Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

đọc thêm " Việt Nam Bi Thảm Đông Dương / Louis Roubaud / Đường Bá Bổn dịch " Lữ Quốc Văn " [ `1934- 2018 ] -- blog tản mạn văn chương/ thế phong

 

bài đọc thêm (1) : ” Việt Nam Thảm Kịch Đông Dương  "  / bài viết : Lữ Quốc Văn [ 1934- 2018 ]

nguồn:  — tản mạn văn chương/ thế phong ( 02/ 12/ 2011) 

 


Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011 


               VIỆT NAM THẢM KỊCH ĐÔNG DƯƠNG


                                                                         LỮ QUỐC VĂN


Lời dẫn:  

 -… …..   lý lich trích  ngang, Lữ Quốc Văn tự   ghi : ” rong chơi”.     Chúng tôi ” ới ” nhau cà pháo- cà phê –  ở  quán  Nguyễn  Trầm ( 2004)  nay   S.H. – diễn giải :” các cháu” sạo hoài ”  thì” ông chú”  thấy vui !    .

Nhà xuất bản Công an nhân dân    in sách dịch không xin phép, anh đóng góp bài  điểm sách, hăng say góp ý :    

– …….” hay  ta gửi  T.N  ở báo  T.T.  đăng ?  

………  -chờ đã, bài 1500 chữ  mới tiện   cả hai.   T.N. trả nhuận bút” sộp ” – chắt chít Bố Cái đại vương, lấy sòng phẳng làm  câu đi đầu . Bài viết  trên 3 trang  A4  ( cách  2 dòng )   quá dài, tôi đáp.

-…..biên tập viên sách, nhà văn nữ    Trần Thanh Hà   cầu  cứu:

 – …”…. chú nhận giùm cháu 2 triệu  mốt đi , cùng  10  cuốn sách tặng .   Cháu  hỏi hết, từ Hà Nội tới Tp. HCM, chẳng ai biết ông Đường Bá  Bổn ở đâu-   trong hay ngòai nước ?.   

– ….hay ta nhận bừa  –  bìa sách trình bầy đẹp-  ruột giấy  Bãi bằng  65 tạm  được…. ” tớ ” hay cà  phê bù khú  bè bạn,  chẳng thích  ai ” tò tò ”  theo , “tớ ” cũng  chẳng làm phiển ai – đi về sao thong thả, ung dung  là  được !

 …-.lục  ngăn tủ ,  bài Nguyễn – Ngọc Lan Chi ( đã  post )  –  bài điểm sách” Chiều chiều / Tô Hoài” / Vũ Sinh Hiên viết ( 5 tr. A4)- anh Nguyễn Ngọc Lan đưa cho đọc)- rồi  ” Việt Nam Thảm Kịch Đông  Dương  / Lữ Quốc Văn .

.  …đầu trang phía tay trái  :”.

   ”  Gửi  bạn ta- Đường  Bá Bổn- Thế Phong, như môt ghi dấu ngồi ( ở quán) Nguyễn  Trầm.   5.6.2004 –  LQ.Văn đã ký.

–  bây giờ  mời  bạn   đồng lãm bài  viết  Lữ Quốc Văn, đã   trên 7 năm  mà  tôi vừa  tìm thấy!

Thế  phong.



             Việt Nam Thảm  Kịch Đông Dương 

     một cuốn sách mượn của người khác?

 

                                             LỮ QUỐC VĂN



Chiều thứ năm 27-04-2004, Thế Phong điện thoại cho tôi:

– Ông rảnh không?

-Rất tự do !

_ 3 giờ lên Nguyễn Trầm nhé!

-Không trở ngại.

Nguyễn  Trầm là một quán cà phê xinh xinh trên đường Chu Văn An, Bình Thạnh.   Quán có những cô tiếp viên đồng phục, đeo bảng tên, và giá uống cũng mềm mại, chỉ 5 ngàn cho một tách cà phê phin hay một trà  Lipton.  

  Nhà  tôi ở đường Bạch Đằng cùng quận – Honda thong dong đến, chỉ 10  phút.   Kẹt nỗi, vừa ra khỏi cử, bánh sau xẹp lép.   Thay ruột mới, tất nhiên là trễ hẹn.

Ngó vào, đã thấy Thế Phong đợi sẵn.

   Vừa ngồi, chưa kịp gọi nước uống, ông lấy ra một cuốn sách có chữ VIỆTNAM  đỏ rực và khoe ngay:

-Họ vừa lấy sách tôi !

Không  để tôi kịp hỏi, ông  ào ào:

– Cuốn  Việtnam thảm kịch Đông Dương  của Nhà xuất bản Công an nhân dân  mới ấn hành, đã mượn từ cuốn  Việt Nam Bi Thảm Đông Dương  của tôi!

Vừa lúc,  Bùi Quang Huy [Nxb Đồng Nai] được Hoàng Vũ Đông Sơn chớ tới.   Trước đó 2 người gọi di động cho Thế Phong và ông mời  lại quán  này.


Bùi Quang Huy thắc mắc:

– Sao anh ký tên Đường  Bá Bổn?

 Thế Phong cười hà hà, đáp:

– Chàng Đường Bá Hổ trong truyện Tàu, có bàn tay 6 ngón.   

Thế Phong cũng bàn tay 6 ngón, coi như hậu duệ của chàng.

 Còn  Bá Bổn  nói lái là  bốn  bả … (  bả  là    )


Thế Phong nói thật.   Trong  Nửa đường đi xuống (Tủ sách  Đại Nam Văn Hiến, Saigon 1965 ) - một tự truyện , tác giả kể truyện rất xúc động về những dáng đi qua đời ông và mang theo họ những kỷ niệm thân thiết:  Báu, Bẩy, Hưởng…


Đó là chuyện ngày xưa.    

Còn bây giờ, Thế Phong-Đường Bá Bổn là một tín hữu Tin Lành thuần thành\

.   Gia đình đề huề, đầm ấm.


II. Lời giải thích của chính tác giả.


Gọi  A là bản ”  Việt Nam Bi   thảm Đông Dương  ", Đường Bá Bổn  dịch từ bản tiếng Pháp:  Viet nam, la   tragédie Indochinoise  của   Louis Roubaud , Đại Nam Văn Hiến xuất bản tháng 8-1963 tại Sài gòn.

Bản A  chuyển ý đầy đủ theo nguyên văn và được in lần đầu theo lối  ronéo  chỉ vọn vẹn có 50 bản, phổ biến hạn chế.

Còn bản B chính là bản A, khi in theo lối xếp chữ, đã bị kiểm duyệt bỏ những đoạn nói về Nguyễn Ái Quốc và xu hướng Cộng sản.

Bản B ấn hành năm 1965 tài Sài gòn và đương nhiên dịch giả vẫn chính  là

 Đường Bá Bổn.

Bản C là bản  Việt Nam thảm kịch Đông Dương  do Nxb Công an nhân dân nạp lưu chiếu quí I năm 2004.   Ở trang 3, cuốn sách, in rõ ràng những hàng chữ:

CHƯƠNG THÂU- PHAN TRỌNG BÁU  (  in chữ hoa-  trang 3   )


 --  hiệu đính, sửa chữa, bổ sung và giới thiệu theo bản dịch 

        của Đường Bá Bổn (  in chữ thường).


Trong  Lời Nhà xuất bản,  Nxb Công an nhân dân còn xác định văn bản được sử dụng:


” Thiên Phóng sự”  Vietnam la tragédie Indochinoise ” của Louis Roubaud được giới thiệu lần đầu ở Việtnam năm 1963 qua bản việt ngữ của Đường Bá Bồn”.


Thật rõ ràng, bản C của Nxb Công an nhân dân  được xây  nền theo bản A, bản in  ronéo  lần đầu năm 1963 mà 2 ông Chương Thâu và Phan  Trọng Báu miệt thị:

“…. từ ngữ, ngữ pháp và văn cảnh nhiều chỗ chưa sát hợp, rườm rà và tối nghĩa …”  ( trang 7 bản C)


khiến Nxb được kiêu hãnh giới thiệu:

” Để   đem  lại cho bạn đọc một bản Việt ngữ trong sáng và chính xác gọn, các tác giả Chương Thâu và Phan Trọng Báu đã làm một công việc rất công phu : hiệu đính, sửa chữa và dịch bổ sung những  đoạn còn thiếu trong bản dịch Đường Bá Bổn”.  ( trang, bản C).


Hãy chia ”  công việc rất công phu”  đó làm 2 phần:


1. Phần hiệu đính, sửa chữa.

Hiệu đính  là  " sửa chữa lại những chỗ sai sau khi đã duyệt lại " --   (  Từ điển từ và ngữ Hán Việt  của giáo sư Nguyễn Lân giải thích rất chính xác như thế. 

 

Vậy thì , 2 ông Chương Thâu và Phan Trọng Báu sửa lại những chỗ dịch sai, dùng chữ lầm của bản A như thế nào?

Không có điều ấy !


Hai ông chỉ sửa câu, thêm từ theo lối  vẽ rết thêm chân . 


  Như câu văn của bản A:

… Tất  nhiên rằng hình ảnh Hai Bà ở Đồng Nhân không còn sống nữa” . 

( trang 57).


hoặc,  một câu  của bản A:

” Nhưng Nguyễn Ái Quốc 39 tuổi thì còn sống khỏe mạnh “.


Câu mới bỏ ”  năm nay ” , là gạt đi cái mốc về thời gian khiến  văn ý mơ hồ  và”  thì còn sống hẳn rườm rà hơn”  hãy còn sống “.

Điều thú vị, 2 ông không làm được việc hiệu đính, mà chỉ  sửa chữa lỉnh kỉnh .   Còn sai lầm trầm trọng của Đường Bá Bổn, các ông vẫn theo bước chân đi trước, để lao mình xuống vực thẳm.

Cụ thể ?

Câu: ”  Chiếc  Tout Sàigòn  của Pháp đậu ở bến sông”   trong bản cũ được giữ nguyên vẹn ở trang 18 bản C :

”  Chiếc  Tout Sàigòn  của Pháp đậu ở bến sông “.


Một sai lầm giết người mà khi ” Việt Nam  Bi thảm Đông Dương ”  được lưu hành năm 1965 , thì bán nguyệt san  Văn  ở Sài gòn của Trần Phong Giao đả kích mạnh mẽ, và  "mắng Đường Bá Bổn là dốt !".  

 Vì”  Tout Sài gòn”  có  nghĩa :” Tất cả những giới chức Sài gòn”.

Trong  Hà Nội 40 năm xa  ký Thế Phong ( Nxb  Thanh Niên cấp phép năm 1998 -- , ở trang 33, Thế Phong thừa nhận:

”  báo  Văn  của ông Trần Phong Giao đả kích thật đúng” -- 

- và tới trang 42 lại minh định :

Thực ra  le tout Saigon " phải dịch ” giói thượng khách Saigon đều có mặt…”


Thế mà ?

2.-  Phần dịch bổ sung.


Bản Nxb Công an nhân dân ấn hành theo bản A của Đường Bá Bổn, một bản dịch không kiểm duyệt có dịch đầy đủ về  Nguyễn, Người Yêu nước  (  Nguyên , Le Patriot )  và các xu hướng Cộng sản.

   Hiển nhiên không có chuyện dịch bổ sung.

 Còn chi tiết quan trọng: hai ông Chương Thâu và Phan Trọng Báu không có bản tiếng Pháp của Louis Roubaud!


Căn cứ đâu ?

 Nhan đề bản Pháp ngữ  Viet nam,tragédie Indochinoise   – 2 ông đã tự ý bỏ dấu phẩy và thêm vào  LA ( Article LA ) trước Tragédie : Viet Nam la Tragédie   Indochinoise”  .

Thực hay  !

Sau học giả Nguyễn Văn Tố sửa văn Tây của thạc sĩ  văn phạm tiếng Pháp Phạm Duy Khiêm, hồi trước 1945 --  hẳn 2 ông cao tay hơn, khi sửa văn  Pháp của một nhà văn Tây!.

Điều chắc chắn, 2 ông không có bản Pháp ngữ của Louis Roubaud, nên mới phơi phới  múa gậy qua  cửa nhà sấm !


III. Lời bàn của người viết .

Tùy tiện sửa dịch phẩm của một tác giả còn sống, rồi tự nhận” NGƯỜI DỊCH” 

 là điều xưa nay hiếm !


Kẻ này chợt nhớ tới một diễn tả của Yên Đổ:


                                   Thiên hạ đồ  dồn hai mắt lại

                                 Anh hùng chỉ có môt mình thôi


Điều mong mỏi  ở đây - Chương Thâu dịch giả ở đây-   không phải là nhà nghiên cứu văn học Chương Thâu, tác giả  Phan Bội  Châu toàn tập – một công trình đồ sộ rất đáng kính nể, Nxb Thuận Hóa  ấn hành năm 1992.


 Nếu là một, không có vấn đề mượn danh hay trùng tên thì: 

 “..  quả là, hết sức cay  đắng  !” 


LỮ QUỐC VĂN


===========

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ