" nhiều bạn văn tưởng nhớ nhà văn, nhà báo LÊ VĂN NGHĨA [ 1953 - 25/ 7/ 2021 ] / Trầm Mặc -- trích: tuoitreonline 24-07-2022 .
Nhiều bạn văn tưởng nhớ nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa
TTO - Sáng 24-7, tại khuôn viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã diễn ra buổi trò chuyện chủ đề 'Phong cách Sài Gòn trong tác phẩm của nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa'.
Sự kiện do gia đình phối hợp cùng Hội Nhà văn TP.HCM, Nhà xuất bản Trẻ, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức để tưởng nhớ “anh Hai Cù Nèo” sau một năm đi xa.
Nói về người anh trong nghề, nhà báo Dương Thành Truyền chia sẻ: “Về văn chương, tôi nghĩ anh Nghĩa để lại ba nhóm tài sản: một là câu chuyện của Hai Cù Nèo với Tuổi Trẻ Cười qua những đóng góp to lớn của anh.
Thứ hai, anh là người mở đường và để lại nhiều tác phẩm trào phúng, như nhà văn Bích Ngân đã nói là tạo ra nền văn học trào phúng của Việt Nam. Thứ ba, anh để lại một tài sản rất lớn, đó là những trang sách viết về Sài Gòn. Trong đó có tạp bút biên khảo và cả truyện dài.
Điều này rất có giá trị, và tôi gọi anh Lê Văn Nghĩa là người chép sử bằng trái tim. Bởi vì anh đã tái hiện, phục dựng và kể lại về một Sài Gòn không phải như một người làm sử, mặc dù rất sử”.
Trong dịp này, gia đình cố nhà văn đã gửi tặng áo dài và sách cho học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Đó là một số tác phẩm của nhà văn lúc sinh thời như Mùa hè năm Petrus, Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức, Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ; Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ...
Bà Mai Thị Hạnh - phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại diện Quỹ Chia sẻ Sharing - cũng đã trao 50 triệu đồng; Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Sài Gòn Time Foundation) trao 15 triệu đồng cho các học sinh mồ côi trong đại dịch và Quỹ học bổng Bùi Trọng Chương trao 25 suất, trị giá 275 triệu đồng cho học sinh Lê Hồng Phong.
Tác phẩm Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ của nhà văn Lê Văn Nghĩa cũng được tái bản trong dịp này.
Phát biểu trong buổi lễ, nhà văn Bích Ngân chia sẻ: "Với gần 30 cuốn sách đã xuất bản khi còn sống, nhà văn Lê Văn Nghĩa đã tự vẽ chân dung một nhà văn Sài Gòn tận tụy và tài hoa. Chúng tôi tin, không chỉ có buổi thảo luận nho nhỏ hôm nay, mà tương lai còn phải có thêm nhiều hội thảo quy mô nữa để đánh giá nghiêm túc hơn, trân trọng hơn những cống hiến không mệt mỏi của nhà văn Lê Văn Nghĩa cho văn chương Sài Gòn nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung".
TRẦM MẶC
----------------
lời bàn ĐINH BẠCH DÂN:
"... Lê Văn Nghĩa đã tự vẽ chân dung một nhà văn Sài Gòn tận tuỵ & tài hoa ...[ trong sách: Văn Học Sài Gòn 154- 1975/ Những chuyện bên lề] " - qua lời phát biểu của nữ chủ tịch Hội Nhà Văn Tp.HCM chẳng có gì sai; rất chính xác là khác .
-đó là tác phẩm cuối cùng Lê Văn Nghĩa ' Văn học Miền Nam 1954- `1975 / Những chuyện bên lề " ( Sài Gòn, 2021) -- có nhiều trang viết về :
- " nhà văn cao bồi Thế Phong"
- " Nguyễn Thị Vinh & Truyện người của tình phụ"
- trích dưới đây 2 bài, đây là bài 1:
1- NGUYỄN THỊ VINH & TRUYỆN CỦA NGƯỜI TÌNH PHỤ
(... ) Tôi ( LVN) có dịp đọc được quyển "Truyện người của tình phụ"
(Nxb Thanh Niên, 2001) in lại chung với truyện' Cô gái Nghĩa Lộ' , và cũng thời may được hầu chuyện trực tiếp với tác giả. Nhà văn Thế Phong với đầu óc cực kỳ minh mẫn dù đã trên 80, mỗi sáng vẫn hít đất b lần 75 cái nha nha.
Truyện này nhà văn Thế Phong viết vào năm 1963, lúc ấy ông là nhà văn trẻ, còn Nguyễn Thị Vinh và những người trong truyện đều sống nhăn , xinh trai, đẹp gái. Nhất là Nguyễn Thị Vinh" có giọng nói mê hồn" theo nhận xét của người viết truyện.
Nhà văn Thế Phong đã mượn một số chi tiết trong đời sông riêng tư của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Vinh viết thành truyện" Truyện người của tình phụ" ( một cái tựa sách trúc trắc , đọc một lần đố ai nói trúng).
Ban đầu truyện được in ronéo ( Đại Nam văn hiến xuất bản cục) -- sau tác giả cho đăng dang dở trên tập san ' Biệt chính' ( Trung tâm Xây dựng nông thôn Vũng Tàu).
Năm 1964, truyện được Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục in thành sách.
Trong truyện này, Nguyễn Đoan Trang là nhân vật chính, xưng tôi, là một cô gái đã có chồng, rất mê văn chương Tự lực Văn đoàn và mơ ước được gặp tác giả ' Đoạn Tuyệt'.
Trong thời gian ở với chồng - một người rất là đáng chán, chỉ biết ăn và hì hục ái tình mà ái tình thì chả ra làm sao nên trang yêu một thầy giáo nho nhã tên là Trương Bảo, một người mê thơ văn. Bỏ nhà theo Trương Bảo, một người hoạt động cách mạng trong Việt Nam Quốc dân đảng dưới quyền nhà văn Thiên Tài kiêm đảng trưởng. Vì vậy, sau này qua Trương Bảo, nhà văn Thiên Tài đã đến thăm Trang tại nhà của hai người.
Thiên tài đã cùng Trang đi trước, vượt biên lánh nạn ở một thành phố nhỏ bên Tàu, cách thủ phủ Liễu Châu vài chục km. Trên đường đi, nhà văn Thiên Tài đã nói với Trang:
" Chị có thể trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng được. Anh Bảo cần phải săn sóc sự nghiệp chị và lần này ở ngoại quốc có cơ hội rất tốt thúc đẩy chị viết một tác phẩm lớn. Đời tôi có hai việc cần làm, thứ nhất tìm những tương lai cách mệnh và nhà văn triển vọng trong người trẻ tuổi."
Xin tóm tắt, Trang trên đường đi theo chồng là Trường Bảo và Thiên Tài đã viết được quyển tiểu thuyết đầu tay với lời giới thiệu của nhà văn Thiên Tài và trở thành tình nhân của Thiên Tài, nếu không vì hư thai thì cả hai đã có" tí nhau".
Sau này bà trở thành một nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng. Cuối truyện nữ tiểu thuyết gia tự tử :
" Tôi chết đi vì không biết sống để làm gì ? "
Đọc truyện, nhiều nhà văn thời ấy đoán biết nhân vật Trương Bảo chính là dịch giả Trương Bảo Sơn, chồng của Nguyễn Thị Vinh. Nhà văn Thiên Tài kiêm đảng trưởng đích thị là Nhất Linh. Rồi một số nhân vật khác như Hoàng - em ruột- sau này là người yêu của Trang và có ba năm chung sống khi Trường bảo bị bắt giam chính là Trương Cam Vĩnh; nhà văn lão thánh tiền chiến Đục Tràng là hình ảnh của Lê Văn Siêu. Riêng hình ảnh Thế Phong chính là nhà báo Xích Diệt trong truyện. Lạ một điều, sau khi truyện in ra thì chẳng thấy Trương Bảo Sơn, Trương Cam Vĩnh, Nguyễn Thị Vinh lên tiếng phản ứng. Riêng nhà văn Nhất Linh thì không thể phản ứng được vì đã chết trước khai quyển truyện này ra đời.
Tuy nhiên, có một câu chuyện rất cảm động do chính Nguyễn Thị Vinh kể cho Lê Phương Chi (Tâm tình văn nghệ sĩ, tr. 297) là vao buổi sáng sớm ngày 7/ 7/ 1963 - ngày Nhất Linh tự xử cược đời mình - đã đến chào từ biệt bả : " ... Tôi còn đang ngủ, anh Nhất Linh dến nhận chuông dưới nhà, khi tôi xuống mời anh vào, anh chỉ đứng đứng tựa cửa và nói vội:" Tôi đến chào từ biệt chị vì khi ra toà tôi có thể sẽ bị giữ. Thế thôi ! Còn bây giờ tôi phải đi gấp mấy việc nữa cho xong sáng nay".
Trong một dịp, gặp nhà văn Thế Phong tôi hỏi:
" Anh cho biết nhà văn nữ " hoa khôi tiền chiến" Nguyễn Thị Vinh mới qua đời ở tuổi 90, được anh mượn cuộc đời riêng tư đưa vào truyện" Truyện của người của tình phụ" có là chuyện thực ngoài đòi tất cả không? ".
Nhà văn cho biết chuyện này kia với Thiên Tài Nhất Linh khi hoạt động ở bên Tàu thì rõ ràng.
Tôi hỏi tiếp:
" Còn chuyện liên hệ tình cảm với Nguyên Sa, nhà văn Lê Văn Siêu, mà anh gọi" nhà văn biên khảo thợ mộc" của nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, là chuyện thực, hay hư cấu?".
Ông trả lời: " Hoàn toàn hư cấu".
Tuy nhiên nhà văn Thế Phong không phản bác câu chuyện tình với người em ruột của Trường Bảo mà người mẫu là Trương Cam Vĩnh.
Riêng nhà văn Phan Kim Thịnh cho biết khi nghe tin Trương Cam Vĩnh đi lấy vợ, bà Nguyễn Thị Vinh đã tự tử, chính ông là người đưa bà đi bệnh viện.
Trong tập san " Nhân Chứng" năm 1967 và 1969, bà có đăng hai bài thơ -- theo tôi là đầy tâm trạng . Xin được giới thiệu 2 bài thơ này .
RỒI MỘT BUỔI NÀO
Một buổi nào nhìn trăng tròn mảnh
Anh có còn nhớ đến tình tôi
Hãy bảo chị rằng "trăng đẹp quá"
Chỉ đẹp cho người vẹn lứa đôi
Còn tôi,
Tiếc ái ân không tròn giấc mộng
Chuyện tâm tình nói dở đầu môi
Vẫn muốn quên nhưng lòng cứ nhớ
Dài cuộc đời nhớ mãi không thôi
Đã hận không cùng chung duyên kiếp
Thì sầu cách biệt phải đa mang
Tr1 ch chi con tạo câu tản ác
Chỉ xót tình ta sớm dở dang
Rồi những buổi có trăng tròn mảnh
Tôi nhìn trăng mà tưởng tới anh
Tôi cũng nhủ thầm trăng đẹp quá
Sáng lạnh như tình em yêu anh.
TÔI CON CHIM NHỎ
Gió mưa trời đất tơi bời
Tôi con chim nhỏ tìm nơi ẩn mình
Yêu ai bằng yêu người tình
Hận ai bằng hận người mình đã yêu.
Thơ của bà cũ và cổ như thế hệ Tự lực Văn đoàn. Nhưng trong ý thơ ta thấynói rõ về tình yêu tuyệt vọng. Và đặc biệt lại có một chữ " Chị" trong câu 3. Tại sao lại là chị, khiến lòng người càng thêm thắc mắc.
Sau này bà Vinh tục huyền với hoạ sĩ Động Đình Hồ ( Nguyễn Hữu Nhật). Cả hai quen biết nhau khi cùng đi thăm mộ Nhất Linh. Chẳng biết có ngụ ý gì chăng mà bột biên tập tạp chi Văn đã chọn bà là nhà văn nổi sóng nhất trong năm 1974?
LÊ VĂN NGHĨA
(tr. 173- 178 - sách đã dẫn).
và, đầy bài trích 2:
2 - NHÀ XUẤT BẢN SÁCH RONÉO
Các nhà xuất bản muốn sách của mình đẹp thường in offset và tệ lắm cũng in bằng kỹ thuật typo. In typo là in bằng chữ chì xuất hiện từ thời ông Gutenberg ( Đức) và xuất hiện tại Việt Nam từ thời Pháp.
Ở Sài Gòn, các nhà xuất bản, tạp chí thường insa1ch từ các nhà in sử dụng kỹ thuật typo -nếu chữ chì còn mới thì sách vẫn in đẹp như thường. Thế mà có một nhà xuất bản in sách bằng phương pháp thủ công là ... ronéo.
Tôi khá rành về kỹ thuật in ronéo vì đã từng thực hiện từ khâu đầu ( đánh stencil), khâu giữ ( quay ronéo) và khâu cuối ( đóng, xếp) vì có thời làm báo học sinh cũng như in truyền đơn chống chính phủ Sài Gòn. Xin được mở ngoặc để nói về cách in này một chút vì thời đại bàn phím máy tính đánh vèo vèo, máy photocopy in rào rào thì in ronéo đã được coi như là đi vào thời kỳ đò đá đẽo ( đề nghị không nói lái).
Với kỹ thuật in này, các nhà quay ronéo chỉ sống được nhờ in giáo trình (cours) của các gáio sư dành riêng cho các sinh viên đại học, những tài liệu khoa học với số lượng nhỏ, các luận án tiến sĩ, các tờ báo của thi văn đoàn hay cách mạng lắm là in báo lậu, truyền đơn biểu tình chống chính phủ. Nếu in typo là sắp chữ chỉ vào mấy cái "bo" thì nhà in ronéo phải đánh vào tờ stencil - một loại giấy sáp mà khi con chữ của bản đánh máy đập vào thì sẽ đục lủng nhưng không rách tờ giấy sáp. khi đánh xong một trang, đưa tờ giấy sáp về phía ánh sáng sẽ thấy hiện lên bài viết bằng những con chữ xuyên qua ánh sáng. Ha ha, vì thế mới gọi là giấy sáp chứ.
Sau đó, gắn tờ giấy sáp lật ngược vào mặt vải có thấm mực của một trục rulô quay tay được gọi là máy quay ronéo. Người thợ đứng máy cẩm tay quay, những tờ giấy vàng khổ A4 chạy từng tờ, áp mặt vào mặt sau của tờ giấy sáp có mực thấm qua những con chữ lủng và cuối cùng là những con chữ hiện ra trên tờ giấy in. Quay độ chừng 500 tờ giấy thì giấy sáp bắt đầu rách, mực giây ra nhoè nhoẹt. In một cuốn sách bằng phương pháp ronéo chắc chắn là có chữ để đọc, nhưng bảo đảm là xấu hoắc. Nhưng nói thiệt, hồi đó vừa đóng xong tập báo in ronéo thì trơi ơi sao mà thấy nó đẹp, nó đã vô cùng!
Trở lại việc nhà xuất bản in sách bằng phương pháp ronéo thời đó là Đại Nam Văn Hiếnxuất bản cục của nhà thơ kiêm nhà văn Thế Phong. trong một bài viết của nhà văn Thế Phong cho biết sau 1957, ông đưa một số bản thảo cho nha Thông tin Nam Phần xin cấp phép thì bị từ chối. Ông gặp học giả Nguyễn Hiến Lê bàn là sẽ in những quyển sách này bằng phương pháp ronéo mà phải có được cấp số kiểm duyệt để tạo ấn tượng đẹp với chính quyền buổi ban đầu in ... sách lậu. Sau khi đọc bản thảo của Thế Phong, ông Nguyễn Hiến Lê đồng ý đưa giấy phép đã cấp của Nha Thông Tin bnam Phần cho Lược sử văn nghệ Việt Nam/ Nhà văn hậu chiến 1950- 1956. Tập này ra đời vào năm 1956 - đánh dấu sự ra đới của Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục ( nghe chứ cục là thấy quá oách) dày 283 trang, khổ giấy 21 x 33 cm, bán giá 200 VND/ cuốn.
sách in ronéo được nhiều văn hữu ủng hộ ( tất nhiên chửi bới, chê bai cũng có) , Trần Trọng Phủ ( Thế Nguyên) viêt:
" Đến Thế Phong, một tiểu thuyết gia cách mạng lãng mạn của Hà Nội 1948-1954, một cây bút bình luận dưới bút hiệu Đường Bá Bổn, một người họt động vô cùng, tưởng như anh hùng không biết thấm mệt trong mấy năm gần đây ở Saigon, còn là một nhà thơ. "Thơ" và " Sácvh'; của ông từ giai đoạn ông viết Lược sử văn nghệ Việt Nam tới nay đều được quay ronéo. Việc quay ronéo này không có gì lạ ở ngoại quốc, như ở Mỹ chẳng hạn, thi sĩ kiêm phê bình gia Yvor Winters quay tờ báo The Gyrocope bằng roneo. Từ đó ( ở Saigon) việc quay bằng ronéo chỉ thấy ở Thế Phong. - Đường Bá Bổn là tha thiết hơn cả. In với giá bán 100 đồng, 200 đồng - một tác phẩm quảng cáo không công cho những hãng kính thuốc ! Tới nay ông nghiên cứu quay những tập ronéo, với những mẫu bìa hấp dẫn hơn, và giá rẻ hơn, thì kết quả có phần khả quan hơn trước. Chúng tôi được một người bạn của Thế Phong tiết lộ: "Ít lâu nay con số thi nhân mới tìm tới Thế Phong câty in tác phẩm ngày càng đông".
Thế Phong đã cho quay ronéo 3 tập thơ tất cả: Nếu anh có em là vợ, Sai Biệt, Vương miện Mai A . Sự " can trường" theo dòng sách in ronéo này của thế Phong rất ghê vì vừa là nhà văn, vừa đánh máy, in ronéo và chạy kiếm giấy sáp cũng như giấy in làm Nguiễn Ngu Í phải khâm phục viết trên Tin Sách :
" Hai mươi tám bài thơ, nhưng mà đọc từ bài đầu đến bài cuối, hai mươi tờ thơ in rô-nê-ô này chiếm thì giờ của người đọc bằng cả trăm bài thơ in ty-pô. Ấy là với tập thơ này, kĩ thuật đánh máy và quay rô-nê-ô của tác giả, kiêm giám đốc, kiêm người chạy giấy của Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục đã tiến bộ nhiều lắm rồi. Nhưng có ai chê trách chi nhà xuất bản, có ai chê trách tác giả, khi mà lòng say mê Nghệ Thuật và ý chí trình diện những đứa con tinh thần của chính mình, của các bạn thân mình nó thiêt tha đến nỗi không hề lỗ lã, chẳng ngại chê cưới, cứ hàng năm, lại có vài tập hoặc thơ, hoặc khảo luận ra đời với phương tiện thủ công, với cái bề ngoài bà con nghèo, và cứ thế đều đặn đã mấy năm nay."
Nhà văn Thế Phong rất liều, đã in sách lậu mà còn dám gửi tặng ông Phan Văn Tạo, Tổng giám đốc Thông tin ( vậy mới mang danh là nhà văn cao bồi chớ). Vì thế một ngày xấu trời nọ, Thế Phong nhận được một công văn khẩn ( đề ngày 10/ 7/ 1963 ) từ Nha Tổng giám đốc Thông tin trực thuộc Bộ Công dân vụ gửi tới:
" ... Quý Ông đã có nhã ý gửi tặng tôi ( Tổng Giám đốc Thông tin) bản dịch La Cravache của Gheorghiu do" Đại Nam Văn Hiến" phát hành, chúng tôi xin kính gửi lời chào chân thành cảm tạ.
Song le, trên phương diện kiểm duyệt, Nha tôi nhận thấy " Đại Nam văn Hiến xuất bản cục" đã hiển nhiên vi phạm vào luật lệ hiện hành, vì đã không nạp duyệt tác phẩm trước khi xúa6t bản.
Ông Giám đốc ( ý nói vềThế Phong - TO chú thích) cũng đã thừa rõ những phiền phức có thể xảy ra với hành vi phạm pháp trên đây. Nhất là, khi nhận được lá thư gửi: " Anh, Chị làm nghệ thuật và độc giả" - Nha chúng rto6i đã tùng tại công văn số 3491-CDV-TT/HĐKD ngày 2 thá ng này, lưu ý yệu cầu ông Giám đốc gửi duyệt những tác phẩm mà Đ.N.V.H.X.B.C. định cho ra mắt độc giả.
Vì lẽ đó mặc dầu tôi rất quý trọng ( Tổng Giám đốc Phan Văn Tạo) còn là tác giả tập truyện ngắn Cái bong bóng lợn - TP chú thích) các văn phẩm , tôi không thể nào với tư cách Tổng Giám đốc Thông tin, nhận một tá c phẩm không kiểm duyệt, dù là bản này in roneo.
Tôi xin phép được trả lại quý Cục cuốnsach trên.
Tôi cũng lại xin dảnh quyền hành động, theo các điều 6 & 7 nghị định số 275- PTT/TTK ngày 5/4/1954 ấn định thể lệ kiểm duyệt các ấn phẩm trong nước.
Vài lời thành thực mong ông Giám đốc thông cảm và xin trân trọng kính chào ông Giám đốc.
Được biết, một nhà văn thơ trẻ đã in tác phẩm của mình từ phương pháp ronÉo của Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục trong đó có Sao Trên Rừng ( Nguyễn Đức Sơn) mà theo Thế Phong là in nợ ... đến nay (2020) coi như xờ u xu huyền xù đẹp!
(tr. 85-89 - sách đã dẫn).
LÊ VĂN NGHĨA
============
( Đinh Bạch Dân đăng lại ).
=================
================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ