Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

bài đáng đọc : " Ngắm Những Ổ Bánh Mì Thật Đệp Trong Tranh Lê Sa Long " / Hoài Phương - -trích: tuổi trẻ online

 

28/03/2023 16:42 GMT+7

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long

Nghe đọc bài
3:04
1x

Họa sĩ Lê Sa Long khắc họa tình người Sài Gòn - TP.HCM qua bộ tranh và ký họa thú vị về bánh mì.

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 1.

Họa sĩ Lê Sa Long thực hiện bộ tranh về bánh mì - Tranh họa sĩ Lê Sa Long

Họa sĩ Lê Sa Long cho Tuổi Trẻ Online biết anh đang thực hiện bộ tranh và ký họa những câu chuyện về bánh mì Sài Gòn, tình người Sài Gòn.

Bộ tranh và ký họa này có khoảng 50 tác phẩm, được họa sĩ vẽ theo phong cách pop art (nghệ thuật đại chúng) bằng chất liệu sơn dầu, chì than, màu nước, pastel… Mỗi tác phẩm mang một câu chuyện ý nghĩa gắn liền với bánh mì.

Họa sĩ cho biết dự án nghệ thuật này được anh thực hiện từ tháng 9-2022. 

Tính đến nay Lê Sa Long đã hoàn thành được hơn 30 tác phẩm. Dự kiến bộ tranh và ký họa này sẽ hoàn thành nhân Ngày Bánh mì thế giới vào ngày 16-10.

Đồng thời bộ tranh và ký họa về bánh mì sẽ được phát hành sách để đông đảo người dân tiếp cận.

Lê Sa Long cho biết: “Người xem sẽ thấy hình ảnh bánh mì với nhiều biến tấu trong tranh của tôi như bánh mì xíu mại, pa tê, chả cá chiên, thịt nướng… gắn liền với những tiệm bánh mì nổi tiếng níu chân thực khách trong và ngoài nước".

Người xem còn có thể bắt gặp câu chuyện đầu bếp Anthony Bourdain - người đã giúp ẩm thực Việt Nam được người dân khắp thế giới biết đến, hay như hoa hậu H’Hen Niê đưa trang phục lấy cảm hứng từ bánh mì Việt Nam đến cuộc thi sắc đẹp thế giới.

Đó còn là hình ảnh cảm động của thiếu tá Nguyễn Hữu Đạo - đội công tác chữa cháy - cứu nạn cứu hộ khu vực I (Công an TP.HCM) ngồi ăn bánh mì giữa đống đổ nát khi tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 3.

Người dân bán bánh mì trước chợ Bến Thành vào những năm 1940 - 1950

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 4.

Góc phố thân quen (Bánh mì Hương Lan gần Bưu điện Sài Gòn nổi tiếng với bánh mì gà trước năm 1975)

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 5.

Bánh mì bán ở bến xe Sài Gòn những năm 1970

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 6.

Món quà “bánh mì Sài Gòn” do bà ngoại đi chơi Sài Gòn mua về làm quà cho bà con xóm giềng, con cháu ở Sa Đéc ngày xưa

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 7.

Hoa hậu H’Hen Niê với trang phục lấy cảm hứng từ bánh mì Việt Nam, ghi dấu ấn trong cuộc thi nhan sắc quốc tế

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 8.

Sản phẩm độc đáo của “vua bánh mì” Kao Siêu Lực

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 9.

Phút nghỉ ngơi của thiếu tá Nguyễn Hữu Đạo - Đội công tác chữa cháy và cứu hộ cứu nạn - khi tham gia cứu nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 10.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa - người “đưa” bánh mì Sài Gòn xưa vào trang sách

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 11.

Bữa sáng của người dân Sài Gòn

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 12.

Bánh mì thanh long của ông Kao Siêu Lực góp phần quảng bá nông sản Việt ra thế giới

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 13.

Bánh mì Sài Gòn “không đồng một ổ” đến với người khó khăn trong thời giãn cách

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 14.

Tiếng rao bánh mì những ngày giãn cách

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 15.

Đầu bếp Anthony Bourdain - người có công rất lớn giúp cho người đam mê ẩm thực trên khắp thế giới biết tới ẩm thực Việt Nam

Ngắm những ổ bánh mì thật đẹp trong tranh Lê Sa Long - Ảnh 16.

Bánh mì không đồng đặc biệt thương nhau

Người nổi tiếng đeo khẩu trang vào tranh Lê Sa LongNgười nổi tiếng đeo khẩu trang vào tranh Lê Sa Long

TTO - Bộ tranh “Khẩu trang và người nổi tiếng” của họa sĩ Lê Sa Long pha trộn giữa siêu thực và pop-art, nét tranh tươi sáng thu hút mọi ánh nhìn, ra mắt với tập sách cùng tên tại Đường sách TP.HCM vào sáng nay 29-10.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ