Hà Nội, Nơi Có Một Lần Chúng Ta Thân Ái .... / Thế Phong [ 1932- / tphcm) -- trích : www.vanchuongviet.org > -- 04 -05 - 2011 >
Ký | |
Hà Nội, Nơi Có Một Lần Chúng Ta Thân Ái…Thế Phong | |
Bài một http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=15665&LOAIID=3&LOAIREF=1&TGID=2354
Tháng 9/ 1994, một nhà văn Mỹ gốc việt, cùng vợ con đến
Nhà báo này rất láu cá trong nghề, giao du rộng, miệng lưỡi dẻo quẹo, chơi với bạn bè, anh thuộc tính nết từng người, rồi từ đó có lối ứng xử thích hợp. Lời hô hoán mời anh em nhẹ tênh cho bữa ăn nặng chịch rất thịnh soạn - trong một quán cơm tây bình dân Nam Sơn nằm trong phạm vi quận 3.
Người dân thành phố mới này có câu: “…ăn quận năm, nằm quận ba, hát ca quận một, trấn lột quận tư, kỳ dư chia đều quận, huyện…” - vậy tay nhà báo này mới ăn, thì liệu có bố trí sẵn chỗ cho nằm ?! Nguyễn Quốc Thái phản pháo nhanh như cảnh sát cơ động 113: -… mời ăn tới đúng lúc, muốn nói phải lựa câu, rượu vào ngồi lâu tránh chuyện chính trị . Một anh góp ý: -…hay, nhưng nhà báo ơi, chúng tôi đâu có tán phét chuyện chính chị- chỉ tán chuyện chính em mà thôi !
Lục tục có mặt Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Lương, Nguyễn Trọng Văn, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Thiệu Khang, Nhật Tuấn, và họa sĩ Trịnh Cung… Riêng Hoàng Lại Giang và vợ sóng đôi bên cạnh vợ Thế Uyên.
Tôi chưa vội vào, tới chỗ cửa lên lầu-bắt gặp chủ bữa tiệc hôm nay cùng con trai đón khách. Vốn ưa chuyên tiếu lâm, sau khi chào hỏi bèn thưa gửi: -Thưa tôi là” nhà giếc giăng Bất- Thế- Uyên “: Nghe xong, chủ tiệc cau mặt, khi nhận ra khách là ai rồi,- tôi phải chỉnh sửa câu nói ngay tức thì bằng cách đưa tặng cuốn sách mới in, với lời viết đề tặng sẵn: “ .. bản tặng nhà văn Nguyễn Kim Dũng, cuốn sách nhỏ bàn về T.T. Kh… , Nàng là Ai ? hay Ai là Nàng ?””.
Nhấn mạnh” giếc” theo giọng nói miền nam, viết văn thành giếc giăng, hoặc giếc báo- và lối đùa này cũng không được nhà văn việt kiều đạo mạo hoan nghênh !
Còn chỉ đề tặng sách với tên thật, vì vợ chồng anh về đây đang làm thủ tụ xin Bộ Giáo dục & Đào Tạo mở một Trung Tâm Du Học, mội giới sinh viên việt quốc nội sang Mỹ, hoặc Canada du học, chứ không giao du “ văn nghệ, văn gừng” gì với anh em văn nghệ còn lại trong nước sau 1975 khiến rối chuyện ra !.
Bây giờ mọi người đã ngồi vào bàn ăn. Ngồi phía bên phải tôi, nhà văn Hoàng Lại Giang, đối diện là vợ Thế Uyên và vợ Lại Giang. Bà vợ nhà văn Lại Giang có dáng dấp một người việt gốc hoa, khuôn mặt đôn hậu, rất ân cần tiếp thức ăn cho bạn bè văn nghệ của chồng, vì mải quên ăn, để bù khú chuyện văn chương.
Bên trái tôi giáo sư Hoàng Thiệu Khang- tay này được giới thiệu là ’ dân Tân Gia Ba”(1) hiện có viết sách, dạy triết học, hay xưng hô” toa”’ moa” như người Hà Nội hôm nay. Bắt tay xong, anh hỏi tôi: - Toa đi dạy hay viết sách, viết bào ? nghề gì là tay trái, tay phải ? Nghe câu hỏi lạ tai, hơi” chói’ một chút, đốp chát nhẹ: -Ông ơi, tôi là” đại văn hào”( tụi viết lách trước 75 viết báo phong thần đấy!)” nôm na loại gì cũng” viết ráo trọi”- đúng ra bốc phét tí chơi thôi,’ văn hào hoặc xu hào –cũng chẳng nhận được một đồng, một đếch “ nào đâu?! Dễ hiểu hơn, hãy coi tôi như” nhà sách lớn, không bám sách văn học, triết lý, mà chỉ bán toàn giấy trắng và tập vở học trò”. Giáo sư, nhà văn Nguyễn Trọng Văn, ( Ban Triết tây Đại học Tổng hợp TP.HCM, quay sang, hỏi: - Dạo này ông có viết lách gì mới không? À, mà còn cuốn” Nietzsche”(2) cho mượn”copy ” rồi hoàn trả nhé. Tôi lắc đầu, thì Thiệu Khang đặt câu hỏi : - Toa cũng viết sách triết à? Còn moa thì lại dạy triết, môn thẩm mỹ học vào loại số 1 đấy ! -..vậy giáo sư dạy triết từ hồi còn ở Hà Nội ? -…trước 75 thôi, và cũng dạy cả thẩm mỹ học nữa ! Nghe tới đây. chắc tự biết hơi” cương ẩu” , bèn đính chính nhỏ: -…không, sau này mới dạy, toa ạ. - … ngày xưa toa cũng dạy triết ? -… không dạy, chẳng viết lách, vậy thì chẳng có gì gọi là tay trái, tay phải ? và có lời khuyên nhỏ, đừng tin 100% câu nói của thầy NguyễnTrọng Văn,dạy Bộ môn Triết Tây .. .làm gì? Ông ta nói đùa thôi! .. tại sao lại phải đùa ? NguyễnThiệu Khang hỏi. -… đùa cho vui mà thôi, chỉ nên tin giáo sư Nguyễn Trọng Văn dạy triết sinh viên, ông ta dạy triết hay hơn là nói về triết. À quên, đúng ra, “ mét” Trọng Văn viết triết còn hay hơn cả nói và dạy đấy ! Còn tôi cũng viết triết trước 75, nhưng’ triết lý xoàng “ ý mà ! - Triết lý xoàng là triết lý kiểu gì ? Toa không đùa đấy chứ, Thiệu Khang hỏi . - Không đùa, sách triết tôi viết ” triết theo lối chờ nhẹ “. - Thế Phong lại đùa quá trớn rồi đấy ! triết lý gì mà có ” chờ nặng , chờ nhẹ’? (một bạn ngồi đối diện phát biểu). -.. xin lỗi, vậy bạn không biết s là” sờ nhẹ”, x là “ sờ nặng” sao ? vậy ch là chờ nhẹ, tr tất phài chờ nặng v.v…tôi đáp. Có tiếng cười bụm miệng.. chẳng biết ai ?
(1) trước 75 báo chí, văn chương Việt Nam Cộng Hòa gọi Singapore là Tân Gia Ba, Indonesia là Nam Dương, Afghanistan là A-Phú - Hãn vv.... --. bây giờ lại được diễn theo ý khác. Tân= mới, Gia= nhà, Ba= 30 tháng 4 – ám chỉ người miền Bắc vào miền nam sau 30 / 4/ 1975. (2) “ Nietzsche và Chủ Nghĩa Đi Lên Con Người / Thế Phong / Đại Nguyễn Thiệu Khang chưa chịu buông tha, giải thích từng bàn về aliénation ( phóng thể) mà chắc gì bọn giáo sư triết Sài Gòn cũ ăn nổi moa ? Đến nước này thì chẳng đặng đừng, đành phải tiếp tục đùa nữa thôi. -…xin hỏi, ông là thầy dạy triết ? ( tôi hướng về phía Thiệu Khang ) - … đúng vậy ! ( Thiệu Khang đáp, vẻ tự đắc). - Tốt ! Giả thiết, các cô, cậu là sinh viên học triết giáo sư chẳng hạn vậy ? và coi như đây là môt giảng đường, có thầy, có trò cho vui ! -…sao rắc rối thế ? -…thầy dạy triết lý, trò học, cả hai ngay khi nhập môn đều phải thuộc lòng câu này ? - ..câu gỉ? người đối diện hỏi. - .. giống như” nhân chi sơ, tính bản thiện -ở đây là” mangeons puis philosophons”ăn xong chúng ta hãy bàn triết lý). Chưa mangeons thì philosophons cái gì gì cũng chẳng quan trọng ! -.. ông thích đùa đấy ông bạn? Thiệu Khang tiếp.- ăn xong rồi, còn điều gì ông chưa thông , cứ hỏi tay này sẽ trả lời free hết ! -.. một không, dành cho Thế Phong, một anh nói vậy. Bắt đầu cầm đũa gắp thức ăn vào bát, bia lon ê hề, không dzô dzô lớn tiếng như bọn nhậu bình dân; ở đây chỉ chạm cốc nhẹ nhàng, êm lặng. Có bạn đòi uống rượu Tây- phu nhân nhà văn Thế Uyên đáp ứng ngay. Câu chuyện văn chương, triết lý không còn sôi nổi như ban đầu nữa.
* Một anh bạn khác bắt chuyện NguyễnThiệu Khang : --.. sách viết về esthétisme của ông bán chạy đáo để, sinh viên rất thích. .. ông đọc sách đó chưa ? Thiệu Khang vỗ vai tôi, hỏi vậy. -.. chưa, nhưng không phải không, bởi một khi đã gặp được tác thiệt, ắt sẽ tìm đọc tác-giả-giả thôi ! - lại chơi chữ rồi - một người lên tiếng. -.. bây giờ tôi có câu chuyện kể này, tôi nói vậy – rất mong được giáo sư Thiệu Khang lắng nghe trước, chớ vội trả lời nhé.. --… đồng ý, tốt lắm, nói đi !
Lâu lắm rồi, dạo ấy tôi còn trẻ hay đi du lịch còm, mỗi khi có tiền. Một lần mua vé xe ca lên Đà Lạt, rất ngẫu nhiên cạnh bên thiếu nữ. Cô khá đẹp, ăn nói lich lãm, dáng thùy mị, vẻ đôn hậu. Chúng tôi bắt chuyện, hết nói bâng quơ về thời tiết, sau khá quen thì chuyển sang hỏi tên, tuổi, nhà cửa của nhau ở Đà Lạt. Thường ra, xe đò Minh Trung hay đậu lại ở cây số 135, ấy là từ Sài Gòn lên Đà Lạt- để khách nghỉ ngơi, ăn cơm trưa hoặc khách xuống xe, đi lại cho thư giãn. Khi ăn cơm, tôi và cô ấy ngồi chung bàn, sau khi đứng dậy, tôi xin được trả tiền. Rồi thân mật hơn, chuyện vãn cởi mở hơn.
Đoạn đường từ Bảo Lộc đến Di Linh man mác đồi trà, gió lùa, dễ dỗ dành giấc ngủ cô bạn. tay vịn thành xe dùng chung; lúc cánh tay cô tì lên; tôi tự động bỏ xuống. Lúc cô bỏ tay xuống, thì tay tôi lại tì lên. Và khi cô ngủ gà ngủ gật, cánh tay nõn nà đè lên cánh tay tôi thật êm ái. Bỗng xe khựng lại, bác tài tránh ổ gà, tôi rút cánh tay ra, cô choàng tỉnh, nhẹ nhàng thỏ thẻ;” Ne vous en faites pas ! “. -…đến nước này, tôi luống cuống thật sự, không biết phải xử trí ra sao ? Theo giáo sư, cứ giả thiết ông là tôi; lúc đó sẽ làm sao ? Rút tay về hay cứ để lại ? này giáo sư, chuyện này cần phải suy nghĩ chín chắn trước khi trả lời.- tôi nói với Thiệu Khang vậy.
Nguyễn Thiệu Khang ngần ngừ, sau quả quyết: -.. chắc chắn một điều, ” toa’ hay “moa” cũng vậy thôi, nên rút về, đó là hành động lịch lãm nhất đấy ! Tôi không kể cho Lý Lan nghe câu kết “ rút tay về hoặc cứ để vậy”- lúc này cô đang lấy thìa khoắng cốc nước cam vắt không đá, tai lắng nghe như chăm chú- đúng ra tôi định giải nghĩa câu tiềng tây kia còn có ý” xin ông đừng ngại “! Tiếp, tôi đưa tách lên miệng, hớp một ngụm nhỏ, cà phê đen nóng, một khi đã nguội ngắt thật vô vị biết chừng nào ?! Tôi hỏi cô bạn nhà văn : -…cứ như Lý Lan, thì tôi nên rút tay về hoặc cứ để vậy, ấy là tay trong tay rồi, rất không muốn rút ra nữa . - .. mấy cha đàn ông nói chuyện thật khó hiểu ?! -Lý Lan trả lời.
* Câu chuyện khác lại được tiếp tục giữa nhóm thực khách. Một vị nói : -.. bây giờ mới tất cả quí vị, cả giáo sư Thiệu Khang nữa chụp chung tấm ảnh lưu niệm, bác phó nháy đang giục toáng lên kia kìa ! -Thế nhà ông ở đâu, một vị khác hỏi Nguyễn Thiệu Khang: -Nhà moa ở …. Nguyễn Thiện Thuật, phường 1 quận 3. thế này nhé, moa định mời các toa có mặt bữa nay đến nhà moa uống rượu- ta tổ chức buổi tọa đàm bỏ túi nhé, được không ? OK cả chứ ! Moa sẽ thông báo, ngày giờ sau. Toa cũng phải tới đấy nhé.- Thiệu Khang quay sang tôi nói vậy. -.. rất cảm ơn thịnh tình, không thể tham dự - ngưu tầm ngưu, mã tầm mã - vì toa ,người đã từng ở Hà Nội chẳng hiểu có biết câu này không :
Nhà anh ở phố đầu cầu Số nhà vanh nớp đứng đầu du côn? .
* … rồi có một buổi sáng tôi đi qua đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3.- sao bữa nay trống kèn đưa tiễn ai mà não nuột đến vậy ! Bèn giảm tay ga, cho xe gắn máy chạy chầm chậm, lấy nón ra, cúi đầu chào người quá cố. Bỗng dưng nhìn chân dung ảnh kẻ qua đời, sao lại thấy dường dường như quen quen ? Trí nhớ bây giờ tồi tệ chưa dễ nhận ra ai ? Sau có tiếng người quen gọi, quay lại, bật nhớ ra rồi , phương danh của ai kia đang ngự trên quan tài lung linh nhang khói.!.
Chân dung ảnh trẻ hơn nhiều so lúc trước gặp -mặt mũi phương phi, béo tốt, hiền từ, quảng đại – không lấc cấc, háo thắng , thích ăn thua đủ, ăn nói chông chênh, một tấc níu trời như buổi sinh thời ! Lòng quặn lại- nghĩ đến chính bản thân- thì nào có tốt đẹp gì hơn đâu ?! Thói quen từ lúc nhỏ đi học, thầy dạy mỗi lần gặp đám ma, đội mũ thì nên lấy ra, ngả mũ chào kẻ quá cố, dầu là không quen biết đi nữa .. Tôi bèn tắt máy, xuống xe, giắt bộ, lặng lẽ cúi đầu , theo sau đám tang một đoạn đường ,và nói thầm: ” Vĩnh biệt cuộc đời một chiết gia !”
* Lý Lan lại hỏi: , ở đâu là vườn Kính Thiên, có gần đây không, hãy chở tôi cùng đến đó cho biết, được không? Hà Nội xưa kia có vườn Kính Thiên nằm trên đường đôi Hoàng Diệu.
Tôi quẩn quanh, quanh quẩn, vẫn không tìm ra dấu tích vườn Kính Thiên? Hỏi người ở thủ đô lâu đời, người thì lắc đầu, kẻ ngơ ngác, lại khẳng định làm gì có vườn nào mang tên Kính Thiên? -..sao không được- Kính Thiên – vườn thượng uyển vua thời xưa từng dạo chơi, cho đến 1954, tôi hãy còn thơ thẩn nơi này với tập vở ôn bài.Chẳng lẽ không còn ai biết di tích lịch sử này mà trong sử sách còn ghi chép tận tường ? sau cùng biết được vườn Kính thiên hiện nằm trong khu vực quân đội quản lý, được gọi” khu hạn chế”- vì đã được sát nhập môt di tích lịch sử mới.
* - Bây giờ xin nhà văn nữ hãy nghe tôi kể chuyện đi thăm Văn Miếu nhé !
Cũng là một di tích lịch sử thật lâu đời, xây dựng từ những năm 1070- mục đích cổ võ sĩ khí tinh thần nho giáo. Qua ít năm sau, xây Nhà Quốc Tử Giám ở phía sau Văn Miếu- dành riêng hòang tộc, vương tôn lúc đầu, cuối cùng cũng thu nạp mọi tử sĩ, thứ dân giỏi giang khắp nướ nhập bọn..
Nhìn tường bao quanh Văn Miếu, mặc dầu trải qua bao biến thiên thời đại mà lọai gạch Bát tràng như vãn thách đố thời gian.
Mua một vé du ngoạn, khách việt trả 1 nghìn đồng, còn người ngoại quốc trả 10 lần hơn- tôi bước qua cổng Văn Miếu, lần vào Đại trung môn, thăm đủ 2 cổng phụ Thành đức và Đại tài.
Qua thăm Khuê văn các, đến 2 cổng Súc văn và Bỉ văn.- cổng: nói lên tính hàm súc văn chương, còn văn là trong đẹp,sáng sủa. Đến Đại thành môn- giữa xây hồ nước hình vuông, gọi là Thiên quang tịnh ( giếng trời nước trong sáng) .
Cảnh đẹp lịch sử từ ngàn xưa lưu danh- sao lại không có dung nhan khách vãng lai viếng cảnh, nhìn xung quanh không một phó nhày nào lai vãng.
Bỗng có 1 thanh niên đi tới, máy ảnh trước ngực- tôi đánh bạo hỏi, yêu cầu được trả tiền –anh này lắc đầu, cho biết mới từ thành phố mang tên Bác đến Hà Nội hôm qua.
Rất có lòng, - anh ta sẽ chụp tặng một” pô và đề nghị tôi bấm lại một” pô”. Hụp xong, anh nói: - tôi ở ….đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 1, quận Bình Thạnh., anh về Saigon nhớ lại tôi nhé !. - từ Thiên Quang Tịnh nhìn sang hai bên là Vườn Bia- nơi dựng bia khắc phương danh các bậc tiền nhân đã từng đậu ông nghè, ông Cống, nay tại vị ngày đêm trên lưng rùa đã xếp thẳng hàng. Gần đó, một dãy nhà 3 gian; tả vu hữu vu thờ bậc danh nho như Chu Văn An, Trương Hán Siêu., và ở tả vu, trên chiếc bàn gỗ bầy bán tranh ản, đồ lưu niệm, xen lẫn các tác phẩm văn học đã dịch sang ngoại ngữ. Liếc mắt thấy: “ Dien Bien Phu / Võ Nguyên Giáp, Sorrow of Love / Bảo Ninh- và cả bản” photo” sách” Connaisance du Vietnam / Pierre Huard & Maurice Durand nữa … vv…
*
Cũng tại đây, khỏang 3 tháng trước, ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher đến Hà Nội- sáng đọc diễn văn về bang giao quốc tế với Việt Nam, buổi chiều thăm Văn Miếu, buổi sáng đọc diễn văn có câu: “ Trời mở thời trung hưng đời khai vận đổi mới” được khắc trên bia đá tại đây. Vậy là đổi mới bây giờ cũng trùng hợp với đổi mới của tiền nhân từ bao thế kỷ, xa rất xa, rồi ngẫm lại câu nói trong Kinh thánh đọng lại trong tôi :” dưới mặt trời chẳng có gọi là mới ! “
Lý Lan nói: -Chẳng tài gì hiểu nổi, sao tôi lại chịu khó nghe ông kể chuyện này sang chuyện khác; đôi khi thiếu mạch lạc mà lại vẫn bị ông dẫn dắt. Chuyện thật kỳ cục – nhớ lần đầu tiên gặp ở chỗ Ý Nhi, Chi nhánh xuất bản Hội Nhà văn phía
* Tối thứ 3 sau khi tham dự buổi gặp gỡ với các dịch giả- tôi báo trước cho tùy viên; hãy giới thiệu tôi với tư cách một dịch giả đã dịch một số tác phẩm văn học, thi ca, ký sự lịch sử, tiểu thuyết pháp sang việt mà thôi !(*).
Chiều nay giáo sư Lê Hồng Sâm dạy ở Đại học Tổng hợp điều khiển chương trình buổi họp. Ngồi cạnh tôi- Huỳnh Như Phương hết lời tán tụng người dẫn chương trình, bà thầy hay giúp đỡ sinh viên, với anh là chuyện trước khi sang Maxtcơva trình luận án P.T.S.
Buổi nói chuyện thuyết trình, thảo luận bằng tiếng pháp, không thông dịch; đa số người nghe chẳng hiểu nói gì, khác nào vịt nghe sấm, ù ù, cạc cạc, họ lục tục bỏ ra về.
Khi tùy viên báo chí Pháp Robert Lacombe lên bục giới thiệu tôi trong hội nghị- tùy viên làm đúng lời yêu cầu, và sau đó buổi họp tan sớm hơn chương trình dự định.
(*-Tác phẩm đã dịch sang việt ngữ: “ Maiakovski, Thi sĩ Nga ? Elsa Triloet “ – Tuyển thơ kháng chiến Pháp 1930-1945 / Jean Paulhan & Dominique Aury sưu soạ - Việtnam Bi Thảm Đông Dương / Louis Roubaud, Nxb Valois, Paris 1931),-” Chiếc roi ngựa / Virgil Constantin Gheorghiu,( bản tiếng pháp Lavia Lamoure) -,” Không cả yêu thương / L’Amour de Rien / Jacques Perry,-” Hồi ký văn chương viết sớm / Eugène Evtouchenko /Autobiographie Précoce / bản pháp ngữ K.S. Karol, Nxb Juliard, Paris 1963). các tác phẩm này do Đại Nam văn hiến xuất bản lần đầu ở Saigon ( in rô nê ô) không xin cấp giấy phép,.sau 1964, tái bản in ty-pô. Báo Tân dân viết về người chủ trương in sách rô nê ô: “… Khi Bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu nhắc’ sẵn có “ Nhà In Quốc gia” mà một số anh em phải in sách rô-nê-ô, lại đời cơ cực làm văn nghệ…”- tuy không chỉ đích danh tôi ( Thế Phong) , tác giả đầu tiên chủ biên” Đại Nam văn hiến xuất bản cục” in sách đều không xin cấp số kiểm duyệt…“ ( trích báo “Tân Dân “(
Trở lại nhà Băng Sơn lần sau, anh đưa ra tập album gia đình rất cũ, cho biết cứ chịu khó coi đi sẽ gặp một bất ngờ thú vị- đó là đám cưới nữ ca sĩ Mai Phương và nhà báo Băng Sơn - rồi ảnh chụp sinh hoạt thường nhật cùng bạn bè. Chỉ thoáng liếc qua, bắt gặp chân dung Kiều Liên Sơn, Hương Huyền, ( Lê Thị Hồng Châu) Vân Long, Mọc Đình Nhân, Tạ Vũ vv… Đột nhiên Băng Sơn nói to: -… đây rồi ảnh chụp Thế Phong rất cốt-sì-tô ( costaud)! Tôi sững sờ nhìn ảnh chụp bán thân ở trần, dưới ghi hàng chữ:” Thân tặng Băng Sơn / Hà Nội 21-3-1954 / ký Thế Phong; lật phía sau có hàng chữ:” sau một buổi tập quyền Anh ( boxe) ở Septo về- ghé qua hiệu ảnh Tam Anh, 66 Hàng Gai “).
Băng Sơn vui lòng cho mượn đưa đi chụp lại, xong phải hoàn trả ngay, cũng đừng lấy cớ làm mất để thu hồi, anh nói vậy. - Ôi! tôi cảm động biết chừng nào !
* Hà Nội của bom đạn rền đánh phá 12 ngày đêm ròng rã; khi xuống hầm, lúc sơ tán, có khi phải tạm xa nhà cửa về tỉnh lẻ hộ thân –anh vẫn giữ được- trong khi tôi ở Sài Gòn, chỉ nghe tiếng súng vọng xa xa thì ảnh lại không còn giữ được ?!
Đã qua phố Huế nhiều lần, vẫn còn nhìn thấy 2 nền nhà trống trơ trụi, bia căm thù đế quốc Mỹ đánh phá miền bắc vẫn nằm sờ sờ ra đó.
Cứ nhìn thấy 2 nền nhà kia, nay như vẫn chưa dễ xóa được xót sa nhọc nhằn! Và có người kể lại, cái bia không còn chữ, hình như ở Hà Nội- mà chính mắt tôi nhìn thấy, chỉ còn đâu vài ba tấm bia như thế . Một tấm bia khác ở đường Cổ Ngư ( nay đường Thanh Niên – bởi sau 1954, Thanh Niên Xung Phong lấp đất hồ, nới rộng làm đương đôi).
Từ chùa Trấn Võ ( còn gọi chùa Quán Thánh) đi ngược lên, bia nằm phía bên tay trái, trên khắc tên, tuổi Giặc Lái Mỹ thả bom B.52 lần đầu tiên bị bắn hạ, vẫn còn nhìn thấy trên hồ Trúc Bạch. Chẳng thể quên- khi đi qua phố Khâm Thiên- nhìn thấy tấm bia ghi tưởng nhớ nạn nhân xấu số chết vì bom Mỹ.
Bây giờ thì không còn vết tích chiến tranh tàn phá B52 trải thảm, hết dọc, lại ngang, rồi chéo góc, hình ô quả chám cày xới nát như tương bần.
Hết rồi cảnh hoang tàn, nhà cửa mới, cửa hàng chen chúc mọc lên; nhưng từ cuối phố hướng về phía Thái Hà Ấp xưa- vẫn còn nhìn thấy 3 căn nhà gạch xây từ thập niên 50 còn ngạo nghễ dầm mưa, trải nắng theo thời gian vĩnh cửu sinh tồn. “ …cái quá khứ cay đắng đó, cũng là nơi gieo mầm cho một tương lai tốt đẹp hơn, như ngoại trưởng Hoa Kỳ nhớ đến hàng hàng, lớp lớp mưa bom trên bầu trời Hà Nội năm nào !
Hà Nội của anh, của tôi, của mọi người yêu mến – đi xa vẫn mong ngóng về thăm- của người Hà Nội vẫn luôn gần kề Hà Nội. Riêng Băng Sơn, nhà văn từng yêu mến từng cánh hoa đỏ lộc vừng trôi giạt trên mặt hồ, ngọn cỏ đắm sương trên lối đi- từ cảm hứng đó, anh viết được bao chùm thơ mượt mà, nhiều mẩu tạp văn bỏng cháy về tình yêu muôn thuở dành cho Hà Nội:
“….Tình cờ hay run rủi, cuối năm vừa đây, nhà văn Thế Phong, một người bạn cũ Hà Nội cách đây 41 năm, từ tp. Hồ Chí Minh ra Hà Nội họp, đến thăm tôi, sau hơn nửa cuộc đời xa cách. Mấy hôm ấy trời Hà Nội bắt đầu những cơn gió thổi giạt hoa lộc vừng đỏ chói trên mặt sóng hồ Gươm về một góc Hàng Khay, trong cái lạnh đầu mùa anh xuýt xoa nâng chén trà nóng để nghe cái ấm áp của tình yêu Hà Nội truyền qua làn da bàn tay có bao nhiêu vạch ngang dọc bôn ba, cái ấm áp khác hẳn cốc thủy tinh trà đá trước đó mấy buổi anh uống tại quán cóc phố Nguyễn Du, cạnh trụ sở Hội Nhà văn, mà vị của nó cứ lành lạnh nhàn nhạt giống như ở cuối chợ Bến Thành, hoặc ở đầu ô Cầu Giấy ngoài này. Câu chuyện giữa một người Hà Nội lâu ngày với một người Hà Nội vẫn không xa Hà Nội cứ ram ran. Có lúc ngậm ngùi. Có khi phá lên những trận cười rung rinh mặt tách…”.
Hà nội xưa có 36 phố phường, có lẽ Thạch Lam đã mượn ý câu văn tiền nhân Phạm Đình Hổ:” kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường..” ( Vũ trung tùy bút) để đặt tên cho tập tâm bút của hậu bối chăng ?
* Nhà văn Băng Sơn kể lại : “ Hà Nội không dưới 500 đường, phố- anh từng nhiều lần dẫm chân trên con đường nhỏ lại ngắn nhất, hình như chỉ vài chục sải bước….” Có một lần, anh rong ruổi trên ngựa sắt Phương hoàng ( xe đạp Trung quốc) đi thăm Yên Phụ- đúng dịp đình làng tu tạo, có mấy bức phù điêu cổ lem luốc được dồn vào một xó như đổ bỏ đi, anh lân la xin được đem về .
Và những chú lân bên cạnh linh qui được đặt trên tầng cao kệ sách đóng sát tường, gần bàn viết. Rồi nhà văn châm thuốc hút, lặng lẽ ngắm nhìn mỗi khi rảnh rỗi đêm đêm. Cũng chẳng rõ ngọn nguồn những phù điêu kia- có thật là còn từ thời xưa để lại, hay gần đây được tái chế, phục hồi ?!
Tôi cũng như nhìn thấy- đôi ba cái tương tự bị quăng ra ngòai hành lang chùa Trấn Võ khi đang được sửa sang, tu bổ. Và tiếng sấm chớp ở chân trời bỗng rền vang, tia chớp sáng lòe- chẳng lẽ tối nay cơn mưa dông cuối mùa đã ập tới chóng vậy sao ?
*** Vội vã xiết tay Băng Sơn trên quán cà phê lề đường Nguyễn Du, tôi đạp xe đi về hướng phố Trần Hưng Đạo- cơn mưa ào ào đổ xập trút khối khổng lồ nước xuống rồi !
Chuyển túi xách từ sau lưng ra trước ngực- nhớ lời người bạn dặn - ở đây chúng giật đồ lẹ như chớp đấy.
Mưa chưa ngớt, đường tối nịt mờ, thỉnh thoảng nhờ ánh sáng nhạt nhòa từ bóng đèn từng lầu rọi xuống.
Chẳng hiểu đầu óc mụ mẫm ra sao, lại rẽ vào ngõ phía tay mặt để tỉm lối tắt băng qua đường Hoàng Hoa Thám. Một ý tưởng mới lóe trong đầu, cứ trở lại đường lớn, gặp ai hỏi thăm vậy. Miệng nhẩm lời cầu nguyện Chúa dẫn lối soi đường con cái Ngài đang lạc vào” chốn tối tăm vực thẳm.” Đúng lúc đó, một phụ nữ đi xe Dream chiếu đèn sáng, mừng quá, tôi lên tiếng hỏi đường, bà vui lòng trả lời: -…cứ theo tôi, nếu không, bố sẽ không biết lối ra Hoàng Hoa Thám đâu ? Lẽo đẽo đạp xe theo vết bánh xe Dream tới 10 phút mới ra tới đường. Bấy giờ bà mới tăng ga cho xe chạy nhanh hơn. Còn tôi, dâng lời cảm tạ Chúa và cô phụ nữ có dáng bà rất trẻ đầy lòng thương xót kẻ lạc đưiờng trong đêm tối.ốc luộc nóng, tạt vào, vì tôi đã ăn một lần trên đường về bữa nào. Những con ốc luộc nóng còn bốc hơi, thả trong bát nước mắm gừng, đưa lên miệng sao ngon đến vậy. Hai bát ốc luộc giá 4000 đồng đủ cho tôi khoái khẩu; ăn xong, tôi lại gò lưng đạp xe dưới trời mưa tìm lối về.
Bây giờ đã 8 giờ 45 tối, nhiều đoạn đường tối om, rờn rợn nổi da gà, tôi lao thẳng xe xuống con dốc. Hình như đến Chở Bưởi và đang băng qua mương Tô Lịch thì phải ?
Vừa huýt sáo, vừa đạp xe, lòng dạ phấn chấn, sắp tới nhà, lại vẫn không tìm ra ngõ rẽ vào nhà Kiều Liên Sơn. Đi đi lại lại dăm bẩy lần vẫn chưa tìm ra cột điện quen thuộc- nơi có tấm bảng nhỏ treo lơ lửng” Nhà sách MỚI”.
Lại đạp xe đi thêm một quãng, nhìn thấy bảng trường Học viện Nguyễn Ái Quốc- đúng là bị lạc đường nữa rồi. Gặp một toán lính đang đi về trại, hỏi thăm, được biết đây đúng thị trấn Nghĩa Tân.
Đã 9 giờ 15 tối, như vậy đã trên 30 phút lâm trận tìm nhà rồi. Một tiệm” photocopy” còn mở cửa, một thanh niên đang tác nghiệp bên máy. Hỏi, đường Hoàng Quốc Việt là con đường nào, có biết tiệm bán sách , báo nhỏ có tên MỚI không , xin chỉ giùm. Thì chỉ nhận được cái lắc đầu; thất vọng, nhưng vẫn hỏi tiếp, vậy có nơi nào có thể gọi điện thoại ?
Cũng vẫn cái lắc đầu lạnh lung, thật chán ! “ Giá mà có nơi gọi điện thoại tới sớ ( 04) 362614 để nó tới đón là hay nhất !” Cuối cùng mọi dự tính chỉ vô ích, uổng công!”
Đang thất vọng, đi lui, đi tới- bỗng bóng đèn đường cao áp đồng loạt bật sáng. Ngước mắt nhìn lên, đã nhìn thấy cột điện xi măng ở hàng thứ 2 cao nghệu. Biển quảng cáo NHÀ SÁCH MỚI hiện ra lồ lộ dưới mắt tôi. Khỏi cần phải nói là mừng đến cỡ nào ! -…hẳn mất rất nhiều thời gian để gỡ cái yên sau xe để chở Lý Lan đi dạo bờ Hồ,nên mới về khuya chứ gỉ? Kiều Liên Sơn nói vậy.
(trích” Hà Nội 40 năm xa/ Thế Phong, Nxb Thanh Niên tái bản 2006, trang 54- 72 -- bài tu chỉnh .)
| |
Thế Phong | |
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ