Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

đọc thêm (1) : " Nhà văn Lê Văn Nghĩa như vẫn còn đâu đây " / VANVN -- trích: vanhocsaigon - 25/ 07/ 2022

 

Nhà văn Lê Văn Nghĩa như vẫn còn đâu đây

VANVN

Ngày 24.7, tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM đã diễn ra chương trình tưởng niệm một năm ngày mất nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa (1953 – 2021), người được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 với tác phẩm Mùa tiểu học cuối cùng.


Trường chuyên Lê Hồng Phong chính là Trường Trung học Petrus Ký ngày xưa Lê Văn Nghĩa từng theo học mà sau này viết nên tự truyện nổi tiếng Mùa hè năm Petrus..


Chương trình tưởng nhớ nhà văn Lê Văn Nghĩa tại khuôn viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong diễn ra xúc động, do người bạn đời ông – nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh dàn dựng.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cùng nhiều bạn bè, đồng nghiệp thân thiết khác của Lê Văn Nghĩa đã đến tham dự. Với mọi người ông như vẫn còn hiện diện đâu đây với nụ cười rất… trào phúng!

Lê Văn Nghĩa sinh ngày 20.5.1953 tại Chợ Lớn, mất ngày 25.7.2021 tại nhà riêng ở TPHCM, hưởng thọ 69 tuổi. Trước năm 1975, Lê Văn Nghĩa tham gia phong trào học sinh – sinh viên đấu tranh đô thị, bị địch bắt đày Côn Đảo. Đất nước thống nhất, ông trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, làm Báo Tuổi Trẻ và phụ trách Tuổi Trẻ Cười.

Ngoài báo chí, Lê Văn Nghĩa còn say mê sáng tác văn chương, với thế mạnh trào phúng ông được mệnh danh là “Aziz Nesin của Việt Nam” qua các tác phẩm như: Thằng láu cá, Vua lừa, Hoa hậu phường Cây Mít, Nếu Adam không có xương sườn, Nhà mùi học, Người bán nụ cười, Tào lao xịt bộp, Điệp viên không không thấy, Tùy viên giảm béo, Trùm cá độ, Chuyện chán phèo,

Nhà thơ Phan Hoàng nhận định: “Khi cười xòa. Lúc cười sặc sụa. Khi cười mỉm chi. Lúc cười chua chát đắng cay, thậm chí phẫn nộ trước thế thái nhân tình. Truyện trào phúng của Lê Văn Nghĩa mang lại cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc. Và cái thế mạnh hài hước ấy về sau anh lại tiếp tục đưa vào các tác phẩm mang tính tự truyện, biên khảo của mình một cách tự nhiên ý vị”.

Sau khi về hưu, nhà văn Lê Văn Nghĩa đã dành tâm sức còn lại viết về thành phố sinh trưởng nên mình, nhờ vậy các tác phẩm của ông về Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1975 đã được xuất bản, với 4 truyện dài: Mùa hè năm Petrus (2010), Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy (2014), Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ (2018), Mùa tiểu học cuối cùng (2020) và 5 tập tạp bút – biên khảo: Sài Gòn dòng sông tuổi thơ (2016), Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian (2018), Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ (2020), Văn học Sài Gòn 1954-1975 những chuyện bên lề (2020), Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức (2021).


Từ trái sang: Nhà thơ Phan Hoàng, nhà lý luận phê bình Huỳnh Như Phương, nhà giáo Phan Mai Ly, nhà báo Lưu Đình Triều tham dự buổi tưởng nhớ nhà văn Lê Văn Nghĩa.

Trong bài viết Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn, nhà lý luận phê bình Huỳnh Như Phương nhận xét rằng: “Có thể nói những tác phẩm của anh được hình thành từ sự hồi phục của ký ức, ký ức cá nhân hòa trong ký ức cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả xem đó như kết quả của việc khâu vá lại những mảnh thời gian, qua đó mà khâu vá lại chính tâm hồn mình. Những mảnh ghép hồi cố chân thành mà không ủy mị thoạt nhìn có thể rời rạc, phân tán nhưng liên kết lại sẽ cho ta một bức tranh về Sài Gòn ngày cũ, Sài Gòn của thời niên thiếu Lê Văn Nghĩa”.

Nhân lễ tưởng niệm, gia đình nhà văn Lê Văn Nghĩa đã trao tặng áo dài và 500 cuốn sách của ông cho học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Nhiều tấm lòng nhân ái cũng đã tặng quà, học bổng cho học sinh khó khăn, như bà Mai Thị Hạnh – phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện Quỹ Chia sẻ Sharing đã trao 50 triệu đồng; Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn trao 15 triệu đồng và Quỹ học bổng Bùi Trọng Chương trao 25 suất, trị giá 275 triệu đồng…


VANVN



-----------------


lời bàn thêm: 



" Văn học Sài Gòn 1954- 1975/ những chuyện bên lề,


 Lê Văn Nghĩa dành một chương :


THẾ PHONG NHÀ VĂN CAO BỒI TỰ THÚ;" :


Nhà văn Thế Phong thường được các văn hữu gọi là " nhà văn cao bồi" vì tướng ông cao to, đầu húi cuia, mặt mày bậm trợn. ( bây giờ 88 tuổi mà vẫm " đô" con, hít đất 75 cái - ba lần ).

 Viết văn thường bay chửi vung vít từ Nguyên Sa đến Mai Thảo và cả giới chức trong chính quyền Sài Gòn thời 1961- 1963.

 Nhưng cao bồi nhất là khi viết quyển hồi ký Thế Phong nhà văn - tác phẩm cuộc đời ông đã kê khai tất cả những cuộc tình và những đứa con rơi rớt và mong rằng " sẽ đến gặp ông khi đọc quyển hồi ký này"


. Nhiều nhà văn viết hồi ký không bao giờ kể về thói xấu của mình( nhưng nói về các văn hữu khác thì vô cùng hứng khởi). Duy chỉ có Thế Phong dám kể thói xấu nhất của mình là ăn cắp tiền đến ba lần.

Trong thời gian viết bộ sách Lược sử văn nghệ Việt nam, Thế Phong sống một cuộc đời du mục ( và nhiều nhà văn mới lập thân khác cũng tương tự rứa thôi), ăn cơm trọ, ở buồng thuê trong một xóm nghèo.

 Nhiều lần thiếu nợ, bị chủ nhà và nấu cơm trọ đòi tiền, Thế Phong xấu hổ muốn độn thổ. Thời may, có một người mới viết văn, có tiệm thịt bò ở Vũng Tàu mời Thế Phong xuống chơi

. Thế Phong xuông không đúng dịp, vì buổi chiều người chủ tiệm thịt bò mê văn chương này phải về Sài Gòn ăn cướ i nên bảo Thế Phong cứ tự tiện ở lại một đêm đợi anh ta về. 

Trong thời giain chờ đợi chủ nhà, Thế Phong ngồi tập đánh máy chữ bằng máy chữ của chủ nhà., sau đó táy máy kéo ngăn tủ bàn viết thấy một gói lớn dán kín ngoài phong bì đề" của nhà triệu phú Trần Hoài". .

Tôi tò mò và mở ra xem thì  trong đó một xếp giấy 500. Tôi đang cần tiền và đây là tiền, lại là tiền để dành của một triệu phú tương lai. Ây thế là tôi sinh ra cái kế, cứ lấy đại đi, tôi nghĩ đến chị Hai Nụ, nghĩ đến câu nói của anh Hai, Nụ chồng chị nghi ngờ rằng chị có tình ý với tôi nên không đòi tiền cơm. . Tôi nghĩ đần hai ngàn đồng, tiền uống cà phê chịu quán văn Sửu trên đường Nguyễn Văn Sâm, mà hôm nào ông chủ đã đòi khéo khi thấy một anh T6ay vào quán ông. Chính ông Tây là nạn nhân, ăn không trả tiền, ông kiện, nên anh ta vào tù.  Tôi quyết định về sài Gòn ngay với số tiền kia, rồi sau ra sao sẽ hay ...  

Tôi dùng (tiền) để trả nợ và sóng phẳng hào hoa biết mấy, toàn giấy năm trăm, nên chủ nhà đủ tin cẫy lại cho tôi ăn chịu liền 6 tháng ..." ( Thế Phong- nhà văn, tác phẩm cuộc đời, tr. 23 ). Người bị ông thò tay mở tủ lấy tiền chính là nhà văn Trần Phong Giao ( chủ bút tạp chí Văn) sau này. .

Thế Phong còn kể tiếp là ăn cắp tiền của bạn bè hai lần nữa để mua giấy sáp ( stencil) đánh máy tác phẩm. Quả thật, đọc quyển hồi ký thấy ông không giấu giếm những chuyện xấu xa của mình như " làm" người phụ nữ cùng ở trọ có thai, kể tuốt luốt tên những người mà ông yêu như nhà thơ Cao Mỵ Nhân, nhà văn Linh Bảo, [Đặng] Ngọc Oanh và hai người nữa.

 Thế Phong cũng quyết liệt phê bình Thanh Tâm Tuyền là ăn cắp thơ các thi sĩ Pháp để làm màu hiện sinh., Văn Quang viết văn để" cốt giải trí cho đàn bà con gái thời nay, sống đầy đủ áo cơm nhưng muốn lòng mình có chút bợn sóng

." Vũ Khắc Khoan thì "ái quốc kiểu nhóm trí thức Quan điểm, trong văn chương thì phung phá, mà làm được đồng lương nào về giao cho vợ không thiếu một cắc, rồi chơi hụi để tính lời hàng tháng thì hiện sinh cái quái gì! (.../ Sđd tr. 33

 ...  Thế Phong kể đã từng đánh Sao Trên Rừng ( bút hiệu Nguyễn Đức Sơn thời kỳ đầu) một cái bạt tai và đuổi ra khỏi nhà vì " không muốn nhìn thấy mặt một người còn trẻ, hèn ".

 

Đây là những gì Thế Phong viết và in thà nh sách vào năm 1966, chẳng biết những nhà văn, nhà thơ bị nêu tên này phản ứng ra sao vì chẳng tìm thấy được một tư liệu nào để họ nói rõ những điều bị Thế Phong lên án bằng chữ nghĩa ... Tuy nhiên, theo Du Tử Lê trong Năm sắc diện - Năm định mệnh đã viết về sắc diện củaThế Phong như sau:


 " ... Mỗi khi ngồi quán cà phê Kim Sơn, Thế Phong đi qua, là  y như có người chỉ trỏ hay mách bảo nhau nho nhỏ. Từ hồi đó, trong trí nhớ tôi đã in đậm khuôn dáng ông. Một thân hình cao lớn, vạm vỡ, tóc dài như tài tử, da đen xạm, mặt hình như lúc nào cũng đầy nét nhăn dữ tợn. Nếu không từng xem ảnh trên sách, cũng như không có người cho biết, chắc tôi không thể ngờ rằng con người có vẻ thô lỗ như vậy lại có thể là một nhà phê bình văn học, một văn, thi sĩ kiêm cả khảo cứu chính trị ..." (tr. 160). " Với khuôn mặt đen xám, cùng những vết nhăn nheo chằng chịt trên trán, hai bên má, lại thêm cái cằm bạnh, tóc húi cua dựng ngược, lởm chởm, vẻ dữ tợn lại càng tăng thêm nữa. Khi hỏi ra, tôi mới biết lý do .cạo tóc " để con nợ khỏi nhận diện". . Ngày xưa, ở ông đã không có cái dáng vẻ nghệ sĩ nay lại càng không hơn nữa. Tôi có cảm tưởng nếu không biết qua sách báo, lần đầu gặp ông, chắc chắn sẽ có cảm tưởng vừa tiếp xúc với một tên côn đồ, một anh lơ xe, chứ không thể nghĩ rằng ông là một nhà văn, hay một người có tâm hồn nghệ sĩ ". (tr. 162).


Khi đã quen biết, tìm hiểu kỹ về thời niên thiếu, và hoàn cảnh sống, làm việc khi Thế Phong vào Sài Gòn, Du Tử Lê, ít nhất, đã tạm hiểu cái nét xù xì của con người đa cảm, chịu chơi và bộc trực này: " Những tưởng đất phù sa mầu mỡ như miền Nam, sẽ chịu cho người lãng tử bất đắc dĩ, tứ cố vô thân nương náu; ai ngờ định mệnh vẫn chưa chịu buông tha con người bất hạnh đó. Những ngày đầu tiên tại đây ông tìm về Xóm Chùa (*) tá tú c. Một khu đ8ạc biệt tập trung những người thất cơ lơ vận, chờ thời, đợi thế, và những người thuộc gai cấp thấp hèn nhất của cái xã hội công bình, bác ái, như xã hội Việt Nam !  Từ đây những trang sá ch của cuốn biên khảo phê bình văn học Lược sử văn nghệ Việt Nam ( 4 tập ), mà theo tôi mang một giá trị đáng ghi nhớ hơn cả trong sự nghiệp của ông. Cũng bắt đầu từ đây, hoàn cảnh xô đẩy, dồn ép ông đi đến chỗ không dừng ...

 

----------------

(*) - nay, đường Nguyễn Văn Nguyên, Phường Tân Định, Quận 1 ( Tp. HCM). (Bt) 



 Cũng vì thế, cho nên  bước khởi đầu, ông đã gặp rất nhiều gian nan nhục nhã. Không những nhục nhã đau xót về vật chất mà còn cả ở lãnh vực tinh thần. Chung quanh ông, những người không ưa, những người ghen ghét đã không tiếc lời dè bỉu, họ bịa đặt nhiều giai thoại, với mục đích làm sao loại trừ ông khỏi hàng ngũ những người cầm bút... Dĩ nhiên không phải đó là thái độ của hết thảy những người cầm bút tại đây, chỉ có những tên hoạt đầu, những tên bồi bút, bán rẻ lương tâm quên hẳn thiên chức cầm bút của mình, mới hằn học, tỵ hiềm như vậy mà thôi. Thêm nữa,ông còn bị một số bạn bè bội phản một cách đê hèn, trắng trợn. Nhưng càng nhục nhã, càng khốn khó bao nhiêu ông càng hăng hái bất chấp tất cả vượt lên trên để sáng átc nhiều hơn nữa, càng thẳng thắn phê bình, vạch mặt chỉ tên phanh phui mọi bỉ ổi thối tha, điếm nhục của bọn đánh đĩ tâm hồn. Dưới ngòi bút vũ bão, ngang bướng của Thế Phong, bao nhiêu tệ đoan, báo nhiêu bẩn thỉu bất công của xã hội, của chế độ, của cả những người đang được xưng tụng là thần tượng v.v... đều b ị phơi trầ n trên giấy trắng mực đen ..." ( tr. 172- 173 )


 Viết nhiều thể loại thơ, biên khảo, truyện nhưng chất của Thế Phong vẫn là một nhà thơ. Nguyên Sa đã viết:

 " ... Cao Thế Dung và tôi ăn phở dưới mưa, với một chiếc nồi nhôm thuổng được của nhà bếp, chúng tôi bàn về Thế Phong, tôi nói với Dung nó là thi sĩ. Dung chới với, tay bắt lấy những chữ, như phao vật vờ, tiểu thuyết gia, nhà phê bình, tôi giằng lấy tất cả những thứ đo ném ra xa, nó là thi sĩ. Thơ của người làm thơ mới là nó, những thứ khác chẳng thể là nó .."

.( Trình bày - Xuân Tân Hợi ). 


Và vượt qua mọi thứ, ngay cả thời gian, bây giờ thi thoảng vào những buổi sáng của năm Covid 19, hai lão đại ca Thế Phong, Phan Kim Thịnh, Gs. Huỳnh Như Phương cùng tôi ngồi bên ly cà phê, kể chuyện văn học ngày xưa. 

Ông  tướng tá vẫn rất cao bồi, mặt nhu Charles Bronson đầy vết ngang dọc của thời gian... Nụ cười rất hiền ! Bao nhiêu cô  gái đã " chết" vì nụ cười này ?


LÊ VĂN NGHĨA


(tr. 388-392- sách đã dẫn).


=================


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ