm xúc hồn nhiên. Ông Phạm Văn Đôn xem tranh của họa sỹ đã phải thốt lên: “Hoạ sỹ Ngọc Mỹ vẽ cảnh và người thân thuộc quanh mình với tình cảm chân thật không bị gò bó vào một công thức nào nên giữ được cái hồn nhiên chân thật với mầu sắc vui tươi của một tâm hồn yêu cuộc sống”.

trang-chua-thay

Một tác phẩm của nữ hoạ sĩ

Với tình yêu quê hương bà đã tổ chức triển lãm trưng bày tranh tại UBND xã Sài Sơn với chủ đề phong cảnh đất nước con người. Triển lãm này tập trung nhiều họa sỹ nổi tiếng với những tác phẩm mỹ thuật hiện đại, thể hiện nhiều dấu ấn mạnh mẽ mang tính chuyên đề sâu sắc, phong phú. Triển lãm này mang ý nghĩa đưa mỹ thuật về làng xã gần gũi với những người dân quê. Dường như niềm say mê tranh càng thôi thúc hơn sau cuộc triển lãm tại quê hương, nên tháng 9 năm 2001 bà tiếp tục tổ chức triển lãm mỹ thuật mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ tại Hà Đông (Sở VHTT, Hà Tây cũ) với các chủ đề tranh sáng tác về quê hương xứ Đoài giản dị như: Chùa Thầy, Ao làng, Khóm chuối, Mùa hoa gạo… Với phong cách hiện thực mới mẻ, bà đã thể hiện khá thành công chuyên đề phong cảnh nông thôn tươi sáng, đầy trữ tình tình qua con “mắt xanh” của một nữ họa sĩ, như người Pháp vẫn nói trong những trường hợp tương tự. Bên cạnh đó là mảng tranh sáng tác về Hà Nội của như: Hoa lộc vừng, Bên hồ Hoàn Kiếm, Hồ Ngọc Hà, Xác máy báy B52 rơi… Tất cả các bức tranh của chị hội tụ đầy đủ những niềm cảm mến mà chị dành cho người xem, từ sự gần gũi chân thật đến không khí hội h0 Fax: (04) 37616879 Email: vfua.unesco@gmail.com
Copyright © 2002-2015, VFUA - Vietnam Federation of UNESCO Associationsọa khiến người xem như được đắm chìm trong những khung cảnh nhu thật. Nói như chị Quỳnh Như – một người xem tranh: “Biết chị Ngọc Mỹ đã lâu, yêu chị nhiều ở chỗ chị rất yêu tranh – rất yêu hoạ sỹ. Chị đã truyền cho tôi một cảm hứng tình yêu say sưa. Đến nhà chị được sống trong không khí hôi hoạ và mến khách hiếm thấy”.

Với những tìm tòi, sáng tạo, thay đổi và cách thể hiện khác nhau về họa sắc phong phú gây nhiều cảm xúc. Năm 2002, bà gửi 25 bức tranh sơn dầu với chủ đề quê hương cùng hai họa sỹ Pháp Gademonvco và Beravat do con gái bà là Nguyễn Ngọc Dung tổ chức ở Mác – Xây (Pháp). Năm 2005 bà cùng một số họa sỹ Việt Nam gửi tranh tham dự triển lãm ở Sê – Un (Hàn Quốc). Tháng 10/2006 bộ sưu tập và nhà trưng bày của bà được Sở Văn hóa (Hà Tây cũ) công nhận và thành lập bảo tàng mỹ thuật mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ. Bảo tàng được xây dựng trong khuôn viên 1000 mét vuông, với một biệt thự 3 tầng, mỗi tầng 100 mét vuông Hiện nay bảo tàng mỹ thuật của bà đã sưu tập được trên 500 các đồ gia dụng của người lao động gồm: sành, sứ, gốm… Hội họa thư pháp trên 700 tác phẩm. Ngoài ra bà còn xây 2 nhà sàn, mỗi nhà 150 mét vuông, dưới chân núi thầy trong khuôn viên 500 mét vuông để các hội viên trao đổi sáng tác. Họa sĩ Tô Ngọc Thanh rưng rưng cảm xúc khi đến thăm phòng tranh của nữ họa sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ “một chiều lạnh cuối đông đến xem phòng tranh của Ngọc Mỹ tôi thật xúc động trước một phòng tranh của nữ họa sĩ tài hoa, tươi tắn và rất niềm nở với bạn bè. Thật thú vị với một cảm giác hết sức vui tươi vì phòng tranh rất yêu đời, rất đáng yêu. Xin cảm ơn tác giả đã có một tâm hồn phơi phới, cho tôi những giây phút lâng lâng và sắc thái rất Ngọc Mỹ. Có nhiều bức đẹp, sức sống tràn trề, nhiều xúc cảm rất thực và dễ thương…”.

Tâm hồn, cảm xúc và thời gian của bà đã dành hết cho sáng tác tranh. Thông qua các cuộc triển lãm và phòng trưng bày tranh tại Chùa Thầy - Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây bà đã đưa cái đẹp tạo hình đến với công chúng và có tác dụng thúc đẩy hoạt động về nghệ thuật cũng như thúc đẩy sáng tạo của các họa sỹ ở Việt Nam cũng như các họa sỹ Quốc tế./.

 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ