đọc thêm (1) : " TTKH- Nàng Là Ai?" / Thế Nhật [ Thế Phong ] & Những bài tranh luận / sưu soạn: Đinh Bạch Dân / tphcm ] -- Virgil Gheorghiu, 16/ 1/ 2014.
THỨ NĂM, 16 THÁNG 1, 2014
t.t.kh.- nàng là ai?/ thế nhật [thế phong] & những bài tranh luận ... / đinh bạch dân sưu soạn
t.t.kh. nàng là ai? & những bài tranh luận
( báo Văn Hóa số 9 - cơ quan văn hóa bộ VHTT.)
nhà văn Thanh châu nói về T.T.KH.
( báo Văn Hóa số 9 - cơ quan văn hóa bộ VHTT.)
nhà văn Thanh châu nói về T.T.KH.
đoàn minh tuấn
Được biết tác giả Thế Nhật, qua Nxb Văn hóa- thông tin đã cho ra mắt cuốn T.T.KH. - nàng là ai ?, chúng tôi vừa mừng vừa lo. Mừng, vì một nghi vấn văn chương kéo dài hơn nửa thế kỷ, nay sắp có lời giải. Lo, vì tính chinh xác và khoa học của tác phẩm. Một buổi sáng mùa thú cuối tháng 8-1994, chúng tôi đến thăm nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn' Hoa ti-gôn' - người khơi nguồn thơ của nữ sĩ bí ẩn có tên T.T.KH.
Bởi, như nhà văn Tô Hoài đã có lần khích :' Câu chuyện tình u uẩn mà nhiều báo một thời bàn tán sôi nổi, nào' hai sắc hoa ti-gôn' , nào T.T.KH. , nào Thâm Tâm và Khánh là ai ? Những éo le , mơ hồ[ từ] các anh Thanh Châu,Thâm Tâm, Trần huyền Trân, Nguyễn
Bính , những đồng tác giả ấy- hôm nay cũng còn có bạn có thể kể lại rành rõ được, hay là, cứ để mờ ảo mãi như thế?' [ báo Văn nghệ số 45/ tháng 11- 1986].
Người có thể kể lại rành rẽ được về T.T.KH', chỉ còn duy nhất: nhà văn Thanh Châu.
ĐOÀN MINH TUẤN.
Nhà ông nằm trên phố Trần quốc Toản , một phố nhỏ yên tĩnh trong lòng hà nội. Nhà văn đã già, gương mặt đôn hậu, đôi mắt tinh anh, nhanh nhẹn- dẫn chúng tôi lên gác 2 . Phòng trang trí đơn giản, có treo tranh Trần Duy, Nguyễn gia Trí và Nguyễn tiến Chung. Một giá sách nhỏ, phần lớn là sách văn học.
Chưa biết rằng chúng tôi đến với mục đích gì, ông Thanh Châu vừa pha trà vừa sau sưa kể cho chúng tôi nghe về [việc] * tìm kiếm mộ Thâm Tâm tại Cao bằng, mà ông đang tham gia, nhưng, chưa có kế quả cụ thể. Câu chuyện tìm mộ Thâm Tâm, tuy chưa kết thúc, nhưng thực cảm động.
Nhà văn Thanh Châu tên thật là Ngô Hoan, sinh 1912 tại thị xã Thanh hóa. Quê nội ở Diễn Châu[ Nghệ an] , nắm 1926, học [tại] trường Cao đẳng tiểu học Vinh. Sau đó, ra Hà nội học trường đạo, chung với Phạm huy Thông. Thấy Phạm huy Thông và Nguyễn nhược Pháp viết, ông cũng cầm bút theo. Năm 17 tuổi, truyện ngắn đầu tay' Bó hoa quá đẹp' được [đăng báo]. Nhờ truyện ngắn này, ông được mời cộng tác [viết cho] Tiểu thuyết thứ bảy của Vũ đình Long.sau, trở thành cây bút chủ chốt trong suốt 10 năm [ 1934-44].
Sau Cách mạng tháng 8, tham gia quân đội, phụ trách báo' Vệ quốc quân' của sư đoàn 304. Hòa bình lập lại[ 1954], ông cộng tác với báo' Văn nghệ', ' Văn' [ hội Nhà văn VN] .
nay nghỉ hưu, và, kể từ tập truyện ngắn đầu tiên' Trong bóng tối' , đến tập truyện ngắn gần đây' Cún số 5 ' [ Nxb Kim Đồng, 1992], kể như có gần 20 đầu sách được in ra .
----
* [...] chữ của Biên tập [BT]
HỎI : - Thưa nhà văn Thanh Châu, trong cuốn sách của Thế Nhật , có nói rằng, đã phát hiện ra T.T.KH. Nữ sĩ đó có tên thật là Trần thị Vân Chung. Xin hỏi, ông có biết người đó là ai ?
nhà văn chợt ngẩng nhìn lên, ánh mắt như dừng lại, đôi mắt dõi vào ký ức xa xăm. Giông ông trầm xuống :
ĐÁP : - Đó là chuyện một thời với bạn bè cùng sinh trưởng ở thị xã ,quê cũ Thanh hoa. Vân Chung lớn lên, lấy một sinh viên Luật, tên là Lê ngọc Chấn. Ông này có thời làm [bộ] trưởng quốc phòng thời Mỹ-Diệm và đại sứ ở Luân đôn . Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1976, tôi có tìm gặp Vân Chung. và, khi nghe tin ông Chấn mất, tôi có gửi lời chia buồn, trước khi bà Vân Chung sang Pháp ở với các con.
HỎI ; Thưa ông, bà Vân Chung có làm thơ không ?
ĐÁP : -Theo tôi biết, bà Vân Chung có học trường tỉnh Thanh hóa, trước Cách mạng . Thời Mỹ-Diệm ở Sài gòn, hình như, ở nhà bà Vân Chung thường có một tổ thơ, gồm các bà phu nhân hay gặp gỡ, xướng, họa cùng nhau. Bà Vân Chung tuyệt nhiên không hề biết gì về TTKH. Tôi còn nhớ lúc đó, sau giải phóng Sài gòn, báo chí có lục lại vấn đề TTKH, bà Vân Chung có nói đùa với tôi :' thơ TTKH? lại do Thanh Châu bịa ra chứ còn ai ?'. Tôi lấy làm lạ, tại sao bây giờ lại có cuốn sách nào đó đặt vấn đề TTKH là bà Vân Chung ?
câu chuyện giữa chúng tôi đang vui, lại có tiếng gọi của bà vợ ông Thanh Châu, ở nhà dưới. Nhà văn buồn, kể cho chúng tôi nghe về tai nạn, bà đã 2 lần ngã từ trên gác xuống - nay - ảnh hưởng đến thần kinh. Nhờ chồngvà cô con gái, Quỳnh Châu, công tác ở Đài truyền hình Việt Nam chăm sóc. Ông nói tiếp:
- còn TTKH là ai ? tôi đã nói hết trong cuốn' Thâm Tâm & TTKH' * do Nxb Hội Nhà văn xuất bản năm 1991 rồi.
------------
* - tác giả Nguyễn Việt Hoài .[Bt]
nhà văn Thanh Châu đưa tôi xem cuốn sách đó .ông kể
nhà văn Thanh Châu đưa tôi xem cuốn sách đó .ông kể
: ' ...sau khi truyện ngắn' Hoa ti-gôn' của tôi in ra, tôi có nhận được bài thơ đầu của TTKH, kèm theo 1 bức thư xin chữ ký. Bức thư nói, vì hoàn cảnh riêng, nên, bà không tiện giao dịch với nhà báo, từ đấy, cũng không biết thêm gì về bà.
HỎI : - ông có thể cho biết vì sao ông không giữ lại bức thư đó ?
ĐÁP : -Thởi trẻ mà. tính khí bừa bãi, đang tuổi ăn chơi, lại, nhiều bạn gái.- ông Thanh Châu cưới hóm hỉnh - hơn nữa , tôi vẫn nghĩ, phụ nữ làm thơ phần lớn đều không ... xinh đẹp. Tôi cũng muốn biết địa chỉ TTKH để gửi báo biếu, và, khuyến khích - nhưng- biết bà cố giấu, nên, rồi cũng bỏ qua.
HỎI: - Năm 1990, trong bài ' Nói thêm về TTKH' , ông có nhắc tới chuyện ' hình như là TTKH có đến thăm ông ?'
ĐÁP : - Vâng, dạo đó, tôi vắng nhà. Một hôm, nghe mẹ tôi nói: ' có 2 người con gái đến chơi, không chịu nói tên, chỉ để lại 1 bó hoa ti-gôn rồi ra về'. Tôi đoán rằng, có thể 1 trong 2 người đó là TTKH chăng ?
HỎI : - Trên thi đàn hồi đó, có mấy người nhận mình là người yêu của TTKH ?
ĐÁP : - Chuyện đời lạ lắm . Hiếm có người con gái nào làm mấy bài thơ là nổi tiếng ngay như TTKH, khiến 2 ông Hoài Thanh + Hoài Chân , phải đưa vàoThi nhân Việt nam .
HỎI : - ông có thể cho biết vì sao ông không giữ lại bức thư đó ?
ĐÁP : -Thởi trẻ mà. tính khí bừa bãi, đang tuổi ăn chơi, lại, nhiều bạn gái.- ông Thanh Châu cưới hóm hỉnh - hơn nữa , tôi vẫn nghĩ, phụ nữ làm thơ phần lớn đều không ... xinh đẹp. Tôi cũng muốn biết địa chỉ TTKH để gửi báo biếu, và, khuyến khích - nhưng- biết bà cố giấu, nên, rồi cũng bỏ qua.
HỎI: - Năm 1990, trong bài ' Nói thêm về TTKH' , ông có nhắc tới chuyện ' hình như là TTKH có đến thăm ông ?'
ĐÁP : - Vâng, dạo đó, tôi vắng nhà. Một hôm, nghe mẹ tôi nói: ' có 2 người con gái đến chơi, không chịu nói tên, chỉ để lại 1 bó hoa ti-gôn rồi ra về'. Tôi đoán rằng, có thể 1 trong 2 người đó là TTKH chăng ?
HỎI : - Trên thi đàn hồi đó, có mấy người nhận mình là người yêu của TTKH ?
ĐÁP : - Chuyện đời lạ lắm . Hiếm có người con gái nào làm mấy bài thơ là nổi tiếng ngay như TTKH, khiến 2 ông Hoài Thanh + Hoài Chân , phải đưa vàoThi nhân Việt nam .
Tôi nghĩ, chắc thấy TTKH làm thơ hay, Nguyễn Bính cũng' ghé' mấy bài : Cô gái vườn Thanh & Dòng dư lệ, còn Thâm Tâm cũng có bài ' Các anh' .
Nhưng, tôi biết, hơi thơ của ông bạn tôi hơi cổ, khác thơ TTKH, bà là người có học, theo kịp trào lưu thơ mới.
chúng tôi còn đến thăm nhà văn Thanh Châu vài lần nữa để nghe ông nói he61tr những gì mà chúng tôi muốn biêt thêm về TTKH - tôi hỏi :
HỎI : -... thực tình ông có đoán được TTKH là người thế nào không ?
ĐÁP : - ...chắc là một phụ nữ có hoàn cảnh gia đình không tiện nói ra, nên chỉ thố lộ bằng mấy bài thơ, rồi im bặt.
Tôi đã mở' Thi nhân Việt nam', đọc lại những dòng viết về TTKH : ' Ai biết ' cô gái vườn Thanh' bây giờ thế nào ? Liệu rồi đây, người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối.
chúng tôi còn đến thăm nhà văn Thanh Châu vài lần nữa để nghe ông nói he61tr những gì mà chúng tôi muốn biêt thêm về TTKH - tôi hỏi :
HỎI : -... thực tình ông có đoán được TTKH là người thế nào không ?
ĐÁP : - ...chắc là một phụ nữ có hoàn cảnh gia đình không tiện nói ra, nên chỉ thố lộ bằng mấy bài thơ, rồi im bặt.
Tôi đã mở' Thi nhân Việt nam', đọc lại những dòng viết về TTKH : ' Ai biết ' cô gái vườn Thanh' bây giờ thế nào ? Liệu rồi đây, người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối.
[tháng 11-1941] .
' Hơn 50 năm sau , trong bài' Nói thêm về TTKH' , nhà văn Thanh Châu
' Hơn 50 năm sau , trong bài' Nói thêm về TTKH' , nhà văn Thanh Châu
viết tiếp :
' Tôi không tin rằng ai đó đã gặp bà, được bà sẵn lòng cho gặp. Một người đã cố tình quên đi, đào sâu chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình, mà có những bài thơ như thế, chỉ bộc lộ 1 lần rồi dập tắt - hẳn - không giống kẻ kém tài, kém đức, chỉ mong nổi tiếng với 1 bài thơ tình dược đăng lên báo ?'
Thời gian nói chuyện đã nhiều, chúng tôi đứng dậy, xin phép ra về, ông Thanh Châu ra tiễn, lại vui chuyện :
-... hữu xạ tự nhiên hương. Chuyện về TTKH, sách báo trong Nam, ngoài Bắc đã nói quá nhiều- ngoài ra - còn có các ' băng' ghi âm trong nước và nước ngoài, của những ca sĩ mến mộ thơ bà để lại. Tôi mong chuyện này nên sớm được khép lại.
Thời gian nói chuyện đã nhiều, chúng tôi đứng dậy, xin phép ra về, ông Thanh Châu ra tiễn, lại vui chuyện :
-... hữu xạ tự nhiên hương. Chuyện về TTKH, sách báo trong Nam, ngoài Bắc đã nói quá nhiều- ngoài ra - còn có các ' băng' ghi âm trong nước và nước ngoài, của những ca sĩ mến mộ thơ bà để lại. Tôi mong chuyện này nên sớm được khép lại.
***
Đêm thu Hà nội mát rượi, bầu trời sâu thẳm long lanh những vì sao. Tôi đi qua phố hàng Bông, nới, trước kia, tại ngôi nhà 93 có trụ sở tuần báo' Tiểu thuyết thứ bảy'- nới hơn nửa thế kỷ trước- những bài thơ của TTKH đã được gửi đến địa chỉ này, thời gian trôi đi, cảnh cũ, người xưa không còn nữa, chỉ còn, những ngôi sao vẫn long lanh bí ẩn, như những viên ngọc tỏa sáng giữa bầu
trời .
HÀ NỘI MÙA THU 1994
Đoàn Minh Tuấn
[ 1932 - ]
- nguyệt san Văn hóa, cơ quan văn hóa của bộ Văn hóa- thông tin . tr 22- 23.- in kèm : phác họa chân dung Thanh Châu , ký họa Bùi Xuân Phái + chân dung ảnh Thanh Châu trả lời phỏng vấn.
(ảnh : Lê Minh Quốc ).
tổng biên tập:
tổng biên tập:
Phí Văn Tường
thư ký tòa soạn :
Lâm Quốc Trung.
[ thuê manchette báo- thư ký tòa soạn ở tp hcm, điều hành, in ấn, phát hành.]
2.
thư tay
của Thanh Châu
gửi
gửi
văn sĩ Lý Văn Sâm
Hà nội 9. 11. [19]94
Anh Lý văn Sâm,
Ngoài này cũng xôn xao về chuyện TTKH. Sự thật là chuyện đó đã kết thúc từ thời anh Hoài Thanh viết trong ' thi nhân VN' - mới đây anh Cù huy Cận và Hà minh Đức lại vừa in 1 tập đánh giá ' Thơ mới ', trong đó có thơ TTKH, nên thiên hạ càng chú ý.
Hà nội 9. 11. [19]94
Anh Lý văn Sâm,
Ngoài này cũng xôn xao về chuyện TTKH. Sự thật là chuyện đó đã kết thúc từ thời anh Hoài Thanh viết trong ' thi nhân VN' - mới đây anh Cù huy Cận và Hà minh Đức lại vừa in 1 tập đánh giá ' Thơ mới ', trong đó có thơ TTKH, nên thiên hạ càng chú ý.
- Nguyệt san Văn hóa số 9 vừa fát hành có bài fỏng vấn tôi về TTKH, tôi đã nói rõ, anh tìm số nguyệt san đó xem nhá ! Cũng chả có gì lạ hơn, nhưng cứ vậy cũng vui hơn, vì chúng ta sống căng thẳng lâu quá rồi, nên con người tìm chất ' tươi mát' ly kỳ là lẽ dĩ nhiên. Cứ để TTKH như một huyền thoại, hơn là đoán mò, để làm gì ? Nếu bà ta còn sống chắc cũng bằng hoặc hơn tuổi Lý văn Sâm, nhưng chắc không còn sống ! Vậy cứ để yên cho bà ấy với mấy bài thơ một thời yêu đương lãng mạn từ 1937.
Tôi cũng vừa nhận thừ, từ Sài gòn hỏi, như anh, cả thư từ nước ngoài nữa, bạn đọc vẫn chưa thỏa mãn, nhưng biết làm sao bây giờ ? bà là ai ? Nàng là ai ? Thanh Châu chỉ là nguồi vô tình viết 1 truyện ngắn thời trẻ tuổi. Không ngờ động đến chuyện riêng của TTKH, do đó nảy ra thơ ! Còn tung tích bà đến nay vẫn mờ mịt, như vậy càng gợi sự tò mò chớ sao ? Tôi cũng chỉ trả lời thư anh được thế !
Thân,
T. Châu
[chữ ký viết chữ]
---------
TB : Nếu anh chưa có số nguyệt san [ số 9] hãy đến báo Văn Nghệ [Sàigòn], nói Trần Nhật Thu hắn tìm cho 1 số + cuốn ' TTKH, Nàng là ai?' .
-Tôi chờ Đại Hội Nhà văn họp rồi cũng vào thăm các bạn [ quãng đầu năm 1995].
- Gặp nhau sẽ tán róc nhiều .
- Bây giờ anh lại ở 16 Trương Quốc Dung [Phú Nhuận]?
Nơi tôi đã đến, giờ ai ở ?
Lời dẫn
Thư viết tay công bố lần đầu - khổ giấy 16x20, 5 cm, do văn sĩ Lý văn Sâm[ 1921- 2000] đưa , hiện tôi giữ.
Thư viết, kể cả chữ viết tắt [ph = f], hoặc , những chữ gạch dưới [ số 9, tôi đã nói rõ ] và, phương danh [ Cù Huy Cân, Hà Minh Đức] , chữ lót không viết hoa, được giữ y nguyên trạng.
Còn một lá thư viết tay khác, ông Thanh Châu viết trên giấy vở học sinh, ông đòi nhuận bút truyện ' Hoa ti-gôn' in trong ' TTKH - Nàng là ai?', Trần Nhật Thu [đồng tác giả] giữ bản chính - tuy , tôi đã trích trong sách.
' TTKH- nàng là ai?' [ tái bản năm 2001, do Nxb Văn hóa- thông tin cấp phép].
[Bt]
------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ