tưởng nhớ 2 tác giả miền Nam: hoạ sĩ Duy Thanh & nhạc sĩ Cung Tiến : 1) bài thơ "khóc DUY THANH qua đời" / Đinh Trường Chinh ( Mỹ) & " nhạc sĩ thần đồng CUNG TIẾN/ Hà Vũ " -- ( Blog Thế Phong ( 2019)
THỨ BA, 26 THÁNG 11, 2019
một bài thơ, họa sĩ Đinh Trường Chinh " khóc" Duy Thanh qua đời: " VÀ ĐI, VÀ ĐI, DÙ CHIỀU KHÉP CỬA "-
- nguồn: Phạm Cao Hoàng Blog
"và đi, và đi, dù chiều khép cửa "(*)
đinh trường chinh
thôi không cần gõ cửa nữa
không cần nữa đâu
căn nhà gần chợ Tàu
ở San Francisco
người trọ già thế gian đã đi rồi
lên chuyến tàu cùng trăng sớm
mang trên tay những chùm sao khuya
vũ trụ quá lớn hay bé nhỏ
trong căn phòng đầy màu và chữ
người hoạ sĩ nhai rạo thời gian mình
những nét vẽ phóng mòn
lên bức tường im lặng.
như chúng ta cần im lặng để thở
như chúng ta cần tự do để sống
mỗi chúng ta, mỗi vì sao lẻ loi
chúng ta
"những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình" (**)
khi tôi khuấy tan những cụm mây sớm mai
trong tách trà
giấc mơ còn vị buồn trên lưỡi
thì người hoạ sĩ vừa "khép cửa vào giấc ngủ mình " (***)
tôi nói thật khẽ với bức tường kia:
không cần phải gõ cửa
một lần nào
nữa đâu ...
Đinh Trường Chinh
(sớm 25. 11. 2019 )
------------
(*) - thơ Duy Thanh (**) thơ Thanh Tâm Tuyền
(***) truyện ngắn Duy Thanh: " ông cực kỳ mới
trong lĩnh vực truyện ngắn " .
( chú thích Đ.T.C).
trích :
" TRANG VHNT PHẠM CAO HOÀNG) .
***
lời bình THẰNG PHẢI GIÓ
***
lời bình THẰNG PHẢI GIÓ
-Tháng 8/1954, Duy Thanh từ Bắc vào theo đợt di cư cuối cùng vào Nam --
Duy Thanh đến gặp tôi ở Phòng Báo chí bộ Thông Tin Tuyên Truyền / Phạm xuân Thái tổng trưởng. Sở dĩ Duy Thanh biết nơi tôi làm việc, vì cô em gái anh là Nguyễn Bích Vân làm ở bộ Thông Tin.
Tên khai sinh Duy Thanh là Nguyễn Khánh Thành, là một trong 3 học trò học vẽ của thầy Nguyễn Tiến Chung ở Hà Nội -- chỉ có 2 người di cư vào Nam : hoạ sĩ Ngọc Dũng và Duy Thanh -- một ở lại ngoài Bắc.
Duy Thanh vẽ miệt mài, triển lãm đầu tiên ở Alliance Francaise nhiều lần; và, có một lần vào khoảng 1955, Duy Thanh gặp khách người Mỹ tới mua tranh-- đó là William Tucker, nhân viên Toà Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn.
Tucker yêu tranh Duy Thanh, gợi ý muốn mời Duy Thanh làm chủ nhiệm một tờ báo văn nghệ, toà đại sứ Mỹ đài thọ.
Duy Thanh lắc đầu, cho biết thời gian này anh cần vẽ hơn hết,
- nếu Tucker đồng ý , anh sẽ giới thiệu một nhà văn từ Hà nội di cư vào Nam, lập trường vững vàng là chống CS kịch liệt; ngay cả trong tác phẩm " Tháng Giêng cỏ non" mới xuất bản.
Tucker đồng ý , và tạp chí Sáng Tạo ra mắt vào cuối năm 1956, Mai Thảo đứng tên chủ nhiệm. Và, thời gian sau này, Duy Thanh trở thành nhân viên của toà đại sứ Mỹ cho tới ngày 30/ 4/ 1975, Duy Thanh và vợ được 'bốc" lên máy bay rời khỏi V.N.
Ngày 24/ 11/ 2019 , Duy Thanh qua đời ở tuổi 88 ờ San Francisco. []
THẰNG PHẢI GIÓ
Sài Gòn 27 Nov. 2019
THỨ BẢY, 23 THÁNG 11, 2019
' NHẠC SĨ THẦN ĐỒNG' CUNG TIẾN
/ bài viết: Hà Vũ
-- nguồn: www.voatiengviet.com /
nhạc sĩ thần đồng
CUNG TIẾN
Hà Vũ
Với 2 sáng tác đầu tay bất hủ 'Thu vàng' và 'Hoài cảm' , viết từ khi mới 13- 14 tuổi; nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là
'thần đồng âm nhạc' ,dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu âm nhạc.
"Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc Dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc mới, không có ai cả . ", nhạc sĩ Cung Tiến nói với VOA.
Tuy nhiên, bản thân ông đã bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học, đi hát trong nhà thờ, hát trong ca đoàn Công Giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường, khi lên tới trung học .
"Thời trung học có tổ chức những đại hội học sinh toàn thành. Hồi ky niệm thành lập Việt Nam Cộng hoà năm thứ 2 của cồ tổng thống Ngô Đình Diệm; thì có đại nhạc hội học sinh toàn thành của các trường trung học Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Pétrus Ký, Marie Curie, thành lập Ban Hợp Ca và tôi điều khiển ban hợp ca đó, vào năm 1956.", nhạc sĩ Cung Tiến tâm sự.
Từ nhỏ, ông từng học thổi sáo, biết chơi đàn mandoline, dàn guitar cổ điển, trước khi làm quen với đàn piano; lúc qua Úc du học về âm nhạc.
"Sau này qua Úc học âm nhạc đích thực rồi,tôi mới học piano. Rồi tôi vào học trường âm nhạc bên Úc về tất cả các bộ môn của âm nhạc, như hoà âm, đối điều phối trí, âm nhạc sử, tất cả những gì liên quan đến âm nhạc Tây phương,tôi đều học kỹ . ", ông cho biết.
Các bản nhạc đầu tay của ông đi sâu vào lòng người hâm mộ như
'Thu vàng, ' Hoài cảm', ' Hương xưa' hoàn toàn xuất phát từ trí tưởng tượng, không dính líu đến đời thật của ông.
"Hồi đi học, tôi học ban văn chương, triết học. Tôi chịu ảnh hưởng thơ lãng mạn Việt Nam hồi đó, như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử ..., nên lời ca mang những ý tưởng lãng mạn trong thi văn Việt Nam. Không có cái gì xâu xa gọi là kinh nghiệm của con người cả . Hoàn toàn là trí tưởng tượng. , -- ông nói .
"Hồi đó tôi học đệ nhất, mình bắt đầu mê âm nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hoà bình, nhớ lại cảnh hoà bình xưa của Việt Nam đẹp như thế nào, so với cảnh chiến tranh, lúc đó vào khoảng 17-58, so sánh 2 trường hợp cảnh chiến tranh hiện đại và cảnh thanh bình hồi xưa của V.N. mà thành lời ca của bản 'Hương xưa' "., ông cho biết về hoàn cảnh ra đời của ca khúc ' Hương xưa.
Ông nói ông yêu thích văn thơ V.N., đọc sách, đọc thơ nhiều và tình yêu này đã âm thấm nhuần vào những ca từ ông sáng tác thời trẻ.
Sau này, phần lớn những nhạc phẩm của Cung Tiến là những bài thơ được ông thổi vào giai đoạn du dương.
"Viết lời ca hồi còn trẻ. Sau này mình không có hứng, không có dịp để viết lời ca thường nữa. Phần lớn tôi phổ thơ của Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền. Và, Thanh Tâm Tuyền tôi phổ nhiều nhất. Ngoài tập 10 bài thơ viết trong tù cải tạo, tôi còn phổ những bài trước khi vào tù, khi còn ở Sài Gòn, như bản 'Lệ đá xanh', 'Đêm' ...", -- ông giải thích .
Cung Tiến chưa hề về V.N.; và, từ khi sang Mỹ, ông không viết bản nhạc nào về V.N., ngoài ' Hoàng Hạc Lâu', phổ thơ Vũ Hoàng Chương dịch bài thơ của Thôi Hiệu, đời Đường-- tác phẩm của ông có 'dính líu' với Việt Nam, sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ vào năm 1975.
Sau khi đậu tú tài 2, nhạc sĩ Cung Thúc Tiến được học bổng Colombo sang Úc học về môn kinh tế trong khoảng thời gian từ 1957 đến 1965. Dịp này, ông tham dự các lớp học về âm nhạc phương Tây tại Viện Âm nhạc Sydney.
Từ năm 1970 đến 1973, ông được học bổng của Hội đồng Anh quốc (British Council) để nghiên cứu về kinh tế tại trường đại học Cambridge. Trong thời gian đó, ông trau dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự cá lớp về nhạc học, lịch sử âm nhạc và nhạc lý hiện đại. Cho nên về sau này, phong cách sáng tác của ông khác hẳn những bản nhạc thời họ sinh mà ông gọi là 'nhạc phổ thông'. Thay vào đó là những tác phẩm mà ông gọi là 'ca khúc nghệ thuật'.
"Về sau tôi sáng tác nhiều tác phẩm khác được chơi ở bên Mỹ rất nhiều, nhất là tập tổ khúc (Suite) Chinh Phụ Ngâm. Tổ khúc giống như môt symphonie nhưng nhỏ hơn viết cho dàn nhạc đại hoà tấu. Dựa vào những tình tứ, tình cảm trong tập thơ đó, tội viết thành một tổ khúc 3 phần. Không phải tôi phổ nhạc, cũng không phải tôi phổ thơ Chinh Phụ Ngâm. Tôi dựa vào tinh tiết, cảnh tượng trong Chinh Phụ Ngâm mà viết thành một tổ khúc cho dàn nhạc đại hoà tấu . " , -- ông chia sẻ.
Hiện nay, nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác rất ít để chủ yếu dành thời gian hoàn chỉnh những tác phẩm trước đây như phổ nhạc tập thơ của Tô Thuỳ Yên , tập' Ta về', hay tập tổ khúc quan họ viết cho dàn nhạc Tây phương.
Nhạc sĩ Cung Tiến từng là một viên chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hoà. (*) Ông là một trong 3 tổng giám đốc trụ cột của Bộ Kế Hoạch trước năm 1975.
HÀ VŨ
(https: //www.voatiengviet.com/a/nhac-sĩ-thần-đồng-cung-tiến/5168099.html
Với 2 sáng tác đầu tay bất hủ 'Thu vàng' và 'Hoài cảm' , viết từ khi mới 13- 14 tuổi; nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là
'thần đồng âm nhạc' ,dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu âm nhạc.
"Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc Dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc mới, không có ai cả . ", nhạc sĩ Cung Tiến nói với VOA.
Tuy nhiên, bản thân ông đã bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học, đi hát trong nhà thờ, hát trong ca đoàn Công Giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường, khi lên tới trung học .
"Thời trung học có tổ chức những đại hội học sinh toàn thành. Hồi ky niệm thành lập Việt Nam Cộng hoà năm thứ 2 của cồ tổng thống Ngô Đình Diệm; thì có đại nhạc hội học sinh toàn thành của các trường trung học Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Pétrus Ký, Marie Curie, thành lập Ban Hợp Ca và tôi điều khiển ban hợp ca đó, vào năm 1956.", nhạc sĩ Cung Tiến tâm sự.
Từ nhỏ, ông từng học thổi sáo, biết chơi đàn mandoline, dàn guitar cổ điển, trước khi làm quen với đàn piano; lúc qua Úc du học về âm nhạc.
"Sau này qua Úc học âm nhạc đích thực rồi,tôi mới học piano. Rồi tôi vào học trường âm nhạc bên Úc về tất cả các bộ môn của âm nhạc, như hoà âm, đối điều phối trí, âm nhạc sử, tất cả những gì liên quan đến âm nhạc Tây phương,tôi đều học kỹ . ", ông cho biết.
Các bản nhạc đầu tay của ông đi sâu vào lòng người hâm mộ như
'Thu vàng, ' Hoài cảm', ' Hương xưa' hoàn toàn xuất phát từ trí tưởng tượng, không dính líu đến đời thật của ông.
"Hồi đi học, tôi học ban văn chương, triết học. Tôi chịu ảnh hưởng thơ lãng mạn Việt Nam hồi đó, như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử ..., nên lời ca mang những ý tưởng lãng mạn trong thi văn Việt Nam. Không có cái gì xâu xa gọi là kinh nghiệm của con người cả . Hoàn toàn là trí tưởng tượng. , -- ông nói .
"Hồi đó tôi học đệ nhất, mình bắt đầu mê âm nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hoà bình, nhớ lại cảnh hoà bình xưa của Việt Nam đẹp như thế nào, so với cảnh chiến tranh, lúc đó vào khoảng 17-58, so sánh 2 trường hợp cảnh chiến tranh hiện đại và cảnh thanh bình hồi xưa của V.N. mà thành lời ca của bản 'Hương xưa' "., ông cho biết về hoàn cảnh ra đời của ca khúc ' Hương xưa.
Ông nói ông yêu thích văn thơ V.N., đọc sách, đọc thơ nhiều và tình yêu này đã âm thấm nhuần vào những ca từ ông sáng tác thời trẻ.
Sau này, phần lớn những nhạc phẩm của Cung Tiến là những bài thơ được ông thổi vào giai đoạn du dương.
"Viết lời ca hồi còn trẻ. Sau này mình không có hứng, không có dịp để viết lời ca thường nữa. Phần lớn tôi phổ thơ của Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền. Và, Thanh Tâm Tuyền tôi phổ nhiều nhất. Ngoài tập 10 bài thơ viết trong tù cải tạo, tôi còn phổ những bài trước khi vào tù, khi còn ở Sài Gòn, như bản 'Lệ đá xanh', 'Đêm' ...", -- ông giải thích .
Cung Tiến chưa hề về V.N.; và, từ khi sang Mỹ, ông không viết bản nhạc nào về V.N., ngoài ' Hoàng Hạc Lâu', phổ thơ Vũ Hoàng Chương dịch bài thơ của Thôi Hiệu, đời Đường-- tác phẩm của ông có 'dính líu' với Việt Nam, sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ vào năm 1975.
Sau khi đậu tú tài 2, nhạc sĩ Cung Thúc Tiến được học bổng Colombo sang Úc học về môn kinh tế trong khoảng thời gian từ 1957 đến 1965. Dịp này, ông tham dự các lớp học về âm nhạc phương Tây tại Viện Âm nhạc Sydney.
Từ năm 1970 đến 1973, ông được học bổng của Hội đồng Anh quốc (British Council) để nghiên cứu về kinh tế tại trường đại học Cambridge. Trong thời gian đó, ông trau dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự cá lớp về nhạc học, lịch sử âm nhạc và nhạc lý hiện đại. Cho nên về sau này, phong cách sáng tác của ông khác hẳn những bản nhạc thời họ sinh mà ông gọi là 'nhạc phổ thông'. Thay vào đó là những tác phẩm mà ông gọi là 'ca khúc nghệ thuật'.
"Về sau tôi sáng tác nhiều tác phẩm khác được chơi ở bên Mỹ rất nhiều, nhất là tập tổ khúc (Suite) Chinh Phụ Ngâm. Tổ khúc giống như môt symphonie nhưng nhỏ hơn viết cho dàn nhạc đại hoà tấu. Dựa vào những tình tứ, tình cảm trong tập thơ đó, tội viết thành một tổ khúc 3 phần. Không phải tôi phổ nhạc, cũng không phải tôi phổ thơ Chinh Phụ Ngâm. Tôi dựa vào tinh tiết, cảnh tượng trong Chinh Phụ Ngâm mà viết thành một tổ khúc cho dàn nhạc đại hoà tấu . " , -- ông chia sẻ.
Hiện nay, nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác rất ít để chủ yếu dành thời gian hoàn chỉnh những tác phẩm trước đây như phổ nhạc tập thơ của Tô Thuỳ Yên , tập' Ta về', hay tập tổ khúc quan họ viết cho dàn nhạc Tây phương.
Nhạc sĩ Cung Tiến từng là một viên chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hoà. (*) Ông là một trong 3 tổng giám đốc trụ cột của Bộ Kế Hoạch trước năm 1975.
HÀ VŨ
(https: //www.voatiengviet.com/a/nhac-sĩ-thần-đồng-cung-tiến/5168099.html
-------
(*) - cũng từng là cựu trung sĩ 1 trong Không lực Việt Nam Cộng Hoà --
( xem tiếp ở " Lời bàn thêm về cựu trung sĩ 1 Không quân VNCH: Cung Thúc Tiến" ).
Lời bàn thêm về cựu trung sĩ 1 Không quân VNCH:
CUNG THÚC TIẾN
[1938- 2022]
- cũng nên nói thêm về tiểu sử của vị tiến sĩ kinh tế + nhạc sĩ' thần đồng' Cung Thúc Tiến , khi còn là sinh viên sĩ quan Trường Võ Khoa Thủ Đức, tốt nghiệp không được mang lon sĩ quan mà chỉ là trung sĩ . Tại sao ?
- Khi bị gọi vào Trường Võ khoa Trừ Bị Thủ Đức, ấy là ' nhạc sĩ thần đồng' đã tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế, từ Úc Châu trở về Sài Gòn .
Trong một lần nghe giảng về kinh tế của một sĩ quan huấn luyện viên, sinh viên Cung Thúc Tiến lên tiếng, đại để:
" .. biết cái chó gì về kinh tế mà lên mặt giảng với luận, nghe thế 'chó' nào được ! "
- một sinh viên sĩ quan ngồi bên cạnh hỏi :
- " thế mày là cái 'chó' gì mà dám chê bai người ta?"
-- "... tao từng tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở đại học Úc đấy, được chưa?"-- Cung Thúc Tiến trả lời .
- tưởng là chuyện vui nói qua cửa miệng; không ngờ tên bạn kia nghe được ,bèn lấy điểm, đi " mách bu" -- thế là , khi ra trường, nhạc sĩ thần đồng bị đánh tuột hạng, gắn lon " trung sĩ " và bị đày lên cao nguyên khói lửa mịt mờ Pleiku, Vùng 2 Chiến thuật.
- lúc này nhạc sĩ thần đồng đã cưới vợ , một cô bạn Việt Nam củng sang du học ở Úc, sau cô này là một dịch giả rất nổi tiếng, không kém gì phu quân.
- là trung sĩ bị đưa vào tiểu đoàn bộ binh hành quân, nhạc sĩ thần đồng không chịu nổi cảnh lội rừng hành quân, dễ mất mạng như chơi.
" Ông đội Cung Thúc Tiến " bèn đánh tiếng nhờ một tên họ hàng là sĩ quan Không quân hiện công tác ở Bộ Tư Lệnh Không Quân , để xin chuyển về Không quân ở Tân Sơn Nhất.
- viên sĩ quan họ hàng kia, tên là Cung Thúc Cần , mang lon trung tá, rất có thế lực, nên không phải chờ lâu , bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận cho trung sĩ Cung Thúc Tiến chuyển về Bộ Tư Lênh KQ -- sau được chuyển sang Sư đoàn 5 Không quân, bên hông Bộ Tư lệnh KQ, chỉ cách một con đường.
- trung tá Cần gặp trung sĩ Đỗ Mạnh Tường
- cũng nên nói thêm về tiểu sử của vị tiến sĩ kinh tế + nhạc sĩ' thần đồng' Cung Thúc Tiến , khi còn là sinh viên sĩ quan Trường Võ Khoa Thủ Đức, tốt nghiệp không được mang lon sĩ quan mà chỉ là trung sĩ . Tại sao ?
- Khi bị gọi vào Trường Võ khoa Trừ Bị Thủ Đức, ấy là ' nhạc sĩ thần đồng' đã tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế, từ Úc Châu trở về Sài Gòn .
Trong một lần nghe giảng về kinh tế của một sĩ quan huấn luyện viên, sinh viên Cung Thúc Tiến lên tiếng, đại để:
" .. biết cái chó gì về kinh tế mà lên mặt giảng với luận, nghe thế 'chó' nào được ! "
- một sinh viên sĩ quan ngồi bên cạnh hỏi :
- " thế mày là cái 'chó' gì mà dám chê bai người ta?"
-- "... tao từng tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở đại học Úc đấy, được chưa?"-- Cung Thúc Tiến trả lời .
- tưởng là chuyện vui nói qua cửa miệng; không ngờ tên bạn kia nghe được ,bèn lấy điểm, đi " mách bu" -- thế là , khi ra trường, nhạc sĩ thần đồng bị đánh tuột hạng, gắn lon " trung sĩ " và bị đày lên cao nguyên khói lửa mịt mờ Pleiku, Vùng 2 Chiến thuật.
- lúc này nhạc sĩ thần đồng đã cưới vợ , một cô bạn Việt Nam củng sang du học ở Úc, sau cô này là một dịch giả rất nổi tiếng, không kém gì phu quân.
- là trung sĩ bị đưa vào tiểu đoàn bộ binh hành quân, nhạc sĩ thần đồng không chịu nổi cảnh lội rừng hành quân, dễ mất mạng như chơi.
" Ông đội Cung Thúc Tiến " bèn đánh tiếng nhờ một tên họ hàng là sĩ quan Không quân hiện công tác ở Bộ Tư Lệnh Không Quân , để xin chuyển về Không quân ở Tân Sơn Nhất.
- viên sĩ quan họ hàng kia, tên là Cung Thúc Cần , mang lon trung tá, rất có thế lực, nên không phải chờ lâu , bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận cho trung sĩ Cung Thúc Tiến chuyển về Bộ Tư Lênh KQ -- sau được chuyển sang Sư đoàn 5 Không quân, bên hông Bộ Tư lệnh KQ, chỉ cách một con đường.
- trung tá Cần gặp trung sĩ Đỗ Mạnh Tường
( tục danh Thằng Phải Gió), hỏi:
- " sao mày không đeo lon trung sĩ 1 đi, tao thấy danh sách thăng chức " tiên sư 1" có cả nhạc sĩ thần đồng Cung Tiến, họ hàng Cung Thúc chúng tao, mày biết quá rồi, phải không?
- " thế mày gọi Cung Đình Vận , quan tuần phủ lẫy lừng ở thời Tây thuộc là gì nhỉ? - lời đáp của trung sĩ Tường .
Trung tá KQ Ẩn ngồi cùng bàn cà phê, cà pháo với trung sĩ Tường hỏi :
"... đeo lon trung sĩ, sao dám gọi trung tá là " thằng". ? như thế quân đội không còn luật lệ gì sao?
" - chúng tao mặc ' xi- din ' ( thường phục) và là bạn văn chương; xưng hô với bạn bè như vậy là chuyện bình thường '-- lời trung sĩ Tường.
"- à ra thế, tao hiểu rồi- lời trung tá Ẩn, tác giả " Bay trong hoàng hôn".
" sáng nay, trước khi điểm danh hàng ngày, thượng sĩ thường vụ đã đọc danh sách thăng chức trung sĩ 1 , và, tao đã đọc qua danh sách của Bộ Tổng Tham Mưu thăng chức trung sĩ nhất Cung Thúc Tiến , Sư đoàn 5. Và nhờ công lao của mày, ' ông tiến sĩ kinh tế & trung sĩ Bộ binh Cung Thúc Tiến" mới được chuyển về Không Quân , rồi sáng sáng " đội mũ 'kết' Không quân, mang huy hiệu "Tổ quốc không gian " , mang lon" tiên sư"(trung sĩ) rong ruổi trong" Tân Sơn Nhất Air Base" -- lời trung sĩ Tường.
***
và, nhở đọc bài phỏng vấn đăng trên VOA tiếng Việt, Thằng Phải Gió mới biết " ông tiên sư nhất Không quân VNCH Cung Thúc Tiến phải đi ' học tập cải tạo dài hạn' ' -- trong khi trung sĩ 1 Tường, tục danh Thằng Phải Gió chỉ phải học tại chỗ 3 ngày, tại Trường Tiểu Học Trần Khánh Dư; rồi thong thả ra về nhà ở đường Trần Khát Chân, Tân Định.
Sài Gòn, 14 Nov. 2019
( cựu) trung sĩ 1 ĐỖ MẠNH TƯỜNG
tục danh THẰNG PHẢI GIÓ
- " sao mày không đeo lon trung sĩ 1 đi, tao thấy danh sách thăng chức " tiên sư 1" có cả nhạc sĩ thần đồng Cung Tiến, họ hàng Cung Thúc chúng tao, mày biết quá rồi, phải không?
- " thế mày gọi Cung Đình Vận , quan tuần phủ lẫy lừng ở thời Tây thuộc là gì nhỉ? - lời đáp của trung sĩ Tường .
Trung tá KQ Ẩn ngồi cùng bàn cà phê, cà pháo với trung sĩ Tường hỏi :
"... đeo lon trung sĩ, sao dám gọi trung tá là " thằng". ? như thế quân đội không còn luật lệ gì sao?
" - chúng tao mặc ' xi- din ' ( thường phục) và là bạn văn chương; xưng hô với bạn bè như vậy là chuyện bình thường '-- lời trung sĩ Tường.
"- à ra thế, tao hiểu rồi- lời trung tá Ẩn, tác giả " Bay trong hoàng hôn".
" sáng nay, trước khi điểm danh hàng ngày, thượng sĩ thường vụ đã đọc danh sách thăng chức trung sĩ 1 , và, tao đã đọc qua danh sách của Bộ Tổng Tham Mưu thăng chức trung sĩ nhất Cung Thúc Tiến , Sư đoàn 5. Và nhờ công lao của mày, ' ông tiến sĩ kinh tế & trung sĩ Bộ binh Cung Thúc Tiến" mới được chuyển về Không Quân , rồi sáng sáng " đội mũ 'kết' Không quân, mang huy hiệu "Tổ quốc không gian " , mang lon" tiên sư"(trung sĩ) rong ruổi trong" Tân Sơn Nhất Air Base" -- lời trung sĩ Tường.
***
và, nhở đọc bài phỏng vấn đăng trên VOA tiếng Việt, Thằng Phải Gió mới biết " ông tiên sư nhất Không quân VNCH Cung Thúc Tiến phải đi ' học tập cải tạo dài hạn' ' -- trong khi trung sĩ 1 Tường, tục danh Thằng Phải Gió chỉ phải học tại chỗ 3 ngày, tại Trường Tiểu Học Trần Khánh Dư; rồi thong thả ra về nhà ở đường Trần Khát Chân, Tân Định.
Sài Gòn, 14 Nov. 2019
( cựu) trung sĩ 1 ĐỖ MẠNH TƯỜNG
tục danh THẰNG PHẢI GIÓ
- bài đăng lại (14/8/2022
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ