Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011
Tổng Luận 60 năm văn nghệ Vietnam (1900-1960) kỳ 3
THẾ PHONG
Văn nghệ là vĩnh cửu, chính trị nhất thời. Trí thức Việt Nam đôi khi hiểu lầm, khi nói đến chính trị là nghĩ ngay nhà cầm quyền. Mà bất cứ nhà cầm quyền nào, tốt mấy đi nữa, vẫn ít được quần chúng hâm mộ toàn diện. Và phải hiểu được rằng chính trị không phải chỉ lên ghế chính quyền, và bản chất chính trị còn là học thuyết (doctrine) giáo điều ( dogmatisme) ,và cuộc cách mạng nào buộc phải có học thuyết, giáo điều, cơ cấu tổ chức tiến, thoái, hành động cai tr ị, đặt trọng tâm sinh hoạt tập thể rộng lớn. Xét vậy, cuộc cách mạng nào vẫn cần phải có đướng lối- đường lối ấy chính là học thuyết chính trị- người phổ biến học thuyết chính trị ( lúc chưa thành công) là chính trị gia. Và nữa, người phổ biến học thuyết cách mạng qua hình tượng sống chính là người làm văn nghệ.
Cuộc cách mạng cần có người văn nghệ, nhờ ở bàn tay, khối óc sáng suôt bén nhậy, biết sắp xếp rung cảm biến học thuyết thành thái độ, hành động, nhân vật sống hoạt động như cuộc đời thực , dễ tuyên truyền cương lĩnh , đường lối. Thời kỳ Lénine cai trị, kẻ được Đảng giao phó làm việc này là Maxime Gorki.
Lịch sử bất cứ nước nào, từ Đông sang Tây- một khi cuộc cách mạng thành công rồi- người văn nghệ biết thời thế, biết đạo xử thế hợp lý, hợp tình, phải biết tách khỏi cái vừa hoàn thành –đi tìm điểm tiếp nối diễn biến khác. Điểm cứ đối lập mới khác điểm vừa hoàn thành - tất nhiên cứ điểm mới phải vượt. Chẳng hạn Voltaire của Pháp , cha đẻ cuộc cách mạng chống vua, chúa, phong kiến hoàn thành, thi hào bỏ lại, đi hô hào, động viên dân chúng theo cái mới thích hợp hơn . Hoặc Maxime Gorki viết Người Mẹ (bản tiếng pháp:La Mère ở Capri-) trước giờ khởi điểm cách mạng Nga- có mục đích chống thành trì Nga hoàng (Tsar), và lãnh tụ Lénine đã từng ca tụng Gorki như một công thần đầu tiên, đưa cuộc cách mạng vô sản Nga thành công năm 1917. Khi thành công rồi, Maxime Gorki lại tách rời tạo một cái mới khác đó còn là một cách được gọi là nhân sinh phục vụ nghệ thuất. Với đồng đội chính trị, cách mạng thành công , ngồi trên ghế thụ hưởng -như hình thái trả công- còn đồng đội văn nghệ biết sống phải tách xa, hoặc đối lập. Họ cho rằng thành công rồi, tức khắc phải tạo cái khác thành công tiếp nối ,và cứ mãi như thế- đó là cách mạng thường trực, nói theo cách suy luận León Trotsky. Chỉ người đọc có tầm nhìn viễn kiến thì sẽ không bị ngạc nhiên- Phạm Lãi chẳng hạn. Văn nghệ sĩ phải biết tại sao sự ít bằng lòng với sự kiện đã hoàn thành rồi. Bởi vậy , nên có bạn đọc ngạc nhiên về lời tuyên bố: người văn nghệ say mê với sự sáng tạo lâu dài, chẳng hạn Khái Hưng từng tuyên bố quyển truyện hay nhất là quyển tuyện chưa viết ra- hay gần đây Vi Huyền Đắc cũng tin rằng vở kịch hay nhất là vở kịch chưa viết xong.
Trở lại cuộc cách mệnh 1917, đối với Lénine đã thành công -với Maxime Gorki chỉ mới hoàn thành một đợt và cần phải tạo nhiều đợt mới khác.
Nhà văn ý thức cách mạng theo cách mệnh thường trực , cho rằng chưa thành công-nên họ bỏ đi tìm cái mới hơn, hoặc ở ẩn, một khi bị đồng đội chính trị truy đuổi. Đó là họ đi tìm sứ tiến bộ liên tục, và muốn luôn luôn có sự thay đổi. Và đồng đội chính trị phải hiểu vậy, để không hạ sát công thần văn nghệ đối lập. Có lẽ Lénine đã hiểu được vậy, nên chỉ gửi khéo Gorki ra nước ngoài- lấy lý do nhà văn mệt mỏi cần được tĩnh dưỡng ở bên bờ biển Capri .
Nói đến văn hào Maxime Gorki, thì không thể quên được lối tả chân hiện thực mới hướng thượng . Gorki cũng như Dostoievski- tin có thần linh- con người không tin có thần linh chẳng khác gì con vật. Khi Dos. bị lưu đầy , luôn tự răn phải chịu đựng nhẫn nhục , gương đấng Christ đã chịu đựng, và có thế` mới thực hiện được tình thân tương ái Cơ đốc giáo. Và Gorki từng thể hiện giáo lý đấng Christ trong một số tác phẩm của ông - Lénine biết vậy, vẫn lờ đi, không chỉ trích. Có thể nói rằng Gorki và Dos. đã thể hiện tư liệu đời sống tự sự hoà nhập với đời sống xã hội đưa vào các tác phẩm tự sự hoá. Gorki viếtMa vie d’enfant ( tạm dịch: Thời thơ ấu của tôi) và En gagnant mon pain(tạm dịch: Kiếm sống) , một bộ truyện hiện thực đi lên, tả lại cuộc đời tác giả nghèo khổ buổi sinh thời vào thời kỳ làm công cho hiệu buôn. Đêm đêm, ông đã ăn cắp nến ( đèn cầy) để đọc sách, sáng hôm sau chủ nhà thấy hao nến tra hỏi ngưòi làm. Và Maxime Gorki vẫn cứ tiếp tục ăn cắp nến đọc sách ( nhân vật trong văn chương : Alexis Péchkov ) , không bao giờ nản chí, dù phải mang tiếng ăn cắp, để phục vụ cho lý tưởng đeo đuổi.
Những đoạn văn được tả lại ở giai đoạn khổ hạnh ấy đã phô bày trên trang sách, hình như rất ít tình tiết yêu đương đôi lứa được bầy tỏ cách thông thường như các tác giả khác; lại vẫn làm người đọc thú vị ( tất nhiên độc giả chọn lọc). Độc giả bị hoạn nạn, thất cơ lơ vận đến đâu, một khi đọc trang sách viết về cuộc đời Alexis Péckhov- hẳn nguôi ngoai ẩn ức, nhẫn nhục- để tìm một người bạn tâm đầu dìu dắt, dằn lại được khổ hạnh bản thân đang phải chịu đựng. Có lần Alexis Péchkov nhớ lại mang máng rằng, ngày xưa ông nội thường dặn bố: “ Con ơi! Con phải tự lập, vì con không phải là chiếc mề đay mà lúc nào cha cũng đeo trên nẹp áo. Con phải ra đi khắp bốn phương trời “.
Thì nhân vật ấy vẫn chính là Gorki lồng trong vai Péckhov ra đời sớm hơn hết,và phải lam lũ kiếm sống, dành dụm tiền bạc lên Kazan học hành.
Không những Gorki viết truyện dài luận đề tư tưởng Người Mẹ rất hay, tự sự kể tiểu thuyết hoá cũng thành công rực rỡ. Chúng ta chưa thể quên tác dụngNgười mẹ đối với độc giả, đọc xong rồi, đối tượng gia nhập đảng được ưu tiên xét. . Và Gorki làm thơ, viết truyện kể (conte) rất độc đáo - Truyện một mùa thu chẳng hạn. Câu chuyện tác giả kể lại mẩu đời khổ sở, cực nhọc thuở hàn vi, đã một dịp gặp một cô nàng bị xã hội ruồng bỏ, đi lang thang trong đêm tối, vì giận chồng say sưa đánh đập vợ. Cả hai thông cảm nỗi buồn của nhau, vì họ đều bị gia đình, xã hội quên lãng, họ bị đói lại không ai biết tiếp tế cho ăn.
Và cả hai đều phải lặn lội trong mưa gió tìm kiếm mẩu bánh thừa thãi trong thùng rác dằn bụng. Có được miếng ăn thừa rồi, họ ôm nhau co quắp lấy nhau nằm ngủ dưới trời lạnh giá cho đến sáng hôm sau. Khi tác giả trở dậy muộn hơn - ráo rác tìm bạn đồng hành đêm qua - thì Natacha đã mất tăm tích. Gorki bổ nhào tìm nàng suốt buổi sáng, và cả cuộc đời không bao giờ được gặp lại. Vậy tính cách chủ quan đãi lọc tác giả đạt tới mức nghệ thuật, đã biến một tình tiết khách quan ( sự vật để nhìn, để nghĩ bên ngoài) vào truyện.
Thái độ Natacha bỏ đi thật sớm , cử chỉ thật cao thượng, góp vào cách sống đẹp, khích lệ cuộc đời vẫn đáng sống- dầu đầy dằn vặt khổ đau, khắc khoải vô vọng.
Bàn đến cách mệnh luận trong văn chương Gorki chống Nga hoàng – nhiều khi thấy bình tĩnh quá đến vô tình- nếu không cảm quan bén nhậy sẽ không sao hiểu lý do nào tác giả viết chuyện kể như không có chủ đích - thật rac ẩn dụ chủ đích . Như truyện La petite fée et le jeune pâtre chẳng hạn ( tạm dịch:Nàng tiên nhỏ và chàng mục đồng) đã được dịch sang pháp ngữ trong tậpContes et poèmes de Maxime Gorki.
Chuyện kể sự suy xụp cuả lính Nga hoàng , tinh thần yêu đuối đã đành, cả tình dục cũng bị kiệt quệ. Một buổi, một lính Cosaque gặp tiên và nàng sẵn sàng quan hệ- thì chàng lại tỏ ra kiệt sức- ám chỉ sự suy sụp quân lính Nga hoàng già cỗi, không còn sức sống cung ứng sự đòi hỏi bừng dậy dân tộc Nga- mà tác giả khéo lồng qua chuyện kể nàng tiên khao khát tình dục. Gorki quả là văn tài xuất chúng toàn diện- từ thi ca đến truyện kể, từ truyện dài luận đề tư tưởn g đến tự sự tiểu thuyết hoá. Tác giả không dấu diếm , từng chịu ảnh hưởng văn chương, tư tưởng không chỉPouckhine, và từ sự khởi đầu biết đọc tự sử kể tiểu thuyết hóa của Charles Dickens qua David Copperfield . Lúc sinh thời , Gorki chỉ nói , viết được tiếng Nga mà thôi, và Gorki đọc truyện của Dickens để viết En gagnant mon pain. ( Bản in sau này thay tựa sách - trước : Parmi des hommes) .Tác giả trẻ Gorki khi ấy đã nghiêng mình kính cẩn tài năng nhà văn cổ điển hiện thực nước Anh- thì trường hợp Gorki lấy đà từ Dickens mới được gọi là liên tưởng .( réminiscence).
Đành rằng viết tự sự đâu tiên phải có tư liệu sống - Alfred de Musset viết ở đầu sách Confession d’un enfant du siècle ( tạm dịch: Lời thú tội đứa con thế kỷ). Nhưng sống đã- mới chỉ là tư liệu cần và có để dựng một tự sự kể. Một tự sự kể hay còn cần phải cò bàn tay tài năng người ráp lại có nghệ thuật mới biến cải được một hòn đá quí thành viên ngọc giá trị. Vậy dùng tư liệu sống bản thân ( cơ hội, tình tiết có sẵn) – trường hợp một nông dân viế ra thì lại không hay- tại sao?- vì thiếu tài năng tạo thành tác phẩm nghệ thuật.
Và vẫn tư liệu ấy trao qua tay bẩm sinh thiên phú Chateaubriand thì được lưu truyền muôn t huở. ( và người đọc quên mất tư liệu cung cấp là từ một nông dân cung cấp cho nhà văn). Nên quan niệm sống là viết được, cần phải xét lại, nếu không trở thành láo khoét. Nhất nhất, tự sự kể hoặc tự sự hoá tiểu thuyết vẫn cần có nghệ thuật dán dựng, bố cục và diễn tả. Cũng vẫn cần phải loại bỏ tình tiết thô ráp cái tôi đáng ghét ,để độc giả không nhìn thấy thiển kiến vụng về, tai hại- vì thấy tác giả sáng láng quá , thánh thiện quá , không vương tội lỗi nào- như thánh Thomas- hoặc biết trước được tương lai như J.J. Rousseau viết Les Confessions (tạm dịch: Lời tự thú)– hoặc như Ernest Renan quá đáng hơn nữa, tô điểm tất cả xấu thành đẹp hết trong tự sự tiểu thuyết hẳn là điều nên rút kinh nghiệm.
Ở nước ta, từ tiền chiến đến nay- dễ có mấy ai thành công viết tự sự kể có thể so sánh với tác giả tài danh nước ngoài?
Ở nước ta, từ tiền chiến đến nay- dễ có mấy ai thành công viết tự sự kể có thể so sánh với tác giả tài danh nước ngoài?
Nào Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyên Hồng, Thiết Can, Mạnh Phú Tư… … với Nguyễn Đức Quỳnh có óc tưởng tượng rất phong phú- trong bộ ba tập tự sự luận đề Thằng Cu So, Thằng Phượng, Thằng Kình gần một ngàn trang sách- tập cuối cùng Thằng Kình chỉ cần trong 45 phút, tả sự kiện diễn tiến gần ba trăm trang sách- phải thừa nhận tác giả có khả năng thật sự. Đôi ba khuyết điểm nho nhỏ, nếu có mắc phải trong cách viết tự truyện luận đề vẫn coi như không đáng kể. Nguyễn Đức Quỳnh xây dựng một thiên truyện dài lâm ly kia, mục đích hướng tới giáo dục hoá thanh thiếu niên mai hậu biết thân lập thân, biết yêu bản thân, gia đình, xã hội, đất nước- theo quan niệm tả đối lập - chỉ tiếc một điều thiếu sự hấp dẫn cần đủ để thuyết phục người đọc hơn nữa.
Viết tự sự hay và tài ba như Constant Virgil Gheorghiu, chỉ qua L’homme qui voyagea seul (tạm dịch: Lữ hành đơn độc)- cuốn tự truyện tả một giai đọan đời tác giả, được sinh ra ở Moldavie ( phía bắc Rumanie ). Con trai một mục sư chính thống g iáo, ban đầu theo học trường thần học Heiddeger ở Bucarest- thủ đô Roumanie. Nhà nghèo tự kiếm sống, dành tiền lên thủ đô học hành rồi theo nghề báo, nghiệp văn thơ- xin ngủ trọ trong góc phòng nhỏ trường đang theo học. Sau bị động viên, trải qua ngày mật đắng- khi Roumanie ( Lỗ Mã Ni) và Nga giao tranh.
Và tác giả được cử làm Ủy viên văn hoá bộ Ngoại giao ở Zabreg ( sau bị tù đày qua nhiều chế độ: Nga, Đức, Mỹ). Cuối cùng di tản sang Pháp, nơi sống, viết ,và chết tại Paris . Gheorghiu khi ấy đã nổi tiếng toàn cầu qua bộ truyện La vingt cinquième heures ( đã có bản dịch việt ngữGiờ thứ hai mươi lăm của Lê Ngọc Trụ) –thời kỳ này Pháp vẫn hiềm thù Phát xít Đức- ông bị dư luận Pháp công kích kịch liệt- lên án tác giả từng ca tụng Đức là đồng minh Roumanie chống Nga, rồi sau trở cờ chống Phát xít Đức Tác giả bị rơi vào tình trạng cô lập- dân chúng Pháp ghét bỏ. Gọi là Dấu vết ô nhục , tác giả từng ghi lại vậy- phụ lục tiểu thuyết Chiếc roi ngựa ( bản việt ngữ : Đường Bá Bổn ) dân chúng Paris gặp tác giả đi cùng vỉa hè, thì bỏ đi sang vỉa hè bên kia . Sự chịu đựng dư luận dè bỉu quá sức chịu đựng- ngày cuối đời chết trong tấm áo mục sư chính thống giáo (tác giả cảm thấy như bị sống trong một hành tinh khác) . Sự độc lập tinh thần đối với tác giả, biết mình không tự bán đứng chính bản thân cho bất cứ thế lực, xu hướng chính trị nào- không tham gia chế độ chính trị nào mưu cầu cơm áo, địa vị - và thoát được điều này- tương tự tuồng tích vai Stendhal từng đóng – là món quà văn nghệ rất đắt giá ,kinh nghiệm chua chát cần cho nhà văn rút tỉa kinh nghiệm.
Virgil Constant Gheorghiu viết lối văn giản dị , dễ hiểu , qua các tác phẩm tiểu thuyết hoặc tự sự hoá tiểu thuyết, người đọc dễ được chia xẻ nỗi buồn chung nhân loại trải qua nhiều chế độ thư lại- từng làm nát tan tâm hồn, đày đoạ nhân phẩm con người thời thế chiến hai.
Trở lại Nguyển Đức Quỳnh (1909-1974 Sài Gòn) sau khi chết được xưng tụng, và được đánh giá là một tác giả tiền chiến rất quan trọng - chủ soái nhóm Hàn Thuyên được tạp chí Văn , (Sài Gòn 1974) in trọn số báo tưởng niệm- với các bài viết : Văn Quang, Phan Lạc Phúc, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, Phan Lạc Phúc, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương, Phạm Duy, Túy Hồng ( nữ) , Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Mặc Đỗ, Thanh Nam vv…
Với Mai Thảo ( trước 1954 ở Hà Nội ký bút danh Nhị Hương - thường sinh hoạt văn nghệ với nhóm Hoa niên gồm nhà văn Băng Hồ, Hoàng Công Khanh, hoạ sĩ Mai Lân nhà thơ Song Nhất Nữ, Nguyễn Hoàng Quân,….) - thì Nguyễn Đức Quỳnh là Ngôi sao Hàn Thuyên - và tại sao vậy, chủ soái nhómSáng Tạo ( hậu chiến) biện giải:
“ … văn chương những người như Nguyễn Đức Quỳnh là một hành động khác thường. Nó huynh đệ với chí lớn, đồng nghĩa với vá trời lấp biển, đồng tính với cách mạng, trên một hình thái tiêu cực nhưng cũng hiểm nghèo và hào hùng như cách mạng thực sự. Và cũng khác thường luôn, trong suy diễn và tưởng tượng đơn giản của tôi, cái số người làm cái công việc khác thường đó .Trở lại với người vừa mất tôi đang nói tới. Người ta thường nói đến một từ trường Nguyễn Đức Quỳnh. Đến hiệu năng thu hút khác thường tưởng như có ma thuật ở nơi ông, đối với lớp nhà văn trẻ suốt hai thập niên vừa qua ở miền Nam… Nguyễn Đức Quỳnh ngày xưa và cuả Đàm trường viễn kiến gần đây là một. Một sức hút. Một từ trường…”
Và Thanh Tâm Tuyền - lại có cách đặt câu hỏi về sự chịu ảnh hưởng tư tưởng bậc thầy văn chương tư tưởng cách khác thường:
”…. Anh đã đọc Thằng Kình chưa? : Thằng Kình là quyển tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là quyển sách đã vỡ lòng, đã mở mắt đã đưa tôi vào đời. Tôi đã đuợc nếm mùi sung sướng và vị đắng cay khi dọc quyển sách ấy. Tôi đã gặp ngọn lửa đốt cháy tôi- ngọn lửa của đời sống. Tôi không phải là người của một vài quyển sách. Trước và sau khi đọc Thằng Kình, Những ngày thơ ấu ( Nguyên Hồng) , tôi đã đọc hầu hết tiểu thuyết Việt Nam, tôi hiểu được giá trị, tôi cảm được cái hay của nhiều tác giả khác, nhưng chỉ có hai tác giả Nguyễn Đức Quỳnh và Nguyên Hồng gây được ở lòng tôi lòng ngưỡng mộ. Tôi không nói yêu, không nói phục, tôi nói ngưỡng mộ (…)Thằng Kình được viết năm 1942. Quãng gần mười năm sau tôi gặp nó. Trước khi gặp nó- cũng giống như Thằng Kình - tôi có bổn phận phải cố học, phải cố học giỏi-, học trong tinh thần ăn cướp – tôi đã đọc bất cứ cuốn sách nào rơi vào tay. Sau khi gặp, tôi đã tìm đọc tất cả các sách của Nguyễn Đức Quỳnh, các tác phẩm của Maxime Gorki, Principes élémentaire de l’économie politique của Jean Baby , Principes fondamentaux de la philosophie của Politzer, Plekhanov, Marx, Trostky…
Hôm nay thì tôi đã hiểu, một phần nào đó của Nguyển Đức Quỳnh rơi ở trong tôi với Thằng Kình…”.
Phan Lạc Phúc ( Ký giả Lô Răng) phong tước ông Trùm Nguyễn Đức Quỳnh như ông trùm Vito Corleon The God Father cuả Mario Puzo ( ông Bố già của giới văn học, giới chính trị giới sân khấu, giới thương mại, giới linh mục, thượng tọa (miền Nam) . Bàn đến cái hấp lực chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh thật mạnh mẽ, càng hơn như Corleon dầu nhắm mắt rồi vẫn làm cho kẻ thù run sợ.
Rồi nhà giáo-nhà văn Nguyễn Sỹ Tế ( viết bài ký Người Sông Thương ) gọi Nguyễn Đức Quỳnh giáo sĩ thành Đạt Ma đầy quyền uy trong giới văn chương học thuật miền Nam Việt Nam .
Ảnh hưởng văn chương Nguyễn Đức Quỳnh đến với hậu thế có một giá trị đích thực nhất định- nhất là bộ truyện ( ba tập): Thằng Cu So, Thằng Phượng và Thằng Kình. ( Thanh Tâm Tuyền) . Chỉ tiếc rằng bộ sách này viết với một kỹ thuật chưa đạt được mức hấp dẫn tiểu thuyết cần có - vì :
- tác giả chưa nắm được kỹ thuật làm thế nào để hấp dẫn được người đọc theo dõi say sưa với lối chuyện kể ( đối tượng độc giả thuộc thành phần nào?).Một khi nắm được kỹ thuật rồi thì mới nên bàn đến viết tự truyện. Văn tư tưởng hoặc tự sự luận đề, tiểu thuyết hóa- cũng như thơ triết học- một nhà văn bình thường không thể là tác giả văn phẩm có giá trị tư tưởng độc đáo được.
Cái vướng của Nguyễn Đức Quỳnh- chưa phân hạn đường ranh tư tưởng chính trị thực hành và sự nhận phận một người văn nghệ có tư tưởng độc lập không để chủ thuyết chính trị sai khiến, điều khiển.
V. Gheorghiu viết tự sự cho người đọc nhìn rõ hành động quá vãng, hiện tại, và tương lai diễn biến ra sao - với Nguyễn Đức Quỳnh ( NĐQ) mới chỉ là trình bấy, giới thiệu một cách bài bản chào khách, chưa giãi bày sự vui buồn cảm xúc chia được với người đọc. Và bàn đến tự sự kể luận đề tư tường, thì NĐQ mới chỉ tả cảnh tư tưởng, chưa đi sâu hình tượng sống tư tưởng , và luôn có mặc cảm giấu người đọc điều gì- mà khi viết tự truyện điều này thật cần thiết.
Giả thiết, nếu thấy rằng hậu thân mảnh đời muốn che giấu ( khoe cái tốt, che cái xấu) , thì chính trị tính điều khiển hướng đi tác phẩm-hay nói khác đi- tác giả là nhà văn không hề sao lãng chính trị , song khôn thể đứng hẳn trongtinh cầu chính trị.
V. Gheorghiu không cần tả chuyện tình bản thân tác giả ( chắc không thể không có) , nhường cho cuộc sống tư tưởng đầy tham vọng ,tránh cho tác phâm đỡ bị loãng. Nếu đem so sánh hai tự truyện của hai tác giả: NĐQ và Gheorghiu- thì Gheorghiu không cần một vai Chiêu Quân ( Thằng Kình) diễn biến từ đầu đến cuối- Gheorghiu chỉ cần một người em vẫy tay từ giã - lúc này Marie đã yêu tác giả rồi, sau đi lấy chồng, tác giả biền biệt xa. Như vậy, Gheorghiu vẫn có tình cảm đôi lứa, và được giấu kín- hoặc lý do này, lý do khác- nhưng không thể tử bỏ . Vì lẽ đó, sau khi Marie lấy chồng, tác giả lại quen một người nữ Do Thái khác , khi Traian ( tác giả trong văn chương)đưa nàng đi lấy thức ăn, lúc giã từ không một lời giã biệt ,ngoài cái nhìn lưu luyến tỏ tình kín giấu, và đối tương cảm được!
Nói như vậy, tôi không có ý bài xích nhân vật anh, em - chỉ nhấn nhận vai trò người nữ tất nhiên phải có trong cuộc đời và trong văn chương. Sự dám hy sinh không tả lại nhiều hoặc ít trong văn chương Gheorghiu (khi thanh niên đến lúc về già) chỉ là trường hợp hãn hữu của loại văn chương tự sự kể ..
Kết luận truyện tự sự kể- thì Nguyễn Đức Quỳnh chưa đạt đỉnh nghệ thuật ,qua Thằng Kình (tiền chiến) đến Ai có qua cầu (hậu chiến –ký bút danhHoài Đồng Vọng ) - ông viết vẫn theo khuôn cách cũ ; thiếu hấp dẫn, khô khan. Bởi tác động nhân vật tiểu thuyết từ phía tác giả truyền đạt tới độc giả còn có khoảng cách xa chưa đạt được, nặng phần duy lý, suy tưởng, thiếu hình tượng sống - người đọc mang ấn tượng đọc tiểu thuyết chẳng khác gì đọc khảo luận văn chương .
Một tác giả khác chiụ ảnh hưởng lối viết Nguyễn Đức Quỳnh sâu đậm nhất, chính là Doãn Quốc Sỹ - ông cũng đưa tư tưởng, lý luận, suy tưởng vào tiểu thuyết ( mà tiểu thuyết cần hành động, thái độ sống thật như ngoài đời) – thì ông lại chưa có được kỹ thuật cần có để viết truyện ngắn Người sinh viên Budapest .( khô khan, duy lý ) thiếu lối viết mềm mại tiểu thuyết bậc thầy Nguyễn Đức Quỳnh thời hậu chiến viết truyện dài luận đề tư tưởng đăng từng kỳ Của Thời đại… ( viết đăng feuilleton ).
Cái tai hại chung tự truyện Nguyễn Đức Quỳnh viết trong hậu chiến ( Làm lại cuộc đời ký Hà Việt Phương ) chẳng khác bộ truyện Thằng Cu So , Thằng Phượng, Thằng Kình ( thời tiền chiến) là bao- tư tưởng chưa biến hoá thành rung cảm, hình tượng sống – ý nghỉ hoà hợp thiết yếu chung đụng trên hai mặt tư tưởng, và tác phẩm nghệ thuật đối chiếu với nhau cần phải đạt được mức tác phẩm tiểu thuyết thật sự.
Đáng lẽ ra cả hai điều này phải liên hợp làm một- một đơn vị chỉ rõ ý nghĩ ấy( identité) : chủ quan ( ý nghĩ ) , khách quan ( bên ngoài). Một khi nhìn thấy được rõ ràng tư tưởng là tập hợp được hai ý nghĩ hoà hợp thực sự- một chỉ về suy tư chủ động , một nữa, thể hiện sự vật hình thành ( phù hợp,) tất cả hai chỉ đi cạnh bộ máy của con người có lý . ( qu’elle est impossible sans un être raisonnnable ) – tức là con người có khối óc lý luận hợp lẽ.
Tất có người đặt vấn đề : Anh giải thích ra sao về thế giới hoàn vũ với sự vật thiên nhiên một khi không là ý nghĩ? - một khi đã đưa vào tiểu thuyết chỉ toàn ý chức năng tiểu thuyết nữa. Nói vậy, cũng là cách kết luận khác về nhân vật tự sự kể văn chương Nguyễn Đức Quỳnh. ( không ăn khớp với nhau; giữa suy tư nhiều má ít bộc lộ qua hình tượng, nếp sống con người- nhân vật xa lạ so với đời sống tác giả ngoài thực tại).
Đề cập Nguyên Hồng , nhà văn hiện thực tự sự- kể từ Những ngày thơ ấu , đã không những dám nói lên sự thức cuộc đời tác giả, gia đình trong một đẳng cấp không được xã hội thời ấy qúy trọng. Và tác giả còn mạnh dạn hơn, khi ráp đời sống bản thân, gia đình cùng bước song hành với bối cảnh xã hội. Tuy vậy, ông vẫn chưa giải quyết cho nhân vật có lối thoát hợp lý trong Những ngày thơ ấu.
Thời kháng chiến , Nguyên Hồng thay đổi hẳn lối viết tự truyện qua hiện thực mới (néo-réalisme) qua truyện Lò Lửa. (trong tập truyện Những ngày đông xám ) . Là một tác phẩm giá trị văn chương nhân bản rất cao, phân tích nhiệm vụ con người thời loạn, phản ánh được sự trở lại của thiên chức con ngườitưởng rằng đáng bỏ đi lại trở thành rất có ích trong xã hội mới.
Tâm trạng ấy là tâm trạng cải tử hoàn sinh của một người Nhật biết hối cải –lối viết này có thể gọi là cao nhất trong khuynh hướng truyện lãng mạn cách mạng đầy tính ch hiện thực nhân bản hướng thượng.
Truyện tự sự Mạnh Phú Tư cảm động, truyền cảm, có kỹ thuật, đó là nói về tác phẩm Sống Nhờ . Nhiều đoạn ghi lại tình mẫu tử giữa một người mẹ buộc đi bước nữa – và đứa con côi mất mẹ khiến cho độc giả không thể không cảm được lòng thương xót Dần. Cảm động nhất ở mẩu đời tả người mẹ nói dối con khi tái giá- và đoạn nhớ con quá, trở về cách vụng trộm thăm con. Nhiều mẩu đời được kể lại thật xúc động, chua xót có thể so sánh với mẩu chuyện cảm động nhất qua nhân vật David Copperfield Charles Dickens mô tả. Song bàn về giá trị tổng thể một cuốn truyện tự sự tầm cỡ quôc tế, thì Mạnh Phú Tư vẫn chỉ đóng vai một anh học trò trước ông thầy Dickens. Đoạn kết cấu truyện, Mạnh Phú Tư như không giải quyết, bỏ lửng, bố cục chưa chặt chẽ cho lắm, và sơ hở chủ quan quá nhiều khiến tác phẩm không biết bắt đầu từ đâu ,và kết thúc ở điểm nào? Mạnh Phú Tư viết Sống Nhờ hiện thực- điều này xác thực- nhưng thiếu hướng thượng- chưa giải quyết nhân vật có hướng đi cũng như Nguyên Hồng với truyện tự sự viết trong thời tiền chiến.
Thời hậu chiến có rất ít nhà văn dám đem cuộc đời bản thân làm tư liệu căn bản cho truyện tự sự. Gần đây là Nguyễn Văn Xuân ( 1921- ) tác giả này không phải Thiết Can-Nguyễn Văn Xuân nổi tiếng thời tiền chiến. Tác giả Nguyễn Văn Xuân ( tạm gọi Nguyễn Văn Xuân 2, sinh năm 1921) còn dùng bút hiệu Xu Văn Ân khi viết truyện ngắn. Truyện ngắn Xu Văn Ân rất độc đáo thường xuất hiện trên báo Văn Nghệ Mới vào 1955- xuất bản ở Huế- chủ nhiệm Võ Thu Tịnh). Lối viết hiện thực Nguyễn văn Xuân - truyện dài Bão Rừng mới chỉ là hiện thực thô thiển, tả đúng, tả thực ( sơ sài) chưa qua chủ quan đãi lọc: hiện thực hướng thượng. Tác giả tin vào duy vật biện chứng lại chưa thóát được, chưa hiểu cặn kẽ giáo điều- nên luẩn quẩn sinh ra một lối viết truyện lồng quan điểm biện chứng pháp hiện thực (sơ chế ) vào văn chương- để lại đó như một tàn tích định mệnh. ( đoạn con voi xông vào phá nhà của mẹ chủ đồn điền- làm cho anh em phu hả hê trút hận vào mụ chủ bóc lột thặng dư giá trị công nhân) . Một khi nói đến hiện thực biện chứng- đem lý thuyết giảng cho đối tượng ngoải đời hoặc đem lý thuyết kia dẫn lối chio hành động trong truyện dài Bão Rừng - tác giả cho rằng xã hội đoạ lạc được dùng làm bối cảnh tha hoá thì lại càng cần phải khuấy đục thêm lên, để rồi tứ đó mới sinh biến tạo được thế nổi loạn.
Với tác giả Nguyễn Văn Xuân, thật mà nói, ông như mơ hồ với vốn lý thuyết chính trị - đáng lẽ tác giả không được phép thương hại sự bóc lột a mẹ chủ đồn điền, mà cần phải cho con voi dày xéo lên nhà anh em phu thì sự căm thù đạt kết qu cao . Ở đây ngược lại, tác giả trút dằn vặt kiểu xì độc . Dầu sao đi nữa- thì Bão Rừng vẫn là một tác phẩm đặt bản lề văn chương hiện thực( hậu chiến) . Và tên tuồi Xu Văn Ân đã có chỗ đứng cần phải có- tuy mới chỉ mổi tiếng qua đôi ba trưyện ngắn xã hội- nó chưa có tính cách giải quyết vấn đề rộng lớn như truyện dài Bão Rừng - tác phẩm này tác giả chưa đủ tài sưc thực hiện nổi ư điều mong ước.
Một nhà văn khác nổi nhất truyện luận đề cách mạng , đó là Phạm Thái ( tên thật Nguyễn Ngọc Tân, sinh 1921 ở Vĩnh Long- xem thêm trong” Nhà văn hậu chiến 1950-1956”) -tác giả Truyện năm người thanh niên, biên tập viên nòng cốt báo Tự Quyết , đối lập mác xít trên mặt trận tư tưởng và văn chương( từ 1955 trở đi) - và trên tuần báo Đời Mới ở Sài Gòn ( chủ nhiệm Trần Văn Ân: 1900-2002) những năm 1953-1954, 1955, 1956- thì Nguyễn Đức Quỳnh chống ý thức hệ Mác xít bằng lý luận, phân tích rõ rệt phân hạn tư tưởng chuyển biến qua ý thức hệ cộng sản như thế nào? Trước khi phân tích truyện dài Phạm Thái, chúng tôi đã đặt lại văn nghệ kháng chiến – (tập 3 : Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945-1950), phân tích nguồn gốc văn nghệ kháng chiên và giai đoạn phân hoá văn nghệ mác xít. Ở đây, chỉ nhấn mạnh vài nét đại cương nguyên nhân tại sao có cuộc kháng chiến để bạn đọc nhận dịnh được rõ hơn .
Trước ngày tổng khởi nghĩa toàn quốc, sự thành lập một chính phủ Liên hiệp quốc gia là điều cần thiết- nhưng không có nghĩa phe mác xít độc quyền lãnh đạo.- còn nhiều đảng phái khác, đại diện Việt quốc có chân trong chính phủ liên hiệp và một số đại biểu trong quốc hội.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, tướng Leclerc đem quân đánh chiếm Hải Phòng- tất nhiên phe quốc gia không thể chống phe đứng cùng hàng ngũ , mà phải hợp lực chống đối kẻ thù chính yếu lúc đó là quân Pháp xâm lược. Nhìn vào thời thế chiến hai, lực lượng Đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Xô viết , Trung hoa quốc gia đồng hợp lực từ năm 1939 đến năm 1945 chống Phát xít Đức- tất nhiên trong hàng ngũ ấy cũng có phe phái, cá nhân chống Xô viết. Và một khi Phát xít Đức, Ý, Nhật thắng thế toàn diện vào năm 1945- Đồng minh mới lên án Xô viết lăm le gây áp lực thế giới dân chủ tây phương.
Vậy trở lại với trường hợp kháng chiến Việt Nam do phe mác xít lãnh đạo- cũng cần minh xác đặt đúng vấn đề phân hạn văn nghệ kháng chiến đến giai đoạn mác xít hoá cho đúng hướng tiền đồ văn hoá nước nhà.
Và bây giờ chúng ta đề cập Phạm Thái và Truyện năm người thanh niên - một trong những người tiên phong phân tích kháng chiến và cộng sản trong cuốn truyện này. Với kỹ thuật viết tiểu thuyết bẩm sinh, Phạm Thái lồng nhân vật vào bôi cảnh xã hội thu nhỏ .Ông cho nhân vật tự nói ra –khoảng 1951- ai đó nói chống mác xít thì đồng bào miền Nam sẽ không thiện cảm , họ chưa hiểu mác xít khoác áo kháng chiến rất ư hấp dẫn đồng bào Nam bộ. Vậy nhân vật tiểu thuyết người quốc gia khi ấy tất phải chịu đựng lời giè bỉu buổi đầu- đồng bào chưa ý thức đâu là kháng chiến đâu là cộng sản. Thái độ này không chỉ riêng tác giả tiên phong Phạm Thái với Truyện năm người thanh niên phải chịu đựng- còn nhiều Phạm Thái khác nữa đủ can đảm lộ diện đề xướng mà thôi. Bởi lẽ vẫn phải cần có thời gian để dân chúng thức tỉnh- khi ấy những Phạm Thái sẽ là người tiên phong của tác phẩm chính trị luận đề hướng thượng.
Truyện năm người thanh niên được lồng một cách mệnh luận – phân tích tâm lý từng nhân vật mỗi đợt thanh niên thời đại- đưa ra nhân vật đại diện tư sản mại bản, cách mệnh chí hướng, cải cách viên, văn nghệ sĩ tiến bộ- tất cả phải bắt đầu nhận công việc có trách nhiệm, và phải thận trọng . Có nhà văn trọng nghiệp thì có người viết bán rẻ nghiệp- theo tác giả ,mang sứ mệnh quan trọng như kẻ kiếm củi ba năm tiêu một giờ. Tác giả nhấn mạnh thế độc lập tư tưởng, và cần một tinh thần vũng chãi , thaí độ tất yều cần phải có đối với người làm nghệ thuật tham gia đường lối cách mạng .
Vài ba năm sau- nhiều nhà văn dễ dãi đua đòi viết tiểu thuyết luận đề cách mệnh -như Nguyễn Thị Vinh với Hai Chị Em , Thương Yêu, Xóm Nghèo - không mấy thành công như Phạm Thái Truyện năm người thanh niên . Nhân vật làm cách mệnh Nguyễn Thị Vinh chỉ phảng phất qua một truyện đọc được là Bốc Mộ - còn hầu hết nhân vật khác giả tạo, đẫm một thứ triết lý nông cạn, thô thiển- đưa luận đề cách mạng vào chuyện như một tiêu đề cần có. Tác giả không là một người làm cách mệnh chuyên nghiệp, chỉ tham gia con đường ấy như cảm tình viên - có chăng nữa, chắp vá hình tượng người thân cận, bạn quen biết khi xây dựng nhân vật truyện làm cách mệnh - nên không dễ thành công. Mớ triết lý vụn vặt ở Tình Lụy - chẳng khác gì học sinh làm luận văn biết nối kết đề tài- và nội dung lại xếp đặt lộn xộn, thiếu mạch lạc. Chẳng hạn, tác giả cho con khỉ đực thoát khỏi ách người cầm giữ- sau không thể thoát được, vì cứ nghĩ đến không còn được gặp con khỉ cái- thì khỉ đực bị sa lấy thì kết thúc Tình Lụy chẳng đâu vào đâu? Thêm một lần , tác giả cho Nhân từng được chứng kiến - từ khi khỉ ra đi đến lúc bị sa lầy đành phải trở về- vì con khỉ đực muốn cứu bạn- chứ không phải luỵ tình . Tác giả muốn giáo hoá người đọc tin rằng đây có lập ý cao lập ý cao- đọc giả không biết kết cấu chưyện kết thúc? Cho cả hai cách giải quyết Tình Luỵ thế nào đi nữa, cả hai không thể gọi có chất sáng tạo.
Trở lại tiền chiến, nhà văn Tô Hoài đã thành công chuyện tả loài vật - đọc sáng tác nhận ra ngay sự phối kết thực tế và hư cấu rất nhịp nhàng , phong phú. Với Phạm Thái cũng vậy, sống trong môi trường cách mạng hoà bằng máu, hình nhục, căm hờn, hy vọng nhiều, thất bại không ít- một khi đưa vào tác phẩm sẽ dễ thành công hơn. Còn Nguyễn Thị Vinh tự nhận giai cấp tiểu tư sản nông thôn, sau biến thái cùng giai cấp thị thành- một khi tái hiện đời sống cũ ( nông thôn) không còn nữa- thì tai sao Nguyễn Thị Vinh ở giai cấp ấy lại không tả nếp sống vốn tích lũy - quay sang bước chập chững đi vào con đường ngụy bác ái, ve vãn lao động.
Cũng là nhà văn từng sống ở môi trường lao động, một khi tả về lao động sẽ khác nhà văn sống ở môi trường trưởng giả mổ xẻ nhân vật lao động, tất nhiên thất bại là đương nhiên .
Truyện Hai Chị Em tả chuyện xung đột giữa hai phe quốc, cộng- phê phán ý thức hệ mác xít qua hình tượng nhân vật được mô tả, lại chỉ là lời ca bà mẹ ru con giản lược công thức: Con thức giấc không thấy ba, vì ba con đi đánh Cộng quân. Thử xét tâm lý một người đàn bà xem có đúng như hành động thường thấy với hoàn cảnh ở ngoài đời không- cho dù người đàn bà ây có căm giận đối thủ đến mấy nữa, cũng không bộc phát lời lẽ ngô nghê nghèo nàn như vậy. Đề cập trường hợp Nguyễn Thị Vinh, riêng- và chung , với nhà văn tầm thường khác viết chuyện luận đề tương tự Hai Chị Em , bởi lẽ chỉ có khả năng viết truyện tình cảm. Đa số nhà văn mắc phải trường hợp này nhắc ở trên –Huy Sơn vời Trường Ca là một thí dụ .
Người cầm bút luôn luôn nhớ rằng kẻ thù rất nhiều: tư bản, đế quốc, phong kiến, mác xít hay những isme không phù hợp - nhưng không phải vậy , quá nệ lập trường, lúc nào nghĩ đến lại lảm nhảm: tôi chống đế quốc đây luôn miệng , coi như thế là tác dụng?
Nhớ đến người đi tiên phong chống ý thức hệ mác xít thời đoạn 1952. 53, 54 một nữ văn sĩ khác có sách in trong nhóm Phượng Giang , đó là Linh Bảo. ( Phượng Giang: hậu thân Tự Lực văn đoàn- tương tự như NXB Đời Nay tiền chiến- vẫn làNhất Linh chủ trương ở hậu chiến).
Linh Bảo , nhà văn nữ sống xa quê hương nhiều năm, khi sống ở Hương Cảng( Hong Kong) đã khởi sự viết truyện dài đầu tay Gió bấc. Truyện tả một người sinh ra thời loạn lạc, sống qua nhiều chế độ chính trị , nhân vật tự sự hoá tiểu thuyết chính là tác giả. Linh Bảo , con gái một tổng đốc Nam triều , sinh trong gia đình phong kiến, và hiểu được phận gái không chỉ lấy chồng sinh con tròn bổn phận như mọi người nữ khác. Nàng có cơ hội , vụt sang Hong Kong , thân lập thân, kiếm sống, học tập, chịu đựng cam go hoàn cảnh mật đắng, bệnh xuyễn hoành hành-, tác giả không bỏ dở học hành, và giữa tình thế quốc cộng ở Trung Hoa – Quốc Dân Đảng Tưởng giới Thạch rời lục địa, phe Mao trạch Đông lên nắm quyền bính tiếp thu trường đại học, nơi tác giả đang theo học. Bối cảnh xã hội chỉ có vậy, câu chuyện được viết lại rất giản dị, từ dàn bài, qua tình tiết chuyện được kể ra- lên án chủ nghĩa vô sản thật khách quan ,diễn biến đúng cuộc sống tác giả trải nghiệm. Có đọan tả một mẩu đời người làm cách mệnh việt lưu vong ở Trung hoa ( mẫu héros fatigué -anh hùng thấm mệt Nguyễn Hải Thần người đọc thấm buồn với kiếp lưu vong - hệt ý thơ tiêu dao Nguyễn Bính:
Hỡi ai đi gió về mưA / Có gây dựng nổi cơ đồ gì không?
Về tự sự kể Gió bấc - tác giả ghi sinh hoạt đi xuống bọn phong kiến quan liêu ngày tàn lụi qua ngày . Từ lối sống nhỏ nhặt thường ngày của người cha, người mẹ- người chị trong gia đình, khi còn sống ở nhà , và bệnh tật ra sao- Linh Bảo ghi thật tỉ mỉ, cảm động.
Bối cảnh xã hội ảnh hưởng tới người xung quanh sống tha hương, tác giả đưa vào chuyện nhịp nhàng hài hoà từng nếp sống của đủ hạng người. Bà sẵn có bút pháp vững vàng, biết phân phối điều tiết , hệ thống hoá- tạo thành cuốn truyện luận đề tư tưởng độc đáo. Gió bấc - nếu đem so sánh với tự sự tiểu thuyết hoá Les mandarins Simone de Beauvoir, thì Gió bấc chưa đủ tầm vóc đứng cạnh một tác phẩm lớn. Simone de Beauvoir , nhà văn nữ hiện sinh chủ nghĩa sống kề bên Jean Paul Sartre- văn nhân trí thức có thái độ sống rất cới mở, tôn trọng sự thật, dám xưng tụng thần tượng , và khi nhìn thấy thần tượng chỉ là đồ bỏ, thì dám quyết đoán từ bỏ không thương tiếc. Một số tác phẩm ban đầu của Sartre thỏa hiệp xưng tụng mác xít tiến bộ, đến khi Nga đưa quân đàn áp Hung ary(1956) , lập tức Sartre lên án mạnh mẽ cộng sản Nga là đế quốc thư lại mới.( báo Express 1956).
Trở lại Nguyễn Thị Vinh ban đầu viết truyện ngắn khá hay - truyện Đồng năm xu chẳng hạn. Rồi không hiểu sao từ đó đến nay ,tác giả lại mất hẳn hơi văn ấy! Và hai nữ văn sĩ này đều là giường cột của Tự lực văn đoàn ( nối dài), lại có hai cách viết khác nhau. Về truyện luận đề tư tưởng ,thì Linh Bảo thành công ,và truyện ngắn tâm tình xã hội - Nguyễn Thị Vinh xứng đáng đại diện- khi bà chuyển sang viết truyện luận đề chính trị thì Nguyễn Thị Vinh tụt hậu.
Kết luận hai nhà văn nữ hậu chiến – chỉ hai người này nổi trội- so với các nhà văn nữ khác, bà Tùng Long , Quỳnh Hương ( nữ). Truyện tâm tình bà Tùng Long viết theo kiểu xu nịnh thị hiếu độc giả, gợi tình tiết dục vọng thấp hèn con người ,chỉ có mục đích thương mại, sách , báo bán chạy, ( một nghề kiếm sống nuôi con, như lời tự bạch) độc giả giới nữ đeo bám mục Gỡ rối tơ lòngtrên nhật báo bán chạy hàng đầu Sàigòn mới. - chủ nhiệm: bà Bút Trà.
Nước ta không là quốc gia thiếu nhà văn nữ có tài - tiền chiến Thụy An-Hoàng Dân, đã có một thời làm mưa gió trên văn đàn , qua tiểu thuyết tự sự hoá Một Linh Hồn- tác giả là một tiểu thuyết gia tài năng , tâm lý sâu sắc, biết điều tiết, hệ thống hoá thanh cuốn truyện phản ánh giai cấp thống trị đàn áp con người bị trị trong một xã hội nô lệ. Câu chuyện được lồng trong một khung cảnh hữu tình, và bà là nhà văn tiên phong văn đàn nữ giới tiên bán thế kỷ XX.
Như trên đã nói, bà chịu ảnh hưởng Thiên chúa giáo , và áp dụng hương cứu vớt tội nhân chúa Giê xu ( Jésus Christ) vào cuộc sống nhân sinh thực dụng- tuy chưa thoả mãn tất cả điều mong ước- chỉ có từng điểm tương kính hòa đồng thích hợp với người Á đông : nhẫn nại, trầm lắng nung nấu ý chí tranh đấu mãnh liệt.
Bối cảnh xã hội ảnh hưởng tới người xung quanh sống tha hương, tác giả đưa vào chuyện nhịp nhàng hài hoà từng nếp sống của đủ hạng người. Bà sẵn có bút pháp vững vàng, biết phân phối điều tiết , hệ thống hoá- tạo thành cuốn truyện luận đề tư tưởng độc đáo. Gió bấc - nếu đem so sánh với tự sự tiểu thuyết hoá Les mandarins Simone de Beauvoir, thì Gió bấc chưa đủ tầm vóc đứng cạnh một tác phẩm lớn. Simone de Beauvoir , nhà văn nữ hiện sinh chủ nghĩa sống kề bên Jean Paul Sartre- văn nhân trí thức có thái độ sống rất cới mở, tôn trọng sự thật, dám xưng tụng thần tượng , và khi nhìn thấy thần tượng chỉ là đồ bỏ, thì dám quyết đoán từ bỏ không thương tiếc. Một số tác phẩm ban đầu của Sartre thỏa hiệp xưng tụng mác xít tiến bộ, đến khi Nga đưa quân đàn áp Hung ary(1956) , lập tức Sartre lên án mạnh mẽ cộng sản Nga là đế quốc thư lại mới.( báo Express 1956).
Trở lại Nguyễn Thị Vinh ban đầu viết truyện ngắn khá hay - truyện Đồng năm xu chẳng hạn. Rồi không hiểu sao từ đó đến nay ,tác giả lại mất hẳn hơi văn ấy! Và hai nữ văn sĩ này đều là giường cột của Tự lực văn đoàn ( nối dài), lại có hai cách viết khác nhau. Về truyện luận đề tư tưởng ,thì Linh Bảo thành công ,và truyện ngắn tâm tình xã hội - Nguyễn Thị Vinh xứng đáng đại diện- khi bà chuyển sang viết truyện luận đề chính trị thì Nguyễn Thị Vinh tụt hậu.
Kết luận hai nhà văn nữ hậu chiến – chỉ hai người này nổi trội- so với các nhà văn nữ khác, bà Tùng Long , Quỳnh Hương ( nữ). Truyện tâm tình bà Tùng Long viết theo kiểu xu nịnh thị hiếu độc giả, gợi tình tiết dục vọng thấp hèn con người ,chỉ có mục đích thương mại, sách , báo bán chạy, ( một nghề kiếm sống nuôi con, như lời tự bạch) độc giả giới nữ đeo bám mục Gỡ rối tơ lòngtrên nhật báo bán chạy hàng đầu Sàigòn mới. - chủ nhiệm: bà Bút Trà.
Nước ta không là quốc gia thiếu nhà văn nữ có tài - tiền chiến Thụy An-Hoàng Dân, đã có một thời làm mưa gió trên văn đàn , qua tiểu thuyết tự sự hoá Một Linh Hồn- tác giả là một tiểu thuyết gia tài năng , tâm lý sâu sắc, biết điều tiết, hệ thống hoá thanh cuốn truyện phản ánh giai cấp thống trị đàn áp con người bị trị trong một xã hội nô lệ. Câu chuyện được lồng trong một khung cảnh hữu tình, và bà là nhà văn tiên phong văn đàn nữ giới tiên bán thế kỷ XX.
Như trên đã nói, bà chịu ảnh hưởng Thiên chúa giáo , và áp dụng hương cứu vớt tội nhân chúa Giê xu ( Jésus Christ) vào cuộc sống nhân sinh thực dụng- tuy chưa thoả mãn tất cả điều mong ước- chỉ có từng điểm tương kính hòa đồng thích hợp với người Á đông : nhẫn nại, trầm lắng nung nấu ý chí tranh đấu mãnh liệt.
Nhận xét về Thụy An-Hoàng Dân trong Nhà văn tiền chiến 1930-1945”, tôi từng kết luận :
... bà có một kỹ thuật viết tiểu thuyết cao, thoát, loại truyện luận đề hướng thượng..”
Ca tụng Một linh hồn , một tác phẩm với một bút pháp tân kỳ, phân tích tâm lý nhân vật mới mẻ, khám phá hình tượng nhân vật một thời đoạn sống điển hình- chẳng kém gì L’éternel mari ( tạm dịch: Người chồng chân thật ) của Dostoievski vậy. Sở dĩ tiếng tăm cuả Dos . được nhiều người biết đến, tạo được một âm hưởng rộng lớn toàn cầu- không vì Dos. được sinh ra ở một nước lớn, và có một chuỗi tác phẩm nhiều lần gấp bội toả sáng ủa bó đuốc văn chương nhân loại - độc giả muốn hiểu đời sống giai cấp dân Nga sống ra sao vào thế kỷ XIX .thì chỉ cần đọc Dos . , thì đã như được đáp ứng . Còn Thụy An-Hoàng Dân sinh trưởng ở nước thuộc địa, và chỉ mới có một tác phẩm thành công, hẳn chưa dễ gì vết tích văn chương được loang rộng ngoài biên giới Bắc Kỳ - thời đất nước bị Pháp bảo hộ. Vũ Ngọc Phan, nhà phê bình văn học tiền chiến nổi danh- nhận định giá trị văn chương Thụy An-Hoàng Dân:
”… Tuy vậy, Một linh hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc nhất của một phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đã giàu tưởng tượng, truyệb lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn..” ( Nhà văn hiện đại – quyển tư, tập hạ- sách đã dẫn).
THẾ PHONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét