Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

'giới thiệu sách mới nhận: SÀI GÓN KHÂU LẠI MẢNH THỜI GIAN / Lê Văn Nghĩa - Nxb Trẻ: quý 1/ 2019.

 

THỨ NĂM, 28 THÁNG 11, 2019

giới thiệu sách mới nhận : SÀI GÒN KHÂU LẠI MẢNH THỜI GIAN / LÊ VĂN NGHĨA 

-- Nxb Trẻ, xuất bản: quý 1/ 2019



SÀI GÒN KHÂU LẠI MẢNH THỜI GIAN

                   tạp bút: LÊ VĂN NGHĨA




Lê Văn Nghĩa sinh năm 1953 tại quận 6 ( Chợ Lớn.  Học sinh Trường Tiểu học Bình Tây và Trung học Trương Vĩnh Ký . Làm việc tại báo Tuổi Trẻ tp. HCM từ năm 1975 đến năm 2014.  
( jaquette bìa 1) .



- Tạp bút dày 376 trang, khổ 13 x 20 cm , giá 100.000 VNđ -- sách in đẹp,  trang nhã  -- với Lời giới thiệu của Huỳnh Như Phương  :

" ...   Lê Văn Nghĩa đặc biệt vì ông là người Sài Gòn mà tỏ ra hờn tủi, bất bình với xã hội từ rất sớm, thời học sinh đã phải đi tù Chí Hoà và Côn Đảo  vì tinh thần phản kháng đó.  Có thể nói, tuổi trẻ Lê Văn Nghĩa đã nhìn Sài Gòn bằng cái nhìn khác với nhiều người cùng hoàn cảnh, mc dù lúc đó ông chưa có điều kiện để thể hiện rõ điều này trên trang viết.  ...  ( trang 6).

" ... Những tác phẩm gần đây của Lệ Văn Nghĩa - cả truyện ngắn, truyện dài và tản văn, tạp bút  - được thành hình từ một sự hồi phúc của ký ức, ký ức cá nhân hoà trong ký ức cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả xem cuốn sách này như kết quả của việc khâu vá lại những mảnh thời gian, qua đó mà khâu vá lại chính tâm hồn mình.  Những mảnh ghép hồi cổ chân thành mà không uỷ mị đó thoạt nhìn có thể rời rạc, phân tán, nhưng liên kết lại sẽ cho ta một bức tranh về Sài Gon ngày cũ, Sài Gòn của thời niên thiếu Lê Văn Nghĩa ...  (trang 7). 




Sài Gòn 
những con đường đi qua ký ức


. . .

Lê Văn Nghĩa 




dưới mắt của một du khách miền Nam ra thăm Hà Nội năm 1952, Lưu Quân có nhận xét : " Hà Nội cũng nhiều phố phường như Sài Gòn- Chơ Lớn . Nhưng điều đáng chú tâm:  đường phố Hà Nội hầu hết đều mang tiếng Việt.    Dạo khắp phố phường Hà Nội, người công  dân Việt Nam hãnh diện đọc đủ tên  những văn nhân, những anh hùng của xứ sở, những tính chất riêng biệt của từng ngành kỹ nghệ, thương mãi của nước nhà. Trái lại, Sài Gòn thủ đô nước Việt Nam hiện tại, chỉ mang toàn là tên ngoại quốc, phần lớn là "quý danh" những quan Pháp thuộc địa đã có công với nước Pháp trong cuộc chiếm đất Việt Nam từ thế kỷ 19. Kể ra cũng nên bắt chước cái chốn kinh kỳ Bắc Việt, đổi tên đường phố  cho đất Sài Gòn.  Cái việc ấy tưởng cũng giản dị, mà mang một ý nghĩa sâu xa, biểu lộ một ý thức độc lập bên cạnh rất chính đáng ." ( Đới Mới  6/8/ 1953) . 



Thật vậy, đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn vào khoảng thời gian bài báo ra đời đa số mang những tên Tây mà dân Việt Nam muốn quéo lưỡi như Boulevard Kitcheneer ( Nguyễn Thái Học), Boulevard Norodom (Thống Nhất, Lê Duẩn) , Boulevard Chasseloup Laubat ( Hồng Thập Tự, Nguyễn Thị Minh Khai) ...  . Đến năm 1955, muốn biểu lộ một ý thức độc lập, chánh phủ Ngô Đình Diệm đã chỉ thị cho Toà Đô Chánh Sài Gòn thay thế toàn bộ tên đường Pháp qua Việt.  Toà Đô Chánh lại giao cho Ty Kỹ thuật - phòng hoạ đồ đảm nhiệm công việc này.

Sau 3 tháng nghiên cứu, trưởng phòng đồ hoạ của ty Kỹ thuật, nhà văn Thuần Phong-Ngô văn Phát đã đệ trình lên Hội đồng đô thành toàn bộ danh sách tên đường chuyển đổi và Hội đồng đô thành không thấy có lý do gì để sửa đổi bản đệ trình của người uyên bác về lịch sử này.  Theo ông Nguyễn văn Luân - một đồng sự của nhà văn trong ty Kỹ thuật đã nhận định: 
" Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một, lại phù hợp với địa thế; và, các dinh thự đã có sẵn từ trước.  Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này ."

Theo những người nhận định cách đặt tên đường của ông [Ngô Văn] Phát là dựa theo từng cụm danhg nhân lịch sử , như: đường Trần Hưng Đạo ( Galliéni) gần đường Phạm Ngũ Lão ( Colonel Grimaud), đường Nguyễn Thái Học gần đường Cô Giang ( Douaumont), Cô Bắc ( Dumorier), Phan Đình Phùng ( Richaud)  - Nguyễn Đình Chiểu cắt ngang Cao Thắng ( Audouit) , Hai Bà Trưng
( Paul Blanchy)  có Thi Sách (Cornulier) dựa kề, Võ Tánh ( Frère Louis - Nguyễn Trãi) thì phải kế Ngô Tùng Châu ( Phan Thanh Giản - tên đường này được đặt thời Pháp) rồi chạy lên là Gia Long
( thời Pháp vẫn là Gia Long), dọc sông Sài gòn chạy tuốt vào Chợ Lớn là Bến Bạch Đằng( Quai Le Myre de Viliers- Võ Văn Kiệt), Hàm Tử  (Quai Le Marn - Võ Văn kiệt).  Trong Chợ Lớn có đường Khổng Tử nằm cạnh Trang Tử ( Quai de Foukien- Võ Văn Kiệt) ...  . Nhưng sau này, có nhiều con đường được dân cư Sài Gòn nhớ đến vì tính chất công việc hay do điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải trí  ...  .




Những con đường báo chí



Một sự ngẫu nhiên khi con đường Phạm Ngũ Lão có nhiều nhà in như nhà in Nguyễn Đình Vượng, nhà in Thư Lâm Ấn Quán. Và khi có nhà in là có toà báo, vì các toà báo thương mướn nhà in làm luôn toà soạn.  Tôi nhớ thời gian này tạp chí Tuổi Ngọc  đặt ờ nhà in Nguyễn Đình Vượng, cũng là toà soạn nguyệt san  Văn, số nhà 38 .    Đi lên một chút là dãy tường nhà Hoả Xa  Sài Gòn và đối diện bên đường là dãy 5 , 7 nhà in , toà soạn nhật báo, tuần báo.  Ở đoạn đường này những năm 1970 có tào soạn tạp chí Phổ Thông của ông Nguyễn Vỹ, toà soạn  nhà in tuần báo Điện Ảnh của ông Mai Châu, toà soạn nhà in tuần báo Kịch Ảnh, nhật báo Tiếng Vang của ông Quốc Phong, toà soạn - nha in Thế Giới của ông Nguyễn văn Hợi , v.v. ...  . Toà soạn - nhà in nhật báo Sài Gòn Mới ở số nhà 39 cuối đường Phạm Ngũ Lão. Quẹo lên phái trái là đường Võ Tánh ( Nguyễn Trãi) nơi tập trung một số toà soạn báo Độc Lập, báo Sóng Thần, ngược lên hướng Lê Lai (Colonel Budonnet) là toà soạn Điện Tín, Tin Sáng  ... . Vì vậy, cứ  mỗi buổi sáng, rong những quán cà phê, phở chung quanh xóm Sáu Lèo, Đề Thám (Dixmude)- khu vực ngã tư quốc tế, đầy bóng dáng ký giả nhà văn đến đấu hót hay săn tin từ bạn đồng nghiệp rồi sau đó tản mát viết bài cho số báo ra buổi chiều.   Rồi từng chiều đến là bóng dáng của nhà phân phối báo lẻ - đứa trẻ bán báo túm tụm chung quanh những đầu nậu, tay ôm từng chồng báo để bắt đầu điệp khúc  rao nơi của miệng; " Báo mới đê  .. báo mới ra ... vừa thổi... vừa coi đê ..."

 (...) 

Những con đường phở


Những người miền Bắc xa quê hương từ những năm xưa vào Sài Gòn lập nghiệp hay bước chân xuống " tàu há mồm"  vào Nam năm 1954, không thể nào quên được món  "quà quê - căn bản " -- theo cách gọi của nhà văn Vũ Bằng.

Tác giả Hoà Đỗ trên báo Chính Luận ( 18/ 10/ 1972) đã viết : "Ngày di cư vào Nam, từ  "táu há mồm"  đặt chân lên Sài Gòn, tôi đã thành tâm đi tìm ăn phở. Ngày đó tôi có đến phở đường Turc ( Võ Tánh- Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận) nhưng hương vị không lưu giữ cầm chân được tôi.  Sau đó ít lâu tôi mới tìm được tri kỷ.  Đó là tiệm phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ ( Hui Bon Hoa) ". Ngoài quán Tàu Bay còn phở Tàu Thuỷ ở đường Nguyễn Thiện Thuật, quán Minh ở đường hẻm Casino- Pasteur:
 " Nổi tiếng gần xa khắp thị thành/ Trần Minh phở Bắc đã lừng danh/ Chủ đề: tái, chín, gầu, gân sách/ Gia vị: hành tiêu, ớt, mắm chanh  ..." .

Quán Phở 79  ở đường Võ Tánh- Nguyễn Trãi , quận 1 được nhiều nhà báo chiếu cố vì gần khu Phạm Ngũ Lão.  Chủ quán này là một phụ nữ còn trẻ goá chồng. Nhiều thực khách đến ăn phở chỉ với mục đích là " cua" bà chủ tiệm. Nhưng bà cũng chẳng phải dạng vừa nên  có anh thất tình đã ra vế đối:
 " Nạc, mỡ làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá ..." .

Có một quán phở mang tên phụ nữ là quán phở Bà Dậu, đặc biệt không rau, không già, ở đường Công Lý.

 Ở khu Phú Nhuận, có 2 quán phở không phải vừa đâu, là  Phở Quyên, Bắc Huỳnh ở đường Võ Tánh ( Turc- Hoàng Văn Thụ) .

Đặc biệt ở đường Hiền Vương ( Mayer- Võ thị Sáu) có một loạt quán chuyên bán phở gà. Không hiểu cái con đường Hiền Vương đất cát phát ra làm sao mà phát về phở gà mạnh đến thế. Muốn ăn phở gà theo kiểu Bắc sành ăn hàng phải đến đường Hiền Vương.  Đầu tiên thấy có hiệu Cát Tường, hiệu Hiền Vương sau đó là Hương Bình.

Ai muốn chọn phở gà " gu" Nam thì đến Vọng Các ở  Trần Quý Cáp (Testard- Võ Văn Tần).

Từ đường Hiền Vương chỉ cần quẹo qua Pasteur là một tiệm phở bò, nổi tiếng nhất là Phở Hoà  -- mà chủ  lại là một phụ nữ Nam Bộ.

 Còn theo nhà văn Tô Hoài, thì ở Sài Gòn năm 1940; chỉ có 2 nơi bán phở Bắc.  Một ở đường hẻm Lê Thánh Tôn (Espagne) và một ợ chợ cũ Hàm nghi ( Boulevard de la Somme) .

Những quán phở kể trên đều là những quán phở nổi danh ở Sài Gòn trước năm 1975 -- và bây giờ một số quán vẫn tiếp tục đóng góp cho cho "công cuộc phát triển"  phở Bắc ở Sài Gòn, như phở Cao Vân ở đường Mạc Đĩnh Chi ( Massiges) .

Hiện nay có rất nhiều quán phở Bắc được khai sinh theo đợt di dân từ Bắc vào lần thứ 3, sau 1975. Có những con đường được dân sành  "xơi" phở chiếu cố mỗi sáng, như   Lý Chính Thắng
(Champagne- Yên Đổ) vì có quán Phú Gia, hay quán phở "gu" Sài Gòn Phú Vương trên đường Lê Văn Sỹ.

Và Sài Gòn còn rất nhiều con đường của ký ức thời gian  ...  .     ./.  


l.v.n.

-----------

 --  ( tr. 13- 23 ;
  Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian ) 

 --   bài tu chỉnh :  11 h 30 AM / 29 Nov. 2019/ Blog Virgil Gheorghiu) .

                         --------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ