đọc thêm (3) : " tôi viết NGANG TRỜI MÂY ĐỎ / Ngọc Bái ( Yên Bái ) -- Virgil Gheorghiu ( 02/ 08/ 2017 )
THỨ TƯ, 2 THÁNG 8, 2017
'TÔI VIẾT 'NGANG TRỜI MÂY ĐỎ ' / NGỌC BÁI --nguồn : Blog Ngọc Bái/ tâm giao cùng bạn bè)
Khi bắt đầu làm giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Yên Bái, tôi đã nghĩ ngay đến sự kiện Khởi nghĩa Yên Bái 9/2/1930.
Qua sử sách được biết đây là cuộc xả thân bi hùng của những người yêu nước suốt 80 năm nô lệ, thời kỳ Tổ quốc chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Chỉ đến khi có chút trách nhiệm tôi mới có điều kiện thực hiện chính kiến của mình.
Qua sử sách được biết đây là cuộc xả thân bi hùng của những người yêu nước suốt 80 năm nô lệ, thời kỳ Tổ quốc chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Chỉ đến khi có chút trách nhiệm tôi mới có điều kiện thực hiện chính kiến của mình.
Rất may mắn tôi đã được gặp họa sĩ Ngô Quang Nam (nguyên chánh văn phòng bộ Văn hóa Thông tin), cùng tôi đến gặp nhà sử học Trần Đức Cường (nguyên Viện trưởng Viện sử học Việt Nam), bàn chủ trương Hội thảo về Khởi nghĩa Yên Bái.
Được các nhà sử học Việt Nam nhiệt tình cung cấp tư liệu, tôi về tranh thủ ý kiến lãnh đạo tỉnh Yên Bái, nhiều người tán thành. Bởi Khởi nghĩa Yên Bái là sự kiện lịch sử đáng kể đầu thế kỷ 20, xảy ra ngay trên đất Yên Bái. Là người dân Yên Bái không thể không hiểu rõ điều ấy! Cuộc Hội thảo với tiêu đề “Khởi nghĩa Yên Bái 2 --1930, một số vấn đề lịch sử” được tổ chức tại văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái. Rất nhiều nhà khoa học ở Hà Nội và các nhà nghiên cứu địa phương đã tham gia cuộc Hội thảo lần đầu tiên này.
Được các nhà sử học Việt Nam nhiệt tình cung cấp tư liệu, tôi về tranh thủ ý kiến lãnh đạo tỉnh Yên Bái, nhiều người tán thành. Bởi Khởi nghĩa Yên Bái là sự kiện lịch sử đáng kể đầu thế kỷ 20, xảy ra ngay trên đất Yên Bái. Là người dân Yên Bái không thể không hiểu rõ điều ấy! Cuộc Hội thảo với tiêu đề “Khởi nghĩa Yên Bái 2 --1930, một số vấn đề lịch sử” được tổ chức tại văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái. Rất nhiều nhà khoa học ở Hà Nội và các nhà nghiên cứu địa phương đã tham gia cuộc Hội thảo lần đầu tiên này.
Tất cả các ý kiến trong Hội thảo thôi thúc tôi phải làm gì tiếp trước xương máu của bao người dân yêu nước đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém và tù đày ngoài Côn Đảo và phát vãng tận Guyane thuộc Amazon (Nam Mỹ) rừng thiêng nước độc.
Được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cổ súy, tôi viết trường ca “Lời cất lên từ đất” xuất bản năm 2000.-- [và] được Hội nhạc sĩ Việt Nam tạo điều kiện + Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng, tôi viết tiếp “Tráng ca Khởi nghĩa Yên Bái” gồm 3 chương, năm 2005.
Đây là dấu mốc của 70 năm và 75 năm kỷ niệm Khởi nghĩa Yên Bái. Kỷ niệm 70 năm Khởi nghĩa Yên Bái cũng là ngày Khởi công xây dựng công trình tưởng niệm các Liệt sĩ bị xử chém tại Yên Bái. (17/6/1930).
Được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cổ súy, tôi viết trường ca “Lời cất lên từ đất” xuất bản năm 2000.-- [và] được Hội nhạc sĩ Việt Nam tạo điều kiện + Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng, tôi viết tiếp “Tráng ca Khởi nghĩa Yên Bái” gồm 3 chương, năm 2005.
Đây là dấu mốc của 70 năm và 75 năm kỷ niệm Khởi nghĩa Yên Bái. Kỷ niệm 70 năm Khởi nghĩa Yên Bái cũng là ngày Khởi công xây dựng công trình tưởng niệm các Liệt sĩ bị xử chém tại Yên Bái. (17/6/1930).
Kỷ niệm Khởi nghĩa Yên Bái, tôi nghĩ mình phải làm gì để xứng đáng với lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã đổ xương máu trên đất Yên Bái? Nung nấu ý tưởng, tôi đã khởi viết tiểu thuyết lịch sử mang tên “Ngang trời mây đỏ”, đúng vào ngày giỗ lần thứ 80 của Nguyễn Thái Học (17/6/2000), với câu nói nổi tiếng “không thành công cũng thành nhân”. Tôi nghĩ lịch sử Việt Nam là lịch sử máu xương bao đời và màu đỏ lá cờ “máu đỏ da vàng”, luôn là điều ám ảnh, nên mượn' màu mây đỏ', để nói anh linh của những người ngã xuống trên đất này, còn phảng phất ngang trời.
Ngoài việc đọc các tư liệu lịch sử của các nhà nghiên cứu lịch sử cận đại, tôi được nhà sử học Phạm Quang Trung cho tìm hiểu và cung cấp các tư liệu gốc khai thác từ lưu trữ Paris. Tôi được nhà sử học Nguyễn Khắc Đạm (con trai nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu/ đồng sự của Nguyễn Thái Học), cung cấp tư liệu về tổ chức Việt Nam Dân Quốc khởi sự ở Bắc Giang.
TôI cũng được Viện sử học Việt Nam cho cuốn “Hồi ký Trần Huy Liệu” của chính tác giả là người trong cuộc viết về cuộc khởi nghĩa máu lửa này.
Khi đi công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi được
nhà văn Thế Phong tặng cuốn
“Việt Nam, bi thảm Đông Dương”
(viet-nam, la tragédie indo-chinoise) của Louis Roubaud,
mô tả sự bi thương của những nghĩa sĩ lên đoạn đầu đài
ở Yên Bái -- [ xem Phụ lục]
Tôi còn đọc nghiến ngấu hồi ký của ông Nguyễn Nhật Thân (quê Xuân Lũng, Lâm Thao, Phú Thọ), hơn Nguyễn Thái Học cả chục tuổi, vì cảm phục Nguyễn Thái Học mà sẵn sàng dấn thân. Rồi đọc[ tiếp] hồi ký của Hoàng Văn Đào, đồng chí của Nguyễn Thái Học, đã cảm hóa thu phục rất nhiều người theo Quốc dân đảng thời bấy giờ.
Đọc chừng ấy tư liệu, tôi nghĩ mình không viết về Yên Bái là có lỗi với tiền nhân
Còn một công việc khá công phu và đòi hỏi nhiều công sức, [đó] là các chuyến điền dã, đến các vùng quê từng in dấu Nguyễn Thái Học và những người đồng sự của nhà yêu nước.
Nhiều lần tôi đến Bắc Giang, được chiêm ngắm nơi đồn trú của nghĩa quân Đề Thám, cũng là nơi sau này nghĩa binh của Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Thái Học tổ chức hoạt động.
Tôi tìm về Phủ Lạng Thương, quê của Nữ liệt Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang. Khi làm phim tư liệu “Khởi nghĩa Yên Bái”( 2 tập ), do nhà văn Hà Phạm Phú (nguyên giám đốc hãng phim Hội Nhà văn) đã cùng tôi hoàn thành, mới hiểu gia cảnh của bà Nguyễn Thị Bắc, người có câu nói đanh thép trước phiên tòa thực dân Pháp xử tại Yên Bái (23/3/1930): “Người Pháp hãy về giật đổ tượng thánh nữ Jeanne d’Are đi!”. Được biết sau ra tù, bà đã sinh ngườì con gái, cuộc sống rất cơ hàn.
Tôi tìm về Phủ Lạng Thương, quê của Nữ liệt Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang. Khi làm phim tư liệu “Khởi nghĩa Yên Bái”( 2 tập ), do nhà văn Hà Phạm Phú (nguyên giám đốc hãng phim Hội Nhà văn) đã cùng tôi hoàn thành, mới hiểu gia cảnh của bà Nguyễn Thị Bắc, người có câu nói đanh thép trước phiên tòa thực dân Pháp xử tại Yên Bái (23/3/1930): “Người Pháp hãy về giật đổ tượng thánh nữ Jeanne d’Are đi!”. Được biết sau ra tù, bà đã sinh ngườì con gái, cuộc sống rất cơ hàn.
Tôi giành nhiều thời gian đến Thổ Tang, quê hương của Nguyễn Thái Học. Tôi gặp ông Nguyễn Thái Nỉ, người em trai út của Nguyễn Thái Học và các cháu gọi Nguyễn Thái Học bằng bác. Theo anh Nguyễn Thái Tuấn, cháu ruột Nguyễn Thái Học, nói rằng ngôi nhà của Nguyễn Thái Học ở ngày trước vẫn trên nền cũ. Tôi được gia đình bố trí ngủ lại tại đây. Tư liệu về Nguyễn Thái Học để lại không nhiều, ngoài ngôi nhà. Bởi cháu Nguyễn Thái Học là lớp hậu thế, không biết nhiều về người bác đã hi sinh cho đất nước. Ông Nguyễn Thái Nỉ, tuy là em ruột,[và] năm 1930 còn nhỏ. Tôi được dân Thổ Tang cho ngắm Miếu Trúc, nhìn sang quê Đội Cấn, nghĩa sĩ cuối cùng của Khởi nghĩa Thái Nguyên. Để thấy đất này nhiều người nổi tiếng chống thực dân Pháp.
Đến Hải Phòng, tôi đã lần theo bài “Văn tế dân làng Cổ Am bị nạn hỏa thiêu” của nhà chí sĩ Phan Bội Châu, mới biết đây là quê của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; vì che dấu các nghĩa sĩ mà bị thực dân Pháp cho máy bay thả bom hủy diệt. Tôi tìm hiểu chuyện làng Võng La (gần bến Trung Hà – Phú Thọ), nơi Nguyễn Thái Học cùng Phó Đức Chính và Nguyễn Khắc Nhu mở hội nghị quyết định Khởi nghĩa Yên Bái, bị tên phản bội Phạm Thành Dương chỉ điểm. Nguyễn Thái Học và mọi người được dân che chở nên bọn mật thám không bắt được ai. Thù dân làng Võng La, mật thám cho đốt cả làng. Tôi thán phục chi tiết sau đó một tuần lễ, Nguyễn Thái Học gây bất ngờ cho Pháp, lại cho mở hội nghị ngay trên đống tro tàn Võng La, mà bọn Pháp không biết.
Theo dấu các địa danh lịch sử: Trụ sở Nam Đồng thư xã, Lạc Đạo, Bắc Giang, Phả Lại, Cẩm Giàng, Nam Sách, Thanh Hà, Vĩnh Bảo, Phụ Dực…tôi không tìm được tài liệu nào, bởi cảnh vật đã thay đổi nhiều, nhân chứng lịch sử cũng không còn. Tôi vận dụng trí tưởng tượng của mình để viết những ngày thơ ấu của Nguyễn Thái Học. Viết về quê hương Vĩnh Phúc, nơi Nguyễn Thái Học thuở học trò đã từng trọ ở thị xã Vĩnh Yên. Được các đồng nghiệp ở Vĩnh Phúc khích lệ, tôi viết thêm 2 chương nữa. Khi biết tôi viết tiểu thuyết nói về Nguyễn Thái Học, lãnh đạo huyện Vĩnh Tường đặt mua sách tặng các trường học và đủ tặng cho nhà văn hóa các xã.
Tôi nghĩ câu thơ của một nhà thơ viết “người yêu nước chả ai quên bao giờ”. Tôi cho rằng Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang và bao vị Tiên liệt bỏ mình vì đất nước, còn sống mãi. Như anh linh các Tiên liệt mách bảo, tôi viết rất nhanh. Mỗi sáng mấy trang đánh máy. Được nhà xuất bản Dân Trí biên tập và in kip [đúng vào]ngày kỷ niệm 82 năm Khởi nghĩa Yên Bái.
Đọc lại tiểu thuyết, tôi vẫn muốn viết bổ sung thêm, bởi càng ngày càng phát hiện ra những chi tiết mới mẻ. Tôi hy vọng “Ngang trời mây đỏ” sẽ được tái bản để công chúng cả nước hiểu biết thêm về Yên Bái.
NGỌC BÁI
(Blog Ngọc Bái/ tâm giao cùng bạn bè)
Ngọc Bái
[i.e. Nguyễn Ngọc Bái 1943 Yên Bái -- ]
đã in:
- Trầm tĩnh trong cánh rừng ( thơ, 1990)
- Thấp thoáng bóng mình ( thơ, 1991)
- Thời áo lính (thơ, 1993)
- Thạch thảo miền rừng (thơ 1994)
-Những con đường đất đã qua ( thơ, 1996)
- Đá mồ côi (tập truyện ngắn, 1992)
v.v. ...
(theo THI VIỆN)
ảnh:
nhà thơ NGỌC BÁI
trả lời phỏng vấn báo Lao Động
---------------------------
PHỤ LỤC
13 đảng viên VNQDĐ bi xử tử ở Yên Bái
(ảnh: Internet)
13 đảng viên VNQDĐ bị xử tử ở Yên Bái
( bản vẽ phác họa trích từ BAO MOI.com)
Lãnh tụ Nguyễn Thái Học
[1902- 1930]
bị tử hình năm 28 tuổi
(ảnh: trích từ BAO MOI.com)
liệt nữ Việt Nam Quốc Dân Đảng
Nguyễn Thị Giang (tức cô GIANG)
[1906- 1930]
(ảnh: Internet)
Flag _of_ VNQDD, svg -- (đảng kỳ VNQDĐ.)
viet-nam la tragédie indo-chinoise
( Librairie VALOIS, Paris 1930)
L.ROUBAUD/ VIETNAM BI THẢM ĐÔNG DƯƠNG
( ĐƯỜNG BÁ BỔN là bút danh khác của THẾ PHONG
( Đại Nam Văn Hiến, Saigon 1964)
" Khi đi công tác tại tp. Hồ Chí Minh,
tôi được nhà văn Thế Phong tặng cuốn
"Việt Nam Bi Thảm Đông Dương"
(vietnam, la tragédie indo-chinoise/
Louis Roubaud ).
mô tả sự bi thảm của những nghĩa sĩ lên đoạn đầu đài
ở Yên Bài. " -- NGỌC BÁI
-bản in Nxb Công an nhân dân
tự ý tái bản :
'Việt Nam THẢM kịch Đông Dương'
(2004)
-bản in (2005)
do Chi nhánh Nxb Thanh Niên phiá Nam cấp phép
( Doanh Nghiệp Thành Nghĩa Tp. HCM in ấn, phát hành.)
-họa sĩ Cao Bá Minh [1942- ]
hiện sống+ vẽ ờ Mỹ.
ex. airman Thế Phong [i.e. Đỗ Mạnh Tường 1932 - ]
(ký họa: ex.airman Cao Bá Minh USA)
tiểu sử THẾ PHONG
" Vrai nom DO MANH TUONG.
Né en 1932 à Nghĩa Lộ ( Haute région du Nord Vietnam ...."
(INTRODUCTION À LA LITTÉRATURE VIETNAMIENNE
par M.M. DURAND & NGUYEN TRAN-HUAN
( Collection UNESCO / Paris 1969.)
-một tiểu thuyết của Thế Phong,
CÔ GÁI NGHĨA LỘ
(Nxb Thanh Niên tái bản, Hà Nội 2003)
WELCOME TOWN NGHIA LO
(ảnh: Internet)
(ảnh: Internet)
(ảnh: Internet)
- các cô gái Mường Lò tắm suối
(ảnh: dulichvietnam.com)
========================
BUỔI CHIỀU MÂY XÁM TRÊN BẦU TRỜI SAIGON,
TÁC GIẢ 'NGANG TRỜI MÂY ĐỎ'
ĐẾN THĂM TÔI ...
Thế Phong
trái qua:
- phu nhân anh Ngọc Bái
+ cháu ngoại & cháu nội & nhà thơ Ngọc Bái
ngồi ở phòng khách gia đình Thế Phong.
(ảnh: TP.)
Có lẽ đã dăm bảy năm, lần này anh chị Ngọc Bái & cháu ngoại & cháu nội tới thăm chúng tôi ở Sàigòn.
Bắt tay, tôi đùa" ...ông ơi, bữa nay tôi được gặp lại tác giả NGANG TRỜI MÂY ĐỎ; thì bầu trời Saigon NGANG TRỜI MÂY XÁM."
Cả tuần nay, mưa bão vật vờ bao phủ Tp.HCM, những cơn mưa phùn; mà Tây thuộc địa xưa kia gọi là" CrachinTonkinois" đấy .
Nhớ tới sau câu nói có từ "đấy" , ở đầu câu , hoặc cuối ; thì tác giả Ngọc Bái thường xen chữ "đấy" vào-- khiến người theo dõi của Google thường chấm dấu đỏ dưới 'từ', như nhắc nhở' nên 'chỉnh sửa' .
Và, tôi xin lỗi tác giả, bài ở trên của anh, vài từ "đấy"đã "bị" tôi' mạo sửa' thành "đây", chẳng hạn vậy.
Vợ tôi trò chuyện với chị Bái; còn tôi hỏi anh về chuyện của Nghĩa Lộ ngày xưa; và bây giờ ra sao?
" Cây đa ở một ngã tư thị trấn Nghĩa Lộ có một gốc đa cổ thụ mấy trăm năm , có còn không? "
- lời Thế Phong
" Còn, nhưng bị tỉa bớt phần ngọn để tránh bị gió làm bật gốc. " -Ngọc Bái trả lời.
" Nếp xôi Tú Lệ nổi tiếng dẻo, thơm; nay có thể luộc trứng gà ở suối nước nóng ở đó; để ăn xôi lấy từ" cóm khảu" ra không? " Thế Phong hỏi
" Còn, xôi vẫn ngon tuyệt như xưa đấy"
" ...cái đồi trên đồi Nghĩa Lộ có cỏn không?"
" Còn,nhưng nay là Bảo Tàng"- Ngọc Bái trả lời.
" Cái đồn này bị mất vào tay Việt Minh từ 17/12/ 1952; đồn trưởng , thiếu tá Giradin tử trận, sau được đưa về Nhà Thờ Lớn Hà Nội cầu siêu,
tôi có tới dự"- lời Thế Phong
" Đồn trưởng đồn Nghĩa Lộ là trung tá X.. (anh Bái nói tên, tôi không nhớ) chứ không phài thiếu tá Giradin?" - -lời Ngọc Bái
" có lẽ tôi nhầm thật, anh Bái ạ, vậy thì thiếu tá Giradin là đồn phó, không chừng? À này, tiểu sử ghi 'tác giả Ngọc Bái sinh ở huyện Trấn Yên/ Yên Bái à?" có phải ở Làng Vần không?" - lời Thế Phong
" Không, em sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ."
" vậy là, anh sinh ở cùng huyện với nhà thơ
Phạm Tiến Duật."
" Đúng là anh Duật hơn em 1 tuổi."- lời Ngọc Bái .
trái qua, trên xuống:
-nữ nhà văn, thi sĩ Lý Thụy Ý ( miền Nam/ VNCH]
- nhà thơ Phạm Tiến Duật (miền Bắc/ CHXHCNVN)
(tư liệu ảnh: Thế Phong)
phải qua:
NGUYỄN KHÔI (ngồi,ngoài cùng)
gặp vợ chồng Thế Phong lần đầu tiên ở Hà Nội. (ngày 10/10/ 2006).
( ảnh:
Thế Phong chụp
tại khách sạn Phùng Hưng/ Hà Nội.)
" Thật đáng tiếc, thơ anh ta hay thế; mà còn mắc tội "đạo thơ nữ thi sĩ Miền Nam, Lý Thụy Ý làm gì? cho khổ thân, tội nghiệp đời?"
-À này, anh có đọc một bài viết mới đây của tác giả Xuân Ba không nhỉ. Ấy là bài viết về thân phụ ' tội đồ Trịnh Xuân Thanh'? Nhà báo kỳ cựu này viết về' ký sự nhân vật' rất giỏi...
Năm nay chắc tác giả khoảng trên dưới 60..?
" .. em có gặp Xuân Ba nhiều lần. Tay này viết về ' ký sự nhân vật' rất linh hoạt+ nhiều tư liệu quý hiếm'; như anh vừa nói, bài viết rất kín kẽ về thân phụ 'tội đồ Trịnh Xuân Thanh , có muốn bắt bẻ cũng khó đấy ... Anh ấy đã về hưu rồi... "- Ngọc Bái trả lời.
" Anh Bái này, chắc anh có quen biết một cựu quan chức Quốc hội, đó là văn nhân thi sĩ Nguyễn Khôi-Đình Bảng? Tay này rất giỏi tiếng Thái, cũng sinh ra tại Nhà Thương Yên Bái ( cùng nhà thương với tôi, sau 6 năm) -- tay trái thì viết văn, tay phải thì dịch tác phẩm tiếng Thái ra tiếng Việt; 2 tay viết không mệt mỏi; còn môi mép " chính trị" rất "chình chị", chuyện" chính em" cũng lãng mạn "pas" chê". ( [ba-chê]' một cụm từ ở miền Nam xưa kia,
là
" khen tặng !")
' tất là quen biết rồi; dịch Sống Chụ Son Sao tiếng Thái sang" tiếng Kinh, thì "kinh quá!"...
[nghe tới từ "KINH" (nếu viết chữ hoa) + "kinh" (nếu viết chữ thường) thì tay Ngọc Bái này,liệu "có chơi CHỮ không đây? "
-- khi tôi nghe giọng nói & khuôn mặt bày tỏ lời nói lại chân tình.)
- " theo em , người giỏi tiếng Thái, nói chuyện lưuloát với người Thái,
phải là Tô Ngọc Thanh? "- lời Ngọc Bái.
phải là Tô Ngọc Thanh? "- lời Ngọc Bái.
- có phải là giáo sư Tô Ngọc Thanh, con trai họa sĩ tài danh, tác giả bức tranh
"Thiếu nữ bên hoa Huệ" không"?-- tôi hỏi:
- anh Ngọc Bái trả lời :
" anh Tô Ngọc Thanh kể lại rằng: " ông bố Tô Ngọc Vân đã ngã xuống ở Đèo Lũng Lô, vì bom của Pháp sau khi vẽ xong
bức ký họa cuối cùng
" Bên Đèo Lũng Lô" ,
vào sáng ngày 17/ 06/ 1954. "
v.v...
họa sĨ tài danh TÔ NGỌC VÂN
[1906 -1954]
(ảnh: Internet)
Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ / TÔ NGỌC VÂN
(tranh: Internet)
Còn nhiều chuyện về Nghĩa Lộ, về Ngòi Thia, con suối lớn nhất của Mường Lò; rồi, cái tên Ba Khe xưa, nay đổi thành xã Cát Thịnh, lại nhắc tới Đèo Ách, con đường dẫn vào Nghĩa Lộ xưa kia, đã có một trận thư hùng đẫm máu giữa hai phe Việt Minh & Việt Nam Quốc Dân Đảng.
v.v....
Bỗng nhiên; vợ tôi hỏi anh Ngọc Bái:
"Anh có biết tại sao nhà tôi vào năm 1950 phải nhờ ba tôi xin quan đồn Tây ở Nghĩa Lộ cấp phép cho về Hà Nội học không? bởi nhà tôi (lấy tay chỉ vào mặt tôi ) đã" chim" vợ một partisan [ lính dõng] ở Làng Bữu ( xã Thượng Bằng La/ huyện Văn Chấn) bị chồng cô ta thưa với quan đồn ;và vu cho nhà tôi là Việt Minh, quan đồn ở Làng Bữu đòi' bắn bỏ' -- nhà tôi sợ quá, phải chạy trốn về Mường Lò; và mẹ chồng tội (sau này) đã nhờ ba tôi là thông dịch viên cho quan đồn ở Nghĩa Lộ, cấp phép nhà tôi về Hà Nội
" pour s'adonner ses études" đấy! "
" điều này không thấy nhà văn Thế Phong ghi lại trong tiểu sử" ( lời anh Ngọc Bái)
(tất cả cùng cười to tiếng; riêng Thế Phong
chỉ cười "mím chi".)
Gần 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi trò chuyện thật vui, chị Ngọc Bái cho biết: cô con gái mở cửa hàng nôi thất trên đường Ngô Gia Tự (quận 10/ Tp. HCM.) bán buôn khá phát đạt, nay thuê thêm một cửa hàng bên cạnh mở rộng thêm, hàng tháng trả tiền nhà tới 35 triệu VND.
Nghe vậy, anh Ngọc Bái tiếp lời,
"... con gái chúng em làm ăn khấm khá, nên thường mời em vào Saigon chơi; năm nay có cả nhà em + cháu ngoại+ cháu nội nữa...".
Tới đây, điện thọai thông minh của cậu cháu ngoại rung lên, Uber nhắn tin, xe đã đợi ở ngoài ngõ rồi.
THẾ PHONG
Sài gòn, August 3, 2017
Ngọc Bái (trái) + Thế Phong (phải) --
(ảnh: Nguyễn Thị Khê )
- Nguyễn Thị Khê [1937- ] (vợ TP) (trái)
- phu nhân nhà thơ Ngọc Bái [1948- ] (phải)
(ảnh: TP.)
========================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ