Trương Kim Anh, ái nữ của hai nhà văn
 TRƯƠNG BẢO SƠN -NGUYỄN THI VINH
lên tiếng phản đối bài viết :

“Chúc Thư Văn Học của Nhất Linh:
 Một cái chết định sẵn”
của Nguyễn Văn Lục 
trên báo SAIGON NHỎ.



Nguyễn văn Lục [1938-    ] 

tác giả bài viết
CHÚC THƯ VĂN HỌC CỦA NHẤT LINH :
 'MỘT CÁI CHẾT ĐỊNH SẴN'


Kính gửi quý cơ quan truyền thông,
 báo chí hải ngoại,

Vì nhu cầu bảo vệ sự trong sáng của Lịch sử và Văn học sử Việt Nam , xin quý cơ quan vui lòng đăng tải bài viết sau đây để làm sáng tỏ nhiều vấn đề không trung thực trong bài viết của ông Nguyễn Văn Lục ( đã phổ biến trên báo Sài Gòn Nhỏ, Tân Văn website Đàn Chim Viêt) liên quan đến tư cách và danh dự của nhiều nhà cách mạng lão thành của Việt Nam Quốc Dân Đảng và của riêng nhà văn Nguyễn Thị Vinh, cũng là thân mẫu của tôi. 

Xin chân thành cảm.

   TRƯƠNG KIM ANH


                          

Kính thưa độc giả,


Trước hết tôi xin thưa rằng tôi từ Norway qua  Montréal (Canada) 2 tháng, để săn sóc cha già 94 tuổi, đang ở trong nhà thương Dưỡng Lão/Hospital Gériatrie de Montréal, nên không có thời giờ đọc và trả lời hết email của các bạn ở khắp nơi gửi về.

Hôm nay tôi ghé Hội Cao Niên S.A.I.M (Services aux Ai^nés de Montréal) ở đường Côte des Neiges, do ông Lê Văn Mão chủ tịch Hội Đồng Quản Trị , cùng vợ là bà Mai Chung Liên giám đốc Trung Tâm,  mượn máy vi tính để  viết bài lên tiếng phản  đối báo SAIGON NHỎ đã dựng đứng một câu chuyện hoang tưởng nhục mạ Mẹ tôi tức nữ văn sỹ Nguyễn Thị Vinh. Xin lẩn lượt trình bày sau đây :

Thưa quý độc giả, tôi được đọc tờ tuần báo SÀI GÒN NHỎ, chủ nhiệm Phan Huỳnh Lâm, số 28 ra ngày 15 tháng 2 tại tỉnh Montréal (Canada), có bài “Chúc Thư Văn Học của Nhất Linh: Một cái chết định sẵn” của Nguyễn Văn Lục,  trang 1-5. Và trang 5 có một đoạn lăng nhục nữ sỹ Nguyễn Thị Vinh, cùng chống cũ là nhà văn Trương Bảo Sơn và cố họa sỹ Nguyễn Gia Trí, một cách hồ đồ, tôi xin trích dẫn ra đây:

       (Nhưng mãi đến năm 1948,……Thời gian ở bên Tàu, còn có nhiều người khác như ông Nguyễn Gia Trí, Đỗ Đình Đạo, Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi cùng ở chung với Nhất Linh. Hoặc tới hội họp như cụ Nguyễn Hài Thần, Nguyễn Bảo Toàn, Lưu Đức Trung,Tạ Nguyên Hải.

       Khi ở chung, cũng có xảy ra những chuyện cãi cọ. Đáng kể nhất là mâu thuẫn giữa Nguyễn Gia Trí và Trương Bảo Sơn ? Nguyễn Tường Ánh, lúc đó chỉ là một cậu bé hơn 10 tuổi đầu đã có dịp chứng kiến những màn cãi nhau đó. Ông kể lại là có lần bà Nguyễn Thị Vinh tức mình cởi truồng, chạy ra suối. Ôi cái tức mình của đàn bà ! Ông Nhất Linh thương tình, sợ bà bị lạnh nên đã sai Nguyễn Tường Ánh manh quần áo ra suối cho bà. Dĩ nhiên là Nguyễn Tường Ánh “bất đắc dĩ” có dịp nhìn thấy hết và không quên kể lại rằng:thật là đẹp. Có thể có một mối tình tay ba tay
 tư không ?…)

Qua một độc giả tôi được  biết: 

“ Bài viết này của   ông    Nguyễn Văn Lục đã đăng thành 2 kỳ trên mạng danchimviet.com ngay từ ngày 2/2/2008.

 Nếu đọc trên mạng “danchimviet”  người đọc còn có thể đọc khá nhiều ý kiến đóng góp khác nhau  trong đó Mr.Lê Văn (VOA cũ)  có những ý kiến khá chính xác  thống trách sự làm ăn  hồ đồ, vô trách nhiệm của ông Lục.”

Tôi phone ngay đến tòa soạn, nhã nhặn yêu cầu được trực tiếp nói chuyện với ông Nguyễn Văn Lục. Giọng đàn ông bên kia trả lời Nguyễn Văn Lục hiện đang ở bên Mỹ. Tôi yêu cầu được nói chuyện với ông chủ báo Phan Quỳnh Lâm thì  bên kia  trả lời chính ông ta là Phạm Quỳnh Lâm, tôi cần gì thì ông ta sẽ nhắn lại với Nguyễn Văn Lục.
 Tôi bèn nói :

-Vâng, cám ơn ông. Xin ông báo tin cho ông NVL biết tôi còn 3 tuần nữa, tức là ngày 07 tháng 3 tôi sẽ trở về NaUy. Nếu phone cho tôi thì phone vào 8 giờ tối, số….! Nhân tiện ông  cũng làm việc với tờ báo SGN, thì tôi cho ông biết lý do tôi muốn liên lạc với ông Lục, để nói về bài “Chúc Thư Văn Học của Nhất Linh:

Thưa ông, chúng ta hô hào ĐOÀN KẾT-CHỐNG CỘNG, đứng cương vị là một chủ nhiệm nhà báo mà ông lại cho đăng những mẩu chuyện hoang tưởng vu khống  do Nguyễn Tường Ánh cung cấp chỉ nhằm gây chia rẽ giữa người Quốc Gia và có lợi cho Cộng Sản. Vì CS sẽ rêu rao rằng thời đó vào thâp niên 40, nhóm VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG trốn Việt Minh, kéo nhau qua Tàu, lên núi  Happy Valley ở ẩn chờ thời. Trong thời gian ở trên núi, Nhất Linh đã cùng các đàn em “bê bối chuyện nam nữ” với vợ của những người cùng chung chí hướng. Như thế  đương nhiên báo SàiGòn Nhỏ đã làm cho nhóm VNQDĐ mang tiếng,…

Sau khi phân trần một hơi, tôi hỏi:

” Ông nghe tôi nói có đúng không nào ?” 

 Ở đầu dây bên kia trả lời: 

”Vâng…vâng…Thưa bà, tôi sẽ nhắn lại với ông NVL. Xin chào bà”, chấm dứt điện đàm.

Kính thưa độc gỉả, tôi không ngờ hậu duệ của dòng họ NGUYỄN TƯỜNG lại thấp kém đến đáng tội nghiệp: Nguyễn Tường Ánh cung cấp tài liệu và Nguyễn Tường Thiết được ông NVL đưa đọc bản thảo trước khi đăng mà không yêu cầu NVL bỏ đoạn lăng nhục nhà văn nữ Nguyễn Thị Vinh, đã thế lại cho rằng bài viết của NVL không  có ảnh hưởng gì tới Nhất Linh, anh viết: “…là việc tìm hiểu ấy không làm giảm đi lòng quý trọng  và ngưỡng mộ đối với người đã khuất, như tôi đã thấy ở anh, trong bài viết- Thân ái, Nguyễn Tường Thiết.”, trong lá thư ngỏ của anh viết cho NVL, trang 4.

Kính thưa độc giả, vào thập niên 40, nhóm VNQDĐ  chạy qua Hồng Kông, ẩn trốn trên núi Happy Valley. Năm 1948, Mẹ tôi bế con thơ  từ Hà Nội qua Hồng Kông đi tìm chồng, và  hai mẹ con đã được nhóm Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam chấp nhận cùng chồng đoàn tụ, sống trên núi. Tôi tuy mới lên ba, đã may mắn được sống bên cạnh các nhà Cách Mạng đáng kính. Theo thời gian cho đến lúc trưởng thành, tôi đã được chứng kiến những hoạt động trong tinh thần đấu tranh Đoàn Kết Yêu Nước của nhóm Cách Mạng Nguyễn Tường Tam, tôi luôn luôn khâm phục và không tin lời bôi nhọ của Nguyễn Tường Ánh (cháu Nguyễn Tường Tam). Tôi xin dẫn chứng sau đây :

1-     Tôi thường cùng Mẹ mở cuốn album, ôn lại những kỷ niệm đẹp qua  những tấm hình chụp trên núi Happy Valley, hiện giờ vẫn được tôi lưu giữ: Xin xem hình dẫn chứng :
-Hình ảnh Mẹ bế tôi  ngồi trước căn nhà lụp xụp nghèo nàn. Có hai đứa bé hàng xóm qua chơi .
  
– hình ảnh mẹ ngồi rửa bát bên dòng suối .(xem hinh bên .) 
     
-hình ảnh các vị Linh Mục đứng trước nhà thờ trên núi Happy Valley. Mẹ kể, các Linh Mục ở  nhà thờ trên núi  tốt lắm, quả là những bậc chân tu, các vi lại quý mến ba mẹ tôi. Nên tuy chúng tôi theo đạo Phật, nhưng ba mẹ vẫn thường dẫn tôi ghé nhà thờ. Các vị  Linh mục bế  bé Kim Anh, cho bé ăn trái cây, mời ba mẹ uống rượu nho. (dòng chữ trên hình là thủ bút của ba tôi)

Thời gian sống ẩn dật trên núi,  đã được các nhà cách mạng khéo thu xếp ngăn nắp từ chỗ trú thân cho đến chỗ tắm rửa vệ sinh, đủ tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống một nhóm đông  người. Trong cuốn “Nhất Linh-Người Chiến Sỹ-Người Nghệ Sỹ”, ( trang 86, dòng 12 đếm từ dưới lên) Nguyễn Thi Vinh đã tả:

”…Nhu cầu nước đã có con suối gần nhà,. được  những mỏm đá thiên nhiên bao bọc rất kín đáo, chúng tôi có thể ra tắm ở đây.”.

 Chung quanh còn có những gia đình người địa phương hiền lành chất phác, thỉnh thoảng ghé qua thăm hỏi. 

Năm 1953 (cuối năm 1952 hoặc đầu năm 1953),  để  bảo vệ an ninh mạng, các thành   viêntrong VNQDĐ đã được lệnh cùng gia đình di cư vào miền Nam VN bằng đường thủy, trước cuộc tổng di cư chính thức năm 1954.

 Nếu đúng như lời kể hoang tưởng của Nguyễn Tường Ánh rằng nhà cách mạng Trương  Bảo Sơn đã vì vợ mà cãi nhau kịch liệt với họa sỹ Nguyễn Gia Trí . Thì làm gì có chuyện sau khi di cư vào miền Nam,  thời gian họa sỹ Nguyễn Gia Trí bị thực dân Pháp giam lỏng ở Thủ Dầu Một, tôi vẫn thỉnh thoảng được theo ba  mẹ và nhà lãnh tụ Nguyễn Tường Tam đi từ thủ đô Sài Gòn ra tỉnh lỵ Thủ Dầu Một thăm Nguyễn Gia Trí. Xin dẫn chứng hình kèm theo kế bên.
  
Ngoài ra, họa sỹ Nguyễn Gia Trí vẫn thường xuyên lui  tới thăm gia đình ba me tôi, nhờ mẹ tôi ngồi làm mẫu. Tôi thường đứng bên cạnh nhà danh họa, khâm phục theo dõi nét vẽ thần tình của bác [Nguyễn Gia]Trí. Những tranh bác vẽ thường được người Tây phương ưa chuộng, đặt mua. Xin xem hình kèm theo bên cạnh
.
         2.   Tôi chưa  từng nghe bác Nhất Linh và ba mẹ tôi hay bất cứ ai nhắc đến cậu bé Nguyễn Tường Ánh hơn 11 tuổi đầu nào ở trên núi Happy Valley. Ngay cả trong cuốn NHẤT LINH-NGƯỜI CHIẾN SỸ-NGƯỜI NGHỆ SỸ, dầy 500 trang, do Thế Kỷ 21 xuất bản và phát hành năm 2003, cũng không có bài nào do Nguyễn Tường Ánh viết “Kỷ niệm về Nguyễn Tường Tam” .

  Nếu cậu bé Nguyễn Tường Ánh hơn 10 tuổi đầu đó cũng có cái may mắn được chung sống trên núi với nhóm VNQDĐ thì tôi tưởng cậu cũng phải như cô bé lên 3 Trương Kim Anh, luôn luôn coi thời gian mấy năm sống ẩn dật trên núi, bên cạnh các anh hùng cách mạng VNQDĐ: Nguyễn Tường Tam, Trương Bảo Sơn, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Gia Trí, Đỗ Đình Đạo, Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán,..v..v.., một số đã hy sinh vì bị Việt Minh thủ tiêu, là thời gian hạnh phúc hãnh diện nhất đời mình, hoài niệm ngọn núi Happy Valley với lòng tôn kính . Cớ sao Nguyễn Tường Ánh lại thêu dệt một câu chuyện bất lợi cho các bậc tiền bối ?

Thưa ông Nguyễn Văn Lục và ông Nguyễn Tường Ánh, nếu thân mẫu các ông bị lôi lên báo dựng đứng một câu chuyện bây bạ như vậy thì các ông sẽ có phản ứng ra sao ?

Nguyễn Văn Lục  viết: “Theo các cháu của Nhất Linh cũng cho rằng nhiều phần Nhất Linh và Nguyễn Thị Vinh… phải có cái gì với nhau. Nhưng cụ thể như thế nào thì không ai dám chắc”.  Thưa ông Nguyễn Văn Lục, các ông Duy Lam, Nguyễn Tường Ánh và Nguyễn Tường Thiết, tôi xin trả lời các ông vừa có tánh tò mò vừa có tánh thích thêu dệt những chuyện không dám chắc, rằng: Ngày 27 tháng 02 năm 1962,  Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái máy bay thả bom Dinh Độc Lập đảo chánh bất thành. Chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm đã  trả thù bằng cách ra lệnh bắt giam hết đồng chí của nhóm Nguyễn Tường Tam. Ngoại trừ Nguyễn Tường Tam, ba tôi cùng các đồng chí bị bắt đem tra tấn, rồi bị đày ra Côn Đảo 5 năm. Sau khi ba tôi bi đày ra Côn Đảo, mẹ tôi vẫn can trường, cố gắng giữ vững tinh thần, lo nuôi nấng cô con gái  bé nhỏ ngoan ngoãn của mẹ. Với sự góp sức của người em và người cháu trong họ, Mẹ vẫn tiếp tục cáng đáng điều khiển nhà in Trường Sơn số 14 Nguyễn An Ninh, tấp nập trên 50 nhân công. Mẹ vẫn cùng hội thơ Quỳnh Giao hàng tháng thay phiên, họp ở nhà các hội viên, mỗi dịp đi họp hội thơ tôi đều được mẹ dẫn theo (chuyện này đã được nhà văn Hồ Trường An tường thuật tỷ mỉ chi tiết trong  tác phẩm GIAI THOAI HỒNG ). Mẹ vẫn cộng tác đắc lực trong nhóm Tự Lưc Văn Đoàn, bác Tam thỉnh thoảng ghé nhà in, nơi phòng khách rộng, bác cùng mẹ bàn thảo công việc cho TLVĐ, trong tiếng ồn ào của đám thợ và tiếng [của mấy  chiếc] máy in đều đặn xập xình. Thỉnh thoảng lại có người thợ tìm hỏi mẹ về công việc nhà in..v…v…!!! Tôi  thường ngồi nghe bác và mẹ bàn công việc, nhìn xấp hồ sơ báo chí, bản thảo đang được layout bày la liệt trên bàn.

Từ ngàn xưa “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” cho nên “hồng nhan đa truân” , Mẹ tôi TÀI SẮC  vẹn toàn, cũng khó mà tránh được phận gian truân. Một người nghĩa khí quân tử như Nhất Linh và một  nữ sỹ tài sắc như Nguyễn Thị Vinh, nếu có nảy sinh một tình cảm sâu sắc, thì  tôi tin chắc đó là tình Tri Kỷ trong Văn Chương mà tôi rất ngưỡng mộ.

3- Mẹ tôi, nhà văn Nguyễn Thi Vinh, năm nay đã ngoài bát tuần.

Ngay dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, cho đến thập niên 80 phải lìa bỏ quê Cha đất Tổ, trốn  thoát chế độ CS, sống tha hương ở hải ngoại. Cả cuộc đời Mẹ đã đóng góp rất nhiều công lao cho nền VĂN HỌC VIỆT NAM ở trong nước cũng như hải ngoại.  Định cư tại Vương Quốc Na Uy, mẹ đã viết cuốn  truyện ngắn ” Na Uy và tôi”  được dịch ra tiếng Na Uy, được báo chí địa phương đăng tải hình ảnh khen ngợi.  Mẹ cũng từng nhận lời giúp sở xã hội địa phương Oslo (Na Uy), đảm trách hướng dẫn tinh thần cho nhóm thanh thiếu niên VN  bị mất niềm tin và ý hướng nơi đất khách quê người, khỏi  lạc bước vào cuộc sống sa đọa trụy lạc.

Ở tuổi lục tuần và ngoài bát tuần, Mẹ vẫn không ngừng cùng nhà văn Nguyễn Hữu Nhật đi nhiều nước hoạt động  tích cực, góp công không nhỏ cho tủ sách văn hóa  hải ngoại. Suốt hơn 20 năm sống tha hương, mẹ chưa từng trở về thăm quê hương, mặc dù mẹ  ao ước được về thăm nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mẹ thường nói với tôi: ” Mẹ cũng thèm được trở về miền Bắc thăm lại họ hàng và mồ mả ông bà cha mẹ. Nếu được trở về VN, mẹ sẽ sống nốt quãng đời hưu trí ở Hà Nội. Khi nào mẹ có chết, mẹ mong đươc chôn bên quê ngoại ở Hà Nội “, nhà văn Nguyễn Thị Vinh với nhà văn Nguyễn Hữu Nhật nêu cao tinh thần chống Công Sản bằng cách: khi nào nước VIỆT hết chế độ CS, thì chúng tôi mới trở vể thăm Quê Mẹ.

Thưa ông Nguyễn Tường Ánh và ông Nguyễn Văn Lục, bản thân hai ông đã đóng góp được gì cho nền Văn Học VN, đã làm được gì hữu ích cho Quê Hương Tổ Quốc thân yêu ? Có lẽ ở tuổi gần Đất xa Trời, thay vì làm nghề chuyên bới móc thêu dệt đời tư của thiên hạ, các ông nên hướng về tâm linh, tu tâm tích đức, từ bi hỷ xả, vì THIỆN CĂN Ở TẠI LÒNG TA-CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI.


Kính thưa quý độc giả ở khắp bốn phương trời,

 Ngay từ thời nhỏ, tôi vẫn xem các anh chị, con của hai bác Nguyễn Tường Tam như anh chi ruột trong một gia đình. Cho đến giờ phút này tôi vẫn thương mến các anh các chị như xưa. Cầu xin vong linh hai vợ chồng bác Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam độ cho tôi và các con của bác luôn luôn thuận hòa, như thời hai bác còn tại thế.

                             
                      THÚ “VUI” QUÁI GỞ
                  CỦA NGUYỄN VĂN LỤC !


Montréal, 19 tháng 2 năm 2008,

Khoảng 20 giờ  ngày 19 tháng 2 năm 2008, tôi đã nhận được cú phone của ông Nguyễn Văn Lục. Cuộc điện đàm diễn ra gần một tiếng. NVL bình tĩnh nghe tôi nghẹn ngào kể tội ông ta, dĩ nhiên NVL cứng họng không trả lời được những câu tôi hỏi. Xin thuật tóm lược :

TKA: Tại sao ông lại đưa một câu chuyện hoang tưởng:”Cậu bé  Nguyễn Tường Ánh khoảng 11 tuổi đầu chứng kiến…”. Một câu chuyện hoang tưởng từ 60 năm trước mà ông tin à ? Không quen biết, không thù không oán, tại sao ông lại nhẫn tâm lăng nhục cha mẹ tôi. Trong khi cả cuộc đời, ba tôi là người tài đức có cuộc sống gương mẫu lý tưởng, được cả tỉnh Montréal này kính trọng.

NVL: Tôi cho rằng đoạn đó không có gì quan trọng, chỉ là CÂU CHUYỆN VUI thôi.

TKA (sửng sốt): Cái gì.. như thế  mà ông cho là một câu chuyện vui  à. Quả là quái gở và tàn nhẫn!!!  Ông có điên không đấy, nếu ông điên thì xin mời ông vào nhà thương điên mà ở, đừng ở ngoài làm phiền người khác. Thế, nếu bà cụ nhà ông bị lôi lên báo lăng nhục như vậy, thì ông phản ứng ra sao? Thế, nếu một người hàng xóm nói với ông rằng bà cụ nhà ông đang “trần truồng tắm ở ngoài suối” hoặc em gái ông trần truồng chạy quanh xóm, thì chắc chắn ông sẽ đấm vào mặt cái thằng đó chứ ?

Tôi từng qua lại Montréal đã mười mầy năm, chưa hề nghe ai nhắc đến cái tên NVL. Nay ông xúc phạm đến ba mẹ tôi trên tờ  báo nhỏ của ông, thế là chỉ nội trong một ngày, tôi được nghe thiên hạ đàm tiếu rất nhiều chuyện về  gia đình ông. Rốt cuộc bây giờ tôi lại được biết rõ về ông và về cả bà vợ đáng thương, và rằng:  ông chuyên sống bằng nghề bới móc thêu dệt chuyện đời tư của người khác, đem phổ biến trên tờ  “báo chợ” sống nhờ  quảng cáo, cáo phó, cưới hỏi,..v..v… rồi đem cho không phát không.  Rằng ông có phòng nhì ở bên Mỹ, ..v..v… Vì “đèn nhà ai nhà  ấy rạng” và vì tôn trọng đời tư của người khác, tôi không muốn kể hết ra đây.  Luật  NHÂN QUẢ của đạo PHẬT là thế đó !

NGUYỄN VĂN LỤC (bào chữa):
- Chuyện không hẳn vậy !!!

TRƯƠNG KIM ANH: Chuyện không hẳn vậy ư ? Ông còn sống sờ sờ, bằng xương bằng thịt ở ngay Canada và USA, mà những lời đàm tiếu được ông coi như “không hẳn vậy” nếu thế thì tại sao ông lại tin một câu chuyện quái gỡ xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ của “một cậu bé Nguyễn Tường Ánh, khoảng 10 tuổi đầu kể…” ???

NGUYỄN VĂN LỤC: Trước khi cho đăng bài này, tôi đã đưa cho vài người trong họ Nguyễn Tường và đưa cho tòa sọan SGN đọc, đều được OK thông qua.

TRƯƠNG KIM ANH : A…, ông biết đưa bản thảo hỏi ý kiến vài người trong giòng họ Nguyễn Tường , thế tại sao ông không đưa cho mẹ tôi đọc, hay đưa cho tôi đọc ?

NGUYỄN VĂN LỤC: Xin lỗi, tôi không biết bà Nguyễn Thi Vinh và chị ở đâu !!!

TRƯƠNG KIM ANH (cười lớn) : Cái gì…! Một chủ nhiệm kiêm chủ bút của một tờ báo như ông mà lại không biết nhà văn Nguyễn Thi Vinh ở đâu à ? Ông chỉ cần nhấc điện thoại hỏi một vài tờ  báo có uy tín ở Mỹ, hay hỏi các văn hữu, thì ra ngay địa chỉ và số phone của mẹ tôi. Nếu cần thì cho dù một người vô danh tiểu tốt như tôi ông vẫn có thể tìm ra cơ mà, có phải không !

NGUYỄN VĂN LỤC: Chuyện đã lỡ rồi, chị cho tôi xin lỗi.

(Ít ra Nguyễn Văn Lục cũng còn chút lương tâm của một cựu giáo chức  khi mở lời xin lỗi tôi, nhưng tôi trả lời:

TRƯƠNG KIM ANH : Tôi không thể nhận lời xin lỗi của ông qua điện thoại, vì nếu ông đã có can đảm đem lên báo một câu chuyện bịa đặt, thì ông phải xin lỗi nhà văn Nguyễn Thị Vinh, xin lỗi độc giả và tôi trên báo.

NGUYỄN VĂN LỤC: Cũng không dễ, vì còn có nhiều người ở tòa báo.

TRƯƠNG KIM ANH: Thì ngày mai ông đến tòa báo, đưa ý kiến và thuyết phục mọi người. Thưa ông, chẳng sung sướng gì khi phải khinh bỉ một người, vậy tôi năn nỉ ông cho tôi được nể trọng ông, bằng cách ông biết phục thiện và đăng lời xin lỗi trên báo.

NGUYỄN VĂN LỤC: Vâng, để tôi suy nghĩ, nhưng chắc…khó lắm , chị ạ !


Thưa quý độc giả,

Ngày hôm sau, tôi đã phone từ Montréal về Na Uy  thưa chuyện với mẹ.  Nữ sỹ Nguyễn Thi Vinh, không biết gì về tờ “báo chợ” mang tên Sài Gòn Nhỏ thêu dệt một câu chuyện để lăng nhục mẹ . Mẹ cho biết, khi xưa không có cậu bé Nguyễn Tường Ánh hơn 10 tuổi đầu nào ở trên núi Happy Valley.  Có chăng là khi nhận được tin Hoàng Đạo-Nguyễn Tường Long chết, có một buổi chiều, bà Long đã dẫn cô con gái tên Anh Thư lúc ấy khoảng 11 tuổi đầu, lên núi Happy Valley hỏi thăm tin tức về cái chết của chồng. Hai mẹ con bà Long ngủ lại trên núi có một đêm, nằm cùng giường với mẹ và tôi, trên chiếc giường nhỏ chật chội, khiến cả đêm mẹ mất ngủ. Sáng sớm hôm sau hai mẹ con bà Nguyễn Tường Long xuống núi, hướng về Quảng Châu đi tìm xác chồng.

       Bà cụ bảo: “Sao con không hỏi Nguyễn Văn Lục “Trước khi đăng báo, ông đã đưa bản thảo cho vài người trong nhóm Nguyễn Tường đọc và được thông qua, vậy vài người đó là những ai?”. Tôi thưa: Nguyễn Tường Thiết, Duy Lam và Nguyễn Tường Ánh đã được nhắc đến trong bài viết của NVL .


                 Người Tường Thiết [1940-   ]
                 tác giả ' NHẤT LINH CHA TÔI'
                                                                                              
                                                                                                    (ảnh: Internet)


Bà cụ định liên lạc điện thoại trực tiếp với Nguyễn Văn Lục, nhưng tôi thưa mẹ đừng bận tâm vì bên Montéal đã có tôi lên tiếng phản đối  báo SaiGon Nhỏ rồi.

Thưa Quý độc giả , Nay vì chữ hiếu, tôi buộc lòng phải lên tiếng cứu gỡ lại danh dự cho mẹ  tôi-nhà văn Nguyễn Thị Vinh. giả dụ  nếu không may chính tôi bị là nạn nhân của Nguyễn Văn Lục trên tờ “báo chợ SàiGòn Nhỏ", thì tôi cũng chỉ im lặng…xoa tay mỉm cười…thế à.

Xin cám ơn Quý Vị đã theo dõi đọc bài này


Viết xong tại Montréal,
 05 tháng 03-2008
                                                                                  TRƯƠNG KIM ANH 



Trương Kim Anh sinh năm 1946, ái nữ của nhà báo& dịch giả Trương Bảo Sơn& nữ nhà văn NguyễnTthị Vinh. Năm 1953, theo ha mẹ vào Saigon. Truông Kim Anh  lớn lên, đi học, lập gia đình ở Saigon. 

 Năm 1967- 1974   theo chồng [thẩm phán quân sự- trung úy Dương Kiền] sống ở Nha Trang.  Năm 1980, vượt biên, định cư ở Na Uy.
  Trương Kim Anh là bút hiệu  BẠCH LIÊN- TRƯƠNG KIM ANH , dịch giả một số truyện ngắn của 2 nhà văn nổi tiếng Na Uy; Peter Christen Asbjomsen & Jorgen Moe "Căn nhà Búp Bê" của kịch tác gia Henrich Johan Isben
 .   

 (theo Gio-o.com)


(ảnh: Internet)

nữ nhà văn tài danh 
Nguyễn Thị Vinh  
  
(ảnh: Internet)

Nguyễn Hữu Nhật
 (chồng sau 
    Nguyễn Thị Vinh) [1942- 2014 Na Uy] 
 
-họa sĩ ban đầu có bút danh Động Đình Hồ,
 sau ,  chủ nhà xuất bản  Anh & Em. 
  


                         cỏ bồng lìa gốc
                             NGUYỄN THỊ VINH


                    ( Anh & Em xuất bản, 
                 họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật trình bày.)


                  
                 --------------------------------------------
                   - BÀI ĐĂNG LẠI / SEPT., 15/ 2022
                 -------------------------------------------


============