Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

" họa sĩ Pham Cung qua đời ở tuổi 84 " [ 1936- 2020 ] / bài viết: Trung Sơn -- nguồn : https://www.phunuonline.com.vn>

 Longform ePaper Quizz

Hoạ sĩ Phạm Cung qua đời ở tuổi 84


TRUNG SƠN

 06/12/2020 - 21:59

PNO - Họa sĩ Phạm Cung qua đời ở tuổi 84 vì tuổi già sức yếu, vào trưa 5/12 tại nhà riêng ở TPHCM.


Linh cữu của cố hoạ sĩ được quàn tại nhà riêng, đường Trần Cao Vân, quận Phú Nhuận. Lễ viếng bắt đầu từ 5/12. Ngày 9/12, linh cữu sẽ được hoả táng tại Bình Hưng Hoà.


Họa sĩ Phạm Cung tên thật là Phạm Ngọc Cung, sinh năm 1936, quê gốc ở Quảng Ngãi. Từ nhỏ, ông theo học trường dòng ở quê. Ông từng chia sẻ đây là môi trường giúp ông sớm phát triển năng khiếu khi tiếp được cận thơ ca, mỹ thuật phương Tây. Ông có thói quen viết và vẽ bằng tay trái, và vẫn được trường ủng hộ phát triển điều tự nhiên này. Thậm chí, khi chấm bài của của ông, thầy phải dùng một tấm gương soi vì ông viết chữ ngược. Đây cũng là một trong những đặc điểm rất lạ trong tranh của ông về sau.

Hoạ sĩ Phạm Cung
hoạ sĩ Phạm Cung

Hoạ sĩ Phạm Cung bắt đầu sự nghiệp từ năm 1956, khi cùng thầy là hoạ sĩ Duy Liêm từ Quảng Ngãi vào TPHCM. Ông làm sơn mài, gốm, đi vẽ bìa nhạc, minh hoạ cho báo. Ông có thể sáng tác trên nhiều chất liệu như: sơn dầu, màu nước, thuỷ mặc... 


Ông xuất thân từ lĩnh vực điêu khắc nhưng sau này lại rất thành công với hội họa. Họa sĩ Phạm Cung thích vẽ phụ nữ. Tranh của ông cũng có nhiều bức lấy cảm hứng từ thơ Bùi Giáng. Ông từng nói đàn bà trong mắt Bùi Giáng như thế nào thì đối với ông cũng như vậy.

Một bức tranh vẽ phụ nữ của hoạ sĩ Phạm Cung
- một bức tranh vẽ phụ nữ của hoạ sĩ Phạm Cung

Từ thập niên 60, Phạm Cung đã sớm định danh mình trong giới mỹ thuật. Ông không chịu ảnh hưởng từ trường phái nào hay bất kỳ ai mà chỉ làm mọi thứ theo ý thích riêng.


Với điêu khắc, ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hoá người Chăm. Với chất liệu đá, ông chỉ lấy ở Mỹ Sơn (Quảng Nam), còn đất thì lấy ở Châu Ổ (Quảng Ngãi). Ông từng cho biết đất này khi nung bằng phương thức truyền thống của người chăm sẽ cho ra màu cánh gián rất đẹp

.

Ông cũng từng nghiên cứu được kỹ thuật đúc đồng mới với nhiều ưu điểm như: đơn giản, không cần cốt sắt, liên tục giữ được nét chính không cần gọt sửa, khuôn chịu nhiệt cao...


Những năm cuối đời ông vẫn làm thơ, sáng tác và có cuộc sống bình yên bên gia đình của mình. .


Trung Sơn


==============


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ