bài đọc thêm (3) : Mai Trung Tĩnh: " Nhà thơ & Người tình" / bài viết Văn Quang ( Tp. HCM) -- source: blog Du Tử Lê
THỨ SÁU, 12 THÁNG 2, 2016
mai trung tĩnh: nhà thơ + người tình / bài viết: văn quang ( blog du tử lê)
mai trung tĩnh: nhà thơ + người tình
blog du tử lê
mai trung tĩnh:
nhà thơ + người tình
blog du tử lê
mai trung tĩnh:
nhà thơ + người tình
văn quang
Mai Trung Tĩnh có tên thật Nguyễn Thiệu Hùng,-- khởi sự, viết báo ký bút danh Hương Giang]. Nhưng phải đợi đến khi ông cùng nhà thơ Vương Đức Lệ; được trao giải thưởng Văn chương toàn quốc 1960- 1961, với tập thơ '40 bài thơ xuôi ' của Mai Trung Tĩnh +Vương Đức Lệ .
Sinh ra và lớn lên ở Hà nội, làm thơ; và, có thơ đăng báo từ ( Bông Lau xuất bản) -- thì làng Văn hoá miền Nam mới thức giấc, choàng dậy; như vừa tìm thấy ngôi sao lạ .
Sang Mỹ định cư, ở thủ phủ tiểu bang Maryland, thành phố Annapolis, năm 1995.
Mai Trung Tĩnh [ i.e.Nguyễn Thiệu Hùng 1937- USA,2002]
(ảnh: họa sĩ 'tài tử' Phan Diên / USA)
Hồi còn làm việc chung với Mai Trung Tĩnh (*), tôi đã nghe anh trả lời một người bạn:
" Ở đây không có ai là đại úy Mai Trung Tĩnh cả; chỉ có Nguyễn Thiệu Hùng thôi."
Anh nói thật chứ không phải đùa. Và trong cuộc sống, dường như Mai Trung Tĩnh phân biệt rất rõ ràng: 2 chuyện này khác hẳn nhau. Cho nên trong thơ anh; dường như ít đề cập nhân vật lính -- và vì thế, người ta không gọi anh là 'nhà thơ quân đội', như những nhà thơ xuất thân từ trong đời sống quân ngũ, như trong thơ Thế Hoài ; không thiếu gì 'những cánh dù bay' +'trên những nẻo đường hành quân'. Nhưng trong thơ MTT; tôi không gặp những đại loại như thế. Tôi không nói điều đó đúng hay sai ; hay, hoặc dở. Thơ hay thì đề tài gì cũng hay; thơ dở, thì về đến Thiên thai cũng là dở.
trái qua : thi sĩ Hữu Phương
trái qua : thi sĩ Hữu Phương
(nguyên phó đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng Hòa)
-- X...
-- X...
-- thi sĩ Hoài Khanh [ Võ Văn Quế 1933- ]
-- Mai Trung Tĩnh (hàng thứ 4, giữa)
-- Mai Trung Tĩnh (hàng thứ 4, giữa)
-- X... -
thi sĩ Ninh Chữ [ i.e. Tạ Văn Ân 1938- Saigon 199 x )
(ảnh: Internet -- chụp ở saigon, 1957)
TP ghi ở mảnh thư đính kèm bài điểm sách
TTKH. NÀNG LÀ AI/ THẾ NHẬT (Thế Phong)
(Nxb Văn hóa, Hà nội 1994)
Người lính của Mai Trung Tĩnh là một thứ bổn phận phải làm của người công dân. Đó là cảm nghĩ của tôi; khi còn làm chung với anh, một khoảng thời gian dài ở PT.QĐ [đài phát thanh Quân đội]. Khi tôi về Đài ; thì MTT đã làm từ vài năm trước với Phạm Hậu. (tức thi sĩ Nhất Tuấn). Anh làm trưởng ban chương trình đặc biệt. Ít ai biết rằng chương trình 'Dạ Lan', do chính anh phụ trách -- và, nó đã gây được một tiếng vang không nhỏ . Anh mới chính là linh hồn của chương trình đặc biệt này; hàng ngày công việc của anh là soạn bài, soạn nhạc; nhận chỉ thị, đưa vào đó cách nào đó cho tinh tế; và, có thể nói không ngoa rằng, cần phải có 'nghệ thuật'; chứ không thể 'dộng' vào những lời khô cứng, thô thiển, như ném cục gạch vào chương trình; MTT là người chắt lọc món ăn tinh thần ấy. Tôi cho rằng anh rất thích hợp với công việc tế nhị này.
(ảnh: Internet -- chụp ở saigon, 1957)
thủ bút Mai Trung Tĩnh
-( "Mai Trung Tĩnh ở Virginia gửi Thế Phong)
TTKH. NÀNG LÀ AI/ THẾ NHẬT (Thế Phong)
(Nxb Văn hóa, Hà nội 1994)
Người lính của Mai Trung Tĩnh là một thứ bổn phận phải làm của người công dân. Đó là cảm nghĩ của tôi; khi còn làm chung với anh, một khoảng thời gian dài ở PT.QĐ [đài phát thanh Quân đội]. Khi tôi về Đài ; thì MTT đã làm từ vài năm trước với Phạm Hậu. (tức thi sĩ Nhất Tuấn). Anh làm trưởng ban chương trình đặc biệt. Ít ai biết rằng chương trình 'Dạ Lan', do chính anh phụ trách -- và, nó đã gây được một tiếng vang không nhỏ . Anh mới chính là linh hồn của chương trình đặc biệt này; hàng ngày công việc của anh là soạn bài, soạn nhạc; nhận chỉ thị, đưa vào đó cách nào đó cho tinh tế; và, có thể nói không ngoa rằng, cần phải có 'nghệ thuật'; chứ không thể 'dộng' vào những lời khô cứng, thô thiển, như ném cục gạch vào chương trình; MTT là người chắt lọc món ăn tinh thần ấy. Tôi cho rằng anh rất thích hợp với công việc tế nhị này.
------------
* Văn Quang, tác giả bài viết; chính là trung tá Nguyễn quang Tuyến [1933- ] quản đốc đài 'Tiếng nói quân đội' [Quân lực VNCH] lâu nhất, cho tới ngày 30- 4- 1975. Sau khi học tập cải tạo, được trả tự do, về lại Sài gòn; 'các phu nhân' đều 'tếch' ra nước ngoài; ông không ghi danh H.O, sang Hoa Kỳ -- nhà văn ở nhờ nhà một ông anh rể, ghi danh học ròng rã 3 năm 'lớp dạy computer chính khóa' -- tốt nghiệp xong, tiếp tục viết tiểu thuyết, ký bút danh khác (Bảo Ngọc) , hành nghề đánh máy vi tính kiếm bộn tiền, đôi khi đánh máy thuê bản thảo cho bạn văn, chẳng hạn vậy. Hiện sống cùng bà Ngân ở tp. HCM, người vợ sống với ông lâu nhất ,đã 16 năm -- và, Văn Quang, nhà văn nổi danh từ trước 1975, cũng đã có nhiều tiểu thuyết phóng sự được xuất bản ở Mỹ; các đài RFI, VOA phỏng vấn, đánh giá ' tiểu thuyết phóng sự nhà văn Văn Quang phản ánh trung thực đời sống xã hội sau 1975 ờ Sài gòn ... ' ( Lên đời, Ngã tư hoàng hôn ...). (Bt)
Chúng tôi cùng làm việc với nhau; trải qua rất nhiều thời kỳ khó khăn về đủ mọi mặt; vượt qua nhiều ngày tháng khá căng thẳng, nhưng chưa hề có một va chạm nào trong công việc. Vừa là bạn, vừa là đồng nghiệp, vừa là cấp trên, cấp dưới; nhưng giữa tôi và anh luôn có sự thông cảm sâu sắc. Anh nhìn tôi bằng con mắt thân thiện; tôi nhìn anh bằng thái độ của một người cộng tác đứng đắn. Chúng tôi không đòi hỏi ở nhau những gì gọi là 'hy sinh, dũng cảm' cho một danh từ nào vĩ đại. Tôi vẫn nghĩ; sự hy sinh, dũng cảm nằm trong thái độ làm việc, chứ không phải ở cái gì bên ngoài, [thì] không phải là việc của tôi. Đó là cách tôi vẫn thực hiện khi làm chung với bất cứ ai. Với MTT, ngoài cái nhìn bè bạn ra; tôi còn nể anh, vì thái độ đàng hoàng, bản lĩnh, ít nói, thực hiện rất sát mọi yêu cầu, không cần 'bảo hoàng hơn vua' như những người khác. Trong những cuộc họp hàng ngày, MTT chỉ nói những gì cần; chưa bao giờ phô trương việc mình làm, ai hiểu sao thì hiểu. Cái cấp bậc đại úy anh mang trên vai rất tự nhiên; như một ông công chức nào đó, trong ngạch trật của mình. Chắc anh sẽ rất buồn cười; khi có ai gọi anh là 'chiến sĩ', trong khi tôi vẫn nhìn anh như một 'chiến sĩ'-- và tôi cho rằng chính MTT cũng ít khi nghĩ mình là một 'chiến sĩ'.
Rồi; có một ngày, anh vào văn phòng, nói với tôi; anh muốn giải ngũ trở về vối cuộc đời làm thầy giáo của mình. Đây là dịp theo quyết định của quân đội; những nhà giáo như anh hết hết thời hạn động viên; được rời quân ngũ, theo đơn xin. Đó là quyền lợi, sự lựa chọn của anh; tôi hoàn toàn đồng ý, lập tức chuyển đơn. Ít lâu sau anh [được] giải ngũ, trở về cuộc sống xưa kia của mình. Những người bạn cùng làm chung với anh , như Dương Phục, Dương ngọc Hoán [có một thời đã là phu quân nữ ca sĩ tài danh kiêm văn sĩ Quỳnh Giao (1946- 2014), Phan thế Hùng [nhà văn Châu Trị]; và, những nhạc sĩ; Ngọc Bích, Trần Trịnh, Nhật Bằng, [Trần thiện Thanh ], ... đều rất luyến tiếc -- và, tìm được người thay thế anh, không phải dễ.
Nhìn bề ngoài thì công việc chẳng có gì khó khăn; nhưng, nếu chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi, cũng đủ 'mang họa'-- từ anh [đầu đài' đến anh 'cuối đài' sẽ đi về đâu. Suốt một thời gian dài sau; mọi người mới yên tâm về người thay Nguyễn thiệu Hùng. Đó cũng là điều; có lẽ đến nay, ông Nguyễn thiệu Hùng, tức nhà thơ MTT mới biết. (?)
Suốt một thời gian dài; tôi ít có dịp được gặp lại Mai Trung Tĩnh, đó cũng là chuyện thường tình trong cái sinh hoạt xô bồ của thành phố Sài gòn. Anh lại là người không hay đi chơi; dù là phòng trà ca nhạc, hay những thú vui khác.
Rồi bất ngờ; chúng tôi lại gặp nhau trong trại cải tạo Tân lập, miền '9 suối, 10 đèo' Vĩnh phú. Anh yếu hơn xưa. Cái hình ảnh MTT vẫn chiếc áo 'cảnh sát dã chiến' rộng thùng thình, bạc phèo, rách tả tơi; đi trên cánh đồng giữa khung trời rừng núi, mưa bụi mịt mờ; tôi chưa thể quên được! Trông anh giống hệt như 'con gà mái' xù lông, 'rã cánh'; vì mệt mỏi. Nhưng anh vẫn lầm lũi,cất bước nặng nề trong công việc, lúc nào cũng như quá sức của mình. Anh không bao giờ kêu ca, phàn nàn; có lẽ anh cho rằng có kêu ca, phàn nàn; cũng chẳng ích lợi gì. Gặp tôi; anh vẫn thản nhiên thăm hỏ i-- và chắc cũng như nhiều người khác, cứ tưởng rằng cái vóc dáng còm nhòm của tôi không tài nào chịu đựng nổi vài năm trong trại. Anh nhìn tôi đầy vẻ ái ngại; trong khi tôi nhìn anh cũng như thế. Vậy mà vẫn cứ thản nhiên thăm hỏi nhau về hết người bạn này đến người bạn khác. Anh nói đến những người ở nước ngoài, như những người ở hành tinh khác -- và chắc anh cũng có ý nghĩ như tôi là, chẳng bao giờ còn có cơ hội đặt chân lên cái hành tinh xa lạ kia.
Vài hôm sau, vào một buổi sáng chủ nhật; MTT gọi tôi sang 'nhà' anh chiêu đãi một bữa sáng. 'Nhà anh' sát bên 'nhà tôi'; nhưng cùng khu, nên việc đi lại dễ dàng hơn -- nhất là chúng tôi có chung một cái bếp tập thể. Ở trại này, người ta gọi những phòng giam tù là 'nhà', chứ không gọi là 'lán' ; vì nó được xây dựng 'bán kiên cố', nửa gạch, nửa là tre xanh. Ở 'nhà' nào thì gọi là 'nhà tôi' đó. Những bữa 'chiêu đãi' thường là sau một chuyến thăm nuôi; hoặc, nhận quà của gia đình. Tôi với anh đã thành như tiền lệ; cứ có thăm nuôi, có nhận quà là hẹn nhau ăn một bữa. Ở chung 'một nhà'; thì bữa 'chiêu đãi' được tổ chức vào buổi tối; ở 'khác nhà' thì tổ chức vào buổi sáng chủ nhật, một công đôi việc. Sáng chủ nhật nghỉ lao động thì cũng nghỉ ăn sáng; nên được ăn với nhau là rất đúng lúc. Bữa ăn bao giờ cũng giản dị, một tô mì, một ly cà-phê sữa; hoặc, sang hơn thì một đĩa xôi lạp xưởng, vài cái bánh ngọt. Bữa ăn như thế trong tù là một bữa tiệc thật sự; bù lại những bữa điểm tâm với sắn H34 và khoai lang; rồi lao ra đồng giữa cái buốt giá của những ngày mùa đông.
Trong cuộc sống vô cùng thiếu thốn, cực khổ đó; MTT vẫn giữ được vẻ thản nhiên, lầm lũi; bình thản như cuộc đời sinh ra là như thế. Anh chịu đựng trước mọi hoàn cảnh, chưa bao giờ tôi nghe được một tiếng than van. Trong hoàn cảnh ấy; rất nhiều người, nhiều trường hợp, người ta dễ nổi nóng; dễ thay đổi tính tình. Nhưng với MTT; thì ngay từ khi còn làm chung với nhau, tôi chưa bao giờ thấy anh nổi sùng, cáu gắt với bất kỳ ai. Thái độ của anh cứ như thờ ơ trước mọi biến chuyển. Chỉ có điều khác; là tôi cũng khó nhận thấy ở anh một nụ cười vào thời gian này.
Trước kia, thỉnh thoảng anh còn hóm hỉnh; hoặc, cất tiếng cười rất hồn nhiên, vô tư, với bạn bè -- và đôi khi anh cũng rất hóm hỉnh, với những cô xướng ngôn viên, những người đẹp luôn luôn xuất hiện trong đài phát thanh. Dù vậy; tôi cũng chưa từng nghe điều tiếng nào về anh. Mọi thứ dành cho anh như nếp gấp lâu ngày, đã thành thói quen đông cứng lại; anh không muốn từ bỏ nó, không muốn làm xáo trộn nó; nhưng nếu nó tự xáo trộn, anh cũng chấp nhận như việc hết sức tự nhiên.
Cái nhìn của tôi về phía Mai Trung Tĩnh là như thế. Anh ra khỏi trại trước tôi vài năm. Về đến Sài gòn; tôi lại rất ít gặp anh, nhưng được nghe là anh sống khá vất vả. Cho đến khi anh đi định cư; tôi lại nhận được tin tức anh, qua bạn bè. Có người nói anh vào nhà dưỡng lão, sống cuộc sống rất cô đơn. Có người nói mắt anh kém lắm rồi. Nỗi bùi ngùi của tôi đành chất chứa, chẳng biết chia sẻ cách nào đó với người bạn hiền lành, nhân hậu mà tôi hằng quý mến. Cho đến khi anh còn một tập thơ để lại Sài gòn, cùng với Vương Đức Lệ; thuê thợ đánh máy, chẳng mất bao nhiêu tiền; nhưng tôi nhận lời đánh máy lại cho anh; để có dịp đọc lại thơ anh cho sâu hơn, thấm hơn. Và đó là kỷ niệm gần nhất của tôi đối với Mai Trung Tĩnh.
Vâng; đúng thế. Bây giờ còn lại; là nhà thơ Mai Trung Tĩnh, chứ không phải đại úy Nguyễn thiệu Hùng. Người ta quên ông ấy rồi; chỉ còn những năm tháng tù đày còn nhớ. ./.
VĂN QUANG
SÀI GÒN, THÁNG 4- 2001
( source : Blog Du Tử Lê)
văn Quang [ i.e. Nguyễn Quang Tuyến 1933 - ]
( TP chụp tại nhà Văn Quang ( Sài Gòn 2016)
( source : Blog Du Tử Lê)
văn Quang [ i.e. Nguyễn Quang Tuyến 1933 - ]
( TP chụp tại nhà Văn Quang ( Sài Gòn 2016)
===========
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ