LUÂN HOÁN [ i.e. Lê Ngọc Châu 1941- / Canada ] -- trich : http://phannguyenartist.blogspot.com/
Nếu như những ánh sao băng có tạt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
Thursday, 16 July 2015
Luân Hoán
Luân Hoán
(10/01/1941 .......) Hội An
Tên thật : Lê Ngọc Châu
Nhà thơ, Nhà văn
Một đời vốn giầu hoa tay
Mượn thời gian mãi đã gầy trơ xương
Gởi mười ngón khoái ở truồng
Nên chi nhân dạng bất thường vậy thôi
Luân Hoán
16/8/2013
Tên thật Lê Ngọc Châu
Con ông Lê Hoán (gốc Liêm Lạc Hòa Ða, Quảng Nam) và bà Nguyễn thị Luân (gốc Vĩnh Ðiện, Quảng Nam)
Sống và trưởng thành tại Ðà Nẵng từ 1953.
Sĩ quan trong QLVNCH, mất chân trái tại mặt trận Mộ Ðức, Quảng Ngãi, 1969.
Sau đó giữ chức tham sự ngân hàng VNTT, Ðà Nẵng.
Hiện định cư tại Montreal Canada từ 1985.
Có bài đăng trên nhiều tạp chí văn học trước và sau 1975.
Tác phẩm đầu tiên "Về Trời" xuất bản năm 1964 tại Sài Gòn.
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :
1
Về Trời
(1964 nxb Văn Học Sài Gòn)
2
(Văn Học Sài gòn)
3
Chết Trong Lòng Người
(Ngưỡng Cửa)
4
Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu
(thơ)
5
Rượu Hồng Ðã Rót
(thơ)
6
Nén Hương cho Bàn Chân Trái
(cùng với nhiều bạn văn)
7
Thơ Tình
(cùng với Khắc Minh)
8
Lục Bát Ca
(cùng với Lê Vĩnh Thọ, Vĩnh Diện phổ nhạc)
9
Ca Dao Tình Yêu
(cùng Khắc Minh)
10
Hòa Bình Ơi, Hãy Ðến
(cùng Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ)
11
Hơi Thở Việt Nam
(Sông Thu Hoa Kỳ)
12
Ðưa Nhau Về Ðến Ðâu
(Sông Thu Hoa Kỳ)
13
Ngơ Ngác Cõi Người
(Nhân Văn Hoa Kỳ)
14
Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ Lòng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài
(Kinh đô HoaKỳ)
15
Mời Em Lên Ngựa
(Sông Thu Hoa Kỳ)
16
Nuôi Thơm Chùm Kỷ niệm Xanh
(thơ/canada)
17
Cỏ Hoa Gối Ðầu
(Sóng Văn Hoa Kỳ 1990)
18
Trôi Sông
(in lại, Canada 2001)
19
Rượu Hồng Ðã Rót
(in lại, Canada 2001)
20
Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ
(Thơ, Canada xuất bản 2003)
21
Tác Giả Việt Nam
(dưới bút hiệu Lê Bảo Hoàng)
22
Dựa Hơi Bè Bạn 1
(hồi ký rời)
23
Quá Khứ Trước Mặt
(hồi ký rời)
24
Tác Giả Việt Nam
(sưu tập) (Tái Bản)
25
Dựa Hơi Bè Bạn 2
(hồi ký rời)
26
Ổ Tình Lận Lưng
(tập họp thơ LH)
27
Em Từ Lục Bát Bước Ra
(lục bát LH 2008)
28
Theo Gót Thơ
(dưới bút hiệu Hà Khánh Quân) xuất bản tháng 9-2010
Những Tác Phẩm Của Luân Hoán Trước 1975
Thái Tú Hạp
Sau khi đọc những bài thơ của LH đăng trên tạp chí Mai, Bách Khoa,Văn,Văn Học... tôi sung sướng được tin nhà thơ này đang sinh sống tại Ðà nẵng, Lại càng thú vị hơn khi được biết, anh cũng ra đời tại phố cổ Hội An, như tôi. Và, cùng lứa tuổi với tôi.
Về sau, khi đã thành bạn bè, tôi mới hiểu thêm, anh chỉ có duyên cư ngụ bên giòng sông Thu khoảng 4 năm (1941-1945). Cuộc chiến đã mang anh lên rừng núi Tiên Hội, Tiên Phước 6 năm (1945-1951) , trả anh về quê cha, Liêm Lạc, Hòa Ða, Hòa Vang Quảng Nam hơn một năm, để rồi giao cho thành phố Ðà Nẵng nuôi anh khôn lớn, từ năm 1953.Luân Hoán học làm thơ từ năm mười một tuổi. Anh đã cho độc gỉa biết điều này, qua câu hỏi của nhà văn Hồ Trường An (dưới bút hiệu Ðào Huy Ðán). Người dạy anh làm thơ đầu tiên là thân phụ anh: Ông Lê Hoán, một điền chủ, một viên chức ngành ngân khố, với 4 bà vợ và một đời đào hoa. Người vợ thứ 3 của ông, bà Nguyễn thị Luân, chánh quán La Qua, Ðiện Bàn Quảng Nam, là thân mẫu của Luân Hoán. Nhà thơ đã ghép tên cha mẹ để làm bút hiệu. Và cái bút hiệu này đã đánh ngã những bút hiệu khác anh đã dùng, để sống còn cùng ngòi bút của anh đến hôm nay.
Luân Hoán có thơ đăng trên hầu hết các báo có tầm vóc của miền Nam trước 1975. Chính các tạp chí này đã có công giới thiệu, thúc đẩy anh sớm thành danh. Tạp chí Phổ Thông của cố thi sĩ Nguyễn Vỹ, năm 1975, nhằm kỷ niệm 20 năm Phổ Thông (1955-1975) đã thực hiện cuộc thăm dò dư luận rộng rãi mọi thành phần quần chúng và đã công báo 16 nhân vật nổi bật nhất trong năm,dưới tiêu đề: "Người của năm 1974 ", trong đó có Luân Hoán, bên cạnh những bạn thơ khác như Vương Hữu Bột (Ðỗ Quý Toàn), Dương Kiền, họa sĩ Choé, vv... Trong bài giới thiệu về Luân Hoán tờ báo viết:
..."Chúng tôi không nghĩ rằng Luân Hoán chỉ là nhà thơ cùa năm 1974, anh là thi sĩ, viết hoa thi sĩ cho cả đời anh, và hơn thế nữa của Việt Nam còn mãi ..." ( Phổ Thông trang 114 số 30 năm 1975)
Luân Hoán bắt đầu chọn thơ mình để in thành sách từ năm 1964. Tính đến tháng 3/75 anh đã ấn hành được 11 thi phẩm, gồm 5 tập in riêng và 6 tập in chung với các bạn thơ khác ...
Sau đại nạn của đất nước, sách báo của miền Nam Việt Nam đa số bị cộng sản hủy hoại. Gần như không còn ai giữ được tủ sách gia đình. Trong cuộc vượt thoát tìm đất sống vĩ đại nhất của nhân loại, mang đi được chính thân xác mình đã là vấn đề, kể gì đến sách báo. Vì thế, chính những tác gỉa cũng không giữ nổi những gì họ đã viết, đã in. Riêng Luân Hoán, anh không mang được gì trong chuyến đi chính thức theo chương trình O.D.P vào năm 1985. Một vài thi phẩm cũ của anh còn tìm thấy ở nước ngoài, nhờ trước đó anh đã gởi cho người em trai, Lê Hân, du học tại Hoa Kỳ và một vài tập có mặt ở thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Chúng tôi là kẻ yêu thơ, nhân đây xin giới thiệu đến những bạn có lòng với thơ những thi phẩm hiếm hoi đó.1. Về Trời
Với gần 60 bài thơ đủ loại, viết về quê hương và thân phận nhược tiểu của một dân tộc giàu chiến tranh, tập thơ Về Trời do nhà xuất bản Văn Học (Sài gòn) của nhà báo Pham Kim Thịnh chủ trương, ấn hành năm 1964. Mẫu bìa nền xanh da trời, hiện nhạt nhòa một thân hình khẳng khiu, hai tay vươn cao, như cố thoát khỏi những trói buộc của những vòng giây kẽm gai. Tranh bìa không ghi tên họa sĩ.
Ðể có cái nhìn khái quát về thời điểm tác phẩm ra đời, lẫn nội dung, chúng tôi xin trích trọn lời bạt của nhà văn kiêm luật sư Dương Kiền, đã viết cho Luân Hoán vào tháng 11 năm 1964 tại Sài gòn:" Anh Luân Hoán,
Có nhiều lần tôi tự hỏi, trong một cuộc thế mịt mù và hỗn độn, nhiều máu và nước mắt, thi ca va tiểu thuyết có làm được gì ? có thay đổi được gì ? với âm thanh nào, khi mỗi ngày hàng trăm người, dù có nhãn hiệu nào gục chết trên khắp phần đất quê hương ? Nhiều lần tôi cầm viết lên những danh từ to lớn mà lòng cảm thấy hổ thẹn. Chúng ta có tự lừa dối bằng những ngôn ngữ xảo trá hay không ? có những lời lẽ bi thương nào sánh được với tiếng khóc của mẹ già, trẻ dại...trong tối tăm, chết chóc.
Nhưng đến nay, tôi thấy vấn đề cần phải đặt ngược lại. Chúng ta đã thảm bại trước những sức mạnh vật chất, chúng ta đã bị tù đày trong nghịch cảnh chính trị và kinh tế chúng ta làm được gì, nếu không là giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và tư tưởng của một dân tộc mơ mộng và dũng cảm, kiêu hãnh mà khổ đau này?
Vì thế, tôi đã đón nhận tập thơ của anh, với nhiều thông cảm mà sông núi không thể ngăn cách được. Chúng ta chưa từng nắm tay nhau, nhưng xin anh tin rằng, bàn tay chúng ta đã ở trong nhau khắng khít và tin yêu.
Tự thơ anh đã nói lên tất cả những lời chân thành mà anh muốn gởi tới người đọc, tôi viết những lời vô vị này thật thừa thãi. Nhưng tôi vẫn viết, có lẽ chỉ để chứng tỏ chúng ta sẵn sàng bên nhau, không phải để chia sẻ vinh quang, mà là chia sẻ những nhọc nhằn của một thế hệ mở mắt và có lẽ sẽ nhắm mắt trong cay đắng tủi nhục.
Gia tài quê hương của chúng ta đã bị xâu xé gần hết, chúng ta chỉ còn lại một di sản qúi báu : tình tự con người. Tình tự con người bất chấp mọi tương tranh, chia cắt, vùi dập, thủ đoạn...nó sáng ngời trong đêm tối kéo dài từ hai chục năm nay, nó là ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn còn biết hướng về nhau, những con tim còn biết xôn xao mơ ước. Nó làm thành một thế giới trên những thế giới của tham vọng và hận thù.
Anh Luân Hoán,
Chính thơ anh đã đưa tôi vào thế giới ấy. Nhận vinh dự viết lời bạt, tôi nghĩ rằng không bắt buộc phải ca ngợi anh. Phê phán anh đã có độc giả của anh, dù tôi có gian dối viết lên đây đôi lời tán tụng phù phiếm, cũng không làm thay đổi cái nhìn của người đọc.
Nhưng tôi nghĩ rằng, tôi bắt buộc phải ghi lên giấy, một ý nghĩ có thực của tôi: thơ anh là những âm thanh tình tự thiết tha và tất cả giá trị của anh là ở điều đó. Vì thế đôi khi anh bất chấp những xảo thuật của ngôn ngữ để làm tăng vẻ đẹp hình thức; anh chỉ quan tâm tới một điều : nói tiếng nói của con người, tìm thấy nhau trong nhịp điệu của sự sống đầy yêu mến thiết tha "
Dương Kiền
Qua lời bạt của Dương Kiền, chúng ta có thể tạm hình dung: Thời điểm mà Luân Hoán làm thơ, in thơ, Tổ Quốc chúng ta đang mịt mù khói lửa súng đạn, bởi cuộc chiến tàn khốc chủ nghĩa. Trước những chết chóc, thù hận, trước những đau xót, bất lực của dân tộc, nhà thơ đã xúc động. Ý thơ từ đó đã bùng vỡ trên những giòng chữ đơn giản. Thơ Luân Hoán do đó đã mang đến cho người đọc sự chú ý, sự cảm thông. Về kỷ thuật ở tập này có lẽ chưa được ổn định. Chúng tôi xin phép được trích đăng một số bài để bạn đọc cùng thẩm định:
mời click vào:
trichtho.htm
Về sau, khi đã thành bạn bè, tôi mới hiểu thêm, anh chỉ có duyên cư ngụ bên giòng sông Thu khoảng 4 năm (1941-1945). Cuộc chiến đã mang anh lên rừng núi Tiên Hội, Tiên Phước 6 năm (1945-1951) , trả anh về quê cha, Liêm Lạc, Hòa Ða, Hòa Vang Quảng Nam hơn một năm, để rồi giao cho thành phố Ðà Nẵng nuôi anh khôn lớn, từ năm 1953.Luân Hoán học làm thơ từ năm mười một tuổi. Anh đã cho độc gỉa biết điều này, qua câu hỏi của nhà văn Hồ Trường An (dưới bút hiệu Ðào Huy Ðán). Người dạy anh làm thơ đầu tiên là thân phụ anh: Ông Lê Hoán, một điền chủ, một viên chức ngành ngân khố, với 4 bà vợ và một đời đào hoa. Người vợ thứ 3 của ông, bà Nguyễn thị Luân, chánh quán La Qua, Ðiện Bàn Quảng Nam, là thân mẫu của Luân Hoán. Nhà thơ đã ghép tên cha mẹ để làm bút hiệu. Và cái bút hiệu này đã đánh ngã những bút hiệu khác anh đã dùng, để sống còn cùng ngòi bút của anh đến hôm nay.
Luân Hoán có thơ đăng trên hầu hết các báo có tầm vóc của miền Nam trước 1975. Chính các tạp chí này đã có công giới thiệu, thúc đẩy anh sớm thành danh. Tạp chí Phổ Thông của cố thi sĩ Nguyễn Vỹ, năm 1975, nhằm kỷ niệm 20 năm Phổ Thông (1955-1975) đã thực hiện cuộc thăm dò dư luận rộng rãi mọi thành phần quần chúng và đã công báo 16 nhân vật nổi bật nhất trong năm,dưới tiêu đề: "Người của năm 1974 ", trong đó có Luân Hoán, bên cạnh những bạn thơ khác như Vương Hữu Bột (Ðỗ Quý Toàn), Dương Kiền, họa sĩ Choé, vv... Trong bài giới thiệu về Luân Hoán tờ báo viết:
..."Chúng tôi không nghĩ rằng Luân Hoán chỉ là nhà thơ cùa năm 1974, anh là thi sĩ, viết hoa thi sĩ cho cả đời anh, và hơn thế nữa của Việt Nam còn mãi ..." ( Phổ Thông trang 114 số 30 năm 1975)
Luân Hoán bắt đầu chọn thơ mình để in thành sách từ năm 1964. Tính đến tháng 3/75 anh đã ấn hành được 11 thi phẩm, gồm 5 tập in riêng và 6 tập in chung với các bạn thơ khác ...
Sau đại nạn của đất nước, sách báo của miền Nam Việt Nam đa số bị cộng sản hủy hoại. Gần như không còn ai giữ được tủ sách gia đình. Trong cuộc vượt thoát tìm đất sống vĩ đại nhất của nhân loại, mang đi được chính thân xác mình đã là vấn đề, kể gì đến sách báo. Vì thế, chính những tác gỉa cũng không giữ nổi những gì họ đã viết, đã in. Riêng Luân Hoán, anh không mang được gì trong chuyến đi chính thức theo chương trình O.D.P vào năm 1985. Một vài thi phẩm cũ của anh còn tìm thấy ở nước ngoài, nhờ trước đó anh đã gởi cho người em trai, Lê Hân, du học tại Hoa Kỳ và một vài tập có mặt ở thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Chúng tôi là kẻ yêu thơ, nhân đây xin giới thiệu đến những bạn có lòng với thơ những thi phẩm hiếm hoi đó.1. Về Trời
Với gần 60 bài thơ đủ loại, viết về quê hương và thân phận nhược tiểu của một dân tộc giàu chiến tranh, tập thơ Về Trời do nhà xuất bản Văn Học (Sài gòn) của nhà báo Pham Kim Thịnh chủ trương, ấn hành năm 1964. Mẫu bìa nền xanh da trời, hiện nhạt nhòa một thân hình khẳng khiu, hai tay vươn cao, như cố thoát khỏi những trói buộc của những vòng giây kẽm gai. Tranh bìa không ghi tên họa sĩ.
Ðể có cái nhìn khái quát về thời điểm tác phẩm ra đời, lẫn nội dung, chúng tôi xin trích trọn lời bạt của nhà văn kiêm luật sư Dương Kiền, đã viết cho Luân Hoán vào tháng 11 năm 1964 tại Sài gòn:" Anh Luân Hoán,
Có nhiều lần tôi tự hỏi, trong một cuộc thế mịt mù và hỗn độn, nhiều máu và nước mắt, thi ca va tiểu thuyết có làm được gì ? có thay đổi được gì ? với âm thanh nào, khi mỗi ngày hàng trăm người, dù có nhãn hiệu nào gục chết trên khắp phần đất quê hương ? Nhiều lần tôi cầm viết lên những danh từ to lớn mà lòng cảm thấy hổ thẹn. Chúng ta có tự lừa dối bằng những ngôn ngữ xảo trá hay không ? có những lời lẽ bi thương nào sánh được với tiếng khóc của mẹ già, trẻ dại...trong tối tăm, chết chóc.
Nhưng đến nay, tôi thấy vấn đề cần phải đặt ngược lại. Chúng ta đã thảm bại trước những sức mạnh vật chất, chúng ta đã bị tù đày trong nghịch cảnh chính trị và kinh tế chúng ta làm được gì, nếu không là giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và tư tưởng của một dân tộc mơ mộng và dũng cảm, kiêu hãnh mà khổ đau này?
Vì thế, tôi đã đón nhận tập thơ của anh, với nhiều thông cảm mà sông núi không thể ngăn cách được. Chúng ta chưa từng nắm tay nhau, nhưng xin anh tin rằng, bàn tay chúng ta đã ở trong nhau khắng khít và tin yêu.
Tự thơ anh đã nói lên tất cả những lời chân thành mà anh muốn gởi tới người đọc, tôi viết những lời vô vị này thật thừa thãi. Nhưng tôi vẫn viết, có lẽ chỉ để chứng tỏ chúng ta sẵn sàng bên nhau, không phải để chia sẻ vinh quang, mà là chia sẻ những nhọc nhằn của một thế hệ mở mắt và có lẽ sẽ nhắm mắt trong cay đắng tủi nhục.
Gia tài quê hương của chúng ta đã bị xâu xé gần hết, chúng ta chỉ còn lại một di sản qúi báu : tình tự con người. Tình tự con người bất chấp mọi tương tranh, chia cắt, vùi dập, thủ đoạn...nó sáng ngời trong đêm tối kéo dài từ hai chục năm nay, nó là ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn còn biết hướng về nhau, những con tim còn biết xôn xao mơ ước. Nó làm thành một thế giới trên những thế giới của tham vọng và hận thù.
Anh Luân Hoán,
Chính thơ anh đã đưa tôi vào thế giới ấy. Nhận vinh dự viết lời bạt, tôi nghĩ rằng không bắt buộc phải ca ngợi anh. Phê phán anh đã có độc giả của anh, dù tôi có gian dối viết lên đây đôi lời tán tụng phù phiếm, cũng không làm thay đổi cái nhìn của người đọc.
Nhưng tôi nghĩ rằng, tôi bắt buộc phải ghi lên giấy, một ý nghĩ có thực của tôi: thơ anh là những âm thanh tình tự thiết tha và tất cả giá trị của anh là ở điều đó. Vì thế đôi khi anh bất chấp những xảo thuật của ngôn ngữ để làm tăng vẻ đẹp hình thức; anh chỉ quan tâm tới một điều : nói tiếng nói của con người, tìm thấy nhau trong nhịp điệu của sự sống đầy yêu mến thiết tha "
Dương Kiền
Qua lời bạt của Dương Kiền, chúng ta có thể tạm hình dung: Thời điểm mà Luân Hoán làm thơ, in thơ, Tổ Quốc chúng ta đang mịt mù khói lửa súng đạn, bởi cuộc chiến tàn khốc chủ nghĩa. Trước những chết chóc, thù hận, trước những đau xót, bất lực của dân tộc, nhà thơ đã xúc động. Ý thơ từ đó đã bùng vỡ trên những giòng chữ đơn giản. Thơ Luân Hoán do đó đã mang đến cho người đọc sự chú ý, sự cảm thông. Về kỷ thuật ở tập này có lẽ chưa được ổn định. Chúng tôi xin phép được trích đăng một số bài để bạn đọc cùng thẩm định:
mời click vào:
trichtho.htm
2. Trôi Sông
Hai năm sau, khi Về Trời đã trước bạ với làng văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam, Luân Hoán gởi đến độc giả thì phẩm thứ hai. Nhưng lần này đứa con tinh thần không được phương phi, tốt tướng như đứa con đầu lòng. Ở thời điểm mà việc ấn loát hãy còn rất đơn giản, khó khăn, một người làm văn nghệ ở tỉnh lẻ như Luân Hoán, càng khó thực hiện những hoài bão của mình. Tuy nhiên với lòng yêu văn nghệ thiết tha, anh đã không ngại noi gương nhà văn Thế Phong của Ðại Nam Văn Hiến, mà thực hiện thi phẩm của mình bằng cách bìa in typo, ruột quay ronéo. Số lượng vì thế cũng rất khiêm nhường, hầu như chỉ phổ biến trong giới yêu thích thơ. Chính vì thế, hiện nay chúng tôi cũng không tìm được một vài bài cụ thể trong Trôi Sông, để giới thiệu đến bạn đọc. Chúng ta hãy nghe Luân Hoán, tự đánh giá về thi phẩm thứ 2 của mình:
"...nội dung cũng na ná như tập thơ đầu tay, nhưng hình thức tồi hơn, bìa Văn Học in, ruột quay ronéo" (Ðào Huy Ðán Làng Văn số 35). Như thế , chúng ta có thể hiểu, tập Trôi Sông, ngoài hình thức sút kém, nội dung thơ Luân Hoán cũng chưa có gì thay đổi.Ghi chú: Năm 1996 trưởng nữ của Luân Hoán, Lê Ngọc Hoà Bình có về thăm lại nhà cũ tại Ðà Nẵng, trong chuyến đi này, Hoà Bình đã tìm đem qua Gia Nã Ðại tập Trôi Sông. Tập thơ này đã được em trai Luân Hoán cùng nhà thơ Song Vinh cho tái trình diện với đọc gỉa năm 2001. Và đang giới thiệu đầy đủ, mời bạn có thể vào đọc, theo địa chỉ:
trichtho.htm
"...nội dung cũng na ná như tập thơ đầu tay, nhưng hình thức tồi hơn, bìa Văn Học in, ruột quay ronéo" (Ðào Huy Ðán Làng Văn số 35). Như thế , chúng ta có thể hiểu, tập Trôi Sông, ngoài hình thức sút kém, nội dung thơ Luân Hoán cũng chưa có gì thay đổi.Ghi chú: Năm 1996 trưởng nữ của Luân Hoán, Lê Ngọc Hoà Bình có về thăm lại nhà cũ tại Ðà Nẵng, trong chuyến đi này, Hoà Bình đã tìm đem qua Gia Nã Ðại tập Trôi Sông. Tập thơ này đã được em trai Luân Hoán cùng nhà thơ Song Vinh cho tái trình diện với đọc gỉa năm 2001. Và đang giới thiệu đầy đủ, mời bạn có thể vào đọc, theo địa chỉ:
trichtho.htm
3. Chết Trong Lòng Người
Thi phẩm thứ 3 của Luân Hoán xuất hiện trên thị trường chữ nghĩa miền Nam vẫn còn mang cái tựa đề bi quan như hai tập trước. Bốn chữ "Chết Trong Lòng Người" có phải là hoài bão của nhà thơ? Ước muốn thơ mình sẽ được nằm trong đáy mộ: Lòng Người . Tập thơ ra đời năm 1967, năm Luân Hoán đang theo học quân sự ở trường Bộ Binh Thủ Ðức. Hiện tình đất nước, bổn phận của tuổi trẻ, có lẽ là những bối cảnh, chất liệu, mà thơ Luân Hoán đã thở?
Về hình thức, mẫu bìa do Hoàng Trọng Bân, một người bạn chí thân của Luân Hoán vẽ và trình bày. Nhà xuất bản Văn Học in, nhưng tên nhà xuất bản được ghi là Ngưỡng Cửa. Xin bỏ trong ngoặc đơn : Ngưỡng Cửa là cơ sở xuất bản cò con, tỉnh lẻ, như nhiều nhà xuất bản tài tử khác ở miền Nam trước năm 1975. Ngưỡng Cửa do Luân Hoán và hai người bạn thơ của anh, Hà Nguyên Thạch và Ðynh Hoàng Sa, chủ trương, đã ấn hành được:
Thi phẩm thứ 3 của Luân Hoán xuất hiện trên thị trường chữ nghĩa miền Nam vẫn còn mang cái tựa đề bi quan như hai tập trước. Bốn chữ "Chết Trong Lòng Người" có phải là hoài bão của nhà thơ? Ước muốn thơ mình sẽ được nằm trong đáy mộ: Lòng Người . Tập thơ ra đời năm 1967, năm Luân Hoán đang theo học quân sự ở trường Bộ Binh Thủ Ðức. Hiện tình đất nước, bổn phận của tuổi trẻ, có lẽ là những bối cảnh, chất liệu, mà thơ Luân Hoán đã thở?
Về hình thức, mẫu bìa do Hoàng Trọng Bân, một người bạn chí thân của Luân Hoán vẽ và trình bày. Nhà xuất bản Văn Học in, nhưng tên nhà xuất bản được ghi là Ngưỡng Cửa. Xin bỏ trong ngoặc đơn : Ngưỡng Cửa là cơ sở xuất bản cò con, tỉnh lẻ, như nhiều nhà xuất bản tài tử khác ở miền Nam trước năm 1975. Ngưỡng Cửa do Luân Hoán và hai người bạn thơ của anh, Hà Nguyên Thạch và Ðynh Hoàng Sa, chủ trương, đã ấn hành được:
- Chết Trong Lòng Người, thơ Luân Hoán
- Chân Cầu Sóng Vỗ, thơ Hà Nguyên Thạch
- Vùng Trú Ẩn Hoang Ðường, thơ Ðynh Hoàng Sa
- Thắp Tình, thơ Thành Tôn
- Ðốt Tuổi, thơ Phan Nhự Thức
Ở trong tập CTLN, có một bài ngũ ngôn " Lời Nguyện Pháp Trường " đã được Phạm Thế Mỹ phổ nhạc, in như một phụ bản. Bài này từng do Miên Ðức Thắng hát trong đĩa nhựa Việt Nam 2.audio.htm
4. Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu
Luân Hoán bắt đầu gia nhập đại gia đình Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1966. Ta hãy nhìn nhà thơ trong "Một Ngày Trước Khi Trình Diện":
" bỏ lệnh gọi trong túi quần
tôi đi qua từng đường phố
không biết phải làm gì
tôi trở về rửa mặt
quyết định
ngủ một ngày
thản nhiên không mơ mộng..."
Cùng trong ngày đó, nhà thơ còn làm những việc lặt vặt như "đốt chồng thư cũ", bán xôn bớt áo quần"...như thắp một nén hương cho mẹ...để rồi ngày mai nằm trong trại nhập ngủ số 1 với "nửa tờ nhật báo ôm lưng, đầu kê dép nhật trông chừng dáng em " và trong đầu thì lúc nào cũng " ý ta vai gói về liền" nhưng "trông ra súng gác cổng phiền muộn thôi", vì thế nhà thơ đã phải đổ mồ hôi 9 tháng ở quân trường Bộ Binh Thủ Ðức, cùng thời với Nguyên Sa, Trần Hoài Thư, Phạm Hoàng. Lê Thanh, Cao Thoại Châu, Châu Văn Tùng, vv...
Cuối cùng anh cũng đã từ giả những "buổi sáng đánh giày, buổi chiều nhổ cỏ " để ra đi với ám ảnh trong đầu : " ra khỏi nơi này sẽ gặp nghĩa trang, ra khỏi nơi này ngọn hương sẽ sáng..". Bị cái chết thường trực ám ảnh , nhưng Luân Hoán đã tự chọn về sư đoàn 2 Bộ Binh (Quảng Ngải), mặc dù anh có nhiều điều kiện để phục vụ ở một đơn vị an toàn hơn.
Ðời sống của những người lính trận, đã mang đến cho Luân Hoán những lượng máu hồng hào, những hơi thở nồng nàn hơn bao giờ. Từ nhữngmảnh thịt vụn của đồng đội, từ những giọt máu của chính mình vướn trên ngọn cỏ biếc, từ những ngờ nghệch khờ khạo của những tân binh, từ những đớn đau rên xiết của đồng bào, từ những ngọn lửa thiêu rụi làng mạc, thơ Luân Hoán bắt nhịp vươn cao. Anh đã có một vốn liếng cần thiết: Sống.
Với một người sớm nhìn cuộc đời bằng cặp mắt bi quan, Luân Hoán khó ngăn được mình trước những tàn phá đổ vỡ, trước những đớn đau, tủi nhục của một dân tộc vốn dĩ rất anh hùng. Những dòng thơ u uất buồn đau, xót xa đến độ mỉa mai bất mãn, được gọi là "phản chiến", bàng bạt trong thi phẩm này. Những suy tư, dằn vặt của anh, của thế hệ anh, ngày nay nhìn lại có lẽ thật đáng trách. Nhưng những người cầm bút thời đó, sẽ làm gì hơn nếu không trưng bày ra những hình ảnh sống thực, những xúc cảm tự nhiên của một con người còn tình người ? nhà văn Hà Thúc Sinh trong tác phẩm Ðại Học Máu, ở trang 614 đã cho nhân vật Vĩnh của mình nhận xét về Luân Hoán:
..."anh đã làm những câu thơ than thở mà theo Vĩnh, có lẽ là những câu thơ yếm thế và và thê lương nhất trong thời chiến tranh...
Hoán viết :
"tôi là một sĩ quan mù
chỉ huy một đoàn quân điếc..."
câu thơ ấy ngày xưa Vĩnh đọc chả thấy gì tai hại. Nhưng ngày nay nhớ lại, Vĩnh không khỏi bàng hoàng, thế hệ của anh, của Luân Hoán, của Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Ðức Sơn Trần Tuấn Kiệt, Lâm Hão Dũng...những người không vướng vào cái tai hại làm thơ huê tình, ve gái ngay giữa thời chiến nhưng lại dính vào cái lỗi lầm có lẽ trầm trọng hơn: đã tìm cách bi thảm hoá cái thân phận mình một cách hơi lố bịch..."
Luân Hoán bắt đầu gia nhập đại gia đình Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1966. Ta hãy nhìn nhà thơ trong "Một Ngày Trước Khi Trình Diện":
" bỏ lệnh gọi trong túi quần
tôi đi qua từng đường phố
không biết phải làm gì
tôi trở về rửa mặt
quyết định
ngủ một ngày
thản nhiên không mơ mộng..."
Cùng trong ngày đó, nhà thơ còn làm những việc lặt vặt như "đốt chồng thư cũ", bán xôn bớt áo quần"...như thắp một nén hương cho mẹ...để rồi ngày mai nằm trong trại nhập ngủ số 1 với "nửa tờ nhật báo ôm lưng, đầu kê dép nhật trông chừng dáng em " và trong đầu thì lúc nào cũng " ý ta vai gói về liền" nhưng "trông ra súng gác cổng phiền muộn thôi", vì thế nhà thơ đã phải đổ mồ hôi 9 tháng ở quân trường Bộ Binh Thủ Ðức, cùng thời với Nguyên Sa, Trần Hoài Thư, Phạm Hoàng. Lê Thanh, Cao Thoại Châu, Châu Văn Tùng, vv...
Cuối cùng anh cũng đã từ giả những "buổi sáng đánh giày, buổi chiều nhổ cỏ " để ra đi với ám ảnh trong đầu : " ra khỏi nơi này sẽ gặp nghĩa trang, ra khỏi nơi này ngọn hương sẽ sáng..". Bị cái chết thường trực ám ảnh , nhưng Luân Hoán đã tự chọn về sư đoàn 2 Bộ Binh (Quảng Ngải), mặc dù anh có nhiều điều kiện để phục vụ ở một đơn vị an toàn hơn.
Ðời sống của những người lính trận, đã mang đến cho Luân Hoán những lượng máu hồng hào, những hơi thở nồng nàn hơn bao giờ. Từ nhữngmảnh thịt vụn của đồng đội, từ những giọt máu của chính mình vướn trên ngọn cỏ biếc, từ những ngờ nghệch khờ khạo của những tân binh, từ những đớn đau rên xiết của đồng bào, từ những ngọn lửa thiêu rụi làng mạc, thơ Luân Hoán bắt nhịp vươn cao. Anh đã có một vốn liếng cần thiết: Sống.
Với một người sớm nhìn cuộc đời bằng cặp mắt bi quan, Luân Hoán khó ngăn được mình trước những tàn phá đổ vỡ, trước những đớn đau, tủi nhục của một dân tộc vốn dĩ rất anh hùng. Những dòng thơ u uất buồn đau, xót xa đến độ mỉa mai bất mãn, được gọi là "phản chiến", bàng bạt trong thi phẩm này. Những suy tư, dằn vặt của anh, của thế hệ anh, ngày nay nhìn lại có lẽ thật đáng trách. Nhưng những người cầm bút thời đó, sẽ làm gì hơn nếu không trưng bày ra những hình ảnh sống thực, những xúc cảm tự nhiên của một con người còn tình người ? nhà văn Hà Thúc Sinh trong tác phẩm Ðại Học Máu, ở trang 614 đã cho nhân vật Vĩnh của mình nhận xét về Luân Hoán:
..."anh đã làm những câu thơ than thở mà theo Vĩnh, có lẽ là những câu thơ yếm thế và và thê lương nhất trong thời chiến tranh...
Hoán viết :
"tôi là một sĩ quan mù
chỉ huy một đoàn quân điếc..."
câu thơ ấy ngày xưa Vĩnh đọc chả thấy gì tai hại. Nhưng ngày nay nhớ lại, Vĩnh không khỏi bàng hoàng, thế hệ của anh, của Luân Hoán, của Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Ðức Sơn Trần Tuấn Kiệt, Lâm Hão Dũng...những người không vướng vào cái tai hại làm thơ huê tình, ve gái ngay giữa thời chiến nhưng lại dính vào cái lỗi lầm có lẽ trầm trọng hơn: đã tìm cách bi thảm hoá cái thân phận mình một cách hơi lố bịch..."
nhà văn Hà Thúc Sinh hẳn đã có lý, nhưng lúc anh khám phá ra điều này, có lẽ nhà thơ Luân Hoán cũng đã ngậm ngùi nhìn nhận như thế ? Quan niệm chủ quan của chúng tôi, văn học nghệ thuật nói chung, thơ văn nói riêng nếu mang được cảm xúc chân thật, hình ảnh sống động của một thời, của một giai đoạn lịch sử, tự nó đã có một chút gì để tồn tại, dù sự tồn tại chỉ có giá trị như những chứng nhân.
Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu do nhà xuất bản Thơ (chính tác giả, và Lê Thành Tôn Lê Vĩnh Thọ chủ trương) ấn hành năm 1969) tập thơ này không được phổ biến rộng, chúng tôi xin được trích một số bài gởi đến bạn đọc.ghi chú: tập Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu được thực hiện lại năm 1995 có thể đọc:
trichtho.htm
Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu do nhà xuất bản Thơ (chính tác giả, và Lê Thành Tôn Lê Vĩnh Thọ chủ trương) ấn hành năm 1969) tập thơ này không được phổ biến rộng, chúng tôi xin được trích một số bài gởi đến bạn đọc.ghi chú: tập Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu được thực hiện lại năm 1995 có thể đọc:
trichtho.htm
5. Rượu Hồng Ðã Rót
Khoảng bốn, năm tháng trước khi mất nước, thi tập Rượu Hồng Ðã Rót được ra mắt tại thành phố Ðà Nẵng do hội Khuyến Học và Hội Phát Huy Văn Hoá Miền Trung tổ chức.
Phần ra mắt sách nằm trong sinh hoạt như thuyết trình, liễn lãm văn hóa... Rượu Hồng Ðã Rót với 49 bài thơ được chia làm hai phần. Phần đầu với chủ đề tình yêu trai gái gồm 26 bài. Ðây là một tập thơ được in đẹp nhất của Luân Hoán. Bìa do anh Nguyễn Sông Ba kẻ chữ và trình bày (bìa hai lớp) in tại thành phố Ðà Lạt. Chân dung và tiểu sử của tác gỉa được in trong tập này. Trước khi vào tập có in 4 câu thơ, có lẽ để thay lời tựa:
" thơ chỉ là sông cho tôi trôi nổi
tôi chỉ là thuyền cho người lênh đênh
vậy người cứ ngồi đây qua sông rộng
vậy em cứ ngồi đây qua hồn tôi "
Thơ Luân Hoán ở tập này nhẹ nhàng và cái buồn u uất, bất mãn của thời cuộc đã vơi đi rất nhiều. Không khí tin yêu cuộc đời sống bàng bạc trong thơ. Phải chăng sau khi đã trả xong phần nào cái nợ làm trai, tâm hồn nhà thơ lắng dịu hơn. Hãy nghe anh:
" đố ai biết tôi bây giờ mấy tuổi
đang nghĩ gì và đang ao ước ra sao
đời thân mật rũ rê tôi trở lại
sống bình thường như điệu ca dao "(Khai Bút Ðầu Xuân )
Ðạt được như thế , bởi Luân Hoán đã biết quan niệm " hạnh phúc nào cần tìm ở đâu xa" khi chung quanh "chim hót quanh vườn cây nẩy lộc", "vịt đầy ao gà đầy vườn chuối chín" và "chó băng rào nhảy cởn gọi nhau vang"...Nhà thơ tưởng tượng :
"sẽ đứng cười trong sân đất sét khô
hút với người láng giềng điếu thuốc rê Cẩm Lệ
bàn chuyện làm ăn
hân hoan như trái tim đều nhịp "
Cùng lúc với những "con cá diếc cá rô...những con nòng nọc...mừng thấy đời hồi sinh"
Luân Hoán hứa :
" sẽ làm biết bao nhiêu chuyện khác
như cưới vợnhư sinh con
như làm thơ
như vỡ đất..."
(Trên Nóc Tình Tôi)
Một cuộc sống mới được trang trọng đón nhận, bởi vì " ta ví như triệu nụ hoa, trong bình trời đầy nước, hương chở hồn thi ca, nở đầy lòng thảo mộc (Ví Như). Thi sĩ đã ví cuộc sống mỗi một con người như hoa lá, thản nhiên tiếp rước cuộc đời một cách âm thầm nhưng tha thiết. Sông núi không quên kẻ có lòng, kẻ có lòng không quên nhen ngọn lửa tin yêu đời trong trái tim:
..." sông núi nào quên kẻ thiết tha
bạn hỡi hãy nghe hoa lá nở
âm thầm như một một chúng ta
vẫn nhen trong trái tim chút lửa
soi ấm muôn đường ta sẽ qua ..."(Dừng Dưới Chân Ðèo Bình Ðê)
Bao nhiêu tăm tối, hờn giận trong cõi phù sinh được xóa bỏ, để đón nhau về, để đãi nhau từng hạt cơm, đã được chắt chiu thổi yêu dấu vào. Cảm động biết bao nhiêu khi đọc bài Khói Cơm Chiều:
" bếp đã nhúm gạo đã vo sạch sẽ
tôi dặn lòng thổi yêu dấu vào cơm
tay từng ngón chắt chiu từng ngọn củi
lửa chiều vui tôi đốt cả căm hờn"
.....
"cha có mỏi gót trời con xin cõng
anh rã rời tay xách em xin mang
hãy vội vã trên lối về trải lụa
trên lòng người chờ đợi những hân hoan "
thật tội nghiệp cho một niềm tin dễ thương :
" chắc phải có người về đây so đũa
trên mâm đồng san sẻ nỗi tình xưa..."
tin bởi vì "triệu hạt sầu tôi đã chín như cơm " và cái hình ảnh "giậu trưa hồng phà khói
thuốc lên hoa" sao mà thân thương gần gũi quá.
Trái tim nhà thơ quả thật huyền diệu : " không yêu thương nhưng bỗng nhớ nhung" huống chi "tôi không có lịch sử, tôi chỉ có tình sử, cả đời tôi đã sống, và sẽ sống, bằng chừng đó..." để mà " vẽ em lên thơ, lên cuộc đời" mặc dù "đời đã trách tôi dật dờ, lẩn thẩn, đời đã khinh tôi lãng mạn điên khùng, tôi muốn nói với em về chuyện người mê gái, mê tình yêu, thơ thẩn viết thơ tình (Thiệp Hồng). Trong trái tim thi sĩ, trong "Cái vạt đất đầy phân tình và nước mắt" đó em cũng trở thành, một "chất liệu" cho thi ca. Biết thế, nhưng rồi thế nào em cũng đến:
" và như thế chắc là em sẽ đến
sẽ vào thăm cho biết trái tim tôi
không có lửa làm sao có khói
không yêu thương làm sao được thất tình
rượu đã rót em hãy say một bận
trong cõi sầu tôi sẽ ẵm em đi "
Thất tình có phải là một cái gì cao qúi, xinh xắn nhất của một đời làm người ? Một thành công rực rỡ của người biết yêu ? Thất tình như luôn luôn tạo thêm cái bề thế, cái cốt cách của một tâm hồn lãng mạn ? không thế, tại sao thi sĩ của chúng ta phải tập làm gã thất tình?
Và các thi nhân ngày xưa cũng đều khoe cái khổ đau vì tình của mình. Coi đó như một vinh dự lớn lao của một thời đẹp nhất đời người. Luân Hoán không phải chỉ có "một thời để yêu, một thời để thất tình" mà:
" xin em hãy nhớ cho rằng
tôi già đời vẫn gió trăng tuyệt vời "
dẫu phải:
" trắng đêm ta ngồi uống rượu
một mình một chén đăm đăm
trời cao mấy vì sao rụng
buồn chưa đủ lót chỗ nằm "
Không buồn không ngủ, ngồi vớ vẩn "chờ Một Người Yêu Xứ Bắc", ngồi năn nỉ:
"Xin Huế Một Người Tình " hoặc vẽ cho người em Hội An một nụ hoa. Lãng mạn và thơ như thế thật là đẹp. Trước khi đặt ly Rượu Hồng xuống bàn, chúng ta hãy uống đến giọt cuối cùng:
..."thôi nhé cũng đành yên phận vậy
nằm buồn vơ vẩn viết thơ chơi
tình dài giấy đắt in chi thấu
viết để mà chơi viết đốt chơi
mai sau ta trở thành thi bá
dẫu chết hậu sinh cũng bắt ngồi
nhớ để cho ta vuông chiếu rộng
ta mời bè bạn của ta luôn"
thật hào sảng đầy thi vị.
Phần ra mắt sách nằm trong sinh hoạt như thuyết trình, liễn lãm văn hóa... Rượu Hồng Ðã Rót với 49 bài thơ được chia làm hai phần. Phần đầu với chủ đề tình yêu trai gái gồm 26 bài. Ðây là một tập thơ được in đẹp nhất của Luân Hoán. Bìa do anh Nguyễn Sông Ba kẻ chữ và trình bày (bìa hai lớp) in tại thành phố Ðà Lạt. Chân dung và tiểu sử của tác gỉa được in trong tập này. Trước khi vào tập có in 4 câu thơ, có lẽ để thay lời tựa:
" thơ chỉ là sông cho tôi trôi nổi
tôi chỉ là thuyền cho người lênh đênh
vậy người cứ ngồi đây qua sông rộng
vậy em cứ ngồi đây qua hồn tôi "
Thơ Luân Hoán ở tập này nhẹ nhàng và cái buồn u uất, bất mãn của thời cuộc đã vơi đi rất nhiều. Không khí tin yêu cuộc đời sống bàng bạc trong thơ. Phải chăng sau khi đã trả xong phần nào cái nợ làm trai, tâm hồn nhà thơ lắng dịu hơn. Hãy nghe anh:
" đố ai biết tôi bây giờ mấy tuổi
đang nghĩ gì và đang ao ước ra sao
đời thân mật rũ rê tôi trở lại
sống bình thường như điệu ca dao "(Khai Bút Ðầu Xuân )
Ðạt được như thế , bởi Luân Hoán đã biết quan niệm " hạnh phúc nào cần tìm ở đâu xa" khi chung quanh "chim hót quanh vườn cây nẩy lộc", "vịt đầy ao gà đầy vườn chuối chín" và "chó băng rào nhảy cởn gọi nhau vang"...Nhà thơ tưởng tượng :
"sẽ đứng cười trong sân đất sét khô
hút với người láng giềng điếu thuốc rê Cẩm Lệ
bàn chuyện làm ăn
hân hoan như trái tim đều nhịp "
Cùng lúc với những "con cá diếc cá rô...những con nòng nọc...mừng thấy đời hồi sinh"
Luân Hoán hứa :
" sẽ làm biết bao nhiêu chuyện khác
như cưới vợnhư sinh con
như làm thơ
như vỡ đất..."
(Trên Nóc Tình Tôi)
Một cuộc sống mới được trang trọng đón nhận, bởi vì " ta ví như triệu nụ hoa, trong bình trời đầy nước, hương chở hồn thi ca, nở đầy lòng thảo mộc (Ví Như). Thi sĩ đã ví cuộc sống mỗi một con người như hoa lá, thản nhiên tiếp rước cuộc đời một cách âm thầm nhưng tha thiết. Sông núi không quên kẻ có lòng, kẻ có lòng không quên nhen ngọn lửa tin yêu đời trong trái tim:
..." sông núi nào quên kẻ thiết tha
bạn hỡi hãy nghe hoa lá nở
âm thầm như một một chúng ta
vẫn nhen trong trái tim chút lửa
soi ấm muôn đường ta sẽ qua ..."(Dừng Dưới Chân Ðèo Bình Ðê)
Bao nhiêu tăm tối, hờn giận trong cõi phù sinh được xóa bỏ, để đón nhau về, để đãi nhau từng hạt cơm, đã được chắt chiu thổi yêu dấu vào. Cảm động biết bao nhiêu khi đọc bài Khói Cơm Chiều:
" bếp đã nhúm gạo đã vo sạch sẽ
tôi dặn lòng thổi yêu dấu vào cơm
tay từng ngón chắt chiu từng ngọn củi
lửa chiều vui tôi đốt cả căm hờn"
.....
"cha có mỏi gót trời con xin cõng
anh rã rời tay xách em xin mang
hãy vội vã trên lối về trải lụa
trên lòng người chờ đợi những hân hoan "
thật tội nghiệp cho một niềm tin dễ thương :
" chắc phải có người về đây so đũa
trên mâm đồng san sẻ nỗi tình xưa..."
tin bởi vì "triệu hạt sầu tôi đã chín như cơm " và cái hình ảnh "giậu trưa hồng phà khói
thuốc lên hoa" sao mà thân thương gần gũi quá.
Trái tim nhà thơ quả thật huyền diệu : " không yêu thương nhưng bỗng nhớ nhung" huống chi "tôi không có lịch sử, tôi chỉ có tình sử, cả đời tôi đã sống, và sẽ sống, bằng chừng đó..." để mà " vẽ em lên thơ, lên cuộc đời" mặc dù "đời đã trách tôi dật dờ, lẩn thẩn, đời đã khinh tôi lãng mạn điên khùng, tôi muốn nói với em về chuyện người mê gái, mê tình yêu, thơ thẩn viết thơ tình (Thiệp Hồng). Trong trái tim thi sĩ, trong "Cái vạt đất đầy phân tình và nước mắt" đó em cũng trở thành, một "chất liệu" cho thi ca. Biết thế, nhưng rồi thế nào em cũng đến:
" và như thế chắc là em sẽ đến
sẽ vào thăm cho biết trái tim tôi
không có lửa làm sao có khói
không yêu thương làm sao được thất tình
rượu đã rót em hãy say một bận
trong cõi sầu tôi sẽ ẵm em đi "
Thất tình có phải là một cái gì cao qúi, xinh xắn nhất của một đời làm người ? Một thành công rực rỡ của người biết yêu ? Thất tình như luôn luôn tạo thêm cái bề thế, cái cốt cách của một tâm hồn lãng mạn ? không thế, tại sao thi sĩ của chúng ta phải tập làm gã thất tình?
Và các thi nhân ngày xưa cũng đều khoe cái khổ đau vì tình của mình. Coi đó như một vinh dự lớn lao của một thời đẹp nhất đời người. Luân Hoán không phải chỉ có "một thời để yêu, một thời để thất tình" mà:
" xin em hãy nhớ cho rằng
tôi già đời vẫn gió trăng tuyệt vời "
dẫu phải:
" trắng đêm ta ngồi uống rượu
một mình một chén đăm đăm
trời cao mấy vì sao rụng
buồn chưa đủ lót chỗ nằm "
Không buồn không ngủ, ngồi vớ vẩn "chờ Một Người Yêu Xứ Bắc", ngồi năn nỉ:
"Xin Huế Một Người Tình " hoặc vẽ cho người em Hội An một nụ hoa. Lãng mạn và thơ như thế thật là đẹp. Trước khi đặt ly Rượu Hồng xuống bàn, chúng ta hãy uống đến giọt cuối cùng:
..."thôi nhé cũng đành yên phận vậy
nằm buồn vơ vẩn viết thơ chơi
tình dài giấy đắt in chi thấu
viết để mà chơi viết đốt chơi
mai sau ta trở thành thi bá
dẫu chết hậu sinh cũng bắt ngồi
nhớ để cho ta vuông chiếu rộng
ta mời bè bạn của ta luôn"
thật hào sảng đầy thi vị.
Ngoài 5 thi phẩm kể trên. Trong khoảng 11 năm, Luân Hoán đã cho ấn hành chung với các bạn thơ của anh những thi phẩm sau (tóm lược):
- Thơ Tình (in chung cùng Khắc Minh, thơ xuất bản 1969)
- Ca Dao Tình Têu, Chân Mây Ðiệp Khúc ((in chung cùng Khắc Minh)
- Nhịp Buồn 6/8 (in cùng Lê Vĩnh Thọ)
- Lục Bát Ca ( lục bát của Luân Hoán và Lê Vĩnh Tho, Vĩnh Ðiện phổ nhạc)
- Nén Hương Cho Bàn Chân Trái (tập họp nhiều bài viết của luân hoán và các bạn văn).
Từ lâu Luân Hoán đã được nhìn nhận là một nhà thơ. Bút pháp của anh vững vàng, nhuần nhuyễn. Thong dong , xuôi suốt ở thế 7, 8 chữ. Mềm mại , nhẹ nhàng ở thể lục bát. Cô đọng, tự nhiên ở 5 chữ. Thơ của anh dồi dào hình ảnh, màu sắc với giọng giản dị đôn hậu, hay đưa tục ngữ vào thơ, đánh thức được xúc cảm của người đọc. Kêu gọi sự tham dự của người thưởng thức đến từng dòng, từng chữ...Tóm lại Luân Hoán là nhà thơ của cảm xúc. Và anh đã thành công trên đường đi của anh.
Thái Tú Hạp
Hơi Thở Việt Nam,
Chứng Nhân Của Cơn Hồng Thủy
Nguyễn Mạnh Trinh
Thơ là tiếng nói tinh khôi đãi lọc của nhân loại, một ngôn ngữ cơ động xao xuyến nhất của nội tâm con người. Từ tâm thức vùng vỡ vì nghịch cảnh lịch sử, từ tình cảm đời sống mãi dồn nén trói buộc ở Việt Nam, thơ được tôi luyện và tham dự vào đời sống văn chương. Thi sĩ có trái tim dễ rung động, dễ " khóc cười theo vận nước nổi trôi" cho nên những vần điệu chỉ là ngôn ngữ nói lên hình ảnh và biểu tượng của một thời tan vỡ và đau xót.
Ðối với thi sĩ, biểu tượng là cái áo khoác lên ý tưởng muốn diễn tả. Và dĩ nhiên cái áo khoác đó có những màu sắc khác nhau, loè loẹt rực rỡ hay đơn giản chất phác. Có người quan niệm vũ trụ của thi sĩ là vũ trụ của phóng thể, một bầu trời của riêng hắn mà trong đó hắn ngự trị, là Chúa Tể, là Thượng Ðế. Hắn sáng tạo tất cả với ý hướng biểu hiện những ước mơ chưa thực hiện. Nhưng ngược lại ở trường hợp khác, đời sống có thực đã hiện diện trong tác phẩm. Thi sĩ khai quật những chiếc quặng sự thực của đời sống, lấy trên điểm tụ những góc cạnh bắt gặp trong giây phút của đời người và như thế cũng đầy đủ để tạo ra những hình ảnh cần thiết diễn tả những biểu tượng muốn nhắc đến. Ðời sống Việt Nam có quá nhiều chi tiết độc đáo, ở thân phận dãy đầy khổ ải truân chuyên, ở cơm áo đã đưa con người trở về thời kỳ ăn lông ở lổ.
Phẩn nộ đắng cay là một thứ gia vị của đời sống đã có và hiện diện dãy đầy nhiều khi đã thành bình thường, có lúc nhàm chán. Ngôn ngữ đã thừa cho việc diễn tả bởi ai cũng thấy và ai cũng nói. Ở Việt Nam, chuyện đi tù là chuyện bình thường, còn chuyện yên ổn mới là việc lạ. Ðau thương ở khắp nơi, ai cũng có, và ai cũng cảm, văn chương truyền khẩu đã thành những mũi tên bắn mạnh vào thành trì bạo quyền. Ở thơ Luân Hoán, từ đắng cay có thực, từ phẩn nộ thường xuyên dồn nén, bi phẩn kéo dài suốt đời sống văn chương một thứ rượu cất qúy giá hảo hạng.
Hơi Thở Việt Nam, 39 bài thơ như những bản cáo trạng của một nhà thơ chứng nhân ghi chép lại tình trạng một xã hội đang chìm trong cơn hồng thủy. Tan nát hoàn toàn và nghịch vỡ toàn diện. Trên dòng chữ , thấp thoáng những giọt máu và mồ hôi. Ở vần điệu đâu đó xuất hiện những tiếng thở dài bất tận, những hụt hẩng hun hút trầm buồn. Thế kỷ hôm nay đã thật nhiều bi kịch, hàng triệu diễn viên trong vai trò bất đắc dĩ đã đóng trong tuồng tận thế. Luân Hoán đã sống ở đó và trong giây tơ của rung động, anh đã nói bằng ngôn ngữ bình thường của mình như một chứng nhân, anh không thêm bớt, không cường điệu. Và như thế, đâu đó trong đời sống chúng ta có lúc những hình ảnh, những biểu hiện của thơ Luân Hoán bỗng gần gũi lạ thường, như một đồ vật còn đang trong bàn tay nắm dù đó chỉ là những ý nghĩ, những tư duy không rõ ràng hiện thực.
Ðối với tôi, Luân Hoán không phải là một nhà thơ xa lạ. Trong cuộc chiến trước năm 1975, tôi đã được đọc rất nhiều thơ của anh. Trong đó, tôi nhớ thấp thoáng một bài thơ, ghi lại cảnh dừng xe trên đèo Bình Ðê. Bài thơ đó tạo cho tôi một xúc động mà tới bây giờ tôi còn mường tượng và cảm thấy. Ðiệu thơ trầm buồn, nhưng đầy hào sãng, ngôn ngữ của chiến sĩ được tận dụng để thành cây cầu bắt qua giòng sông cảm xúc.
Với một đời sống sôi động, rất gần tử sinh, những người lính có một lăng kính thật tốt, để ghi lại những nét chấm phá trên bức tranh vĩ đại của quê hương. Họ đã tạo thành những bài thơ xuất thần, ghi lại một thời điểm tai ương của lịch sử, với đầy dãy thống khổ và của uất nghẹn , máu xương tan tành đổ vỡ. Những Tô Thùy Yên, Nguyễn Bắc Sơn, Luân Hoán, Vũ Hữu Ðịnh...đã khắc đậm nét văn chương lên thời thế và những dòng thơ đã chạy như nhịp máu trong tim.
Tôi vẫn nghĩ rằng công việc chú giải thơ là một thất bại ngay từ khởi điểm và bao hàm một ngụy tín, một thái độ hàm hồ. Bởi thơ hàm chứa nhiều nhất, đồng thời thơ lại là mê hồn trận, nơi ta dễ dàng lạc lối nhất. Thành ra công việc kiếm tìm những đoạn thơ tiêu biểu của Luân Hoán để giới thiệu với độc gỉa là một công việc khó khăn. Trong tập thơ có quá nhiều đặc sắc, phải để ý, phải rung cảm. Bằng một thứ ngôn ngữ thường dùng hàng ngày, với những đề tài linh động, thấm nhuần một sự tích sống thật. Cảm xúc đã trùng trùng kéo tới, những đoạn phim tiếp nối của xã hội tan rã đến tận cùng, đã hiện ra thật hấp dẫn và thôi thúc, mời gọi sự chú tâm để ý. Rất nhiều đắng cay, rất nhiều chua xót, những giọt lệ vẫn chưa chảy được, nó len lén lên bờ mi, nó cắn răng trong chịu đựng bất hạnh, nhưng sao đôi mắt vẫn rực sáng, dù hằn vết, nhiều dấu tích: gảy, đổ, vỡ, tang thương Có cuộc đời nào tàn nhẫn hơn đã xảy ra ở Việt Nam. Ông thầy giáo bỏ nghề dạy học trò, trở về trường cũ bán bánh kẹo cho những học trò nhỏ của mình, để làm kế mưu sinh. Mời bạn đọc xem bài thơ : "Trước Cổng Trường Hồng Ðức" (trang 53, 54 và 55). Hình như nụ cười chua chát đã có. Hình như một bi thảm kịch của giọt lệ đã rớt cho cả ông thầy và đám học trò nhỏ bé ngây thơ nhưng bất hạnh. Chúng ta hoang mang giữa cái cười và cái khóc, khóc ngập ngừng, nhưng cười nửa miệng:
" còn thầy đây như các em đã thấy
thân xác này và những bánh bột khoai
cái kính trắng chút hương thừa trí thức
râu tóc dài như bóng tối tương lai
ngày mấy bận thầy lang thang trước cổng
bán bánh xoài bánh ít ngọt quê hương
lòng vẫn tưởng đang đứng trên bục giảng
tim vẫn nghe từng hơi thở sân trường.."Những người đã sống với cộng sản sau ngày mất nước, chắc không lạ với những đổi đời này, nhưng những người chưa từng sống chung với qủy dữ, chắc sẽ nghi ngờ cho là người thơ bịa đặt và cường điệu sự thật. Bởi nó là điều thật phi lý đã xảy ra. Không phải là tình cờ, mà do cố ý chủ trương, chính sách của những kẻ cầm quyền. Tri, phú, địa, hào đào tận gốc, bốc tận rễ. Anh thầy giáo ốm yếu, chỉ có trái tim nhỏ bé và viên phấn trắng bảng đen vũ trang, bỗng trở thành mục tiêu diệt trừ của chế độ. Như thế được bán bánh qua ngày, cũng đã là một may mắn lắm rồi.
Dù khổ cực, nhưng người thầy giáo vẫn yêu nghề, vẫn nghĩ đến đứa học trò tội nghiệp Buồn man mác của thầy lẫn trò, những đổi đời quá sâu, quá đau, làm thành vết thương nhức nhối. Cáo trạng đã được viết, dù chỉ vỏn vẹn vài câu thơ. Sự thực được nhìn ngắm rồi trở thành những lát dao phóng về phía những tên cộng sản. Dù thế nào, ông thầy vẫn nghĩ lạc quan :
" Mua đi chứ thầy không hề xấu hổ
ái ngại chi chút tình nghĩa thầy trò
thầy không bán cho các em cay đắng
nhưng tặng thêm vài hơi thở tự do "
Nhiều khi hình ảnh không còn là thực tại. Nó bao hàm một ý hướng và thể hiện một dự phóng. Ý tưởng biểu hiện trong hình ảnh, thật rõ nét nhưng khoác áo ngoài bình dị.
Màu đỏ, dù chỉ là màu sắc của trái cà chua xinh xinh mọng nước, vẫn là màu của ghê sợ của đè nén. áp bức. Vồng khoai, luống cải dù tươi tốt xanh rờn, nhưng vắng đàn bươm bướm luôn bởi không khí rình rập nghi ngờ. Những bâng quơ như thế ở trường hợp khác có thể trở thành lẩn thẩn, nhưng đối với Việt Nam, không có lời buộc tội nào xác đáng và rõ nét hơn những biểu tượng đó:
" xin báo cùng anh cây cà chua nhỏ
cũng đậu được vài trái đỏ xinh xinh
(màu đỏ đẹp ơi vì sao ta sợ
có lúc nhìn em ta chợt giật mình)
xin báo cùng anh vồng khoai luống cải
nhờ bón phân người lá cũng rất xanh
anh nhìn thấy không con bươm bướm trắng
lãng mạn nghi ngờ rình rập bay quanh
xin báo cùng anh sáng nay đầu ngõ
có con cu cườm đậu tuốt ngọn tre
nó đứng rỉa lông mà không buồn gáy
có phải nó còn sợ ná ai đe ?
Ở Luân Hoán, không thể tách rời con người với tác phẩm. Những bài thơ vẽ rõ một đời sống. Thiếu thốn nghèo nàn, những của cải vật chất tầm thường lúc nào cũng ám ảnh dù cả trong những vần thơ. Chiếc xe đạp, một tài sản trong thời cộng sản được nhắc đến nhiều lần. Chúng ta xem:
" rô líp xe em răng mòn có lẽ
em đạp khoan thai nhưng trật sên hoài..."
hoặc:
"còi lại rít tứ tung trên đường phố
xe tôi về run cầm cập trật sên"
hay:
..."Mời anh qua Mỹ Thị
mời chị lên Hòa Cường
xe tôi vừa thay lốp
đảm bảo đi đường trường "
Một xã hội nghèo nàn đến thãm bại. Chiếc xe lúc nào cũng tật bệnh đã được để ý để khoác lên đó một biểu tượng của đời sống hư hao, của những lo lắng nhỏ nhoi, nhưng lại thành quan trọng trong cuộc sống.
Nhưng thế nào,người thơ vẫn vượt lên cao qua khỏi những tầm thường nghịch cảnh. Tôi vừa bắt gặp những vần lục bát hào sảng:
" Núi rừng xanh thật là xanh
đốn cây mà ngắm loanh quanh đất trời
giây nào trói được óc tôi
cùm nào xích được hồn rời trại giam ? "
Thơ Luân Hoán gần gụi với đời sống. Ðề tài không cao xa, nó đứng gần thực tại một với tay. Tất cả có mặt trong dòng sống chất nghèo đói, thiếu thốn, bất công dãy đầy, nhưng tràn đầy mơ ước. Trong tiếng than van vẫn ẩn chứa cao ngạo. Trong cam chịu vẫn cố ý vượt lên. Con người Việt Nam, nhất là con người miền Trung, sống ở đất khô cằn, "cày lên sỏi đá" có một sức chịu đựng bền bỉ, phi thường. Dày vò trù ẻo của bạo quyền như một nén để chờ ngày bùng nổ. Cáo trạng đã được viết như một bài thơ khắc trên đá. Sắt thép hứa hẹn một ngày phục hận. Hơi Thở Việt Nam, Thơ của một chiến sĩ, viết bằng tâm cảm rung động bén nhạy của thi sĩ. có lúc trở thành thôi thúc lên đường. Bỗng lúc nó trở thành những lời lẫm liệt buộc tội. Nhưng dù thế nào, chất đôn hậu nhân bản vẫn tràn đầy.
Cáo trạng mọi người lưu vong đều biết nhưng phải nói ra. Luân Hoán mới rời quê hương hơm một năm, đã thở chung với quê hương một nhịp tim trầm thống nghẹn ngào. Nếu quan niệm văn chương là những ngọn giáo phóng mạnh về phía bạo quyền, thì thơ Luân Hoán là những mũi tên lao vào tấn kích. Cáo trạng của một chiến sĩ đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến không là trò chơi. Không phải là tiếng hô hào xuông của những người mập mờ chơi trò gá bạc. Tiếng thơ phải có tiếng sắt thép lên đường. Chất xúc tác của hờn căm bùng vỡ đã có trong tơ. Ba mươi chín bài thơ với nhiều hình ảnh, cảnh ngộ, tôi trở về Việt Nam với một chuyến viễn du trong tâm tưởng. Và người thơ Luân Hoán chắc đã có sẵn sàng chất liệu để tiếp tục nói cho Việt Nam mai sau...
Ðối với thi sĩ, biểu tượng là cái áo khoác lên ý tưởng muốn diễn tả. Và dĩ nhiên cái áo khoác đó có những màu sắc khác nhau, loè loẹt rực rỡ hay đơn giản chất phác. Có người quan niệm vũ trụ của thi sĩ là vũ trụ của phóng thể, một bầu trời của riêng hắn mà trong đó hắn ngự trị, là Chúa Tể, là Thượng Ðế. Hắn sáng tạo tất cả với ý hướng biểu hiện những ước mơ chưa thực hiện. Nhưng ngược lại ở trường hợp khác, đời sống có thực đã hiện diện trong tác phẩm. Thi sĩ khai quật những chiếc quặng sự thực của đời sống, lấy trên điểm tụ những góc cạnh bắt gặp trong giây phút của đời người và như thế cũng đầy đủ để tạo ra những hình ảnh cần thiết diễn tả những biểu tượng muốn nhắc đến. Ðời sống Việt Nam có quá nhiều chi tiết độc đáo, ở thân phận dãy đầy khổ ải truân chuyên, ở cơm áo đã đưa con người trở về thời kỳ ăn lông ở lổ.
Phẩn nộ đắng cay là một thứ gia vị của đời sống đã có và hiện diện dãy đầy nhiều khi đã thành bình thường, có lúc nhàm chán. Ngôn ngữ đã thừa cho việc diễn tả bởi ai cũng thấy và ai cũng nói. Ở Việt Nam, chuyện đi tù là chuyện bình thường, còn chuyện yên ổn mới là việc lạ. Ðau thương ở khắp nơi, ai cũng có, và ai cũng cảm, văn chương truyền khẩu đã thành những mũi tên bắn mạnh vào thành trì bạo quyền. Ở thơ Luân Hoán, từ đắng cay có thực, từ phẩn nộ thường xuyên dồn nén, bi phẩn kéo dài suốt đời sống văn chương một thứ rượu cất qúy giá hảo hạng.
Hơi Thở Việt Nam, 39 bài thơ như những bản cáo trạng của một nhà thơ chứng nhân ghi chép lại tình trạng một xã hội đang chìm trong cơn hồng thủy. Tan nát hoàn toàn và nghịch vỡ toàn diện. Trên dòng chữ , thấp thoáng những giọt máu và mồ hôi. Ở vần điệu đâu đó xuất hiện những tiếng thở dài bất tận, những hụt hẩng hun hút trầm buồn. Thế kỷ hôm nay đã thật nhiều bi kịch, hàng triệu diễn viên trong vai trò bất đắc dĩ đã đóng trong tuồng tận thế. Luân Hoán đã sống ở đó và trong giây tơ của rung động, anh đã nói bằng ngôn ngữ bình thường của mình như một chứng nhân, anh không thêm bớt, không cường điệu. Và như thế, đâu đó trong đời sống chúng ta có lúc những hình ảnh, những biểu hiện của thơ Luân Hoán bỗng gần gũi lạ thường, như một đồ vật còn đang trong bàn tay nắm dù đó chỉ là những ý nghĩ, những tư duy không rõ ràng hiện thực.
Ðối với tôi, Luân Hoán không phải là một nhà thơ xa lạ. Trong cuộc chiến trước năm 1975, tôi đã được đọc rất nhiều thơ của anh. Trong đó, tôi nhớ thấp thoáng một bài thơ, ghi lại cảnh dừng xe trên đèo Bình Ðê. Bài thơ đó tạo cho tôi một xúc động mà tới bây giờ tôi còn mường tượng và cảm thấy. Ðiệu thơ trầm buồn, nhưng đầy hào sãng, ngôn ngữ của chiến sĩ được tận dụng để thành cây cầu bắt qua giòng sông cảm xúc.
Với một đời sống sôi động, rất gần tử sinh, những người lính có một lăng kính thật tốt, để ghi lại những nét chấm phá trên bức tranh vĩ đại của quê hương. Họ đã tạo thành những bài thơ xuất thần, ghi lại một thời điểm tai ương của lịch sử, với đầy dãy thống khổ và của uất nghẹn , máu xương tan tành đổ vỡ. Những Tô Thùy Yên, Nguyễn Bắc Sơn, Luân Hoán, Vũ Hữu Ðịnh...đã khắc đậm nét văn chương lên thời thế và những dòng thơ đã chạy như nhịp máu trong tim.
Tôi vẫn nghĩ rằng công việc chú giải thơ là một thất bại ngay từ khởi điểm và bao hàm một ngụy tín, một thái độ hàm hồ. Bởi thơ hàm chứa nhiều nhất, đồng thời thơ lại là mê hồn trận, nơi ta dễ dàng lạc lối nhất. Thành ra công việc kiếm tìm những đoạn thơ tiêu biểu của Luân Hoán để giới thiệu với độc gỉa là một công việc khó khăn. Trong tập thơ có quá nhiều đặc sắc, phải để ý, phải rung cảm. Bằng một thứ ngôn ngữ thường dùng hàng ngày, với những đề tài linh động, thấm nhuần một sự tích sống thật. Cảm xúc đã trùng trùng kéo tới, những đoạn phim tiếp nối của xã hội tan rã đến tận cùng, đã hiện ra thật hấp dẫn và thôi thúc, mời gọi sự chú tâm để ý. Rất nhiều đắng cay, rất nhiều chua xót, những giọt lệ vẫn chưa chảy được, nó len lén lên bờ mi, nó cắn răng trong chịu đựng bất hạnh, nhưng sao đôi mắt vẫn rực sáng, dù hằn vết, nhiều dấu tích: gảy, đổ, vỡ, tang thương Có cuộc đời nào tàn nhẫn hơn đã xảy ra ở Việt Nam. Ông thầy giáo bỏ nghề dạy học trò, trở về trường cũ bán bánh kẹo cho những học trò nhỏ của mình, để làm kế mưu sinh. Mời bạn đọc xem bài thơ : "Trước Cổng Trường Hồng Ðức" (trang 53, 54 và 55). Hình như nụ cười chua chát đã có. Hình như một bi thảm kịch của giọt lệ đã rớt cho cả ông thầy và đám học trò nhỏ bé ngây thơ nhưng bất hạnh. Chúng ta hoang mang giữa cái cười và cái khóc, khóc ngập ngừng, nhưng cười nửa miệng:
" còn thầy đây như các em đã thấy
thân xác này và những bánh bột khoai
cái kính trắng chút hương thừa trí thức
râu tóc dài như bóng tối tương lai
ngày mấy bận thầy lang thang trước cổng
bán bánh xoài bánh ít ngọt quê hương
lòng vẫn tưởng đang đứng trên bục giảng
tim vẫn nghe từng hơi thở sân trường.."Những người đã sống với cộng sản sau ngày mất nước, chắc không lạ với những đổi đời này, nhưng những người chưa từng sống chung với qủy dữ, chắc sẽ nghi ngờ cho là người thơ bịa đặt và cường điệu sự thật. Bởi nó là điều thật phi lý đã xảy ra. Không phải là tình cờ, mà do cố ý chủ trương, chính sách của những kẻ cầm quyền. Tri, phú, địa, hào đào tận gốc, bốc tận rễ. Anh thầy giáo ốm yếu, chỉ có trái tim nhỏ bé và viên phấn trắng bảng đen vũ trang, bỗng trở thành mục tiêu diệt trừ của chế độ. Như thế được bán bánh qua ngày, cũng đã là một may mắn lắm rồi.
Dù khổ cực, nhưng người thầy giáo vẫn yêu nghề, vẫn nghĩ đến đứa học trò tội nghiệp Buồn man mác của thầy lẫn trò, những đổi đời quá sâu, quá đau, làm thành vết thương nhức nhối. Cáo trạng đã được viết, dù chỉ vỏn vẹn vài câu thơ. Sự thực được nhìn ngắm rồi trở thành những lát dao phóng về phía những tên cộng sản. Dù thế nào, ông thầy vẫn nghĩ lạc quan :
" Mua đi chứ thầy không hề xấu hổ
ái ngại chi chút tình nghĩa thầy trò
thầy không bán cho các em cay đắng
nhưng tặng thêm vài hơi thở tự do "
Nhiều khi hình ảnh không còn là thực tại. Nó bao hàm một ý hướng và thể hiện một dự phóng. Ý tưởng biểu hiện trong hình ảnh, thật rõ nét nhưng khoác áo ngoài bình dị.
Màu đỏ, dù chỉ là màu sắc của trái cà chua xinh xinh mọng nước, vẫn là màu của ghê sợ của đè nén. áp bức. Vồng khoai, luống cải dù tươi tốt xanh rờn, nhưng vắng đàn bươm bướm luôn bởi không khí rình rập nghi ngờ. Những bâng quơ như thế ở trường hợp khác có thể trở thành lẩn thẩn, nhưng đối với Việt Nam, không có lời buộc tội nào xác đáng và rõ nét hơn những biểu tượng đó:
" xin báo cùng anh cây cà chua nhỏ
cũng đậu được vài trái đỏ xinh xinh
(màu đỏ đẹp ơi vì sao ta sợ
có lúc nhìn em ta chợt giật mình)
xin báo cùng anh vồng khoai luống cải
nhờ bón phân người lá cũng rất xanh
anh nhìn thấy không con bươm bướm trắng
lãng mạn nghi ngờ rình rập bay quanh
xin báo cùng anh sáng nay đầu ngõ
có con cu cườm đậu tuốt ngọn tre
nó đứng rỉa lông mà không buồn gáy
có phải nó còn sợ ná ai đe ?
Ở Luân Hoán, không thể tách rời con người với tác phẩm. Những bài thơ vẽ rõ một đời sống. Thiếu thốn nghèo nàn, những của cải vật chất tầm thường lúc nào cũng ám ảnh dù cả trong những vần thơ. Chiếc xe đạp, một tài sản trong thời cộng sản được nhắc đến nhiều lần. Chúng ta xem:
" rô líp xe em răng mòn có lẽ
em đạp khoan thai nhưng trật sên hoài..."
hoặc:
"còi lại rít tứ tung trên đường phố
xe tôi về run cầm cập trật sên"
hay:
..."Mời anh qua Mỹ Thị
mời chị lên Hòa Cường
xe tôi vừa thay lốp
đảm bảo đi đường trường "
Một xã hội nghèo nàn đến thãm bại. Chiếc xe lúc nào cũng tật bệnh đã được để ý để khoác lên đó một biểu tượng của đời sống hư hao, của những lo lắng nhỏ nhoi, nhưng lại thành quan trọng trong cuộc sống.
Nhưng thế nào,người thơ vẫn vượt lên cao qua khỏi những tầm thường nghịch cảnh. Tôi vừa bắt gặp những vần lục bát hào sảng:
" Núi rừng xanh thật là xanh
đốn cây mà ngắm loanh quanh đất trời
giây nào trói được óc tôi
cùm nào xích được hồn rời trại giam ? "
Thơ Luân Hoán gần gụi với đời sống. Ðề tài không cao xa, nó đứng gần thực tại một với tay. Tất cả có mặt trong dòng sống chất nghèo đói, thiếu thốn, bất công dãy đầy, nhưng tràn đầy mơ ước. Trong tiếng than van vẫn ẩn chứa cao ngạo. Trong cam chịu vẫn cố ý vượt lên. Con người Việt Nam, nhất là con người miền Trung, sống ở đất khô cằn, "cày lên sỏi đá" có một sức chịu đựng bền bỉ, phi thường. Dày vò trù ẻo của bạo quyền như một nén để chờ ngày bùng nổ. Cáo trạng đã được viết như một bài thơ khắc trên đá. Sắt thép hứa hẹn một ngày phục hận. Hơi Thở Việt Nam, Thơ của một chiến sĩ, viết bằng tâm cảm rung động bén nhạy của thi sĩ. có lúc trở thành thôi thúc lên đường. Bỗng lúc nó trở thành những lời lẫm liệt buộc tội. Nhưng dù thế nào, chất đôn hậu nhân bản vẫn tràn đầy.
Cáo trạng mọi người lưu vong đều biết nhưng phải nói ra. Luân Hoán mới rời quê hương hơm một năm, đã thở chung với quê hương một nhịp tim trầm thống nghẹn ngào. Nếu quan niệm văn chương là những ngọn giáo phóng mạnh về phía bạo quyền, thì thơ Luân Hoán là những mũi tên lao vào tấn kích. Cáo trạng của một chiến sĩ đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến không là trò chơi. Không phải là tiếng hô hào xuông của những người mập mờ chơi trò gá bạc. Tiếng thơ phải có tiếng sắt thép lên đường. Chất xúc tác của hờn căm bùng vỡ đã có trong tơ. Ba mươi chín bài thơ với nhiều hình ảnh, cảnh ngộ, tôi trở về Việt Nam với một chuyến viễn du trong tâm tưởng. Và người thơ Luân Hoán chắc đã có sẵn sàng chất liệu để tiếp tục nói cho Việt Nam mai sau...
Nguyễn Mạnh Trinh
27-8-1986
27-8-1986
Theo Chân
Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ
Lòng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài
Lòng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài
Nguyễn Mạnh Trinh
Ðã hơn mười năm nay rời xa quê hương , thế mà bây giờ tôi vẫn nhớ như in những ngày xưa cũ. Những buổi sáng phố xá xôn xao tiếng guốc với tóc thề xỏa vai và đôi má đỏ hồng. Những buổi trưa giọt nắng lung linh trên tảng lá me và buổi chiều mưa bay bùi ngùi phơi phới. Những ấn tượng ấy càng ngày càng đậm nét trong tâm hồn tôi như những sợi đàn căng, chỉ cần đụng đến, là tạo thành những rung động, làm bàng hoàng cả óc não. Ðọc tập thơ Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ, Lòng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài, tâm tư vang lên biết bao nhiêu âm thanh cọng hưởng và hình như ở một thoáng liên tưởng nào, đã chia xẻ được với thi sĩ Luân Hoán, những tấm lòng chất ngất gửi về quê hương.
Những nơi chốn,những không gian, thời gian như những cuốn phum của dĩ vãng dần dần trở lại. Tôi thấy mình trở về với những ngày tháng ở quê hương, lúc mơ mộng với ước mơ tuổi trẻ, hay lang thang phiêu bồng theo cuộc chiến. Thơ, như một bàn tay vẫy gọi như lôi kéo tìm về. Những bài năm chữ, bảy chữ, lục bát, như đẫm mùi hương của một thuở nào, lẫn lộn giữa mùi bụi rác, cọng cỏ, nhưng gây được xôn xao lắng đọng biết biết bao.
Thơ "Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ..." của Luân Hoán, gồm 53 bài thơ mà tác gỉa đã gửi lòng mình đi theo từng địa danh đất nước. Với cảnh với người, thơ sinh động một đời sống riêng, ướp nồng nàn bằng những ngôn ngữ của kỷ niệm, của những tháng ngày rất xa, nhưng bao giờ cũng thân gần, như đời sống của hiển hiện da thịt trong tiềm thức.
Ðà Nẵng , nơi chôn nhau cắt rún của thi sĩ, với những địa danh đáng yêu biết bao và cũng chân chất mộc mạc biết bao: Cầu Ðỏ, Chùa Bà Quảng, Giếng Bộng, Chợ Mới, Ga Lớn, Xóm Chuối...và những nhân vật lãng mạn văn chương của nhan sắc một thời nổi danh đất Quảng : Qúi Phẩm, Như Thoa, Phước Khánh, Bích Quân...hay những khuôn mặt bạn bè : Tường Linh, Phạm Thế Mỹ, Lê Vĩnh Thọ...thơ Luân Hoán tha thiết tâm sự gửi về, của người đang lầm lũi trong mưa tuyết, mà nhớ đến ray rức ánh nắng quê hương Những nỗi buồn ấy, hình như không phai nỗi niềm tuyệt vọng, mà còn le lói hy vọng như thông điệp, trao gởi đàn con, để chờ mong một ngày về giữa đất trời tươi sáng của quê hương, những ngày không còn chế độ bạo ngược "hà chánh như mảnh hổ"
" Hỡi những cành me cành phượng vĩ
hỡi con kiến lửa lạc bâng quơ
hỡi con chim sẻ trên vồng ngói
tôi tưởng tôi về, đâu biết mơ !
trông ra cửa kính trời mưa tuyết
ngó lại đời mình ngồi bó ta
quê hương nhắm mắt như sờ được
sao vẫn buồn xo đến thế này
Những nơi chốn,những không gian, thời gian như những cuốn phum của dĩ vãng dần dần trở lại. Tôi thấy mình trở về với những ngày tháng ở quê hương, lúc mơ mộng với ước mơ tuổi trẻ, hay lang thang phiêu bồng theo cuộc chiến. Thơ, như một bàn tay vẫy gọi như lôi kéo tìm về. Những bài năm chữ, bảy chữ, lục bát, như đẫm mùi hương của một thuở nào, lẫn lộn giữa mùi bụi rác, cọng cỏ, nhưng gây được xôn xao lắng đọng biết biết bao.
Thơ "Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ..." của Luân Hoán, gồm 53 bài thơ mà tác gỉa đã gửi lòng mình đi theo từng địa danh đất nước. Với cảnh với người, thơ sinh động một đời sống riêng, ướp nồng nàn bằng những ngôn ngữ của kỷ niệm, của những tháng ngày rất xa, nhưng bao giờ cũng thân gần, như đời sống của hiển hiện da thịt trong tiềm thức.
Ðà Nẵng , nơi chôn nhau cắt rún của thi sĩ, với những địa danh đáng yêu biết bao và cũng chân chất mộc mạc biết bao: Cầu Ðỏ, Chùa Bà Quảng, Giếng Bộng, Chợ Mới, Ga Lớn, Xóm Chuối...và những nhân vật lãng mạn văn chương của nhan sắc một thời nổi danh đất Quảng : Qúi Phẩm, Như Thoa, Phước Khánh, Bích Quân...hay những khuôn mặt bạn bè : Tường Linh, Phạm Thế Mỹ, Lê Vĩnh Thọ...thơ Luân Hoán tha thiết tâm sự gửi về, của người đang lầm lũi trong mưa tuyết, mà nhớ đến ray rức ánh nắng quê hương Những nỗi buồn ấy, hình như không phai nỗi niềm tuyệt vọng, mà còn le lói hy vọng như thông điệp, trao gởi đàn con, để chờ mong một ngày về giữa đất trời tươi sáng của quê hương, những ngày không còn chế độ bạo ngược "hà chánh như mảnh hổ"
" Hỡi những cành me cành phượng vĩ
hỡi con kiến lửa lạc bâng quơ
hỡi con chim sẻ trên vồng ngói
tôi tưởng tôi về, đâu biết mơ !
trông ra cửa kính trời mưa tuyết
ngó lại đời mình ngồi bó ta
quê hương nhắm mắt như sờ được
sao vẫn buồn xo đến thế này
bạn nói giùm đi còn hy vọng
hay là toàn ảo tưởng khơi khơi
bàn tay lâu quá không cầm súng
ngón bóp cò như cứng lại rồi
tôi đã hết thời ? vâng, đúng vậy
nhưng tôi còn có một bầy con
xin chuyền giọt lửa qua tim chúng
chắc chắn sẽ về với núi sông"
Hội An với Cẩm Phô, Chùa Cầu, Chùa Ông, Cẩm Nam, Cẩm Kim, Cẩm Sa...của những cây vông đồng, của tượng khỉ ngồi bên Chùa Cầu, của tiếng mỏ chùa, của sông nước mênh mang và tiếng ru em buồn. Thơ lục bát về Hội An, của những tấm lòng bi thiết theo cảnh tượng một đời:
...lâu năm trở lại Hội An
chân hôn lòng phố ngổn ngang ổ gà
mắt theo lòng, tột nóc nhà
ngói âm dương nở cỏ hoa ngóng trời
hình như ai mới gọi tôi
cả thành phố biết có người về thăm...
Huế của "Cho ta giữ một chút gì thưa Huế..." Cầu Bạch Hổ, cầu Tràng Tiền, Chợ Ðông Ba, hẻm Cầu Kho, hồ Tịnh Tâm, kiosque Lạc Sơn, quán cơm Âm Phủ...những nơi chốn đã hằn dấu biết bao nhiêu kỷ niệm của một đời người. Ở đó, đậm nét tình yêu. Ở đó, đời sống có vẻ lãng mạn dễ thương, thơ của Huế cũng có vẻ tinh nghịch của nụ cười hóm hỉnh:
" nhíu mày dòm trán đến chân
em ngoay ngoảy háy phủi quần bỏ đi
coi tề, tôi có lỗi chi
lỗi tại hột nút xuân thì sút ra "
hoặc :
"dụi hoài mắt nhận không ra
xanh cây xanh nước xanh tà áo bay
ánh lên trong cõi xanh này
lòng con mắt Huế sắp đầy đọa tôi "
ngủ đò Huế, một đặc sắc của chốn thần kinh mà du khách nơi xa, khi ghé thăm Huế bao giờ cũng nao nức. Luân Hoán đã diễn tả cái nên thơ trong cái tục tằn, do đó chất sống lại đậm đà hơn. Những câu lục bát diễn tả một cảnh đêm mưa trên sông, khiến ta có cảm giác đọc một bài thơ nào đó của cổ thi xa xưa của Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách thuở nào:
" thút tha thút thít mưa hoài
lắc leo đèn úa sông dài bóng tôi
buông màn nghe cái tôi trôi
cùng vuông chiếu ố mồ hôi em nồng
em từ Ðại Lược Kim Long
thả đời theo những nhánh sông qua ngày?
thôi thì nằm với nhau đây
kệ sông nước chảy mưa đầy bóng đêm
bùn rong thở xót xa em
đời bao nhiêu bận lênh đênh thế này ?
thì thôi nằm dỗ nhau say
cần chi nhìn rõ mặt mày hở em ? "
hay là toàn ảo tưởng khơi khơi
bàn tay lâu quá không cầm súng
ngón bóp cò như cứng lại rồi
tôi đã hết thời ? vâng, đúng vậy
nhưng tôi còn có một bầy con
xin chuyền giọt lửa qua tim chúng
chắc chắn sẽ về với núi sông"
Hội An với Cẩm Phô, Chùa Cầu, Chùa Ông, Cẩm Nam, Cẩm Kim, Cẩm Sa...của những cây vông đồng, của tượng khỉ ngồi bên Chùa Cầu, của tiếng mỏ chùa, của sông nước mênh mang và tiếng ru em buồn. Thơ lục bát về Hội An, của những tấm lòng bi thiết theo cảnh tượng một đời:
...lâu năm trở lại Hội An
chân hôn lòng phố ngổn ngang ổ gà
mắt theo lòng, tột nóc nhà
ngói âm dương nở cỏ hoa ngóng trời
hình như ai mới gọi tôi
cả thành phố biết có người về thăm...
Huế của "Cho ta giữ một chút gì thưa Huế..." Cầu Bạch Hổ, cầu Tràng Tiền, Chợ Ðông Ba, hẻm Cầu Kho, hồ Tịnh Tâm, kiosque Lạc Sơn, quán cơm Âm Phủ...những nơi chốn đã hằn dấu biết bao nhiêu kỷ niệm của một đời người. Ở đó, đậm nét tình yêu. Ở đó, đời sống có vẻ lãng mạn dễ thương, thơ của Huế cũng có vẻ tinh nghịch của nụ cười hóm hỉnh:
" nhíu mày dòm trán đến chân
em ngoay ngoảy háy phủi quần bỏ đi
coi tề, tôi có lỗi chi
lỗi tại hột nút xuân thì sút ra "
hoặc :
"dụi hoài mắt nhận không ra
xanh cây xanh nước xanh tà áo bay
ánh lên trong cõi xanh này
lòng con mắt Huế sắp đầy đọa tôi "
ngủ đò Huế, một đặc sắc của chốn thần kinh mà du khách nơi xa, khi ghé thăm Huế bao giờ cũng nao nức. Luân Hoán đã diễn tả cái nên thơ trong cái tục tằn, do đó chất sống lại đậm đà hơn. Những câu lục bát diễn tả một cảnh đêm mưa trên sông, khiến ta có cảm giác đọc một bài thơ nào đó của cổ thi xa xưa của Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách thuở nào:
" thút tha thút thít mưa hoài
lắc leo đèn úa sông dài bóng tôi
buông màn nghe cái tôi trôi
cùng vuông chiếu ố mồ hôi em nồng
em từ Ðại Lược Kim Long
thả đời theo những nhánh sông qua ngày?
thôi thì nằm với nhau đây
kệ sông nước chảy mưa đầy bóng đêm
bùn rong thở xót xa em
đời bao nhiêu bận lênh đênh thế này ?
thì thôi nằm dỗ nhau say
cần chi nhìn rõ mặt mày hở em ? "
*
" Mặt trận Quảng Ngải ngày xưa, bóng ta phơ phất hạt mưa nhạt nhòa" nơi chốn mà thi sĩ đã gửi lại một phần xương thịt của mình cho tổ quốc. Núi Ngang, Trà Khúc, Sơn Tịnh, Ðức Hải, An Mô, Nghĩa Hành, Thu Xà...những chiến trường lửa khói, những đứt ruột quê hương trong ngày tháng miệt mài hành quân:
" hai mươi tháng chạp đi lùng giặc
Mộ Ðức, Nghĩa Hành lội nhởn nhơ
súng lận lưng quần cho có chuyện
mắt đầy cỏ lá hồn đầy thơ
ba ngày thong thả theo mưa gió
lên núi băng rừng hát nghêu ngao
xuân hồng uyển chuyển vươn mình tớilòng chuyển theo rừng lá xôn xao
chiều ngày thứ tư ngồi dựa ngửa
bên con đường sắt ở nghĩa Hưng
trùng trùng lửa đạn từ âm phủ
ta chợt hết hồn chợt nổi xung..."khi người lính bỏ đi xa, rồi nghĩ trở về ngày xưa cũ ấy, lúc máu mình loãng trên đất và để lại một phần xương thịt, thì tiếng kêu thảng thốt vẫn là của cảm xúc của kẻ yêu tổ quốc nồng nàn:
" bây giờ Thi Phổ ơi Thi Phổ
ta đã ngã rồi, ngã quá lâu
trước khi xuất cảnh tìm đất sống
nhìn cõi hận xưa thương lẫn đau
bây giờ Thi Phổ ơi Thi Phổ
mười bốn năm dài biệt cách nhau
máu ta ngấm đất, tan trong đất
nên cảm được rằng em cũng đau "
" hai mươi tháng chạp đi lùng giặc
Mộ Ðức, Nghĩa Hành lội nhởn nhơ
súng lận lưng quần cho có chuyện
mắt đầy cỏ lá hồn đầy thơ
ba ngày thong thả theo mưa gió
lên núi băng rừng hát nghêu ngao
xuân hồng uyển chuyển vươn mình tớilòng chuyển theo rừng lá xôn xao
chiều ngày thứ tư ngồi dựa ngửa
bên con đường sắt ở nghĩa Hưng
trùng trùng lửa đạn từ âm phủ
ta chợt hết hồn chợt nổi xung..."khi người lính bỏ đi xa, rồi nghĩ trở về ngày xưa cũ ấy, lúc máu mình loãng trên đất và để lại một phần xương thịt, thì tiếng kêu thảng thốt vẫn là của cảm xúc của kẻ yêu tổ quốc nồng nàn:
" bây giờ Thi Phổ ơi Thi Phổ
ta đã ngã rồi, ngã quá lâu
trước khi xuất cảnh tìm đất sống
nhìn cõi hận xưa thương lẫn đau
bây giờ Thi Phổ ơi Thi Phổ
mười bốn năm dài biệt cách nhau
máu ta ngấm đất, tan trong đất
nên cảm được rằng em cũng đau "
*
" Sài gòn thủ thỉ gọi ta, nhiều khi ta nhớ xót xa Sài gòn" những kỷ niệm hiện về: ngồi quán, đi phố, gác tối. Trên đường Lý Trần Quán, duyệt binh...những chùm lục bát có tác dụng của ngón tay rung động dây đàn, để vang lên khúc ca hoàn lương réo rắt. và mới xa nhau một bữa, dài như mấy năm:
" khi ta vào tới Lăng Cha Cả
trời tối bụi mưa bén góc chân
mở báo che đầu tìm thuốc lá
nốc cốc cà phê nghẹn mấy lần
phố lạ trông vời những bước mưa
đèn soi mưa rụng mỏng như là
tóc em lưu luyến dài ra mãi
chạm buốt lòng ta tiếng thở ra..."
" khi ta vào tới Lăng Cha Cả
trời tối bụi mưa bén góc chân
mở báo che đầu tìm thuốc lá
nốc cốc cà phê nghẹn mấy lần
phố lạ trông vời những bước mưa
đèn soi mưa rụng mỏng như là
tóc em lưu luyến dài ra mãi
chạm buốt lòng ta tiếng thở ra..."
Luân Hoán đôi lúc cũng tinh ranh qủi quái như lúc "bắt cái nước" ở xóm Hòa Hưng, nghe tiếng pháo ròn rã, tự nhiên bỗng dừng nửa chừng:
"gặp em ở xóm Hòa Hưng
đang "đi" ta bỗng lừng khừng muốn thôi
sợ em lây cái bụi đời ?
đang lên cao độ tuyệt vời bỗng ngưng
thì ra thơ viết dở chừng
trở về phá trận tưng bừng pháo xuân"
Và rồi "ta may mắn được làm thi sĩ, nhờ đã phải lòng gái Bến Tre" Rạch Miễu, Bình Ðại, Giòng Trôm...những Bậu và Qua, những phơi phới xuân tình trải lòng theo những địa danh của một thời kỷ niệm:
" bậu ơi trời dẫu rộng
nhưng đâu bằng nhớ nhung
sông rạch như gân máu
man man nỗi mặn nồng
.....
ngậm nghe trời đất nhớ
cá bống kèn kho tiêu
hồn mênh mang khép mở
mùi ráng nắng lên chiều "
khi thảm thương thân phận, người bại trận, người thi sĩ trở về dùng đoạn tre non làm đòn, gánh hai thúng rách đi bán ve chai kiếm ăn, thì "nhạt nhòa bóng gánh ve chai, nắng Bình Dương úa hai vai đổi đời":
...."tôi đi nhễ nhại mồ hôi chảy
đường nắng khan dần những tiếng rao
Bình Nhâm đẹp quá nhưng buồn quá
chằng chịt rạch sông chảy dạt dào
muốn ngẩng đầu lên ngắm lá xanh
óc đần độn thẹn ngẩng không lên
cúi luồn quanh quẩn trong đường cụt
nghĩa khí lênh đên khóm lục bình
hỡi những linh hồn men gốm thơm
cho ta được phép ghé môi hôn
để nghe đất dưới chân ta thở
lòng Lái Thiêu nuôi vạn tấm lòng..."
Thơ tình tự dân tộc, ca ngợi quê hương ở bất cứ thời kỳ nào trong Văn Học Sử Việt Nam, cũng có phương vị riêng. Trong Văn Học Sử Việt Nam dưới chế độ Cộng sản cũng có, và nhiều nữa là khác, nhưng sao trong cách diễn tả, cũng như nội dung chuyển đạt, đều có một cái gì giống nhau, của sản xuất đồng loạt; từ đất nước, quê hương, thi nhân sống dưới chế độ cộng sản, đều lồng khẩu hiệu như chống Mỹ, như ca tụng lãnh tụ và thỉnh thoảng mới có được vài bài thơ có phong vị như thơ Luân Hoán. Nghĩa là có hồn thật và rung động thật. Luân Hoán khuôn mặt thi ca khá nổi tiếng trong văn học Việt Nam hải ngoại, hầu hết các tạp chí văn chương hải ngoại đều có thơ ông góp mặt. Trong vòng mấy năm qua, ông đã xuất bản 4 tập thơ:
Hơi Thở Việt Nam,
Ðưa Nhau Về Ðến Ðâu,
Ngơ Ngác Cõi Người, và
Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ, Lòng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài.
Ðặt tên tập thơ của mình bằng một câu thơ lục bát không biết có phải đó là một phong cách làm mới, hay là một điều nhấn mạnh về tính chất của ca dao, của những bài thơ mộc mạc, dễ thương như của Nguyễn Bính ngày xưa.
Âm nhạc Việt Nam đã có " Con Ðường Cái Quan", trong đó nhạc sĩ Phạm Duy đã là người lữ hành đi từ Bắc xuống Nam, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, và từng địa danh đã được đánh bằng những nốt nhạc, lời ca âm hưởng ngũ cung độc đáo. Bây giờ với tập thơ này, Luân Hoán đã làm nổi bậc lên lòng yêu quê hương đất nước của mình. Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ để có lục bát, bảy chữ, ngũ ngôn...Luân Hoán.
Và chúng ta, những đọc giả, cũng cảm ơn thi sĩ với những rung động phổ vào vần điệu, vào ngôn ngữ để những câu thơ mộc mạc âm hưởng ca dao này, đi vào lòng người Việt Nam, nhất là những người đang lưu vong, lúc nào cũng như người khó tính:
- "Uống nước mưa ở Mỹ đắng cả mồm" *(1)
"gặp em ở xóm Hòa Hưng
đang "đi" ta bỗng lừng khừng muốn thôi
sợ em lây cái bụi đời ?
đang lên cao độ tuyệt vời bỗng ngưng
thì ra thơ viết dở chừng
trở về phá trận tưng bừng pháo xuân"
Và rồi "ta may mắn được làm thi sĩ, nhờ đã phải lòng gái Bến Tre" Rạch Miễu, Bình Ðại, Giòng Trôm...những Bậu và Qua, những phơi phới xuân tình trải lòng theo những địa danh của một thời kỷ niệm:
" bậu ơi trời dẫu rộng
nhưng đâu bằng nhớ nhung
sông rạch như gân máu
man man nỗi mặn nồng
.....
ngậm nghe trời đất nhớ
cá bống kèn kho tiêu
hồn mênh mang khép mở
mùi ráng nắng lên chiều "
khi thảm thương thân phận, người bại trận, người thi sĩ trở về dùng đoạn tre non làm đòn, gánh hai thúng rách đi bán ve chai kiếm ăn, thì "nhạt nhòa bóng gánh ve chai, nắng Bình Dương úa hai vai đổi đời":
...."tôi đi nhễ nhại mồ hôi chảy
đường nắng khan dần những tiếng rao
Bình Nhâm đẹp quá nhưng buồn quá
chằng chịt rạch sông chảy dạt dào
muốn ngẩng đầu lên ngắm lá xanh
óc đần độn thẹn ngẩng không lên
cúi luồn quanh quẩn trong đường cụt
nghĩa khí lênh đên khóm lục bình
hỡi những linh hồn men gốm thơm
cho ta được phép ghé môi hôn
để nghe đất dưới chân ta thở
lòng Lái Thiêu nuôi vạn tấm lòng..."
Thơ tình tự dân tộc, ca ngợi quê hương ở bất cứ thời kỳ nào trong Văn Học Sử Việt Nam, cũng có phương vị riêng. Trong Văn Học Sử Việt Nam dưới chế độ Cộng sản cũng có, và nhiều nữa là khác, nhưng sao trong cách diễn tả, cũng như nội dung chuyển đạt, đều có một cái gì giống nhau, của sản xuất đồng loạt; từ đất nước, quê hương, thi nhân sống dưới chế độ cộng sản, đều lồng khẩu hiệu như chống Mỹ, như ca tụng lãnh tụ và thỉnh thoảng mới có được vài bài thơ có phong vị như thơ Luân Hoán. Nghĩa là có hồn thật và rung động thật. Luân Hoán khuôn mặt thi ca khá nổi tiếng trong văn học Việt Nam hải ngoại, hầu hết các tạp chí văn chương hải ngoại đều có thơ ông góp mặt. Trong vòng mấy năm qua, ông đã xuất bản 4 tập thơ:
Hơi Thở Việt Nam,
Ðưa Nhau Về Ðến Ðâu,
Ngơ Ngác Cõi Người, và
Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ, Lòng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài.
Ðặt tên tập thơ của mình bằng một câu thơ lục bát không biết có phải đó là một phong cách làm mới, hay là một điều nhấn mạnh về tính chất của ca dao, của những bài thơ mộc mạc, dễ thương như của Nguyễn Bính ngày xưa.
Âm nhạc Việt Nam đã có " Con Ðường Cái Quan", trong đó nhạc sĩ Phạm Duy đã là người lữ hành đi từ Bắc xuống Nam, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, và từng địa danh đã được đánh bằng những nốt nhạc, lời ca âm hưởng ngũ cung độc đáo. Bây giờ với tập thơ này, Luân Hoán đã làm nổi bậc lên lòng yêu quê hương đất nước của mình. Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ để có lục bát, bảy chữ, ngũ ngôn...Luân Hoán.
Và chúng ta, những đọc giả, cũng cảm ơn thi sĩ với những rung động phổ vào vần điệu, vào ngôn ngữ để những câu thơ mộc mạc âm hưởng ca dao này, đi vào lòng người Việt Nam, nhất là những người đang lưu vong, lúc nào cũng như người khó tính:
- "Uống nước mưa ở Mỹ đắng cả mồm" *(1)
Nguyễn Mạnh Trinh
8-1991
*(1): Nguyễn Bá Trạc
Tiếng Chim
Hồ Đình Nghiêm
Một người hiền lành, có khi phá lệ vui đùa cùng bè bạn suốt đêm bên bàn rượu quên giờ giới nghiêm, sáng hôm sau nhận được những lời hỏi thăm e dè của bằng hữu qua điện thoại: Bình an không? Ông còn tỉnh táo để mở cửa vào nhà bằng cách đưa tấm lưng ra trước không? — nhà bả có thói quen dùng chỗi lông gà không? Nè, phố Tàu họ đang "xeo" dầu nóng một tá có chín đồng chín chín, mua về mà tự cứu vết thương...Rất nhiều lời lẽ quan tâm đầy chất ngẳng nghịch. Hỏi thăm bạn mình mà kỳ thực tô đậm nét một bà nội trợ... “ba đảm đang” Cùng ngồi một chiếu với nhau mà vô tình hạ thấp mình xuống, coi nhẹ cái chữ đại trượng phu quá lắm. Thành ra, trong tất cả những lời đùa trên, chỉ nhặt ra có mỗi một câu nghe nghe có vẽ gỡ gạc sĩ diện cho bọn đờn ông nhất, nghe nên thơ nhất:
- Ðêm qua chắc ông nghe chim hót dữ lắm ?
- Chim hót ?
Nghe đâu nhà thơ Luân Hoán thời còn ở bên nhà rất thích nuôi chim. Cả trăm thứ chim trong thiên hạ đều quy về một...nhà thi sĩ. Lần đầu trong đời, tôi nghe có người cất công sắm cả chục cái mùng nhỏ để mỗi đêm buông xuống cho đàn chim yêu mến khỏi bị muỗi cắn. Thơ và Chim là hai thứ mà anh Luân Hoán mê nhất. (Sao không có bướm vào trong đó nhỉ?) Anh từng bán mấy mẫu ruộng gia đình chia cắt cho để lấy tiền in thơ. Ðó là những ngày huy hoàng cũ. Lang bạt qua đây anh ngụ tạm trên mấy thước đất lạnh của người ta, thế nhưng lòng vẫn còn trung thành ấp giữ niềm đam mê cũ. Thơ, Chim. Chim, Thơ.
Một kệ sách chất đầy những thi tập, không sót một ai. Một vài bức ảnh quê hương phóng lớn treo trên tường do Lê Quang Xuân chụp. Một đống chậu cây có vẽ sung mãn xanh, tươi bít hết một vách tường mà uy nghi nhất, độc tôn nhất, lạ lùng nhất, vua chúa nhất là cây chuối cao thấu trần nhà, có những bẹ lá lớn dường như luôn muốn chở trí nhớ ta về cõi miền cũ có ruộng vừơn khắc nghiệt Việt Nam. Và ruộng vườn đó, nhớ không lầm, cũng là nơi cất giữ một phần xương thịt của anh Luân Hoán; mà chúng ta những kẻ yêu thơ, đã có lần luân lưu chuyền thắp " Nén Hương Cho Bàn Chân Trái ". Tiếp cây chuối là mặt ghế nệm có tôi ngồi,đường đột tới phá quấy Luân Hoán gia trang, tiếp cái ghế là đật để một cái lồng chim có con hoàng yến đứng nghễnh cổ ở trong lồng rộng hót liên tục cho những lỗ tai phàm phu tục tử. Tôi không biết thưởng thức tiếng chim hót. Tôi chợt nghĩ một ý lạ vừa đúng lúc chị Luân Hoán từ nhà sau mang bia ra. Chị ngồi ké xuống bên anh thi sĩ đang than đau chân và tự nhiên trở chứng bị ù tai. "Con cá thì ta biết nó lội, con chim thì ta biết nó bay, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không biết được" Ông Bùi Giáng (một thi sĩ cũng người Quảng Nam giống như Luân Hoán) đã nói đại để như thế. Tôi nhìn con chim trong lồng. Và tôi tò mò nói chuyện thử với "con chim uyên ương" có thật trước mặt...
- Chị đến với anh Luân Hoán là do thơ anh ấy quyến rủ dẫn dắt hay vì một nguyên cớ nào khác?
- Phiền quá, thơ với thẩn chi anh. Cho đến chừ tôi cũng chưa biết mê thơ, lấy đâu hồi đó ảnh dùng thơ để dụ tôi. Tôi đến với ảnh chẳng qua vì hồi đó tôi còn trẻ quá mà ảnh thì có cái mã được trai lắm. Ảnh đến nhà ba mẹ tôi thuê phòng ở trọ, rồi kèm tôi học, ngon trớn, kèm luôn, quỉ thật.
- Chắc chị cũng rất vừa lòng cái ngon trớn của anh ấy. Ðọc thơ anh Luân Hoán, nhiều người cho rằng nhờ vịn vô chị nên anh mới tạo được những dòng thơ đầy cảm xúc. Chị thấy đúng, hay "oan cho anh ấy quá"?
- Tôi cũng có nghe, có đọc thư nhiều người bạn của ảnh nói như thế, thì chắc cũng phải có ít phần đúng. Cái vụ này, thiệt ra tôi không rành. Những bài thơ ảnh viết có dính dáng đến tôi, tôi đều có đọc, toàn chuyện thiệt không hà,
- Tôi cũng thấy thế và xin đại diện cho những kẻ thuộc trường phái "thọc mạch" để hỏi chị một câu. Chị thấy anh ấy làm thơ trong hoàn cảnh nào ? Mặc quần xà lỏn nằm trên giường hay áo quần từ tế ngồi nghiêm chỉnh ở bàn viết ? Anh ấy có triệu chứng gì không, trước, trong hoặc sau khi sáng tác thơ?
- Tôi có thể cảm biết ảnh đang làm thơ hay không, khi nhìn cái bộ tịch của ảnh. Nhưng bắt tại trận cái cảnh ảnh sáng tác thì rất hiếm, mặc dù có gần 25 năm ở bên nhau. Chắc chắn một điều, ảnh không làm thơ trong tư thế áo quần nghiêm chỉnh, ngồi thẳng thớm trước bàn viết. Cái bàn chỉ là nơi ảnh ngồi viết thư cho bạn bè, hoặc biên chép một cái gì đó, hoặc dợt chữ ký vân vân. Chính cái giường ngủ của chúng tôi mới là một trong những chỗ ảnh hay làm...thơ nhất. Sao anh cười ? Thật đó. Hồi còn ở Việt Nam cũng như chừ, sau khi đi làm về, tắm rửa, thay thức ăn cho chim xong, ảnh thượng lên giường, đọc báo, nghe nhạc và nhiều khi làm thơ, trong lúc tôi bù đầu làm bếp một mình. Nhiều lần tình cờ vào phòng, liếc thấy ảnh lầm thầm trong miệng như rên là biết ảnh dang bị thơ hành. Một cây bút nguyên tử hay một cây bút chì nằm lăn lóc trên mặt nệm cạnh một miếng giấy không lấy chi là tươm tất, chỉ có thế. Những lúc thấy tôi vào, ảnh vẫn thản nhiên cười cười, nhờ tôi pha ly nước hoặc mang vào một chén chè; chẳng nói gì thêm cho đến lúc tôi mang bữa ăn tối vào tận giường cho ảnh. Tật hư này do tôi tập cho ảnh hồi còn ở Việt Nam, đến nay ảnh vẫn còn giữ. Nhiều khi vừa ăn, ảnh vừa khoe: "anh mới làm bài thơ hay lắm" rồi hứng chí đọc cho tôi nghe vài đoạn. Thường thường tôi nghe lấy lệ mà thôi. Ảnh cũng biết thế. Hồi mới qua bên này, phải lết bộ đi làm, ảnh bảo hay làm thơ ở ngoài đường, lúc đợi xe buýt hoặc ngồi trong métro. Cái tật này đã mấy lần suýt hại ảnh, sau khi sắm được cái chân để đi, quen thói lơ mơ thơ thẩn, mấy lần vượt đèn đỏ mà không hề hay mình đang vi phạm luật lệ giao thông. Cũng may, không gặp cảnh sát, và chưa gây tai nạn. Bởi thế lúc gần đây, ảnh đi đâu tôi cũng tháp tùng theo, để nhắc chừng chớ không phải để giữ ảnh như các anh nói đâu.
- Có thiệt không đó? tôi biết có một vài vị viết văn, khi say sưa vật lộn với chữ nghĩa, thường có vợ hiền âm thầm đúng ở sau lưng, tay sẵn sàng cầm cục tẩy để không nề hà làm bộ trưởng bộ kiểm duyệt bất đắc dĩ. Chị thì sao? Và chị có mát lòng khi làm vợ "một người mộng du" tên tuổi cỡ như anh Luân Hoán ?
- Ảnh viết chi kệ ảnh. Tôi không mấy khi đứng sau lưng và tuyệt đối chưa hề cầm cục tẩy như anh nói. Làm chi cho mệt. Thơ thôi mà. Có lẽ "chỉ" toàn là tưởng tượng thật. Nhưng có gần sự thật chút đỉnh cũng không sao. Dĩ nhiên có mát lòng chớ anh.
- Ngoài cái ghiền dễ thương là, ghiền làm thơ, nhất là thơ tình, như anh Ðỗ Quý Toàn nhận xét, anh Luân Hoán còn món ghiền nào khác không chị ?
- Dĩ nhiên ảnh ghiền đủ thứ, loạn xà bần như các anh. Nhưng độc đáo nhất, ảnh còn cái món ghiền than thở nữa. Cái bệnh ghiền này, tôi có lần nghe Nghiêm nói, rất giống họa sĩ Ðinh Cường, anh rể của anh. Không biết anh Ðinh Cường than thở ra răng chớ cái ông nhà tôi, thì mở miệng ra, không nhức chân quá, thì đau đầu quá; không buồn quá, thì cũng chán quá...cứ thế gặp ai cũng than thở, làm như than thở thì hết buồn hết chán. Ðặc biệt đầu mùa đông, ảnh thường phán một câu : "chắc không qua khỏi mùa đông năm nay". Lần đầu, tôi nghe thấy hoảng hốt, lo sợ phật phồng, nhưng năm này qua năm khác, câu đó vẫn lặp lại và may là ảnh cũng còn là ảnh, nên tôi thấy đã quen.
- Hy vọng mùa đông sắp đến chị không phải nghe cái điệp khúc ấy, vì lúc này anh Luân Hoán có vẽ yêu đời dữ lắm. Sống với nhau đã nhiều năm, con cái đầy đàn (gồm hai loại con); với một người thở ra thơ như anh, chị còn giữ được một kỷ niệm vui buồn nào đáng nói không?
- Hy vọng mùa đông sắp đến chị không phải nghe cái điệp khúc ấy, vì lúc này anh Luân Hoán có vẽ yêu đời dữ lắm. Sống với nhau đã nhiều năm, con cái đầy đàn (gồm hai loại con); với một người thở ra thơ như anh, chị còn giữ được một kỷ niệm vui buồn nào đáng nói không?
- Cảm ơn Trời Phật, cuộc tình của chúng tôi gần như không có chuyện buồn. Cái trở ngại lớn nhất là lúc khởi đầu. Tôi nhỏ hơn ảnh gần trọn một con giáp. Nói xấu hổ, phải tăng thêm hai tuổi trong khai sinh, để được về nhà chồng, hư thật.Vì không có chuyện buồn, nên chúng tôi có quá nhiều chuyện vui. Vui lúc lận đận, vui lúc thong dong. Chuyện vui nào cũng đáng nói, thành ra, chừ không có chuyện vui nào đáng kể cho anh nghe hết. Nhưng nghe để làm chi đây? Ðể cười người ta chắc ?
- Ai mà dám cười chị đây. Chị có nghĩ tới, một ngày nào đó, chính chị cũng sẽ góp mặt một cách đường hoàng cụ thể trong tập thơ sẽ xuất bản mai hậu của anh Luân Hoán? Tôi muốn nói gỉa dụ như chị cao hứng sẽ vén tay áo làm một cái phụ bản thật đặc biệt nào đó?
- Không dám đâu anh. Có vén tay áo cũng chỉ để nhổ tóc sâu của ảnh mà thôi.
- Anh Luân Hoán quả thật là người có phước và đã được mang tiếng thơm là một người rất mực đàng hoàng. Xin hỏi thật chị điều này, đừng trả lời là oan cho tôi quá, chị có hay "chim hót" cho anh nghe suốt đêm không? Tiếng hót át tiếng bom...ấy mà
- Tưởng ảnh đàng hoàng là lầm đấy nhé. Nhiều cái ba trợn lắm. Nhưng may là tôi không hề biết hót. Nhiều khi lại còn bị nghe hót nữa mới khổ, nhất là những đêm ảnh đi chơi về khuya, không mang theo chìa khóa cửa, bấm chuông, tôi không nghe vì đã "mê ngủ" thế là được nghe hót năm ba phút...
- Không dám đâu anh. Có vén tay áo cũng chỉ để nhổ tóc sâu của ảnh mà thôi.
- Anh Luân Hoán quả thật là người có phước và đã được mang tiếng thơm là một người rất mực đàng hoàng. Xin hỏi thật chị điều này, đừng trả lời là oan cho tôi quá, chị có hay "chim hót" cho anh nghe suốt đêm không? Tiếng hót át tiếng bom...ấy mà
- Tưởng ảnh đàng hoàng là lầm đấy nhé. Nhiều cái ba trợn lắm. Nhưng may là tôi không hề biết hót. Nhiều khi lại còn bị nghe hót nữa mới khổ, nhất là những đêm ảnh đi chơi về khuya, không mang theo chìa khóa cửa, bấm chuông, tôi không nghe vì đã "mê ngủ" thế là được nghe hót năm ba phút...
Biết chừng đâu nhờ thế, chị mãi mãi được là người tình của thi sĩ. Cảm ơm món tôm rang trông như chả giò, mà chị làm rất ngon, rất khéo. Cảm ơn những lon bia. Và nhất là cảm ơn chị đã vui lòng kể cho nghe rất nhiều điều về anh. Chân dung một người thơ rất bí mật. Xin chị mãi mãi yêu những cái ba trợn của anh và chúc căn nhà này rộn ràng...tiếng chim
Hồ Ðình Nghiêm
Quê Hương, Tình Yêu Trong Thơ Luân Hoán
Song Thao
Ðọc thơ Luân Hoán là một điều thú vị. Những câu thơ thật hồn nhiên, nhẹ nhàng, chân thật như đi thẳng từ trong bụng ra chẳng cần một sự cố gắng đặt vần ráp điệu nào cả. Làm thơ như vậy coi bộ dễ quá. Cứ lấy giấy bút ra là có thơ liền. Nhưng có giấy bút trong tay rồi mới thấy chẳng phải như vậy. Cái tưởng như dễ hóa ra muôn vàn khó khăn Làm thơ đâu có phải chuyện tầm phào. Làm thơ hay không phải chuyện ba lơn.
Thơ Luân Hoán không thể là thơ không hay được. Nó như một hòn đá : nhìn bên ngoài tưởng như thô sơ, mộc mạc nhưng thật ra bên trong có chứa ngọc. Chất ngọc tinh tuyền vì nó được chắt lọc từ cuộc sống muôn vẽ muôn sắc. Hình như bất cứ trong hoàn cảnh nào cuộc sống Luân Hoán cũng có thơ được.Lúc vui lúc buồn, khi đắng cay, khi phẩn nộ, lúc tủi nhục, lúc hiên ngang, khi dịu dàng, khi hờn dỗi...mà thơ nào cũng mang cái giọng chất phác, duyên dáng nhưng tiềm ẩn bên trong là cái tinh quái, sắc sảo. Ðọc xong một bài thơ là mường tượng ngay ra được nụ cười của nhà thơ nằm đâu đó . Nụ cười có lúc ngọt, lúc bùi, lúc chua, lúc nồng nhưng cũng có lúc đắng lúc cay.
Vị ngọt ngào của tình yêu có lẽ là cái vị thấm sâu vào nhà thơ nhất. Cái "tên dật dờ" đã sớm bước vào đường tình tự những ngày xa lắc xa lơ khi chưa qua khỏi tuổi thơ dại:
Thơ Luân Hoán không thể là thơ không hay được. Nó như một hòn đá : nhìn bên ngoài tưởng như thô sơ, mộc mạc nhưng thật ra bên trong có chứa ngọc. Chất ngọc tinh tuyền vì nó được chắt lọc từ cuộc sống muôn vẽ muôn sắc. Hình như bất cứ trong hoàn cảnh nào cuộc sống Luân Hoán cũng có thơ được.Lúc vui lúc buồn, khi đắng cay, khi phẩn nộ, lúc tủi nhục, lúc hiên ngang, khi dịu dàng, khi hờn dỗi...mà thơ nào cũng mang cái giọng chất phác, duyên dáng nhưng tiềm ẩn bên trong là cái tinh quái, sắc sảo. Ðọc xong một bài thơ là mường tượng ngay ra được nụ cười của nhà thơ nằm đâu đó . Nụ cười có lúc ngọt, lúc bùi, lúc chua, lúc nồng nhưng cũng có lúc đắng lúc cay.
Vị ngọt ngào của tình yêu có lẽ là cái vị thấm sâu vào nhà thơ nhất. Cái "tên dật dờ" đã sớm bước vào đường tình tự những ngày xa lắc xa lơ khi chưa qua khỏi tuổi thơ dại:
" nhớ năm hết tuổi mười ba
cái lòng đã muốn lân la cái tình"
(Ta phỏng vấn ta - NNCN)
Anh hoa phát tiết sớm sủa như vậy nên thơ tình của Luân Hoán có những câu dễ thương lạ:
" mỗi lần sắp sửa yêu ai
tự nhiên mặt mũi tóc tai lạ lùng
tưởng như có triệu vi trùng
ngo ngoe đòi được nhớ nhung với mình "
(Triệu Chứng - ÐNVÐÐ)
hoặc :
"lạ quá khi không mà tương tư
đêm nay lại thức nữa, hình như
có ai đổ rượu vào ngôn ngữ
tôi nói ra toàn thơ rất thơ "( Thắc Mắc - ÐNVÐÐ )
Cái tài nói ra thơ đã làm nhà thơ của chúng ta giàu có vần điệu quá đổi. Chất ngọt của tình yêu thấm vô từng chữ từng câu. Nhà thơ hào phóng từng thở ra thơ cho các người tình. Người mang thơ ra tặng:
" mang vào lớp bài thơ anh mới tặng
khoe bạn bè cho chúng lác mắt chơi
í mà chết, anh viết gì trong đó ?
chuyện chúng mình ? em, hổng chịu đâu "
(Nhõng Nhẻo - ÐNVÐÐ)
Người dùng thơ lót đường cho người đẹp:
" theo bóng hồng qua mấy phố vui
mắt em háy nhẹ, đẹp như cười
thơ ta, ta lót đường em dạo
trời ngát hương da thịt tiểu thư "(Họa Phẩm - ÐNVÐÐ)
Người cho thơ qùi gối hầu người đẹp ngủ:
" trời treo mặt đầu ngọn tre
vài con ve rũ nhau lè nhè rên
em nằm đợi gió ngủ quên
thơ ta qùi gối bốn bên em nằm "
(Một Ngày Ở Quê Huỳnh Phú)
Người dùng thơ thổ lộ nỗi lòng :
" yêu em yêu quá nên không dám
viết bậy lòng ra năm bảy câu
dẫu chẳng cần khai em cũng biết
hồn vía ta chừ đang ở đâu "(Giải Thích - ÐNVÐÐ)
Ðọc thơ tình coi bộ không có ai không thích. Làm thơ tình chắc hẳn là điều thích thú hơn. Gỗ đá cũng phải động lòng thì mấy ai có thể để lòng mình dững dưng với cái ngọt ngào của tình yêu. Thơ tình của Luân Hoán triền miên như sóng biển phong phú như sao trời và đậm đà như hương đồng cỏ nội:
" chuyện tình, ờ thứ này hay
cho dù lải nhải suốt ngày chả sao "(Ta phỏng vấn ta - NNCN)
Thế là thi sĩ "lải nhải" từ những mối tình :
"em có nhớ trong sân trường bữa ấy
ta theo em ngơ ngẩn tội làm sao
tay hổ ngươi ôm tập vở chép ca dao
với ý định tặng cho em kỷ niệm..."
(Trong Sân Trường Bữa Ấy - ÐNVÐÐ)
từ cái vụng dại dễ thương của chàng trai lần đầu tiên tới xông đất nhà người yêu:
" nhớ hồi xông đất nhà em
hai chân lính quính bước lên thềm nhà
trái tim chỉ chực vọt ra
cái miệng ấp úng như là cà lăm
cái đầu cái óc tối tăm
cũng may nhờ cái hết lòng yêu em"
( Chuyện Tình năm Xưa - ÐNVÐÐ)
Từ cái tha thiết tình tứ đi theo người đẹp:
" em đi lễ sáng sang chiều
hôm nay trời lạnh gió nhiều nghe em
giá tôi được phép theo bên
thở dồn dập chắc ấm thêm chút nào "(Lẽo Ðẽo Theo Sau- ÐNVÐÐ)
Ðến những lúc "chì" hơn: không buông tha cả người nữ tu :
" thôi đành vậy, người yên lòng cầu nguyện
mặc tôi qùi sám hối để nguôi quên
Chúa quá xa, người còn xa hơn Chúa
tôi chẳng xin gì ngoài vài phút lênh đênh "
(Thơ Tặng Người Nữ Tu _ÐNVÐÐ)
Và tán luôn cả người đã một lần dang dỡ trong tình trường :
" trưa trờ trưa trật rồi em
lăn qua lăn lại đâu quên được buồn
tốt hơn nên đổi người thương
ta xin thế chỗ tầm thường đó cho "
( Tán Người Ðang Thất Tình - ÐNVÐÐ)
Tình của người mà sao như có bóng hình những mối tình của mình. Phảng phất đâu đây tâm hồn mình nằm trong thơ người. Nghe như trong lòng vẫn còn xao xuyến với những vụng dại ngờ nghệch của những ngày chớm yêu, nghe như chưa lắng đọng những ngây ngất dạt dào của những đắm say ngày cũ, nghe như những hồn ma của những cuộc tình dang dở đang bay về gợi nhớ gợi thương.
Cái ngọt ngào của ngày cũ như trộn vào cái ngọt bùi của ngày nay. Cái mối tình lớn lúc nào cũng tinh khôi như chẳng bao giờ khô trong kỷ niệm. Người chia ngọt xẻ bùi hôm nay vẫn mang nguyên vẹn dáng dấp thanh xuân của những ngày mới quen :
Cái ngọt ngào của ngày cũ như trộn vào cái ngọt bùi của ngày nay. Cái mối tình lớn lúc nào cũng tinh khôi như chẳng bao giờ khô trong kỷ niệm. Người chia ngọt xẻ bùi hôm nay vẫn mang nguyên vẹn dáng dấp thanh xuân của những ngày mới quen :
" một buổi sáng trời mưa buồn chi lạ
bâng khuâng nhìn em vọc nước ngoài hiên
gió mùa thu đùa trong tóc nghiêng nghiêng
bay lên má ...nhận ra em đã lớn
.....
mười sáu năm qua đời dừng trong ga nhỏ
chiều hôm nay ngồi vơ vẩn trông mưa
em ngoài hiên lại vọc nước như xưa
ta bỗng thấy em vẫn còn con gái...
(Chiều Mưa - ÐNVÐÐ)
Vì em mãi mãi là con gái nên nhà thơ vẫn còn mãi mãi mê say. Chỗ của người-vợ-người-tình vẫn là cái chỗ dành riêng muôn thuở :
" Ôi cô bé trường Tây Hồ Trần Thị...
dẫu bây giờ đã hòa nhập trong ta
ta vẫn thấy phải dành riêng một chỗ
để ngồi nhìn em mãi mãi thướt tha "(Một Chỗ Cho Em - ÐNVÐÐ)
Cái ngọt bùi của nghĩa tào khang mang nét đậm đà của muối mặn gừng cay. Sự chí tình của nhà thơ thấy mà cảm động :
" năm giờ sáng em bắt đầu đến sở
trời tờ mờ tuyết lạnh vướng bên chân
ổ bánh nhỏ trong tay chừng đã mỏi
métro sang bus đã bao lần ? "(Ly Rượu Cuối Tuần Cho Lý - NNCN)
Hình ảnh của người đầu gối tay ấp có bao giờ phai nhạt trong lòng thi sĩ:
" đóng cây đinh treo ảnh em lên vách
nhìn mắt em cười trong ảnh muốn hôn
xinh đẹp như ri sao mà lận đận
theo ta làm gì hỡi ả mèo con ? "
(Một Ngày Nghỉ Bệnh - ÐNVÐÐ)
Ả mèo con hẳn đã từng là một độc gỉa tâm đầu ý hợp của nhà thơ, nên dù biết lận đận nhưng vẫn miệt mài với thi sĩ. Làm một nàng thơ thường xuyên nằm trong những vần điệu nồng ấm chẳng là một sự thích thú sao ? Huống chi thi sĩ này lại tự hào với cái nghiệp chữ nghĩa của mình:
" em nên nhớ rằng lưng ngựa ô
làm sao bằng được lưng nhà thơ
êm như võng lụa nồng như rượu
dìu dắt em vào triệu giấc mơ "
(Ðưa Em Trình Diện Ao Vườn - CƠÐÐTT...)
Dìu em vào triệu giấc mơ rồi nhà thơ của chúng ta bèn qụẹo qua những giấc mơ thầm kín của riêng mình. Lòng người làm thơ bao la rộng mở. Sông bao nhiêu nước cho vừa ? Nhưng bóng hình người cũ tuy có nhạt nhòa nhưng vẫn thoáng hiện đâu đây. Nhà thơ đa tình đi tìm lại cái vị chua hấp dẫn của những mối tình với các nàng thơ cũ:
" lâu quá không còn được gặp
tình cờ giữa phố thấy nhau
em ngồi xích lô vắt vẻo
ta theo chân vợ qua cầu
......
tình cờ chắc là vô tội
ta về rót rượu rửa môi
vết hôn ngày xưa đã mất
cảm ơn đôi phút bồi hồi(Bên Cầu chữ Y SG- ÐNVÐÐ)
Những hoa lá của cuộc đời tạo nên những tác phẩm. Hoa lá trong vườn cũng như hoa lá ngoài vườn. Nhiều khi hoa lá ngoài vườn có cái xa cách hấp dẫn lại tạo những cảm hứng dạt dào hơn. Nên dù có tự dễ dãi cho mình là vô tội vì sự gặp gỡ tình cờ thì nhà thơ vẫn cứ thú vị với cái bồi hồi khi cắn vào trái cấm. Và với người nòi tình thì sự tình cờ chẳng phải chỉ có một lần:
" ao ước người kia chẳng biết ta
để đừng thảng thốt liếc vội qua
cổ quan tài nhỏ trong lòng vẫn
ấm áp lời thề ai thiết tha "(Gặp Em Ở Plaza Côte des Neiges- NNCN)
Nhưng những khi miệt mài theo bóng hình kiều diễm thì dù có lấp liếm tới đâu cũng phải thú nhận đó chẳng phải là sự tình cờ:
" đâu có phải tình cờ tôi theo dõi
gót chân hồng thoăn thoắt đó về đâu
em kiều diễm một đôi lần ngó lại
đôi mắt xanh như khuyến khích gật đầu
........
đường mấy nẽo theo em làm thi sĩ
có chi vui hơn săn đuổi tình yêu
ngọn nến đỏ trong lòng tôi chợt thắp
gã đông phương thơ thẩn hết buổi chiều "
(Theo Em Sang Longueil- NNCN)
Gã đông phương thơ thẩn theo em mắt xanh qua Longueil cũng chính là gã đông phương tưởng nhớ nàng mắt xanh soi bóng trên giòng sông Seine:
" chắc có lẽ tôi cũng vừa nhung nhớ
Jeanne hãy nhìn xuống mặt nước sông Seine
tôi hy vọng khuôn mặt Jeanne rạng rỡ
bởi có lòng tôi vừa ghé đứng kề bên "
(Thư Cho Scotte Jeanne - ÐNVÐÐ)
Tội nghiệp cho gã đông phương hào hoa, cái sầu của những cuộc tình lỡ chỉ có thể đong bằng chất cay màu hổ phách. Càng đong càng sầu. Càng sầu thơ càng thiết tha:
" còn em sao cũng kỳ khôi lắm
ba năm khăn gói gối tay chồng
lảng vảng làm gì trong cốc rượu
uống càng thương nhớ kẻ sang sông "(Trời Mưa Uống Rượu- ÐNVÐÐ)
Nước có len lỏi qua rừng qua biển thì nước cũng trở về nguồn. Nhà thơ của chúng ta có lang bang qua trăm phương ngàn lối thì cũng quay về lối cũ. Cái lối thân thương ngọt bùi vẫn cứ mãi mãi níu hồn thi sĩ:
" dù viết về một ai
cũng bằng tim em cả
hình ảnh em không phai
dù gọi tên kẻ khác "
(Em Vẫn Là Người Tình - ÐNVÐÐ)
Thi sĩ của chúng ta đi một đòn hóa giải khá bay bướm. Cái mặn nồng đối với người chia ngọt xẻ bùi kể như đã vẹn toàn. Cái mặn nồng đối với quê hương còn da diết trong tim. Quê hương là chốn nuôi nấng, bao bọc, yêu thương và là nơi để lại muôn vàn kỷ niệm:
" treo lòng lên mũi Chân Mây
lim dim nghe tiéng lá cây trở mình
thương em, khép nép ngồi rình
mây vào lá lá ổ tình đẻ thơ
trên tuyệt mù đỉnh hư vô
ta chìm nổi giữa phất phơ bụi trần "(Mây Trắng Bay Nhiều Quá...- NNCN)
Quê hương là nơi làm mềm trái tim của đứa con lưu lạc khi đặt chân trở về:
" phi cơ dừng bánh trong phi cảng
run run tôi đứng vẫy tay chào
bốn mươi tám tuổi còn được khóc
như đứa trẻ con, thú biết bao " (Quê Hương Nhắm Mắt Như Sờ Ðược ..- NNCN)
Quê hương là niềm nhớ không bao giờ phai:
" bao nhiêu bèo bọt trong lòng
thở vào chữ nghĩa mặn nồng chua ngoa
gởi hoang vu lại quê nhà
xin cho thương nhớ lột da sống đời"(MTBNQ- NNCN)
Quê hương là nơi giữ hồn của đứa con phải rời xa quê mẹ:
" chào em cúi mặt chào em
xác đây hồn đã lênh đênh cõi nào
vay đời đôi hạt ca dao
ươm trong tim khóm trúc đào xinh xinh"(Cúi Mặt Chào ÐN- NNCN)
Chốn quê hương ngọt ngào đó giờ đã dẫm đầy nước mắt dưới gót chân hận thù của lũ người không tim. Một quê hương đau khổ nằm dưới muôn ngàn đắng cay. Nơi mà con người chẳng còn quyền làm người, nơi mà tìng người là một thứ vô dụng thừa thãi:
" chúng tôi là súc vật
hôm nay học làm người
xin chân thành"đăng ký"
chúng tôi thừa trái tim "
(Trình Diện - HTVN)
Nơi mà ước mơ của con người không bay cao hơn được cái bụng:
" cơm ăn ngày lưng bữa
đỡ rửa chén rửa nồi
áo quần không bột giặt
thơm hoài hương mồ hôi "
Nơi con người là địa ngục của con người. Rình rập nhau, theo dõi nhau, tố cáo nhau một cách bần tiện đê hèn:
" quê ta chừ khỏi chê
mỗi đêm mỗi hội hộp
mổ xẻ từng bữa ăn
lắng nghe từng hơi ngáp"(Thăm Quê - HTVN)
Nơi mà con người như những con chuột làm gì cũng phải lén lút, chui rúc. Chữ tự do đã chết một cách tức tưởi, đắng cay:
" em đừng nhắc chút đời ta ngày trước
cái tàn dư Mỹ Ngụy đó cho qua
thơ mấy tập đã đốt mừng giải phóng
kiếp làm người đã nhượng lại qủi ma "(Nhan Sắc - HTVN)
Nơi mà tương lai chỉ là bóng tối mù mịt :
" còn thầy đây như các em đã thấy
thân xác này và mủng bánh bột khoai
cái kính trắng chút hương thừa trí thức
râu tóc dài như bóng tối tương lai"
(Trước Cổng Trường Hồng Ðức - HTVN)
Nơi mà những đứa con của quê mẹ chẳng còn cách nào khác hơn là mong ước rời xa quê mẹ:
" thay nhau đạp tới đạp lui
gặp thêm mấy mống ngậm ngùi ngồi mong
thằng khổ đè đến lưng cong
đứa buồn ngập đến đỏ tròng mắt sâu
thằng nào cũng bạc toc râu
đứa nào cũng mộng ghe tầu trốn đi"(Sài gòn xuân 84 - HTVN)
Những người làm thơ, những người có con tim nhậy cảm với tất cả âm ba của cuộc sống chẳng thể làm ngơ trước những nghịch cảnh của quê hương:
" mỗi ngày trăm cảnh sống
mỗi cảnh trăm bài thơ
không viết thì uất ức
viết ra ngục đang chờ "( Nợ Ðời - HTVN)
Dù phải chịu trăm ngàn đắng cay thì con người thơ vẫn cứ hiên ngang cầm bút. Sự bất khuất như một mẫu số chung của những người còn nhiều tâm huyết với quê hương:
" thơ của ta là thơ của trái tim
mỗi một chữ là mỗi mầm nhân ái
mỗi một câu là giòng máu về tim
thơ như vậy có lửa nào đốt nỗi
lửa thù hằn lửa đó kỵ nhỏ nhen"
(Vẫn Còn Ta - HTVN)
Tôi nhớ trong một truyện ngắn nào đó, văn hào Léon Tolstoi đã cho rằng: "cuộc sống không phải là cuộc sống, nếu người ta phải sống". Trên quê hương chúng ta ngày nay chỉ còn những con người phải sống. Muốn sống vô tri như cây cỏ cũng chẳng được. Muốn sống dật dờ như chỉ hít thở không khí cũng chẳng xong. Trong đầu đồng bào chúng ta ở quê nhà , đều có hình ảnh một con tàu, hay một chiếc máy bay. Chúng ta không ruồng bỏ quê hương, cũng như quê hương chẳng ruồng bỏ chúng ta. Nhưng trong những giây phút trớ trêu của lịch sử, con người phải gĩa từ chốn thân thương như một chọn lựa cay nghiệt:
" ta không khóc nào đâu ta có khóc
giọt nước này ? thưa đó chỉ giọt sương
ai đưa tiễn mở lớn dùm mắt biếc
cho ta nhìn lần cuối nỗi bi thương
cho ta thấy được ta vừa trốn thoát
một cõi đời không nguôi nỗi nhớ thương "
(6 tháng ở 22 Lê Lợi Sàigòn - NNCN)
Còn cay đắng nào hơn cái cay đắng phải trốn thoát nơi không nguôi nỗi nhớ thương Còn cái buồn nào hơn, cái buồn phải dứt bỏ tất cả , để đi vào chốn mù mịt xa lạ của kiếp lưu vong:
" uống thì uống quách cho xong
xong thì xong chứ đừng hòng ta vui
mai ta đã bỏ đi rồi
cồn kia bãi nọ ai ngồi thay ta ?"
Và cái vị đắng của cuộc lưu đày bắt đầu ngay từ giờ thứ nhất, khi phải xếp hàng khám ghẻ, tại chốn dừng chân đầu tiên trên đường lìa bỏ quê nhà :
" từng người một xắn quần dở áo
thịt da vàng lở lói gì không
máu rất đỏ nhưng hồn bầm nhẫn nhục
thẹn đong đầy từng bước lưu vong "
(4 giờ tại phi trường Thái Lan - NNCN)
Cái phần bầm tím của tên lưu đày biệt xứ đè nặng lên con người vừa mất nước :
" bữa cơm trưa quê người thứ nhất
có thịt gà trứng vịt khoai tây
cơm quá khô thầm chan nước mắt
nuốt nửa chừng, mửa lạnh bàn tay
(4GTPTTL-NNCN)
Bỗng thấy bàn tay mình xuội xuống trống trơn; bỗng thấy con người mình trần trụi chẳng còn cái chi chi, như một sự hụt hẫng tàn bạo kéo xuống hun hút vực sâu. Trống rỗng tuyệt đối. Mất mát hoàn toàn. Cái thiên đường tưởng vừa thấy được hóa thành một niềm cay đắng mới:
" xưa ta xe ngựa đi về
chừ ta trâu ngựa yên bề ẩn thân
chốn này danh nghiệp phù vân
đầu ơi cứ cúi thấp dần được không ? "
(Lạc Giòng - NNCN)
Cấp bậc, huy chương , bằng cấp, chức vụ như những thứ đồ gỉa, cái đã có như của phù vân. Cái phải có cầm bằng như vô vọng :
" cái cần ta không đạt
cái đạt người không cần
lỡ tay đời thầy thợ
ước gì mọc lại chân "
(Một Chiếu - NNCN)
Bắt đầu cuộc đời mới , như cõng trên lưng nỗi nhọc nhằn đáng ghét :
" ta cõng trên lưng cái thùng thật lớn
còn nặng hơn cái tấm thân ta
cố nghiến răng giữ cho khỏi ngã
mỗi bước chân chếnh choáng như là... "
(Nhề Nghiệp Mới - NNCN)
Và cái con sâu buồn phiền tủi nhục cứ ngày ngày bò nhột nhat trong trái tim héo úa:
" ba năm lạng quạng xứ người
soi gương già khọm như mười mấy năm
thì ra sữa thịt lùi chân
trước anh địch thủ ngàn cân buồn phiền"
(Thơ Mùa Xuân Con Rồng - NNCN)
Nỗi buồn phiền cứ quanh quẩn trong từng hơi thở của cuộc sống nặng nề nơi xứ người:
" gắp con bún gắp thân thương
ngoằn ngoèo gợi nhớ trăm đường cỏ xanh
vài trái ớt ít giọt chanh
vì cay hay nhớ long lanh lệ trào ?"(Ngồi Lê - NNCN)
Cuộc sống lúc nào cũng túng rối những nhớ nhớ thương thương :
" đêm dài dài dằng dặt
thức đái thức đái hoài
nước gì trong đôi mắt
thỉnh thoảng giọt giọt dài"
(Gọi Tên Bạn Bè - NNCN)
Cuộc sống không bao giờ nguôi niềm trăn trở bẽ bàng :
" nợ nước nợ nhà chưa trả
sợ chi cái thứ nợ say
năm bảy chén sầu cạn sạch
mặt mày như thịt heo quay '(Bắc Chước Viết Hành Ca Lưu Vong - NNCN)
Cuộc sống lúc nào cũng dày đặt nỗi lo sợ đánh mất con người thực của mình :
" bỗng tưởng chừng như máu tim ta
đỏ hơn thời tù tội quê nhà
phải chăng chớm nở mầm vong bản
nhục nước phai vì bả vinh hoa "(Nghêu Ngao Giữa Lòng Montréal-NNCN)
Cuộc sống luôn luôn thắc mắc tra hỏi có còn là cuộc sống không :
" ví như ta được thành ta nữa
thơ thẩn một đời lại thẩn thơ
bài thơ mai mốt ra sao nhỉ
có đỡ xót xa hơn bao giờ ?"
(Thắc Mắc -NNCN)
Cái xót xa của Luân Hoán có là cái xót xa chung của những con người lưu vong còn có lòng với quê hương không ? Tâm trạng của Luân Hoán phải chăng chính là là tâm trạng của mỗi người chúng ta .
"Cùng một lứa bên trời lận đận"(VHC), Tôi có một cái duyên nhỏ được chung cái lận đận với nhà thơ từ những ngày sửa soạn ra đi ở Việt Nam, cho tới lúc qua xứ người hầu như cùng thời gian. Những gì tôi cảm thấy ở quê nhà ngày lìa xa. Ở quê người lúc khởi đầu gian nan, đều thấy có trong thơ Luân Hoán. Thật thú vị và tiện lợi. Cứ mượn thơ người mà vỗ về nỗi lòng mình. Thơ như chẳng còn là thơ người. Nỗi lòng mình như chẳng còn là của riêng mình. Ðọc thơ như vậy chẳng chỉ là đọc xuông mà như hòa mình vào thơ Thơ không còn ở bên ngoài mà đã nằm gọn gàng trong tâm hồn mình. Nỗi cảm thông khít khao như vậy còn gì vẹn toàn hơn.
"Cùng một lứa bên trời lận đận"(VHC), Tôi có một cái duyên nhỏ được chung cái lận đận với nhà thơ từ những ngày sửa soạn ra đi ở Việt Nam, cho tới lúc qua xứ người hầu như cùng thời gian. Những gì tôi cảm thấy ở quê nhà ngày lìa xa. Ở quê người lúc khởi đầu gian nan, đều thấy có trong thơ Luân Hoán. Thật thú vị và tiện lợi. Cứ mượn thơ người mà vỗ về nỗi lòng mình. Thơ như chẳng còn là thơ người. Nỗi lòng mình như chẳng còn là của riêng mình. Ðọc thơ như vậy chẳng chỉ là đọc xuông mà như hòa mình vào thơ Thơ không còn ở bên ngoài mà đã nằm gọn gàng trong tâm hồn mình. Nỗi cảm thông khít khao như vậy còn gì vẹn toàn hơn.
Song Thao
Tham khảo thêm về nhà thơ Luân Hoán
Vuông Chiếu
Đinh Cường vẽ Luân Hoán
Lá Tình
Lá Tình
hiển linh thần hồn diệp
ấm lạnh nguồn sinh tình
huyền bí động dục lạc
mộ địa u u minh
tuyệt đỉnh ngọn hạnh phúc
ý nghĩa cà đời người
tất cả đều quy tụ
âm sắc tình tuyệt vời
bí hiểm tòa kiến trúc
hang ổ hiền hung thần
ẩn hiện trong lồ lộ
giữa cuộc sống thế nhân
từng qua năm bảy núi
từng vượt chín mười sông
một đời thơ hiển thánh
bắt nguồn từ một dòng
vụng về lời ca ngợi
dẫu ngưỡng vọng chí tình
gieo sương ươm từng hạt
thơm nở nụ chủng sinh
gần xa khó nói thật
ú ớ tỏ lòng mình
thâm tạ cõi nhân quả
nôm na chíếc lá tình
đứng bên đời thanh thoát
thân tâm đầy bụi hôi
nhảy xuống dòng dung tục
quả thật đáng sống đời
Luân Hoán
Tặng họa sĩ Phan Nguyên
và đám bạn chưa thể già ST, BP, HDN, VKD, HXS
23/09/2012
Hiện sống và làm việc tại Canada
Trở về
MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 14:11 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ