Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

" Tại sao lấy bút danh THẾ PHONG,, ĐƯỜNG BÁ BỔN" / ' lời Gs. Trần Hữu Tá ' / tphcm -- ( bài đăng lại " thay TỰA BÀI"/ 12 / 5/ 2023.)

 


 

   THỨ NĂM, 7 THÁNG 12, 2017

          

       
              tại sao lấy bút danh
                  THẾ PHONG,
             ĐƯỜNG BÁ BỔN ?"
             
                   lời Gs. Trần Hữu Tá
 

                         ĐƯỜNG BÁ BỔN  

                           




nguyệt san Văn Hóa Á Châu' 
chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục

báo do cơ quan tải trợ Asia Foundation (Hoa Kỳ)
-địa chỉ tòa soạn: 291 Lê Văn Duyệt, Saigon 3. 


                                        Lê Xuân Khoa, 
                                       chủ bút một thời
                                            tạp chí 'Văn hoá Á châu'

                  

Hình như mỗi cuốn sách đều có một số phận đều có một số phận; cả đến bút danh tác giả cũng không khác hơn.

 Với tôi, bút danh Đường Bá Bổn xuất hiện lần đầu ở Sàigòn từ 1957, ký dưới bài viết lên án Hoàng Trọng Miên, soạn giả Việt Nam văn học toàn thư (tập 1) đã sao chép, đạo văn Nguyễn Đổng Chi qua Lưc khảo về thần thoại Việt nam. (Hà nội, 1956).

Bài báo ra mắt độc giả, người viết điểm sách bị mất việc; chủ bút tạp chí 'Văn Hóa Á châu' , giáo sư Lê Xuân Khoa bị thay thế; riêng Nguyễn Mạnh Côn mất chức chủ bút nguyệt san 'Văn hữu', vì bênh vực Hoàng Trọng Miên, không hoàn tất nhiệm vụ được giao.

 Sau, Nguyễn Mạnh Côn phải nhờ văn sĩ Đỗ Tốn (trong 'Tự Lực văn đoàn') , tác giả 'Hoa Vông Vang' đến xin gặp Đường Bá Bổn ở nhà hàng Thiên Thai (trên đường Lê Lợi) để xin lỗi  bằng lời trước--   tiếp theo, bằng chữ 
viết , qua một bài phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa.

 [Cuộc trả lời phỏng vấn / Nguiễn Ngu Í, Bách Khoa số 122, ngày 1-2- 1962]. 

"Tôi, Nguyễn Mạnh Côn nghĩ mình đã có lỗi, mình xin lỗi xong thì nhẹ hẳn tâm hồn đi, chứ sao lại cãi bừa đi; nhưng rút cuộc vẫn bị người đời biết rằng lỗi ở mình ..." 



                                    Nguyễn Mạnh Côn 


                                 Hoàng Trọng Miên 

              
Ông  Nguyễn Mạnh Côn tự khoe, là giỏi tiếng Pháp; và, từng chỉ trích bài viết của tôi (Đường Bá Bổn) có nhiều câu sai văn phạm; đưa ra thí dụ:

 'một thái độ không thể dung tha thứ được!' .  

Đáp lễ, tôi trả lời:

  'Cette attitude est impardonnable!'

'Nguyễn Mạnh Côn hệt tên lính lệ, thích khoe giỏi tiếng Tây hơn quan huyện'.(xin lỗi:" câu này khá " đễu cáng!")

- bài này được đăng trên tạp chí Sinh Lực (Võ Văn Trưng: chủ nhiệm -- báo chỉ phát hành được ít ngày. bô Thông tin tuyên truyền Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu chủ nhiệm sa thi thư ký tòa soạn. 

(mặc dầu Võ Văn Trưng, bạn  thân thiết bộ trưởng Thông tin, Trần Chánh Thành,  từ Khu IV ). 

Bút danh Đường Bá Bổn còn ký trên sách dịch Việt nam bi thảm Đông Dương (Sàigòn tháng 8/1963 , in ronéo) từng gây cuộc tranh luận sôi nổi ồn ào trong báo chí, văn giới.  

 Tay kiểm duyệt viên Đoàn Thế Nhơn( nhà văn Võ Phiến) báo cáo lên trên 'cấm xuất bản tác phẩm dịch thuật này'-- cuối năm 1964, chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ; đến năm 1964, tôi xin phép lại; sách được xuất bản vào 1965.

  Tay kiểm duyệt viên  Võ Phiến (giấu mặt) thông đồng với thư ký tòa sọạn nguyệt san Văn (chủ nhiệm: Nguyễn Đình Vượng) viết bài đả kích thậm tệ (có một phần thù oán riêng tư giữa Trần Phong Giao & Đường Bá Bổn; giữa Võ Phiến với dịch giả Việt Nam Bi Thảm Đông Dương) 

-- thế là, Mõ Làng Văn (Trần Phong Giao )hạ địch thủ đo ván; với câu cú đầy sự hậm hực & giọng 'ba que sỏ lá'; trích một câu dịch giả dịch sai, giọng trịch thượng  :

" dịch giả từng là thông ngôn cho lính Viễn Chinh Pháp, dốt tiếng Tây là đúng rồi!". 

Và, 40 năm sau, Nxb Công an nhân dân  cho tái bản Việt Nam Thảm Kịch Đông Dươngkhông xin phép; có bài giới thiệu, hiệu đính của 2 ông Chương Thâu & Phan Trọng Báu.   (cuối bài; 2 ông   ký NGƯỜI DỊCH.)
 
Ngoài sự chê bai bản dịch Đường Bá Bổn là bản dịch 'Việt ngữ kém trong sáng' cần hiệu đính, bổ sung dịch một số đoạn -- tuy nhiên ,có một điều quan trọng nhất là:

 'bản dịch cũ có một câu dịch sai 'Chiếc Tout Saigon của Pháp đậu ở bến sông'; thì2 ông hiệu đính vẫn giữ nguyên không 'hiệu đính'.

(mặc dầu bản cũ tái bản vào 1965, dịch giả đã nhận có sai; đã sửa lại 'các khách thượng lưu Saigon đều có mặt ở bến sông")

- Trần Thanh Hà, biên tập viên Nxb Công an nhân dân, gửi thư cho tôi:

" ... Cháu đã tìm được nguyên bản tiếng Pháp, tác phẩm của Louis Roubaud. vì cháu không biết tiếng Pháp; và, cũng vì bản dịch 'Việt Nam Bi thảm Đông Dương' đã được thực hiện khá lâu rồi (1963); nên, cháu đã mời học giả Chương Thâu và ông Phan Trọng Báu hiệu đính bản dịch, và giới thiệu tác phẩm.

 Hai ông đã đối chiếu với bản tiếng Pháp của L.R.; và, thấy bản dịch của Đường Bá Bổn bị bỏ sót một số đoạn; mà, các ông hiểu rằng:'do công bố vào một hoàn cảnh lịch sử bất lợi; nên những đoạn nói về hoạt động của những tổ chức có xu hướng cộng sản; và, đặc biệt là của Nguyễn Ái Quốc bị bỏ từng đoạn; thậm chí từng trang, mà trên bản in ra, ta chỉ thấy những dấu 
chấm lửng '(...)  

  Do không có trong tay bản việt ngữ của dịch giả Đường Bá Bổn in năm 1963 --(bác gọi là bản A ) ( bản in lần đầu rô-nê-ô năm 1963, không xin kiểm duyệt, in đấy đủ"  -- nên cháu cũng như người hiệu đính đã không thể biết rằng: 'những đoạn đó thực sự đã được dịch giả Đường Bá Bổn dịch rồi'. 

Chính vì lẽ đó, 2 ông Chương Thâu và Phan Trọng Báu đã dịch những đoạn bổ sung thiếu sót; và, sửa chữa một số câu, chữ; trong bản in năm 1965 của Đường Bá Bổn'.

  Hai ông cũng đổi tựa đề 'Việt Nam Bi thảm Đông dương' thành  'Việt Nam Thảm Kịch Đông dương'.

      (cháu gửi kèm đây bản sửa chữa có bút tích của 2 ông Chương Thâu và Phan Trọng Báu).

Do uy tín của học giả Chương Thâu, nên cháu cũng như Nxb đã tin tưởng vào chất liệu hiệu đính; vì vậy,'không biết bản hiệu đính có những điểm sai sót quan trọng như dịch giả Đường Bá Bổn đã vạch ra.' (...)  

Riêng chi tiết cuối 'Lời giới thiệu' , hai ông Chương Thâu và Phan trọng Báu (đã đứng tên hiệu đính, sửa chữa, bổ sung; và giới thiệu ở phần đầu sách, lại đề tên 'NGƯỜI DỊCH/ Hà Nội ngày đầu xuân Quý Mùi, 2003' -- cháu xin giải thích như sau:

 'Thực tế không phải 2 ông Chương Thâu và Phan Trọng Báu có ý nhập nhằng vai trò 'hiệu đính, sửa chữa, bổ sung, giới thiệu'; sang vai trò 'NGƯỜI DỊCH'.  

Đây là lỗi thuần túy về kỹ thuật; mà cháu, ở vai trò một biên tập viên, đã sơ suất, không kiểm soát; và, không sửa chữa trong 'bản in thử'.  

Cháu xin lỗi dịch giả Đường Bá Bổn! (...).

 Vì, không  có thông tin về dịch giả, nên cháu không biết rằng bản Việt ngữ ' Việt nam Bi thảm Đông dương' ; cũng như bản sách khác của bác đã được hợp đồng xuất bản, với một công ty văn hóa . 

     (thư  Biên tập viên Trần Thanh Hà,  Nxb  Công an nhân dân gửi từ Hà nội,  đề ngày 08-06-2004).




             Việt-nam La Tragédie Indochinoise
                                 LOUIS ROUBAUD
                   xuất bản ở Pháp thập niên 30' s




                      Việt Nam Bi Thảm Đông Dương
          (  bản Việt ngữ Đường Bá Bổn  /Sài Gòn 1964.)
                                                                                                                           
                  Việt Nam Thảm kịch Đông Dương
         ( bản tái bản Nxb Công an nhân dân (2004)



                                        ***




Và, câu chuyện đạo văn, tái bản sách không xin phép, vẫn tiếp tục xảy ra; đối với tác giả, là chủ sở hữu có tên thật Đỗ Mạnh Tường.  



                       Hàn Mặc Tử- Nhà thơ siêu thoát
                        (Nxb Đồng Nai tái bản, 2002)



  
Báo Pháp Luật  (cơ quan chủ quản: Bộ Tư Pháp)  -- số ra ngày 11-04- 2004 --   đăng bài viết nhà báo Hoàng Hoài Sơn, :

'Một nhà văn khiếu nại 2 nhà xuất bản, trong tuần tháng 3 vừa qua; nhà văn Đỗ Mạnh Tường, hiện cư ngụ tại ... đường Trần Khát Chân, quận 1, Tp. HCM -- đã cùng khiếu nại Nxb Văn hóa- thông tin và Nxb Giáo Dục'.  

 Ông Mạnh Tường cho rằng cả 2 nhà xuất bản này đã vi phạm Luật Xuất Bản.  Vậy thực hư câu chuyện ra sao?' 

" Trong đơn khiếu nại gửi ông Cục trưởng Cục Bản quyền Tác giả, ông Ngô Trần Ái (giám đốc Nxb Giáo Dục) ông Mạnh Tường nêu rõ; 

" Trong tác phẩm HÀN MẶC TỬ VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM, do ông Phan Cự Đ & Nguyễn Toàn Thắng tuyển chọn và giới thiệu. (Nxb Giáo Dục in xong và nộp lưu chiếu, tháng 7/2002. Số xb: 1749/ 123/01, số in: 4197)

- trích nguyên 'chương 4: NỮ SĨ MAI ĐÌNH' (trong tác phẩm HÀN MẶC TỬ/ NHÀ THƠ SIÊU THOÁT của Thế Phong / nxb Đồng Nai, 2002). 

Tuy vẫn đề tên Thế Phong trong tuyển chọn; nhưng ông Đệ và ông Thắng, cũng như Nxb Giáo Dục không xin phép trước khi in trọn chương 4 nệu trên.  Ông Mạnh Tường nói:

 " Hành vi này vi phạm Luật Xuất Bản, tiếm đoạt trắng trợn tác phẩm người bị hại."

Đáng chú ý là, ngay sau khi biết được chuyện này; lúc ấy ông Đỗ  Mạnh Tường ( tên thật  Thế Phong) đã làm đơn khiếu nại, yêu cầu Nxb Giáo dục thanh toán nhuận bút & sách tặng. 

 Sau một thời gian chờ đợi, ôngMạnh  Tường không nhận được hồi âm của Nxb Giáo Dục; mà, chỉ nhận được một cuốn 'Hàn Mặc Tử và tác gia & tác phẩm' do ông Nguyễn Toàn Thắng gửi qua, từ bưu điện.  (không một lời phúc đáp + trả nhuận bút bản quyền); ông Mạnh Tường cũng tặc lưỡi cho qua luôn.

 Thế nhưng mới đây; ông Mạnh Tường lại phát hiện cuốn HÀN MẶC TỬ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM  lại được Nxb Giáo Dục tái bản lần thứ nhất .

(QĐXB  949/  QLXB . Số Xb 189/240-03, in xong và nộp lưu chiếu, quý III/2003). 

Trong lần in này Nxb Giáo Dục tái phạm lỗi sơ đẳng nhất 'cũng không xin phép tác giả Mạnh Tường'

 Và đây là giọt nước tràn ly; ông Tường lại làm đơn kiện lần 2 như trên.  Như vây, Nxb Giáo Dục đã 2 lần vi phạm Luật Xuất Bản, đối với một tác phẩm.

  Được biết: sau khi nhận đơn khiếu nại lần 2, Nxb Giáo Dục đề nghị trả 167.000 VND, tiên nhuận bút cho ông Tường; nhưng ông đã không chấp nhận giải pháp này. 

 Luật sư của ông Tường, ông Nguyễn Đình Phùng, cho biết: 

" Sở dĩ có tình trạng như vậy; là do ông Tường đã chuẩn bị cho tái bản HÀN MẶC TỬ /NHÀ THƠ SIÊU THOÁT; nhưng nxb Giáo Dục cho tái bản cuốn sách trên; đã trực tiếp gây phương hại đến công tác in ấn+ phát hành của ông Tường.  Nghĩa là, nếu ông Tường in sách ra; tất khó bán.  Điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại  lớn thời kinh tế.  Đấy là chưa kể đến tổn hại về mặt tinh thần.    Không loại trừ khả băng ông Tường sẽ khởi kiện vụ việc này. Ông Mạnh Tường có lẽ là cá nhân duy nhất khiếu nại Nxb Giáo Dục; còn trường hợp như ông là khá nhiều."  (...) 

Mới đây 1, 2 năm , cuốn sách kia lại tái bản lần thứ 3; in tại một nhà in ở Đà Nẵng.  Có gọi điện thoại cho nxb Giáo dục ở Hànội, cô trưởng phòng trả lời:

"- 1 trong 2 soạn giả;  giáo sư Phan Cự Đệ đã qua đời.
- ông Nguyễn Toàn Thắng hiện đang làm việc tại Học viện Nguyễn Ái Quốc.

- tiền bản quyền và sách; thì, ông Thắng đã nhận đủ, yêu cầu liên hệ thẳng với ông Nguyễn Toàn Thắng. "

vậy là; áp dụng kiểu 'đánh bùng sang ao' -- bây giờ nhiều NHÀ XUẤT BẢN được coi như cái ao lớn; có rất nhiều bùn để đổ vấy   -- riêng Nxb Giáo Dục thì việc 'đánh bùn sang ao' chẳng bao giờ cạn.

Tôi bèn đọc lại điều 17 Luật Xuất Bản  / 7/7/1993:

" Việc xuất bản, tái bản, nhân bản những văn kiện: tài liệu ,sách giáo khoa, giáo trình, đĩa âm thanh, băng hình của tác giả; tổ chức nào phải được tác giả, tổ chức đó đồng ý ." 

thật tình, tôi không biếLUẬT XUẤT BẢN này có còn hiệu lực không; hoặc, đã được Quốc Hội thay thế bằng Luật Xuất Bản Mới ?  

Thôi thì cứ 'xí bùm bum( từ của Lý Văn Sâm , ám chỉ  'bỏ đi, Tám'); thì, cứ coi không hay, không biết, không thấy, không cần phải nói chuyện tiếp với ông Nguyễn TOÀN THẮNG  nữa cho 'mất thì giờ' -- như cô trưởng phòng đại diện Nxb Giáo Dục đề nghị. 

  Ấy là, nói vế HÀN MẶC TỬ VỀ TÁC GIÀ VÀ TÁC PHẨM (tái bản lần thứ 3) của 2 ông Phạn Cự Đệ & Nguyễn Toàn Thắng sưu soạn; giá 150.000 VND/ cuốn;-- hiện , tôi bắt gặp bày trên kệ sách Nhà sách Thăng Long, tại Tp. HCM. 

 Ngẫm lại bút danh ĐƯỜNG BÁ BỔN  trên 2 cuốn sách 'có số phận' thật. ( bởi, Đường BÁ BỔN, nếu nói lái kiểu người Nam Bộ; thì 'tên họ Đường này có tới BỐN BẢ (bà) ?

                                                 ***

Nhớ lại, một lần nói chuyện với học giả Nguyễn Hiến Lê( lúc này ông ta ở 12/ C Kỳ Đồng, Saigon 3 ) - ông hỏi tôi,

 " ... tại sao anh lấy bút hiệu ĐƯỜNG BÁ BỔN'?"

 ấy là, vào thời kỳ báo chí Sàigòn đang ồn ào về chuyện ĐƯỜNG BÁ BỔN (tên này họ Đường, đích thị  là' lai  Ba Tàu )  viết điểm sách trên tạp chí Văn hoá Á châu, lên án Hoàng Trọng Miên 'đạo văn'.

 -- lúc đầu Nguyễn Mạnh Côn bênh vực hết mình, sau mất chức chủ bút nguyệt san Văn Hữu.

--  sau lại 'xin lỗi Đường Bá Bổn,  thừa nhận Hoàng Trọng Miên đạo sách Nguyễn Đổng Chi là có thật'). 

- trả lời ông Nguyễn Hiến Lê, 

"  anh cùng ông Nguyễn Hữu Văn ( bút hiệu Giản Chi) là đồng tác giả một bộ sách khảo luận  triết & văn Trung hoa; bộ sách này được giải văn chương Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. --lời Thế Phong.

 - vậy anh không còn nhớ, trong sử Trung Hoa, có một tay  tên ĐƯỜNG BÁ HỔ (tự DẦN, một bàn tay có 6 NGÓN) giống hệt ĐƯỜNG BÁ BỔN (ói lái : BỐN (bả)'; tên này cũng có 6 NGÓN TAY ở bàn tay phải. 

  Ông Nguyễn Hiến Lê cười cười, lảng sang chuyện khác; hỏi tiếp về nhà văn tiền chiến Nguyễn Đức Quỳnh (tức Hà Việt Phương/  tuần báo 'Đời Mới')

 -- anh Lê có ý muốn 'nhờ tôi đưa anh lại thăm tay lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên , hiện  lãnh đạo 'Đàm Trường Viễn Kiến'

-- và, lý do nào khiến tôi phải viết 'Nhận Diện Vóc Dáng Nguyễn Đức Quỳnh' ( ấn bản đầu in rô-nê-ô không giấy phép vào tháng 5/ 1963) -- báo chí Sàigòn từng lên tiếng:

 "chỉ in 100 bản mà làm náo loạn dư luận,  ai ai
 gặp nhau cũng hỏi mượn cuốn này náo loạn cả lên'" .

                       ( Phan Nghị/  nhật báo MỚI). 



Nguyễn Đức  Quỳnh
 [ Hưng Yên 1945-   06/ 06/ 1974 Saigon]

chủ soái nhóm Hàn Thuyên ( tiền chiến)  
  & ĐàmTrường Viễn Kiến


được tôn vinh :
" ngôi sao bắc đầu' trong  lịch sử văn chương Việt Nam".
( báo Người Việt / Mỹ )

 

                          - văn sĩ Nguyễn Đức- Quỳnh 
                      dưới mắt họa sĩ Hoàng Lập Ngôn 

    "văn thi sĩ NG.ĐỨC-QUỲNH mặt sắt, sọ dừa CÓ BÚA, Đe Mắt TIA LỬA, Họng NÓ THẲNG, có khi nguy hiểm, Hình ỐNG BỂ"   
            - lời Hoàng Lập Ngôn.( hoạ sĩ thời tiền chiến).

                               ( Google Image)

Tôi trả lời ông Nguyễn Hiến Lê, ' Nguyễn Đức Quỳnh khác hẳn anh ( lập trường tả phái & viết lách) ; anh gặp anh  ấy chẳng có lợi gì đâu?'   

. Ông Nguyễn Hiến Lê gật đầu, chuyển sang chuyện khác, 

"  anh là người biên soạn cuốn MUỐN HIỂU CHÍNH TRỊ được ông  Hà Việt Phương đề tựa; vậy có lần nào anh được nghe ông Quỳnh kể chuyện 'gặp gỡ chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chưa'?"

 Tôi lắc đầu, thầm nghĩ trong đầu, 'vậy là ông Lê đã đọc bài trên tạp chí TRI TÂN ( số 205/  tháng 9- 1945)-- và bắt tay trước khi về, có nói,

 " anh là nhà văn học đúng nghĩa; thì, không nên gặp một nhà văn hóa tả phái như ông Nguyễn Đức Quỳnh  --nhưng , nếu anh vẫn muốn gặp ; thì, tôi sẽ hẹn, ngày giờ đưa anh đến gặp ông ta." 


 Và, sau  ngày giải phóng 1975; chỉ mới hơn 1 tháng đây thôi -- đài Truyền thanh & Truyền Hình Đồng Nai mời tôi + giáo sư Trần Hữu Tá lên đài (có Bùi Quang Huy, giám đốc Nxb Đồng Nai tham dự) -- trong  buổi trả lời phỏng vấn về ' nhà văn Bình Nguyên Lộc'.

 Dọc đường về, giáo sư Trần Hữu Tá còn hỏi ,

                " tại sao lấy bút danh THẾ PHONG, 
                            rồi  ĐƯỜNG BÁ BỔN ?". 

  trả lời,

    " Đường BÁ BỔN theo kiểu nói của  người Nam Bộ   :

"...     mang  họ ĐƯỜNG,  có  một bàn tay 6 ngón, 
           tên  BÁ BỔN  (nói lái  BỐN BẢ".  (bà) '

-- và, Thế Phong / Đường Bá Bổn --  đến nay đã  trên dưới 5 chục năm ;  chỉ có một BẢ (bà) mà thôi ."  
  

                              ĐƯỜNG BÁ BỔN



-------------------
(* - trích : Việt Văn Mới / Newvietart.com/ ( Paris).





                                 Thế Phong 
                    (ảnh :  Nguyễn MẠNH ĐAN / Saigon 1959) 


                                   -----------

                        -bài đăng lại ( thay TỰA BÀI )
                                     12- 5- 2023


                           

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ