bài đáng đọc : " Hội chứng thích cầm nhầm "/ Trần Thị Bông Giấy [ 1950 / San Jose -- bài đăng lại : 25/ 3/ 2016 )
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Một đoạn trích về
'Hội chứng "thích cầm nhầm"
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
Trần Thị Bông Giấy
(ảnh: Nguyễn Đắc Sơn/ U.S.A.)
(...)
"Lúc này Nguyễn Bá Trạc ra sao?"
Trần Nghi Hoàng (*) đáp :
"Vẫn tà- tà ở San José, làm việc cho Đài phát thanh 'Mẹ Việt Nam' của bà Như Hảo, nhưng cứ chửi um lên.
Bữa mới đây ngồi với tôi và Phạm Lễ trong quán Dalat; nhân nói về buổi phỏng vấn trên đại 'Mẹ Việt nam' của bà Như Hảo dành cho bà Vi Khuê & cuốn thơ mới nhất mang tựa đề 'Hoa Bướm Vườn Thơ Tôi' của bà này; Trạc đã vui lắm. Hắn nói với tôi và Phạm Lễ:
---------
* - Trần Như Hoàng, chồng cũ nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy; hiện sống ở Hội An/ tỉnh Quảng Nam (Bt).
" Với cái tựa 'Hoa Bướm Trong Vườn Thơ Tôi', tôi thấy dài qúa. Trong 'Vườn Thơ' đương nhiên là đã có 'Hoa'.
Bây giờ bà Vi Khuê phải chứng minh cái gì là 'Của Tôi' mới có ý nghĩa; vì, bà ấy là người hay nói về cái 'Tôi' nhất. Vậy thì, chỉ có 'Bướm' thôi. Tại sao không đặt là' Bướm'; tôi cho nó hấp dẫn và gọn ghẽ. Theo tôi, nếu bây giờ ông Chữ Bá Anh tổ chức buổi ra mắt; đăng trên báo câu này:
'Xin Đến Coi Bướm Vợ Tôi', chắc chắn mọi người sẽ ùn ùn kéo tới xem 'Bướm Bà Vi Khuê' ngay !'
Từ Nguyên cười hề hề:
" Máu hài hước của tay Trạc này cũng cao quá."
Trần Nghi Hoàng kêu lên:
" 'Chả' giễu lắm chứ! lối nói Bắc kỳ tưng tửng của 'chả' nghe đều; nhưng có duyên đáo để!"
Thoáng nét khôi hài, Trần Nghi Hoàng quay qua tôi:
" Em kể cho 2 anh nghe việc mình gặp Du Tử Lê dưới Santa Ana tuần trước; và, gặp lại tại San José trong quán phở Anh Đào; khi anh ta đi với Hoài Việt, cách đây 2 ngày đi."
Tôi lắc đầu thối thác. Giọng Từ Nguyên Trầm:
" Có phải Hoài Việt_ Lê Trọng Hiền, tác giả 'Giòng Thơ Hải Ngoại' không?"
Trần Nghi Hoàng gật:
" Đúng!"
Nguyễn Văn Hóa buông thõng:
"Cuốn sách rất bá láp"
Tôi cười:
" Trong cuốn sách có gì mà gọi là 'bá láp'?"
Giọng Nguyễn Văn Hóa nghe tưng tửng:
"Thực sự nếu ai có tài, mình đều phải phục. Nhưng nếu không có tài; thì nên rút vào vị trí bình thường, tình bạn có khi còn gầy dựng được, do từ những bình thường đó. Chứ còn 'dính vô chuyện văn chương thì phải có tài'.
Riêng ông Hoài Việt; khi đọc cuốn 'Giòng Thơ Hải Ngoại', tôi nản quá. Tôi không thể chấp nhận chuyện một người phê bình thi ca người khác; mà, viết như sau. (sửa giọng đọc, kéo dài):
" Thơ Huệ Thu là nguồn cảm thông là nguồn cảm thông; và, nó đã thành niềm thông cảm "(!). "
Ba người còn lại; và, Nguyễn văn Hóa luôn bật lên tiếng cười vui thú. Vẻ thản nhiên, Nguyễn Văn Hóa tiếp:
" Trong 1 buổi nhậu nhiều người, có cả Hoài Việt; khi nghe tôi nói câu trên, mọi người đều ồ lên, cười. Thật tình tôi không có ý chế giễu ông ta, nhưng dường như bất mãn tôi; kể từ khi ấy."
Từ Nguyên Trầm biểu đồng tình:
" Quả nhiên, đọc tập sách' ổng', mình nản thật."
Trần Nghi Hoàng kể:
" Hoài Việt đem tập thơ tới đây tặng tụi tôi; tôi đọc lướt qua; và nói ngay với 'ảnh': 'Cuốn này tôi không biết xếp làm sao, phê bình văn học; hay thế nào mới đúng? Nhưng tôi phải nói thật là: 'những gì anh viết về các nhân vật đều sai lạc hết'.
Từ Nguyên Trầm cao giọng:
" Với dòng thơ hải ngoại 20 năm; thì không phải là những tay như Hoài Việt đã liệt kê-- nào là Hà Thượng Nhân, nào Du Tử Lê,
Nguyễn Tất Nhiên này kia; toàn những người đã nổi danh từ thời
trước. Ở hải ngoại này thiếu gì những tay thơ mới; nhưng, có lẽ Hoài Việt không đủ trình độ để đọc, hiểu thơ người ta."
Trần Nghi Hoàng lắc đầu:
trước. Ở hải ngoại này thiếu gì những tay thơ mới; nhưng, có lẽ Hoài Việt không đủ trình độ để đọc, hiểu thơ người ta."
Trần Nghi Hoàng lắc đầu:
"Nếu như vậy, cũng O.K. đi; điều quan trọng là những gì anh ta viết trong đó, không có giá trị dữ kiện thật. Ví dụ: bài viết về bà Huệ Thu -- 'Huệ Thu liên hệ gì tới Bùi Giáng; mà, Hoài Việt dám viết là "có họ tộc với Bùi Giáng.?"
Từ Nguyên Trầm lên tiếng:
"Huệ Thu gặp ai cũng cứ nói'mình là con ruột Bùi Giáng. Bà có cái tật 'show off' kỳ như vậy, không hiểu để làm gì?"
Ttần Nghi Hoàng cười rộ:
" Thấy 'kẻ sang bắt quàng làm họ', chứ làm gì nữa? 'Cha ruột thì chối; mà lại đi nhận một kẻ khác làm cha!' Hay có khi (...) (*) .
Lại còn nhân vật 'Hoàng Thị Ngọ' trong thơ Phạm Thiên Thư, ai dám bảo đó là Huệ Thu; như bà ta thường tự khoe -- và, anh chàng Hoài Việt hồ hởi ghi những lời 'bá láp' đó lên giấy, vở ?.
Một điều chắc chắn; tôi biết rằng Phạm Thiên Thư là 'tên trốn quân dịch, cho nên tới tháng 4/1975; anh ta chưa bao giờ dám rời Sài gòn để lên Dalat? Vậy cách nào gặp Huệ Thu; để mà cảm hứng ra bài ấy?."
----------
(*) Trần Thị Bông Giấy tự ý kiểm duyệt.
- trong một cuộc rượu tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh & Trần Ngọc; cũng nói về cuốn 'Giòng Thơ Hải Ngoại' của Hoài Việt.
Văn Thanh đưa ra nhận định:
"Theo tôi, cho dầu viết cuốn này; mà, Hoài Việt muốn mượn tên người khác, để gắn cái tên mình vào, thì vẫn chỉ là 'điều phụ'. Cái chính là hắn muốn cho gia đình dòng họ hắn ở Việt nam biết rằng :
" ở hải ngoại hắn cũng là nhà văn nhà thơ như ai' ! Trong trang' Tiếng vọng quê hương', cái ý này của hắn lộ ra. Nghĩa là: 'hắn gửi quyển sách về cho ông cụ; ông cụ mới đi khoe nhắng lên cùng hàng xóm. "
Khi ấy Trần Ngọc đang ngồi cắm cúi đọc tiểu sử Huệ Thu trong cuốn'Giòng thơ hải ngoại', chợt la lên:
Khi ấy Trần Ngọc đang ngồi cắm cúi đọc tiểu sử Huệ Thu trong cuốn'Giòng thơ hải ngoại', chợt la lên:
" Bài thơ 'Nói với người em lớp Sáu' là của bà này à? Anh nghĩ là của Hương Gian mới đúng chứ?"
Trần Nghi Hoàng cao giọng:
" Tôi cho anh biết: bà Huệ Thu là 'vua xài bạc giả'. "
Giọng Trần Ngọc:
" Nếu 'Bài thơ lớp Sáu' là của bà thì bà đã đăng trong quyển này rồi."
Tôi quay sang hỏi Trần Nghi Hoàng,
" 'Bài thơ lớp Sáu' là của ai; mà em không biết?"
Trần Nghi Hoàng giải thích:
" Bài thơ làm theo giọng Huế; có các chữ 'tau, mi ,dị, đệ ...' . Bà Huệ Thu dám để Hoài Việt đăng điều này trong sách hắn; thì, quả là'điếc không sợ súng'; tôi thiệt phục bà!".
Trần Ngọc giơ cao quyển sách trong tay:
" Thì đây nè, anh Hoài Việt đã ghi trong tiểu sử Huệ Thu." -- anh ta đọc lớn --" Huệ Thu nghiêng về thơ nhiều hơn. Các bài báo cô đăng ở báo học trò Bùi Thị Xuân 1975, được giải thưởng học đường toàn quốc; được chú ý nhất là' Nói với người em lớp Sáu'...)"
Trần Nghi Hoàng cười bĩu:
" Có 2 người kêu bài đó là của mình;
-thứ nhất: Nhã Ca
- thứ 2, Túy Hồng:
- bây giờ là 'bà này'.
Nhưng; bài đó thật ra là của một cô nữ sinh Trưng Vương, người Huế."
Trần Ngọc bật nói:
Trần Ngọc bật nói:
" Thì đó !".
Trần Nghi Hoàng tiếp:
" Có đó không tên tuổi gì hết, chỉ ký ở dưới: 'một người học lớp Sáu Trưng Vương/ HG.' Ngoài bài đó ra, cô còn làm một số các câu thơ nữa, ví dụ: 'Tóc em kết bằng muôn vàn ân ái/ Mỗi sợi dài là một sợi thương anh ...' "
Tôi đưa ra nhận xét:
" Nếu thật tác giả chỉ ký tên 'Một người học lớp Sáu Trưng Vương' /HG '; thì mình căn cứ vào đó mà xét cũng đủ biết. Em xong tú tài 2, năm 1968. Bà Huệ Thu lớn hơn em chừng 5, 7 tuổi. Nhã Ca, Túy Hồng còn lớn hơn em gấp bội. Thì tính ra từ thời của em trở về trước; trong bậc trung học chưa dùng lớp Sáu, Bảy, mà chỉ là đệ lục, đệ thất. Huệ Thu gốc ở Dalat; Túy Hồng học ở Huế, chẳng phải Trưng Vương Sài gòn. Vậy không có gì chứng minh được 3 bà này là tác giả bài thơ kia ,-- Trần Ngọc cười -- như vậy bà Huệ Thủ 'dỏm' ! "
Trần Nghi Hoàng
(chân dung phác họa: Nguyễn Trọng Khôi).
Trần Nghi Hoàng la lên,
"... chẳng phải Huệ Thu thôi; mà các bà Nhã Ca, Túy Hồng
đều dỏm ".
Trần Ngọc quay qua tôi;
Trần Ngọc quay qua tôi;
" Anh có cô bạn người Huế, tên Hương Giang. Cô này làm nhiều bài thơ hay lắm; cái 'air' cũng rừa tựa như vậy; mà, anh biết thêm một điều: ngày xưa cô ấy học Trưng Vương. Hồi đó, anh có hỏi cô nhiều lần về bài thơ nay; nhưng, cô chỉ cười, không nhận."
giọng Trần Nghi Hoàng,
" ... tôi không biết HG có phải là cô bạn Hương Giang của anh không; chỉ biết một điều: 'bài thơ ấy hay'. "
- tôi đưa ra kết luận,
" ... chung quy lỗi tại ông Hoài Việt; Huệ Thu có quyền 'dỏm', vì đó là hạnh phúc của bà; nhưng, ghi chép lên 'giấy trắng mực đen' điều sai lạc là một tội lớn. Đâu có phải độc giả nào cũng có đủ trình độ+ thì giờ; để tìm hiểu xem những gì người ta viết ra là thật hay giả.
Một anh lính bắn ra một viên đạn, chỉ chết một người. Nhưng một nhà văn viết ra một vấn đề sai lạc;có thể làm hại cà một thế hệ. "
vẻ giễu cợt, Trần Nghi Hoàng kể,
vẻ giễu cợt, Trần Nghi Hoàng kể,
" cách đây 2 bữa, tụi tôi ngồi với đám Chương Còm & thiếu tá Phong 302, Phong nói với tụi tôi :
"... tôi gặp ông Dinh, em rể bà Huệ Thu; tôi hỏi ngay 'ông già vợ anh, tên gì, quê quán ở đâu vậy?' Ông Dinh trả lời, ' tên Bùi Thái, quê ở xóm Bóng Nha Trang. Tôi mới hỏi, " chứ không phải là ông Bùi Giáng quê ở Quảng Nam sao?' " -- khi đó, mặt Phong trông tình tình mà đểu lắm. Tay Phong 302 này là dân Dalat kỳ cựu; biết bà Huệ Thu từ khi bà còn bé tí ! " (*)
-----------
*- thực sự Huệ Thu xuất thân Dalat; gia đình cha mẹ cư trú trên đường Hàm Nghi. Chính tên là Bùi Thu Huệ, có em gái là Bùi thu Thảo, anh trai Bùi Sâm ( lính Thủy Quân Lục Chiến VNCH; cũng từng là là 'đàn em thân tín anh Phùng Kim Ngọc-- nhân vật chính t rong' Nhật Nguyệt buồn như nhau' .
( tập 1 Trần Thị Bông Giấy). ...
- Bùi Thu Huệ chẳng có chút giây mơ rễ mái họ tộc nào với Bùi Giáng. Sau 30/4/1975, Bùi Thu Huệ ăn ở không chính thức với nhà văn Nguyễn Hữu Hiệu; cả 2 cùng với Thu Vân hùn vốn;
- ra một hàng sách trên lề đường Nguyễn Trung Trực+ Lê Lợi. (Sài Gòn). Đó là thời kỳ TRÂN SA +NGUYỄN hiện hữu trong đời Thu Vân.
[ 1941- 2011]
Trần Nghi Hoàng la to,
" Dỏm! cũng có lần lâu lắm, tôi từng ghe bà Huệ Thu nói điều này. Bữa đó, bà và Phạm Công Thiện ngồi uống rượu với nhau trong quán 'Văn'. Tôi ngồi ở một bàn khác; lúc khuya tan quán, từ trong ra; tôi đi ngay sau lưng họ, nghe bà đọc 2 câu thơ: "
" Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phiá trước miên trường phía sau"
quay qua, hỏi Phạm Công Thiện:
" Anh thấy Huệ Thu làm hay không?'"
-- tức thì Phạm Công Thiện nổi giận, " Đụ má! -- bài này của Bùi Giáng; sao mày dám nói là của mày?".
Tôi nghe chưng hửng giùm bà, vì cái vẻ Phạm Công Thiện lúc đó trông du côn lắm. Mà bà thì đang "bồ với ảnh " . Thật ra, bài thơ ấy thế này:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có 5 ngón nhỏ phô bày ngón con
Thưa rằng có những ngón thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa cỏ bóng áng mậy nghiêng đầu
Hỏi rằng người quê ở đâu
Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân ."
(bài thơ TNH đọc ở trên, mang tựa đề 'Chào Nguyên Xuân',
- trích trong tập 'Mưa nguồn/ Bùi Giáng /. Nxb Hội Nhà văn VN, 1993.)
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có 5 ngón nhỏ phô bày ngón con
Thưa rằng có những ngón thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa cỏ bóng áng mậy nghiêng đầu
Hỏi rằng người quê ở đâu
Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân ."
(bài thơ TNH đọc ở trên, mang tựa đề 'Chào Nguyên Xuân',
- trích trong tập 'Mưa nguồn/ Bùi Giáng /. Nxb Hội Nhà văn VN, 1993.)
(chú thích: TTBG).
" ngoài ra. tôi cũng nghe nhiều người nói, y hệt Nguyễn Văn Hóa; về điều láo khoét này của bà Huệ. ... với ai thì không biết; chứ với bà Huệ Thu, kẻ đã từng tuyên bố với nhiều người là:
" có bằng tiến sĩ ở Mỹ, tôi tin 'bà sẵn sàng làm những việc như vậy, không mắc cở đâu '. "
(...)
Từ Nguyên Trầm nhướng cao mày,
(...)
Từ Nguyên Trầm nhướng cao mày,
" Nghe đồn dạo này Văn Thanh (tay này ở miền Bắc CS vượt biên qua) theo bợ Du Tử Lê kỹ lắm; bỏ tiền ra cho anh kia tổ chức đêm 'Văn học nghệ thuật' gì đó của 'ảnh' . " (...)
Nguyễn Văn Hóa cười,
" Du Tử Lê mặc dầu viết khá nhiều văn xuôi; nhưng hầu hết như ai cũng nhìn nhận rằng ông là một nhà thơ. Nay trong tập tùy bút này; ngôn ngữ thơ cũng có vẻ lấn lướt ngôn ngữ văn xuội trong tùy bút. Cho dù đôi khi người ta khen một bài tùy bút đẹp như một bài thơ; 'không có nghĩa một bài tùy bút viết bằng toàn ngôn ngữ thơ thuần túy là một bài tùy bút hay. Ngoài ra, ông có vẻ lạm dụng ... dấu phẩy !' ... " (...)
Trần Nghi Hoàng bắt ngay:
"Bây giờ cạn rồi nên mới chơi chữ. Tôi đọc toàn bộ thơ Du Tử Lê in ở hải ngoại, thấy cái ý không có gì mới; chỉ mới ở điểm anh ta dùng nhiều dấu phẩy hơn (một cách rất không cần thiết như tờ' Thế kỷ 21' đã nhận xét) ...
và, Trần nghi Hoàng cười -- không tin, các ông cứ thử làm bình thường mợt bài thơ xong; đảo một số chữ, rồi cứ chấm, phết loạn cào cào vô, sẽ thấy chẳng mấy khác biệt với thơ Du Tử Lê -- ... rồi, Trần Nghi Hoàng tiếp -- bài thơ được mọi người ca ngợi nhất của Du Tử Lê, là : 'Khi hãy chết hãy mang tôi ra biển'. (...)
tản mạn văn chương/ thế phong
[ 26/ 09/ 2016 --
( bài đăng lại : 15/ 3/ 2023 ) .
(ảnh: Phan Nguyên )
Từ Nguyên Trầm chỉ vào ngực mình,
" Chính tôi cũng xúc động nữa. Có điều, Du Tử Lê hãnh diện về thơ tình của 'ổng' ; với tôi; [thì] tập hay nhất là 'Ở chỗ nhân gian không thể hiểu'. ...-- điệu từ tốn ,Từ Nguyên Trầm ... rút ra quyển tùy bút 'Em & Mẹ & ...' ... ' đọc lớn:
" Mưa, như hạt giấy'confetti' thiếu những đôi vai kề / vắng những mái đầu nghiêng/ để thả (...).
Tiếng cười không ấm nổi, những ngày đêm tựa những lát dao sắt lém, cắt nàng/ cắt chàng/ thành từng miếng chia ly (...) ( la to:
" Thiệt không ý nghĩa gì cả! Không ra cái gì hết! ... -- ông Du Tử Lê này có cái tật:
'"khi yêu ai thì rất quỳ lụy -- có điều 'ổng' không nên đem cái quỳ lụy đó đặt ngang hàng với mẹ 'ổng', chứ đừng nói lá đặt trước'"
Bởi vậy, tôi không ngạc nhiên như quí vị; khi đọc tựa tập thơ ,
'ổng' đưa mẹ 'ổng' xuống SAU EM và, lại ĐỒNG HÓA VỚI EM ... ".
----------
* (...) ... - tạm lược một số chữ . (Bt)
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
(từ trang 103 - 113)
------------------------------------------
- bài đăng lại : 25 / 3 / 2023
------------------------------------------
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 01:45 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ