Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

bài đọc thêm; (1) " " bài TỰA" viết cho NGUYỄN BÍNH MỘT VÌ SAO SÁNG / Hoàng Tấn / Nxb Đồng Nai 1999 -- Virgil Gheorghiu ( Chúa nhật, 3 tháng 11, năm 2019)

 

CHÚA NHẬT, 3 THÁNG 11, 2019

bài "tựa" viết cho" Nguyễn Bính một vì sao sáng/ Hoàng Tấn " - Nxb Đồng Nai 1999 .


               Thế Phong viết Tựa 

 " Nguyễn Bính một vì sao sáng/                           Hoàng Tấn "







" Thấy dừa lại nhớ Bến Tre 
   thấy hoa sen nhớ đồng quê Tháp Mười
  thấy trăng lại nhớ đến Người ... "



Ngay trên phong bì bên trái có 4 gốc dừa minh hoạ, bên phải trên cao có chiếc tem 6 xu, hình một cô gái áo tứ thân, nón rộng vành -- Nguyễn Binh viết thêm mấy câu thơ gửi Hoàng Tấn, rồi  ký tên,  phía dưới ghi " Mùa hè Nam Định 1964".  

đọc lối gieo vần lục bát, câu sau thường là 8, ở đây Nguyễn Bính gieo vần có 6 chữ; và, nhà thơ đã viết " Chiêu Quân lên ngựa mất rồi" . Vậy thì ở đây, ông lại gieo vần dị loại " thấy trăng lại nhớ đến Người ... " ( Người đây là Hoàng Tấn, Hoàng Phố, Đoàn Giỏi, những người bạn chiến đấu chống Pháp ở Đồng Tháp Mười, vào năm 1949.  

có tấm hình chụp chung với  các văn nghệ sĩ khác ở Nam Bộ, nét mặt Nguyễn Bính, Hoàng Tấn
 ( lúc ấy) thật trẻ trung của người thanh niên  ngoài 30 tuổi.  

Tôi, kẻ hậu sinh, được ông cho đọc trước, thực sự cảm động trước ưu ái này . Thực tâm, tôi không muốn làm công việc này, mặc dầu phê binh văn học từng làm từ những năm 60 's ( thế kỷ XX) , khi tôi mới gần 30 tuổi . (*) .

Nhưng thôi, bỏ qua chuyện không cần bàn đến.

Và, điểu cần thiết bây giờ là đọc hồi ức Hoàng Tấn viết về Nguyễn Bính; rồi có bài viết, coi như là mở đầu. 

Nguyễn Bính qua đời từ năm 1966, cũng đã có nhiều văn nghệ sĩ từng viết về ông : phê bình thơ, cảm nghĩ về thơ, hồi cảm kỷ niệm với đời thơ Nguyễn Bính, đều có cả. 

Riêng với tôi,  đọc những bài viết về Nguyễn Bính cũng khá nhiều, song tôi chỉ nhớ tới Chu Văn viết về giai thoại văn chương của nhà thơ Nguyễn Bính như thế này ... 

chẳng hạn  ó một chiều, Chu Văn từ chọ Chu qua đò sông Châu về cơ quan ở Nhân Nghĩa
 ( Nam Định) ; thì gặp lại con đò cũ, kể cả cô lái đò quen, tên Thoa . Báo tin cho biết Nguyễn Bính đã qua đời, cô lái đò gật đầu, rồi gục lên mái chéo,  giọng cô lạc hẳn đi : " ... Giá tôi chết thay bác để bác sống làm thơ ... "  -- thì Chu Văn bàng hoàng. (**) 

Vậy là Nguyễn Bính vẫn sống và thơ anh cũng vẫn sống theo thơi gian .

 Quả thật  đúng là vậy !

Qua Hoàng Tấn ở hồi ức này; không giống bất cứ bạn bè nào khác đã viết. Nếu có khác hơn, là Hoàng Tấn sống với bạn như thế nào, viết lại trung thực thế ấy -- kể cả những điều không gây ấn tượng đẹp, nhưng rất nhân bản tính của người đối với người, bạn  với bạn.

  không chỉ đẹp và cao thượng không thôi -- ấy là nhờ sự trung thực của hồi ký của Hoàng Tấn đã giúp tôi soi sáng được ' một thời đoạn sống đời thường khổ hạnh của những ngày Nguyễn Bính lưu lạc ở phương Nam ; cuộc sống bồng bềnh, nay Chợ Quán, mai  Đa Kao, mốt Cầu Kho, mốt nữa ở nhờ tại xóm Lan Chi Viên... kể cả những ngày sống phiêu bạt ở Rạch Giá, Hà Tiên , " nắm cơm chẳng lấy gì gọi là  bát cơm Siếu Mẫu của một Nàng Úc nào đó . "

chàng thi nhân Nguyễn Bính' quán quán quân thơ lục bát'; cả đời chỉ sống vì thơ, làm thơ qua  đối sống nhiệm mầu; trái lại đời sống chẳng mấy khi cho chàng no bụng của thân xác đòi . Đúng là " cơm áo không đùa với khách thơ ! ". 

ở Rạch Giá, chàng  gặp gỡ một bạn trẻ rất yêu thơ mình, và Nguyễn Bính muốn dẫn đắt người trẻ tuổi vào con đường thi ca, chàng sẵn lòng nâng đỡ, chỉ bảo người này, sau anh ta trở thành một tác giả của rất nhiều tập thơ lục bát rất Nguyễn Bính. (***)

năm 1954, hội nghị Génève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết, để vợ con ở lại phương Nam... do đó có một tập thơ ' Gửi người vợ miền Nam " ( xuất bản ở Hà Nội 1995).


 Tôi nhớ lại có một Tết âm lịch, vào năm 1992 thì phải ; đúng ngày 23 rước ông Táo về Trời, tôi tham dự buổi tổ chức mạn đàm thơ Nguyễn Bính -- diễn giả Hoàng Tấn được  chính cô con gái của Nguyễn Bính xưa để lại ở phương Nam -- đó là tác giả Hồng Cầu giới thiệu diễn giả Hoàng Tấn, qua bút danh dùng sau này  là Hồ Tăng Ấn. ( buổi tổ chức nói chuyện về Nguyễn Bính không riêng Hồng Cầu, còn cả Phạm Tường Hạnh).  Phạm Tường Hạnh cầm máy ảnh chụp một số văn nghệ sĩ  tham dự, trong đó có nhà văn Thanh Châu, Hoài Việt, Trần Thanh Đạm, Kiên Giang-Hà Huy Hà, Hoàng Hương Trang,  Hoàng Vũ Đông Sơn, Lữ Quốc Văn  v.v...  và một số khách mời mà tôi không biết phương danh.  

có một bạn văn rất đặc biệt , danh tính Phong Giao từ Nam Định tới , nói về" kỷ niệm cuối đời của Nguyễn Bính, ở những ngày cuối cùng tại huyện Lý Nhân. "

dù vậy, tất cả những người yêu Nguyễn Bính, không ai qua mặt được tác giả " Nguyễn Bính một vì sao sáng"; bởi lẽ Hồ Tăng Ấn yêu bạn, đôi khi hơn cả chính bản thân -- và ông thương ghi chú thích dưới mỗi tấm ảnh khi diễn thuyết : " ...ở mọi nơi, trong mọi lúc, hễ có dịp là Hoàng Tấn chỉ nói về  Nguyễn Bính, con người và thơ  lục bát hay xuất chúng".  Tôi  hay nói đùa với tác giả: " ... ông bạn già văn chương ơi! ( sinh 1920, hơn tôi một giáp, đều cầm tinh " con Bú Dù" ), ông thật sự thương yêu không chỉ đời sống thường nhật; mà cả khi viết về đời sống văn chương, với bao kỷ niệm sôi động, khí phách hào hùng, lãng tử, phóng túng hào hoa " khinh đồng bạc to hơn  núi" của bạn lúc sinh thời !  Một đời thơ Nguyễn Bính để lại , hàng ngàn ngàn câu thơ châu báu ngọc ngà lục bát rất dân gian; đã thấm sâu vào nền văn chương Việt Nam  lâu dài, mãi mãi .     ./.

 

THẾ PHONG
Sàigòn 1. 1. 1999

trang 5+ 6 ' Nguyễn Bính, một vì sao sáng/ Hoàng Tấn). 

-------------

(*)Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956 ( 4 tập)
        1)  - nhà văn tiền chiến 1930- 1945

        2)   a)  -  nhà văn kháng chiến chủ lực 1945- 1950
             b)   - nhà văn miền Nam 1945-1950

        3)  - nhà văn hậu  chiến 1950- 1956
             - tổng luận 60 năm văn nghệ VN 1900-1956

                riêng tập 4 đã dịch sang Anh ngữ : 
              A Brief Glimpse at the Vietnamese literary scene /                                        Translated by Dam Xuan Can .

(**) - Tuyển tập Nguyễn Bính ( Nxb Văn Học, Hà Nội 1986).
        - chỉ sử dụng Lời Bạt  của Chu Văn [ 1922- 1994]. 

(***)  - Kiên Giang- Hà Huy Hà [tên thật: Trương Khương Ninh 1929-  2014 Saigon ]

(****)đọc lại, có chỉnh sửa một số câu văn .
           (THẾ PHONG chú thích / Nov. 4, 2019) .
   


tiểu sử HOÀNG TẤN 
(còn ký Hồ Tăng Ấn )


- Sinh 1920  Hà Nội. Hội viên sáng lập ' Hội Nhà Văn VN"  từ 1957 tại Hà Nội. Chủ trương tạp chí  ' Bình Minh ' (1938- 39) . Cuối 1939 vào Sài Gòn, làm Thư ký toà soạn các báo: ' Hạnh Phúc', 'Ngày Mai'; chủ bút  ' Thanh Niên Mới'. 
 Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, phụ trách  tờ ' Thông tin Thủ Biên;' , Thư ký toà soạn  báo' Bỏ Cạp Lửa " ( Đông Nam Bộ). Biên tập viên và là thành viên sáng lập báo' Cứu Quôc Nam Bộ' , tạp chí' Lá Lúa'  ( thành viên sáng lập " Chi hội Văn nghệ Nam Bộ). BTV  báo' Nhân Dân Miền Nam' ( Tây Nam Bộ).

Tập kết ra Bắc, Chủ nhiệm mục ' Tiếng Thơ ' sau' Tham vấn Văn học Phòng Dân Ca' ( Đài Tiêng Nói Việt Nam / TNVN) .

Tác phẩm đã xuất bản : 
' Chuyện Nhân Loại' ( triết lý về cuộc sống). ' Chiếc Buồm Gấm" ( thơ) ' Khói Lửa Toàn Dương' ( truyện lịch sử), ' Mười năm Nuốt Hận' ( tiểu thuyết ), ' Bên kia Phòng tuyến Pháp' ( ký sự), ' Mẹ cũng chết vì Tổ Quốc' ( truyện), ' Cứu lấy quê hương' ( bút ký) , ' Vụ Đói năm Ất Dậu' , ' Vụ Lụt năm Kỷ Mão', ' Vụ Bão năm Canh Dần' ( phóng sự). 

1999 : Nguyễn Bính, một vì sao sáng ( hồi ký)

1944- 1998: được nhiều giải thưởng: văn học .

Sẽ xuất bản:
 HỒI KÝ HOÀNG TẤN , viết về Lý văn Sâm, Huỳnh văn Nghệ, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Phạm Tường Hạnh, Nguyễn Hải Trừng, Đinh Hùng, Thẩm Thệ Hả, Nguyễn Tuân, Minh Chánh,  Nguyễn Đức Hinh, nữ sĩ Mai Đình, Ái Liên, Vi Huyền Đắc, Hồ Dzếnh, Quách Tấn, Dương Tử Giang,  Cô bảy Phùng Há v.v....

(trích từ jaquette ' Nguyễn Bính một vì sao sáng/ Hoàng Tấn)  

===============

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ