đọc thêm về THƯỢNG SỸ - Nguyễn Đức Long 1906- 1998 " / bài viết: Hoàng Vũ Đông Sơn [ 21939- 2014) -- tản mạn văn chương - 13/ 08/ 2015 ).
Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015
trưởng huynh
THƯỢNG SỸ -NGUYỄN ĐỨC LONG
điếu tế văn :
Thượng Sỹ
[ i. e. Nguyễn Đức Long 1908- 1998 ]
(ảnh: Phan Diên)
- tạ thế : 05. 10. 1998
nhằm ngày : 15. 8 Mậu dần
hỏa táng tại Bình Hưng Hòa
ngày 08. 10. 1998
nhằm ngày 18. 08. Mậu Dần
Kính thưa : Thượng Sỹ trưởng huynh
Suốt đời tiên sinh chỉ thờ phụng mỗi chữ TÂM
kẻ hậu học cô lậu qua văn này đã mạo muội tặng người mấy chữ:
'TÂN KHỔ HÀ PHƯƠNG CHÍ SĨ TÂM'
cùng đôi câu đối bao hàm cả cốt cách và phong thái của tiên sinh:
THƯỢNG ĐẲNG TẠI THIÊN TƯ AN BẦN LẠC ĐẠO
SĨ PHU CHI CỐT CÁCH HÀN UYÊN PHONG NHO
Chiều người ở tuổi cửu tuần đại thọ không phải dễ dàng
rất may tiên sinh lại đắc ý vừa lòng với chữ nghĩa
tôi đã dùng như thế]
Than ôi!
Nay lại là chữ để thờ
Kính thưa
quả phụ Nguyễn Đức Long
Thưa tang quyến và quí thân hữu của gia đình người
về nơi vĩnh hằng
hôm nay, tôi đại diện cho một số anh chị em có thâm tình
với trưởng huynh Thượng Sỹ:
xin mạn phép được đọc điếu tế văn
Than ôi !
thành Gia định mây sầu che phủ
trấn Sơn nam gió thảm thầm reo
Thật là :
nghịch cảnh khôn cùng
thương tâm tuyệt mức
Nhớ linh xưa :
vốn dòng thi lễ
cốt cách trượng phu
là nhà giáo:
thước ngọc liền tay kiên lòng dạy trẻ
Là văn nhân:
dụng quốc ngữ buổi đầu trên báo chí
để toàn dân dễ hiểu dễ hành
làm lợi khí tung hoành tranh đấu
Người chỉ:
tôn thờ văn hóa viêm bang
ôm ấp sử thi Đại việt
Nên đã :
thẳng cánh phẩm bình; những kẻ quên cội nguồn, đã
lai tạp chữ nghĩa văn chương chữ nghĩa, làm mê dân chúng,
khiến đồi phong bại tục dẫy đầy
nhẹ tay phê phán người nhớ tổ nhớ tông, từng thủy chung
với thi thư lễ nhạc, để nhân thuấn sĩ tải, biết quốc sỉ
thượng tôn phong hóa
Nổi tiếng Ngự sử văn đàn mãn kiếp
thanh danh minh sư giảng huấn trọn đời
trong gia đình quyến thuộc,
ôn nhu hằng giữ nếp
nghiêm minh gia đạo
ngoài xã hội tương giao
khiêm tốn hởi lởi cùng
tứ hải đệ huynh
Là 'Thượng Sỹ', chúa ghét phường 'hạ sĩ'
thích hiền nhân nên ưu ái hiền tài
Thế mà:
trời già quen thói
đất trẻ âm hồn
người đáng mặt bắt đi về cõi
kẻ sống thừa cơ mãi trơ trơ
Mới tết Nguyên đán vừa qua, tại Thanh Đa, chén hoan lạc
còn nồng
cứ mong người sống vui ngoài bách tuế
Nay chưa hết năm Dần, tiết vừa đúng trung thu rằm
tháng tám, nỗi thương tâm thê thảm để đời sau
Nay hỡi ôi !
tang thương ủ mặt sơn hà
từ biệt đau lòng viễn thế
Kìa, nội tướng đảm đang vẫn muốn
lo cho người vào làng báo làng văn
Nữ ái chăm ngoan hằng mong
thần hồn định tính đứng đi đón ý chiều lòng
Còn đâu nữa cánh tay cầm lái
giữ vững con thuyền
đã mất rồi cây thước chỉ đường
đề cao bút mực
Kính phục thay!
nhưng
cũng xót thương thay!
Sự nghiệp viên thành?
gánh nghĩa tình vẫn nặng
sao huynh trưởng vội tách về Tiên?
Công danh mãn ý?
bầu nhiệt huyết còn căng
Nếu Thượng Sỹ chưa ưa đường lánh tục
Thôi từ đây
âm dương chia lối
kẻ khuất người còn
Đứng lại đây anh em cùng hội
trong làng văn , báo thân quen
Ô hô !
lụy đổ ướt đầm đau từ biệt
nơi âm cung tiếp rước huynh đài
Quý ký: đương nhiên là thế, Người dẫu thác nhưng anh linh tồn tại
Tử sinh: kính cụ vẫn đầy, đời nếu quên thì sách vở còn ghi
Than ôi !
lời quê mùa tự xét không hay
kẻ hậu học cô văn quả lậu
nỗi thảm thiết chỉ thầm đau xót
Xin chứng minh cho đủ lễ nghi
Ô hô thương thay !
Hỡi ơi, tiếc thay !
HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
[1939- 2014]
đích thân đọc tại đài hỏa táng Bình Hưng Hòa
tháng 10 năm 1998.
( trang 358- 360 NHỮNG MẨU RỜI THƯƠNG NHỚ
/ Văn Uyển Publishing Company, San Jose, 2015))
vài dòng tiểu sử:
vài dòng tiểu sử:
THUONG SY , vrai nom NGUYEN DUC LONG. journaliste et critique littéraire, né en 1908 à Hanoi (Nord Vietnam). Après l' enseignement secondaire, entra dans la carrière de l' enseignement privé. 1936 : commence à écrire ans les journaux et revues de Hanoi, -- 1938 -39, collabore aux deux revues satiriques Vit đực ( le Canard) et Con Ong ( l' Abeille ) . 1940 - 1945, critique littéraire de Tin mới văn chương et de Tin mới nhật báo, pendant 5 ans de suite sans interruption, ce qui est assez rare.
Écrit aussi nouvelles à carractère socialiste sous le nom de plume et l' armistice de plume de Đức Long et Hoàng Lan, toutes les semaines et pendant deux ans de suite. Après la guerre et l' amrmistice de 1954 émigra dans le Sud et collabora dès lors aux différentes revues : Dân Việt (1955) -- Tự do ( 1955) dont il fut l' un des fonfateurs -- Cải tiến (1956 avec comme pseudonyme Huỳnh bội Hoàng -- Nắng sớm ( 1957), Văn hữu .
On regrette qu' il ne puisse pas actuellemt faire éditer un receuil de ses critiques littéraires qui sont d'une très grande valeur documentaire pour l' histoire de la littérature vietnamienne. (*)
Il vit actuellement à Saigon.
-------------
* Thương Sỹ - Nguyễn đức Long không chỉ không in được một tác phẩm văn chương nào, ngoại trừ 1 tập sách nhỏ khá mỏng viết về chính trị thường thức. ( Loại sách Người dân học tập' của nhà xuất bản Thế giới/ giám đốc Nguyễn Văn Hợi , in ở Saigon năm 1957.) (Bt)
(page 217 : DICTIONNAIRE BIOGRAPHIQUE
/ INTRODUCTION À LA LITTÉRATURE VIETNAMIENNE
par
par
M.M. DURAND et NGUYEN TRAN- HUAN
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 15:51 0 Nhận xét