truyện hay đáng đọc: " Cây viết trong bàn tay lạnh cóng / Chu Trầm Nguyên Minh [ i.e. Phạm Minh Tâm 1943- 2014 / Saigon ] -- trích : Việt Văn Mới ( Paris )
CÂY VIẾT TRONG BÀN TAY LẠNH CÓNG
H ắn đến Pháp đã bảy ngày, kể từ lúc chiếc Boeing Bảy Bảy Bảy đáp xuống phi trường Charles de Gaulle và được Thiện đón ở cổng số Mười Ba về nhà trên một ngọn đồi thấp thuộc làng Villemomble, cách trung tâm Paris non mười lăm ki lô mét. Nhà ở đây nhỏ, nhưng có từ một đến ba tầng, nhà này cách nhà kia bằng một bức tường rào, phía trước và phía sau nhà có khu vườn nhỏ, trồng cỏ, hoa và cây sê-ri.
Hắn được “bố trí “ ngủ ở phòng khách, diện tích ước chừng mười sáu mét vuông, nhưng có đến bốn cánh cửa, ba cửa ra-vào, nối hành lang, nhà bếp, một cửa ra khu vườn nhỏ phía trước và một cửa sổ lớn nhìn ra khu vườn phía sau nhà, từ khu vườn đổ dàì theo triền dốc, mãi tận phía xa...cây cối chập chùng, giữa màu xanh của lá, của sương, của những hạt mưa li ti, của mây mù, của cả hai ngọn đèn trang trí không bao giờ thắp sáng. Đã bảy ngày đêm Hắn ngồi bên cửa sổ này, lật từng trang cuốn sổ bià đen, Hắn nhìn chầm chầm vào một chuỗi số, như bao con số khác, vô tri và bất động.
06.
Đó là một căn phòng rộng nằm trên lầu ba của căn nhà bốn tầng ở quận nhì, nơi đặt toà soạn của tờ nhật báo T.S., Anh Q nói:
-Đây là T, thằng nhỏ tội nghiệp.
Anh V.L nhìn Hắn, một chút tò mò:
-Em làm được việc gì?
Hắn dõng dạc:
-Dạ, bất cứ viêc gì bằng... chân tay.
Sau này Hắn mới biết chính hai chữ “chân tay “ làm anh V.L quyết định nhận hắn vào làm lon ton trong toà soạn tờ nhật báo bán chaỵ nhất Sài Gòn thời bấy giờ. Hắn làm đủ thứ việc không tên, từ anh chủ biên đến người xếp chữ, cả chị thư ký đánh máy đến anh chấm mo-rát... ai sai gì làm nấy. Các anh chị trong toà soạn khai thác hắn một cách triệt để. Hắn không có lúc ngơi nghỉ. Chuyện leo lên, chạy xuống từ lầu ba để mua cà phê, thuốc lá là chuyện thường ngày. Hắn chỉ làm từ 13g đến 21g đêm. Buổi sáng Hắn đến giảng đường.
-Trang tư,thiêú hai cột..
-Thằng quỉ T.X. lúc nào cũng giao bài trễ...lại thiếu...
Thường khi, những lúc như vâỵ thì anh chủ biên hay thư ký toà soạn có nhiệm vụ cung cấp chữ cho số cột thiếu, từ bài lưu trữ hay viết vội một đề tài nào đó, hay hay dở không thành vấn đề, quan trọng là đủ số chữ để lắp kín cột thiếu. Một lần, anh VL gọi :
-T, em có sáng tác... phải không?
-Dạ... em làm thơ...
-Có đó không?
-Dạ...em mang kè kè đây.
-Đưa anh xem!
Hắn đưa tập vở năm mươi trang, chép kín thơ Hắn “làm” để ca ngợi sắc đẹp của gần một chục nữ sinh viên cùng khoa và nỗi lòng của Hắn thương nhớ các em.. Hôm sau báo phát hành, ở trang tư có bài “Cớ chi em đẹp đến não nùng”. Từ đó thơ của Hắn xuất hiện đều đều ở trang tư, loại thơ...thơ thơ..thẩn thẩn... Các bạn của Hắn nóí “thơ dụ khị” hay “thơ dê”... Hắn cũng không biết đó là thơ gì, nhưng có điều Hắn biết chắc là có thêm một chút tiền trong cuộc mưu sinh.
Một hôm:
-T..ba cột..
-Dạ..
-Ba cột!
-Em...em...
-Làm một bài vè cũng được, mau lên!
Hắn rặn mãi mà không ra chữ nào. Hắn cố tưởng tượng một em tóc dài, mắt to, môi hồng... Trời ạ, sao bí xị vậy trời!
-Em..chịu..
Anh thư ký tòa soạn, không cần “rặn” như Hắn, thoáng một cái đã xong bài lấp kín. Hôm sau, báo phát hành, Hắn đọc bài lấp cột của anh thư ký toà soạn có tựa “Cái Mông Của Brigitte Bardot “. Tự dưng, Hắn buồn buồn. Thơ của Hắn như cáí đít của một cô đào ci-nê ở tận bên Pháp, cho dù là “thơ dê” cũng không nên đánh gíá “tội nghiệp” như vậy mà....Và thật vô tình, cùng lúc đó, Hắn ngã bệnh. Gốc sốt rét thời Hắn sống ở Rừng Tròn, Đá Bàn lại trổi dậy, quật ngã Hắn. Mỗi lần đến cơn, Hắn run bần bật có lúc quặn người. Người bạn cùng phòng :“Mày phải vào nhà thương thôi” và “Coi chừng mày bị thương hàn nhập lý thì chết chắc”. Hắn lấy hết tàn lực, cố đi hết con đường Cống Quỳnh, qua Hồng Thập Tự, đến Vườn Tao Đàn. Từ bên này đường nhin qua, con số 2X8F hiện lên lờ mờ, có lúc quay tròn như chong chóng. Hắn khó nhọc băng qua đường rồi đứng lại. Hắn nhìn sững 2X8F, chị Ba Thi -bà con bạn dì ruột vớí hắn- là chủ căn nhà sang trọng này. Hắn ngập ngừng và cắn răng quay lui.
Có con chim mỏ đỏ bay sà vào bên cửa, nơi có cáí bàn dài đủ chỗ cho 10 ngườì ngồi, khi gia chủ tổ chức buổi thịt nướng ngoài vườn. Gió từ hướng Tây thổi về, khí lạnh len vào phòng. người ta nói phải hơn một trăm năm nước Pháp mới rơi vào tình trạng bất thường này, tháng năm, đã cuối Xuân mà trờì còn lạnh, lại có mưa. Bảy ngày qua, có hôm lạnh đến hai độ. Hắn nhìn cỏ cây và bầu trờì, buồn đến hắt hiu. Hắn nhớ Sài Gòn, nhớ Bellevue, và nghĩ đến những người bạn thân ở khắp phương trời.
99.
Hắn bỏ toà soạn nhật báo T.S, nơi mà để kiếm sống, Hắn phải viết những thứ tầm phào, ký nhiều tên khác nhau, viết rồi không đủ can đảm đọc lại. Hắn luôn có cảm giác là kẻ dối trá, một kẻ lường gạt không bao giờ bị lật tẩy. Hắn không chịu nổi với ý nghĩ này.
Anh Q lại đưa Hắn đến vài người quen nhờ cưu mang, không ai thu nhận... Mỗi lần trở về gác trọ, anh Q đều cười nói thật vui, cố che dấu nỗi thất vọng. Hắn cũng nhếch miệng nhưng không biết trông giống cười hay mếu.
-Mai...anh em mình đến nhà.. bạn thân của anh...sẽ ra ứng cử dân biểu khóa tớí.
-Làm chính trị...thì có việc gì cho em?
-Yên trí.. ông ta rất giàu lại có lòng nhân ái...
Đó là căn nhà trệt khá rộng, ở trong một con hẽm, ô tô vào được, đường Phan Đình Phùng. Qua cổng là sân nhỏ có xếp chậu trồng cây kiểng hai bên lối đi được cắt tỉa rất đẹp. Ngườì đàn ông tiếp khách là người khoảng 45, tầm thước, mặt chữ điền, chân mày rậm, mắt to, da trắng, nhìn y như Tây Lai.
Sau khi trao đổi vài chuyện phụ, Q vào chính chuyện
-“Toa”...thằng nhỏ tội nghiệp này mồ côi cha mẹ... đang là sinh viên dự bị khoa Toán.
-Cháu học Tóan...loại khó đấy.
-Dạ...khó..
-“Toa “... cưu mang nó dùm “moa” một thời gian...
-“Toa” khỏi lo...”moa” sẽ giúp cậu ta cho đến khi lấy..cử nhân.
Chủ nhân vừa cười vừa tiếp:
-“Toa” thấy.. cậu ta trông y như “moa” lúc 20..
-“Moa”... cũng thấy vậy .. nhưng..
-Nhưng thế nào?
-“Toa”... đẹp trai theo kiểu con nhà giàu, còn thằng nhỏ thì đẹp buị bậm hơn..
Bỗng có chuông reo, cả ba cùng nhìn ra cổng. Hắn chợt nhìn sững người con gáí khoảng 16, mặc áo dàì trắng, ôm chiếc cặp màu nâu nơi ngực. Người đàn bà giúp việc mở cổng. Khi đi qua phòng khách, cô cười chào.. Thưa Ba.. Thưa Bác.. Thưa..thưa.. Cô không biết gọi Hắn thế nào cho phải. Người cha đã giải thoát cảnh ngập ngừng:
-Đây là Huyền, con gái út của “moa” đang học Đệ tam Gia Long....
Và quay sang con:
-Con ngồì xuống đây.
Huyền ngồì xuống chiếc ghế bên ngưòi cha, đốí diện vớí Hắn.
-Đây là anh.. anh..
Q nóí nhanh:
-T.
-Anh T... đệ tử của chú Q... sẽ là gia sư dạy kèm con môn Toán.
Huyền nhin Hắn, cùng lúc Hắn nhìn Huyền. Bốn mắt gặp nhau, mở tròn xoe.
Trước lúc ra về, hai bên đã thống nhất một thời khoá biểu. Lòng Hắn thấy xao xuyến, một cảm giác kỳ lạ đã len vào hồn. Tráí tim Hắn đã rung động khác thường. Hai ngày nữa Hắn sẽ bắt đầu dạy Huyền môn Toán. Hai ngày nữa Hắn sẽ gặp nàng. Hai đêm Hắn trằn trọc không ngủ. Hắn đã yêu Huyền từ cáí nhin đầu tiên... Hắn nhớ lời anh Q nóí trước lúc đưa Hắn đến gặp Ba Huyền.. ”bạn thân của anh.”
Anh Q lớn giọng:
-Tại sao? Nóí anh nghe.. tại sao ?
-Tại vì em... em không biết... dạy kèm.
-Em nóí không đúng... Trước đây em vẫn mong tìm đươc chỗ daỵ kèm kia mà.
Hắn ngập ngừng:
-Anh tha lỗi cho em.
Hắn từ chốí chỗ làm mà Hắn từng mơ ước chỉ vì đó là bạn thân của anh Q, người anh kết nghĩa mà như ruột thịt. Anh là chỗ dựa tinh thần trong cuôc đờì côi cút của Hắn. Hắn lại yêu Huyền từ cái nhìn đầu tiên.. Điều gì sẽ xảy ra từ tình yêu này(?). Tình bạn giữa anh Q và Ba Huyền sẽ ra sao (?). Hắn sợ và từ chốí...
Trong những ngày tìm việc tiếp theo, không tiền, đói khát, Hắn lại đến Tao Đàn, băng qua con đường HTT. Hắn lại nhìn số 2X8F màu xanh da trời, lúc nhảy múa, lúc quay tròn, lúc như bay lên cao... Hắn tần ngần, chị của Hắn là chủ căn nhà này. Hắn nuốt nước mắt, quay lui.
Mưa tạt vào cửa sổ. Trờì lạnh căm căm, Hắn co ro giâú tay trong hai tuí áo. Từ ngọn cây phía xa, đôi chim đậu trên cành tưạ vào nhau, một màng mưa trắng xoá như phủ kín bầu trờì. Lòng Hắn u buồn. Cuộc đờì như một cõi tạm, bóng ngườì phiêu du vô định. Bây giờ Hắn ngồi đây, nhìn ra ngoài khung cửa. Mưa rơi. Mưa rơi.
32.
Nếu đi từ trường Hưng Đạo, về phía tay phải, con đường Bùi Viện có một quán cơm tên là Anh Vũ, quán cơm dành cho sinh viên nghèo của Saigon, giá bán một phần ăn ba món vớí giá bình dân, rất rẻ, chỉ bằng 1/10 giá bên ngoài.
Quán chiếm trọn tầng trệt, ngang hơn 5m, dài chừng 16m. Người ta xây một bức tường, tận đáy phòng, chạy suốt chiều ngang, rộng 2m, ngăn cách giữa bàn ghế ngồi ăn và chỗ để thực phẩm đã nấu nướng, trên bức tường khoét 5 ô cửa khá lớn. Sinh viên xếp hàng, nốí đuôi nhau. Ô số 1: thẻ Sinh viên + mua vé. Ô số 2: món mặn. Ô số 3: món xào. Ô số 4: canh đại dương. Ô số 5: cơm. Hắn quan sát và thấy rằng, cứ hai mươi lăm người đi qua, thì cửa số 5 thọt ra một thau cơm cháy. Ai ăn cứ lấy, không tính tiền. Hắn sống nhờ thau cơm cháy này.
Những ngày ngồi nhá cơm cháy, Hắn quen nhiều người, trong đó có Tuấn và Tú, anh em ruột, hai bạn cũng sống nhờ vào thau cơm cháy như hắn. Quê Hải Phòng, gia đình di cư vào Nam 1954, trú tại khu Thương Chánh Phan Thiết, mồ côi cha mẹ, sống tự lập, quyết lấy “cử nhân” như Hắn, ba đứa thành lập “tập đoàn” xích lô sinh viên SG. Tuấn lớn tuổi nhất làm anh cả, Hắn làm anh hai, còn Tú là em Út. Ba đứa mướn một xe xích lô và thay phiên nhau... đạp. Lúc đầu, đứa nào cũng ê...mông, đau... đít, còn “rã rờì chân tay” là chuyện thường. Kiếm sống được, ba đứa thuê chung một căn gác trong hẻm đường Bùi Viện, loại rẻ nhất. Cả ba cùng học cừ, các bạn cùng khoa đều nể.
Cuộc đời tưởng cứ thế đã yên thân, ai ngờ... Hắn chở một người khách từ chợ Bến Thành qua khu Thanh Đa, trở về, lúc xuống dốc cầu Thị Nghè, Hắn bị một ô tô con tung, chiếc xích lô bẹp nát, còn Hắn dập ngực bất tỉnh. Tiền dành dụm bấy lâu của Hắn và của anh em Tuấn đều đổ vào sửa xe, chaỵ thuốc cho Hắn, hơn tuần là hết sạch. Tuấn cố đạp cả ngày lẫn đêm, Tú thì ở bên Hắn: ”Anh ơi, cố lên...trời thương anh em mình thôi.“ Môĩ lần Tú nhìn Hắn nằm thiêm thiếp, bất động là khóc “anh ơi“.
Thương thân thì ít mà thương anh em Tuấn thì nhiều.
-Tuấn này..
-Anh nghe đây.
-Sáng mai anh đưa em đến vườn Tao Đàn...
-Chi vậy?
-Em..em..
-Em đang như thế này... nêú không cần.. thì không nên đi.
-Em cần...
-Được...sáng mai anh chở em đến đó...còn bây giờ thì ngủ đi..
-Tú...Tú đâu anh?
-Nó đạp rồi..chắc cũng sắp về thôi..
Hắn đã sống hơn 20 năm trong cõi đời này, đã vui, đã buồn và đã khóc, cho Hắn và cho người Hắn yêu thương, chưa có dòng nước mắt nào thắm đượm tình người như dòng nước mắt đêm này. ”Tú ơi..”
Hắn ngồi ngửa người trên xe xích lô, ngước nhìn số 2X8F quay cuồng. Hắn muốn sống. Hắn phải sống. Căn nhà giàu có sang trọng này là của chị -bà con bạn dì ruột- của hắn. Nếu cánh cửa kia mở, đồng nghiã vớí sự sống...cánh cửa mở ra cho Hắn một chân trời mớí, một hy vọng mới...và hơn hết, sẽ cứu Hắn qua cơn hoạn nạn này. Hắn mở to mắt, bất động, hai dòng nước mắt chảy ra từ đôi mắt trũng sâu. Hắn nói như nghẹn trong cổ họng.
-Tuấn ơi...anh đưa em về.. đi.
Trên đường về,Tuấn đạp chậm, lặng thinh... Có cáí gì đó làm Tuấn đau xót. Tội nghiệp cho đứa em kết nghĩa. Tội nghiệp em,T ơi.
Vết thương thuyên giảm dần. Một đêm đủ ba anh em của tập đoàn xích lô sinh viên SG, mỗi đứa một góc, chúí mũi vào bài học.
-Anh Tuấn này...
-Anh nghe đây.
-Em..em bỏ cuộc...
Hắn nói vớí anh Tuấn và em Tú, về sức khoẻ, về lý do bản thân. Anh Tuấn nhất định bác bỏ, phản đối “em không còn một mình, em còn anh và Tú, ba anh em ta nhất định vượt qua mọị khó khăn.” Nhưng khi Hắn nóí “các cháu và chị đang sống bữa đóí bữa no“ và “em quyết định thi vào sư phạm cấp tốc Qui Nhơn” thì Tuấn lặng thinh.
Hắn đến nhà tạm giam Quận Nhì bên khu Dân Sinh vào giờ thăm nuôi, anh Q trông rất bệ rạc cả sức khoẻ lẫn tinh thần. Anh bị bắt vì cầm đầu một nhóm sinh viên biểu tình đòi tự do báo chí, ngôn luận và yêu sách... Đây chỉ là cáí cớ để hâm nóng một tên tuổi nào đó, cho một mưu đồ.. Anh Q là chuyên gia về việc này và anh sống cũng bằng nghề này. Hắn từ giã anh Q trong nỗi ngậm ngùi, dù anh là ai, làm gì, vớí Hắn anh Q luôn là người anh đáng kính..
Hắn đến con hẽm nhỏ đường Cao Thắng từ giã anh Trúc Phương. Trước khi về hắn nóí: “Anh chuyển lời chào của em đến anh Văn Lương và Dzũng Chinh, anh nhé.”
Và, không hiểu sao, Hắn lại đến Vườn Tao Đàn. Hắn không băng qua đường HTT như những lần trước. Từ bên này nhìn sang, số 2X8F không nhảy múa, quay cuồng nữa mà nằm bất động, ửng xanh dưới ánh mặt trờì buổi sáng. Hắn mỉm môi, quay đi.
Điện thoại bỗng reng inh ỏi. Một nhà văn ở cách Villemomble 800km gọi, anh hứa sẽ đến dự buổi họp mặt anh em cầm bút vào đầu tháng 6, do bác sĩ Thiện tổ chức. Anh là tác giả một tác phẩm nổi tiếng, ai đọc cũng thích. Tình cảm anh em làm Hắn ấm lòng.
01.
Trên đường ra Nha Trang dự thi, Hắn ghé lại Phan Thiết, hôn các cháu. Về Phú Bình thắp nhang mả má.
Ra Mũi Né gặp Sâm. Trên bãi ghềnh đá, tiếng sóng hoà cùng gió từ viễn khơi thổi về, dù ở bên Sâm, người yêu đầu đời, lòng Hắn vẫn nghe buốt lạnh. Quyết định làm Sâm buồn và không mấy hài lòng.
Hắn đón xe Phi Mã đi Nha Trang dự thi rồi quay về Phan Thiết, đi thẳng lên Hầm Đá. Hắn loay hoay vớí các cháu và cánh đồng nhỏ đã qua mùa gặt, những buổi chiều ngồi một mình nhìn những cọng rơm bay theo gió, nhìn đàn cà cưởng bay về tổ, nhìn bầu trời thật xanh và trong vắt như viên bi chai khổng lồ, lòng Hắn ráo hoảnh, không vui, không buồn. Thỉnh thoảng Hắn nghĩ đến anh Tuấn và em Tú. Một hôm từ Phan Thiết, em Toản đạp xe lên:
-Anh đậu...giấy báo đến hôm qua..
Lúc sắp lên đường ra Qui Nhơn, Hắn vô tình đọc con số 2X8F, ghi trong cuốn tập “sáng tác” của Hắn, căn nhà lại hiện lên. Chị Ba Thi quá giàu, khác hẳn với Hắn, quá nghèo. Chị Ba Thi thuộc giai cấp tư sản, còn Hắn là giai cấp vô sản...
Tiếng xe thắng gắp rít mặt đường phía trước, con đường nhỏ vắt ngang sườn đồi, cứ 6 giờ, mỗi sáng Hắn đi qua, đến gần cuối đường, rẽ trái con đường khác, xuống dốc, hai bên có những villa nhỏ, vách xây bằng đá vôi, cũ kỷ nhưng rất đẹp. Đến hai cao ốc, bên kia con đường chính của khu phố là toà thị chính vùng Villemomble, ẩn sau một công viên nhỏ. Hắn sải dài những bước chân lạnh cóng quanh công viên này, chờ đến 6g30, giờ tiệm bánh mì mở cửa, Hắn bước vào “đơ, ba gét“, nhận hai ổ bánh, ”mẹc xi bổ cu”, Hắn cảm ơn và bước ra khỏi quán. Cô gái bán bánh lúc nào cũng gởi theo Hắn một nụ cười rất...xinh, và vẻ thương hại cho hai câu tiếng Pháp “trờì ơi” mà Hắn vừa học.
X7.
Quê ngoại của Hắn ở làng Phú Bình, cách Phan Thiết về hướng Tây Bắc chừng 7km. Đó là vùng ngoại ô, không xa phố thị, nhưng rất nghèo, nằm trên một cái nỏng thoai thoải, không cao. Hướng Tây Nam và Đông Bắc có hai cánh đồng nhỏ, chỉ ăn nước trờì nên chỉ làm được một vụ lúa, ruộng để xen canh. Khoai lang, bí rợ là rất ít. Sau mùa gặt, Hắn thường móc cua, bắt ếch và nhìn những cặp chiền chiện bay cao tận mây xanh, cùng tiếng hót ríu rít vang vang khắp cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Người dân ở đây còn sống nhờ vào nghề đốt than, tre Lồ ồ, háí củi.. đem xuống Phan Thiết bán rồi mua về cá khô, nước mắm...
Đó là quê Ông Bà Ngoại của Hắn. Hắn nghe người trong nhà nóí lại, và không ai nóí rõ lý do là tại sao, ở một vùng quê như vậy lại có người con gáí chưa tớí 13 tuổì đầu lại lọt vào tận Sàì Gòn, đó là người con gáí thứ ba của ông bà ngoại, chị của mẹ Hắn.
Dì Ba ở đợ cho một gia đình chuyên bán chè Đậu Đen Xanh Lòng ở tận Khánh Hội, hơn 10 năm thì xin ra riêng, lấy chồng, đẻ con và nuôi chồng con nhờ gánh chè dạo học được trong thờì gian ở đợ. Chồng Dì, không biết thờì trai trẻ làm nghề gì, nhưng khi tuổi 50 thì ở nhà, không rượu chè, say xỉn, văng tục, nhưng một ngày phải đủ hai cử rít á phiện... rồi số cử tăng lên dần, cuối cùng suốt ngày nằm trên cáí giường đơn, kê ở khoảng ngăn giữa nhà, gần bên bếp, nơi lúc nào cũng lửa khóí cho gánh chè dạo của vợ.
Dì Ba sinh đươc sáu ngườì con, chết hết ba người, còn ba đứa con gái. Chị Ba Thi là người con Út, cáí gì cũng nhất nhà, đẹp gái nhất, học giỏi nhất...và lấy chồng giàu nhất.
Chồng chị, lại cũng chỉ là những điều nghe nóí, gốc Miền Tây lên Sài Gòn học trường Tây, con của điền chủ, giàu có, nứt vách đổ tường, ruộng thẳng cánh cò bay, có cơ ngơi làm ăn ở Pháp từ trước 1945, nghe nói, có đến ba bốn nhà hàng, bán thức ăn Tây Ta Tàu ở trung tâm Paris. Gia đình chị Ba Thi qua Pháp định cư năm1969, một trong bốn nhà hàng đó là của vợ chồng chị.
Khi rờì VN, anh chị có hai con trai, nghe nóí, cả hai đều học giỏi, thành đạt. Ngườì anh có vợ là cô đầm chính hiệu Parisien, hai vợ chồng đều là Bác sĩ, người em lấy vợ là Việt Kiều Mỹ, hiện ở Cali. Anh Ba mất 2001. Chị Ba Thi hiện sống với người con cả ở trung tâm Paris.
Ngày xưa, lúc ngặt nghèo, chỉ cách một cánh cửa, Hắn quay lui thà chết chứ không nhờ chị. Một thờì gian rất dài sau này, Hắn cứ nhớ lại, cảnh bần cùng, hoạn nạn.. những lúc tuyệt vọng, cận kề cái chết, Hắn cắn răng quay lui. Hắn tự hỏi: tại sao, vì cáí gì?
Hắn tự giải thích bằng nhiều lý do khác nhau. Lòng tự trọng một cách kịch cỡm? Cái tự áí to như xe hủ lô? Sự tự tin thái quá vào bản thân? v..v.. và không thoả mãn với bất cứ lý do nào. Vậy thì, còn lý do nào nữa đây?
Hắn nghi vấn, những ngày tháng sống trong vùng kháng chiến, học ở trường Trung Bình Khu Lê, đã hình thành nơi Hắn ý nghĩ: Giàu là có tội (?), người giàu là ngườì xấu, một kẻ bóc lột (?)
Ngày nay, lúc này, Hắn đang ở Pháp, chỉ cách chị 10 km. Hắn không còn nghèo đói như xưa. Hắn đã lớn, đã sống và đã trãi nghiệm. Hắn đã ngộ ra nhiều điều.
Hắn nhìn chằm chằm vào cuốn sổ bià đen, và quyết định gõ dòng số đã đọc: 06 99 32 01 X7. Bên kia đầu dây có tiếng chuông đổ..reng...reng...reng...
-Alo.. alo.. xin lỗi..
-Có phải nhà chị Ba không ạ?
-Thưa ông... tôi không rõ... xin ông nóí lại là muốn gặp ai?
-Tôi xin gặp chị Ba Thi..trước ở đường HTT Sai Gòn.
-Xin ông đợi máy.
Môt khoảng yên lặng. Giọng khan khàn của một bà già Sài Gòn.
-Ai gọi đó?
-Có phải chị Ba đó không?
-Tôi là Ba Thi ở HTT Saigon đây.
-Chị Ba...em đây.
Ngưng một chút.
-Em...em là ai?
-Em là “thằng T” đây..
-T..em Năm Hiếu đó phải không ?
-Dạ... em đây.
Chị xúc động:
-T ơi... lâu quá.. em gọi từ VN hả?
-Dạ..không... em gọi từ Villemomble..
Giọng ngạc nhiên, pha chút vui mừng:
-Villemomble... cách chị có 15 phút thôi.
-Dạ..
-Em đến chị nhe...em ghi điạ chỉ..chị đọc đây.
-Dạ... em đi theo đoàn.. Tốí nay đoàn qua Ý... Em không ghé chị được... Chị khoẻ không?
Chị Ba Thi không trả lờì điều Hắn hỏi.
-Nghe con Hiếu nói em bị ung thư gan.. Giờ sao rồi?
-Dạ...hiện tại em vẫn khoẻ...
-Bác sĩ nói thế nào ?
-Họ móc cục u ra rồi...
-Họ có nóí...nó có di căn không...
-Dạ...Họ nóí...chữa trị cách nào cũng chỉ để kéo dài sự sống...mà thôi.
Hình như chị xúc động, nín lặng rồi oà khóc:
-Em ơi...
Đợi cơn xúc động qua đi, chị khịt mũi, Hắn nóí nhanh:
-Ngày xưa, thời bom đạn dội trên đầu, thời mồ côi bơ vơ đóí khát, em không chết... thì bây giờ chết sao được...hở chị.
Trong tổ hợp của hai đầu dây đều có tiếng khóc./
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ