Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

" bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - người chữa bệnh bằng văn chương :/ Đỗ Thu Thảo - Mộc Miên -- trích :https://tuoitre.vn >

 

29/08/2012 17:13 GMT+7

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - người chữa bệnh bằng văn chương

ĐỖ THU THẢO - MỘC MIÊN
ĐỖ THU THẢO - MỘC MIÊN

TTO - Sáng 29-8, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã có buổi giao lưu với hơn 100 độc giả nhân dịp ra mắt tập sách Thấp thoáng lời kinh (NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book ấn hành).

Giao lưu với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

oEJbg4D8.jpgPhóng to

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (phải) chia sẻ những cảm nghiệm trong buổi giao lưu - Ảnh: Mộc Miên

“Tôi viết sách là những thể hiện riêng tư và chiêm nghiệm của tôi. Khi mới ra trường, tôi viết cho học trò như người bạn, người anh viết cho bạn mình, em mình. Khi tôi có con, tôi viết cho những bà mẹ sinh con đầu lòng. Đến 50 tuổi, tôi cảm thấy chút heo may già và tôi viết Gió heo may đã về. 60 tuổi về hưu, tôi viết Già ơi chào bạn - bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ về “nghiệp” viết của mình.

Với cuốn sách Thấp thoáng lời kinh, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc bộc bạch: “Đây là những cảm nghiệm riêng tư, rất chủ quan của người thầy thuốc, bấy lâu tìm kiếm, thử nghiệm trên mình rồi mới dám sẻ chia cùng bạn bè tương lân".

Câu chuyện tại buổi giao lưu còn được mở rộng ra chủ đề lo lắng - lạc quan, mạnh - yếu, trẻ - già, sống - chết, sức động viên tiềm ẩn trong những cuốn sách của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc...

7YGnu1Ux.jpgPhóng to

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (bìa trái) ký tặng sách cho độc giả - Ảnh: Đỗ Thu Thảo

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc kể: “Chị tôi được con mua cho máy đo huyết áp để thỉnh thoảng đo kiểm tra sức khỏe dù vẫn khỏe mạnh. Nhưng từ khi có máy, chị càng đo càng thấy huyết áp tăng rồi sinh ra lo sợ, sinh bệnh này nọ. Bệnh đó là do tâm không tịnh thì phải chữa bằng tâm. Tôi kêu kệ nó, quẳng máy đi là hết bệnh và thế là hết thật”.

Trong buổi giao lưu, để trả lời cho câu hỏi: “Làm sao để trẻ mãi?”, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói: “Tôi xin trích tựa đề một ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang tên Đóa hoa vô thường. Cuộc sống là vô thường, ai cũng phải già đi. Muốn trẻ vĩnh viễn thì chỉ có thể sống trong môi trường không có thời gian như Từ Thức tới động tiên. Nhưng già mà vẫn khỏe thì có sao, còn già mà không khỏe, đau khổ thì mới cần chữa trị”.

Chia sẻ trong buổi giao lưu, độc giả Trần Vinh Thắng (TP.HCM) làm nhiều khán giả rơi nước mắt với câu chuyện về đứa con trai lâm trọng bệnh và vừa ra đi vĩnh viễn. Đó là anh Trần Nguyễn Nguyên Khôi - 29 tuổi, cựu sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM, là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

“Đó là đứa con trai hiếu thuận, hiếu học và là niềm tự hào của gia đình, trường lớp. Tiếc rằng cháu ra đi sớm quá. Sau khi cháu mất, trong đau khổ, tôi đọc được những cuốn sách của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc với những lời nói từ trái tim. Tôi hiểu ra rằng con trai tôi mất đi nhưng cháu đã kịp để lại rất nhiều những công trình cháu nghiên cứu, tình cảm với gia đình, bạn bè và đặc biệt là hai đứa con sinh đôi sắp chào đời” - bác Trần Vinh Thắng xúc động.

Gia đình bác Trần Vinh Thắng cũng quyết định lấy hai câu trong cuốn sách của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc để đặt lên mộ phần của con trai mong con an nghỉ bình yên: Con trong tất cả/ Tất cả trong con.

Anh Dụng Minh Phương Tâm cũng đến chương trình để gửi lời cảm ơn của cả gia đình mình về những hướng dẫn chữa bệnh, rèn luyện sức khỏe rất dễ nhớ, dễ thực hiện mà bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thường hướng dẫn bằng những bài báo, website của mình.

Một độc giả đến từ Hà Nội nhận xét: “Tưởng chừng như khó có mối liên hệ nào giữa thầy thuốc và nhà văn. Nhưng bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã cho ra lò một cuốn sách ghi lại những cảm xúc chân thành của một người thầy thuốc luôn muốn sẻ chia những điều lợi ích cho đời, cho người”…

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông tốt nghiệp tiến sĩ y khoa quốc gia, Y khoa Đại học đường Sài Gòn năm 1969.

Ông đã xuất bản hơn 30 tác phẩm với nhiều chủ đề như viết cho tuổi mới lớn, viết cho các bà mẹ, tùy bút, tạp văn, thơ… Nhiều tác phẩm của ông được công chúng yêu thích như: Già ơi chào bạn, Gió heo may đã về, Thư gửi người bận rộn…


--------------------


lời bàn THẰNG PHẢI GIÓ


-  Quán Tí Nị (  gần Đài Phát Thanh Tp. HCM ) , nhà thơ Trần Thiện Hiệp & phu nhân  ở Mỹ về , mời một số bạn bè văn chương tời dự. Tôi là người đến sau cùng(  bữa đó, bụng  hơi đau ),tôi lên sân thượng nằm võng đu đưa ngắm đàn chim bồ câu nuôi & đàn gà lúc nhúc gần 20 con, một gà mẹ với 11 chú gà con  tung tăng chạy nhảy, kiếm mồi.

 Thật vui mắt, ấm lòng, cười thầm trong bụng. 

 Điện thoại reo liên hồi -- " hoạ sĩ tự do" Mặc Trí ( con trai cố nhà văn Mặc Thu- Lưu Đức Sinh nổi danh ở Sài Gòn thập niên 60's ).  ới ới gọi " anh tới ngay đi, bữa tiệc ăn sáng" hoành tráng" đã  bày biện  dưới cây cọ cao vút  hiếm có ở Sài Gòn  của Quán Tí Nị.  

- " phải đi thôi,"  tôi nhẩy phóc lên Xe Honda / Wave tới nơi hẹn. 

Đường lên dốc quán vẫn như xưa,  lâu quá trở thành lạ lẫm, gặp một người nữ, bèn hỏi: 

'thưa cô, đây  là Quán Tí Nị " --  người nữ gật đầu. 

 Vào bàn tiệc thịnh soạn, , dăm bẩy văn nhân  có mặt:

- nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên -- dịch giả  tài năng Thiếu Khanh --  Trần Thiện Hiệp &  Lệ Hiền phu nhân  ( người ngâm thơ siêu đẳng 14 tuổi đã  vang danh trên Đài Pháp Á  xưa kia) -- bác sĩ, nhà văn Đỗ Hồng  Ngọc --  tôi được xếp chỗ ngồi kế cận. 

. Anh xoa đôi cánh tay hãy còn chắc nịch, hỏi tuổi tác,  đang viết sách, quyển gì--  mỗi lần gặp,  Đỗ Hồng Ngọc  nhẮc" bọn trẻ vẫn đọc ông đấy,  tôi biết Trần Trung Phương  chuyên viết  " thơ  thiếu nhi, nhi đồng" là nhờ đọc Nhà Văn Hậu Chiến / Thế Phong.  Sinh hoạt hàng ngày của anh ra sao?  cơm ăn  bữa mấy bát, ngủ  và thức dây lúc mấy giờ , tập thể dục  vẫn chạy đều đều mỗi sáng-- và,  ,vợ, con  ra sao? 

Trần Thiện Hiệp ngồi bên trái tôi, áo đen, râu bạc, tóc dài cũng bạc, mũ bê-rê đen  ngâm thơ liên hồi, những bài thơ mới làm , nhiều bài đăng trên Việt Văn Mới của Từ Vũ ở Paris " hồng trần, hồng trần " , dạo này thơ tôi đẫm chất" hồng trần ' đấy !".  Đôi  bài thơ mới làm, có khi quên câu này, câu kia; lại được phu nhân Lệ Hiền nhắc, trí nhớ  của người nữ sinh 1941, quả là  ' siêu quần "! 

Mặc Trí rút ra một tấm vẽ chân dung Trần Thiện Hiệp  hút "ống vố Ropp " rất đẹp, chàng "hoạ sĩ tài tử" này hình như không tốt nghiệp  trường hội hoạ nào, thì phải? -- chàng  ta,  người  bạn trẻ thân thiết  gần gũi với vợ chồng Trần Thiện Hiệp  nhất đấy !

Quay sang Nguyễn Phú Yên, nghe kể chuyện về nữ sĩ Hoàng Hương Trang của những ngày cuối đời, xuống Long Xuyên ở với bà dì, chết ở đó,  tro cốt được đưa về Huế -- và,  anh là người viết nhiều bài báo về 'con hùm xám hoạ sĩ, thi nhân Sài Gòn  thập niên 60's (*)  , từng ồn áo đòi" úp váy lên mặt một  linh mục, chủ báo thi nhân, "tực danh' Đinh Xuân Nguyên.  ( Thanh Lãng,  Chủ tịch Pen Club Sài Gòn) hồi nào !  

--------

(*) - Hoàng  Hương Trang sinh năm 1938 ( cầm tinh con Hổ).-- (Bt)


Bữa tiệc " hoành tráng" ( chữ  Trần Thiện Hiệp) sẽ cò còn nữa, trước khi chúng tôi về Mỹ, xin mời quý vị có mặt hôm nay đừng vắng mặt, Ại nghe tôi ngâm " thơ hồng trần, " hay tuyệt cú mèo" ( tự khen mình như Lỗ  Tấn " văn mình, vợ người"!". 

  Cuộc vuii nào cũng  chấm dứt, 12 giờ trưa,  Đỗ Hồng Ngọc xin phép về trước, chúng tôi theo sau, 

 Về tới nhà,  tự hỏi :

" ... chảng biết vợ mì nh đã tha thứ lỗi lầm chưa, nàng giận hờn mắng riếc ;

 " ...ông là thằng vũ phu,  đúng như thằng Hùng ( em con bà cô ruột-- Kts Dương Mạnh Hùng 1942- chết) )  nói, vậy mà tôi đã sống với thằng vũ phu này đã 56 năm". -- (  nghe thật xót  ruột về tôi lỗi bản thân , như Kinh Thánh từng chỉ ra 77 lần chưa hết , còn phải nhân lên gấp bội)

" Chúa ơi! " Đời,  C' est la vie, -- buồn quá ;   thôi thì  cho con về nước Chúa sớm đi !" .


THẰNG PHẢI GIÓ

Sài Gòn , 1/4/ 2023.


===========


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ