Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

đọc thêm (2) : " Nguyễn Đức Quỳnh, một huyền thoại; văn sĩ, triết gia, chủ soái Hàn Thuyên, Đàm Trường Viễn kiến, cố vấn, chính trị gia ..."/ Vương Tân [ Hồ Nam - Lê Nguyên Ngư 1930- 2015] trả lời phỏng vấn Lê Thị Huệ ( Mỹ) " -- Virgil Gheorghiu 19- 11- 2015.

 

THỨ NĂM, 19 THÁNG 11, 2015

Nguyễn Đức Quỳnh, một huyền thoại: văn sĩ, triết gia, chủ soái Hàn Thuyên, Đàm Trường Viễn Kiến, cố vấn chính trị gia ... 


( Lê Thị Huệ phỏng vấn nhà báo, nhà thơ Vương Tân [ Hồ Nam-Lê Nguyên Ngư ).



                NGUYỄN ĐỨC QUỲNH
              một huyền thoại: văn sĩ, triết gia,
                      chủ soái Hàn Thuyên,                                           Đàm Trường Viễn Kiến...

                              VƯƠNG TÂN
                            trả lới phỏng vấn


     
                 Nguyễn Đức Quỳnh [1909- Saigon 1974]
                                             (ảnh: Internet)



            
               Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh
                                 (tái bản in ty-pô/
             ( Đường Sáng tổng phát hành, Saigon 1964)



     - nhật  báo Mới ngày 18 /6/ 1963 :
"  cuốn NHẬN DIỆN VÓC DÁNG NGUYỄN ĐỨC QUỲNH, chỉ là một bản thảo in rô-nê-ô, như tất cả những cuốn từ trước đến nay do Thế Phong tự xuất bản: dạy học được đồng nào bỏ ra in sách hết.  
Đọc 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh', người ta có cái khoái là biết được nhiều cái sự bí mật về nhóm Hàn Thuyên và tên trùm mật thám Cút-Xô ( Cousseau]) về ông Nguyễn Đức Quỳnh, người khác mệnh danh là tay phù thủy văn nghệ; và, nhiều thứ khác, ở Saigon.  
Cuốn' Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh chỉ in có 100 số. 
 Thiên hạ thi nhau đọc và mượn nhau loạn cả lên "

 PHAN NGHỊ 


   -------------

                                                                                                         
        Lê Thị Huệ:

- một số nhân vật được ông Vương Tân/ Hồ Nam- Lê Nguyên Ngư 1930-2015  ] nhắc đến trong cấu trả lời trước; gây tò mò, vì những huyền thoại ở chung quanh họ.
  Ví dụ: Nguyễn Đức Quỳnh.  Nguyễn Đức Quỳnh được nhiều người truyền tụng:  một nhà lý luận về chính trị, văn học. Nhưng ông ta không để lại vết tích, trước tác, cụ thể bao nhiêu. Ông có thể cho biết cảm tưởng của ông về nhân vật Nguyễn Đức Quỳnh.

     Vương Tân:  
nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh là một huyền thoại.  Ông tự nhận là hậu duệ Nguyễn Thiện Thuật, người anh hùng Bãi Sậy, quê ông.
 
     Nguyễn Đức Quỳnh sinh 1909 tại Trà Bồ, Hưng yên. (Bắc Bộ.  Con nhà khá giả, học trường Tây, bạn học với Cousseau; sau này là chánh mật thám Đông Dương -- một người Pháp (rất giỏi tiếng Việt)  có nhiều ảnh hưởng  chính trị tại Đông dương.  
Chính nhờ là bạn Cousseau, nên Trương Tửu [Nguyễn Bách Khoa] , chủ nhà xuất bản Hàn Thuyên + chủ bút tạp chí 'Văn Mới'( Nxb Hàn Thuyên); để Nguyễn Đức Quỳnh kiểm duyệt sách (Nxb Hàn Thuyên) không gặp trở ngại.

     Nguyễn Đức Quỳnh học trường Tây; rồi đi lính Lê dương, một sắc lính quốc tế của quân đội Pháp.  Được sang Pháp học, Nguyễn Đức Quỳnh cộng tác  báo 'Khoa học' của nhà khoa học Nguyễn Công Tiễn .
( cháu 3 đời Nguyễn Công Trứ; là anh vợ Trương Tửu-Nguyễn Bách Khoa.)

    Nguyễn Đức Quỳnh khởi sự viết nghiên cứu về dân tộc ít người ở tây nguyên; sau mới viết tiểu thuyết.  
Những tiểu thuyết 'Thằng Cu So', 'Thằng Phượng', 'Thằng Kình [trọn bộ: tập] được nhà văn Vũ Ngọc Phan khen ngợi hết lời, trong bộ 'Nhà văn hiện đại' .

    Những tác phẩm độc đáo của Nguyễn đức Quỳnh; lại ký bút danh Hà Việt Phương, có tựa đề 'Làm lại cuộc đời' .
 (đăng toàn bộ trên báo Đời mới/ chủ nhiệm: Trần Văn Ân, báo quán tại  số nhà ... đường Trần Hưng Đạo Saigon-Cholon.)

     và, tác giả 'ai có qua cầu(không viết chữ hoa/ bdc) ký bút danh hoài đồng vọng [cũng không viết chữ hoa] , Nxb 'Quan Điểm' in và phát hành [1957]; lại được người đọc chú ý hơn.
  
     Nguyễn Đức Quỳnh là nhân vật thích làm quân sư cho thiên hạ.  

   -  hết làm quân sư cho Cousseau; lại làm quân sư cho tướng Nguyễn Sơn (nguyên tư lệnh quân khu Tư), được tướng Sơn cho vào Hà nội để móc nối với Cousseau.
 
     vụ này, Nxb Công an nhân dân ở Hà nội cho in một bộ tiểu thuyết , tựa đề 'Câu Lạc Bộ Chính Khách', do đại tá nhà văn Lê Tri Kỷ viết ; bôi bác Nguyễn Đức Quỳnh, và nói rõ vụ án Đinh Xuân Cầu + Nguyễn Văn Hướng bị bắt ở Khu Tư, về vụ 'chiến khu Phục Việt'.

    rồi Nguyễn Đức Quỳnh làm cố vấn cho  trung tướng Nguyễn Văn Hinh nổi loạn chống thủ tướng Ngô Đình Diệm.

    và, Nguyễn Đức Quỳnh  làm cố vấn chính trị cho bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu.
 
    [tên Tây: Paulus Hiếu, từng trưởng ty Ngân khố Long xuyên, ký tên chung 1 sách dịch với Nguyễn Hiến Lê, chủ nhiệm tạp chí Sống, dân biểu Hạ Nghị Viện VNCH -- tự nguyện đổi họ Ngô-- theo họ Ngô của Ngô đình Diệm] vì ' Hiếu tôn trọng họ NGÔ'.- Bt)

    [rồi sau đó Nguyễn đức Quỳnh] là cố vấn chính trị bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm xuân Hồng. (thời thủ tướng Nguyễn Khánh.)

    Nói về chuyện tại sao làm 'quân sư quạt mo'; Nguyễn Đức Quỳnh tâm sự với Vương Tân,' biết thì phải nói', xin ý kiến'thì phải cho'. 

     trả lời thẳng thắn với Vương Tân; 'tại sao ông  ta là cố vấn cho 2 vị tướng:  đều là tướng 'lưỡng quân tướng quốc' Nguyễn Sơn + tướng Nguyễn Văn Hinh?

     ông nói cả 2 là tướng tài; nên Pháp + Trung quốc đều phong tướng.

     trả lời câu hỏi : 'tại sao lại làm cố vấn cho bộ trưởng Ngô trọng Hiếu, nhân vật thứ 3 trong chế độ Ngô đình Diệm?' --   sau này , Nguyễn Đức Quỳnh lại bị mật vụ Dương Văn Hiếu bắt giam tù?

     Nguyễn Đức Quỳnh  'bị bắt là do lệnh của ông cố vấn chính trị tổng thống Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu.

     Theo quân sư Nguyễn Đức Quỳnh; thì, người chịu nghe ông nhất, là bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm Xuân Hồng.[thời thủ tướng Nguyễn Khánh.]-- nhưng không đi tới đâu --vì tướng Nguyễn Khánh tuy phục bộ trưởng Hồng;  chỉ nghe lời người anh em cột chèo Phạm Quang Tước.( một cò cảnh sát, ngàng mật vụ.)

    -  câu hỏi mà nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thường trả lời loanh quanh Vương Tân, 'ông ta có làm tham mưu cho Cousseau?' -- thì được trả lời, tuy] "Cousseau là người Pháp giỏi + biết điều; nhưng Cousseau ít nghe lời Nguyễn Đức Quỳnh."

      nếu nghe lời Nguyễn Đức Quỳnh; thì không xảy ra vụ nổ tàu Amyot D' Inville (sic) của Đinh Xuân Cầu + Nguyễn Văn Hướng. (sau này cả 2 đều bị giam ở trại tù Lý Bá Sơ/  Khu Tư.)


  Đinh Xuân Cầu [ 1920-  19xx    ]
 tác giả Bên Kia Bến Hải + Đôi Kính ...

 (tư liệu ảnh: TP)


     Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh để lại nhiều bộ sách + một bộ hồi ký chưa in; quan trọng là ông  đã có nhá truyền nhân  đệ tử Lý Đại Nguyên  [chết ở Cali.]

     Ông Nguyễn Đức Quỳnh có 2 dòng con:

     - dòng lớn có Nguyễn Đức Kim, nhà doanh nghiệp lớn ở Hà Nội, gần cỡ tỷ phú. [ở miền Bắc từ trước 1954.)

     - dòng sau lập gia đình với bà Lê Thị Phúc
           có 3 trai + 1 gái: 
- nhà văn Duy Sinh-Nguyễn Đức Phúc Khôi -- Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ -- [Nguyễn Thị Kiên] -- Nguyễn Đức Kình.

     nhà văn Nguyễn đức Quỳnh qua đời ngày 6 tháng 6 năm 1974, vì bệnh ung thư báo tử; dù được học trò cưng hết sức chữa chạy.  [bác sĩ bậc thầy Trần Ngọc Ninh (tự Ninh Lớn, hiện ở Mỹ.

     di cảo của Nguyễn Đức Quỳnh +  nhất là tập nhật ký do thứ nam Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ.
 ( hiện ở Mỹ) lưu giữ.

  -    cái đáng nhớ của Nguyễn đức Quỳnh là để lại cho anh em,là việc ông lập' Đàm trường viễn kiến [chủ quan viễn kiến/ subectif visionnaire] tại nhà ông, cạnh chùa Từ quang của hòa thượng Thích Tâm Châu (.mới viên tịch ở Canada.) 

  -   đó là một diễn đàn để anh em văn nghệ trẻ già, tha hồ phát biểu ý kiến, đưa ra những tác phẩm mới, cũng như trao đổi  ý tưởng được ghi lại trong cuốn VƯỢT để trên bàn.   
--     ai cũng có thể ghi vào đó; có thể nói là một tập sách rất quý; có đủ bút tích + chữ ký của văn nghệ sĩ, chính trị gia,  v.v .. tới thăm nhà văn chính trị, có 'bộ óc bách khoa' Nguyễn Đức Quỳnh.

    (...) - tạm lược khoảng mươi dòng,  nhắc lại điều đã nói - Bt)
                            ............. 

     ( trích ' Phỏng vấn nhà báo, nhà thơ Vương Tân' / thực hiện: Lê Thị Huệ/ gio-o.com)

             


                      -  bán nguyệt san VĂN
                'Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh'.      
                 (bìa sách: courtesy of diên đàn Sachxua.net)




(bộ tiểu thuyết gồm 3 tập:
Thằng Cu So - Thằng Phương- Thằng Kình )

một trong số nhiều sách biên khảo
 của Nguyễn Đức Quỳnh

(ảnh: courtesy of báo Người Việt/ USA)

         -  Đỗ Quý Toàn chủ trì buổi hội luận về
 Nguyễn Đức Quỳnh
( nhiều nhà báo, nhà văn hải ngoại tham dự)


 -----------------------------------------
- bài đăng lại ( Sept., 8, 2022)
  ----------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét