Nguyễn Khoa Điềm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Nguyễn Khoa Điềm
Chức vụ
Nhiệm kỳ21 tháng 4 năm 2001 – 30 tháng 4 năm 2006
5 năm, 9 ngày
Tiền nhiệmHữu Thọ
Kế nhiệmTô Huy Rứa
Nhiệm kỳ6 tháng 11 năm 1996 – 27 tháng 6 năm 2001
4 năm, 233 ngày
Tiền nhiệmTrần Hoàn
Kế nhiệmPhạm Quang Nghị
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ1995 – 2000
Tiền nhiệmVũ Tú Nam
Kế nhiệmHữu Thỉnh
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ1994 – 6 tháng 11 năm 1996
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Quốc tịchFlag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh15 tháng 4, 1943 (77 tuổi)
thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong ĐiềnThừa Thiên Huế
Nghề nghiệpnhà thơ, chính trị
Gia đìnhHải Triều
Học vấnĐại học Sư phạm Hà Nội

Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơnhà chính trị Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ươngĐại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Ông là cựu sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng,[2] gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng).[3] Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng lứa với Phạm Tiến DuậtLê Anh Xuân.[4]

Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ,... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ.[4]

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1975. Sau 1975, ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Ông có mặt trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.[2][5]

Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.[6] Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001 – 2006).[2][7]

Hiện nay, ông đã nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Danh mục tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Báo động
  • Bếp lửa rừng
  • Bước chân - Ngọn đèn
  • Cái nền căm hờn
  • Cát trắng Phú Vang
  • Chiều Hương Giang
  • Con chim thời gian
  • Con gà đất, cây kèn và khẩu súng
  • Đất ngoại ô (1973)
  • Mặt đường khát vọng (1974)
  • Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
  • Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)
  • Cửa thép (1972)
  • Đất và khát vọng
  • Trường ca
  • Đất nước
  • Giặc Mỹ
  • Gửi anh Tường
  • Hình dung về Chê Ghêvara
  • Hồi kết cuộc
  • Khoảng trời yêu dấu
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • Lau
  • Lời chào
  • Màu xanh lên đường
  • Mùa Xuân ở A Đời
  • Ngày vui
  • Nghĩ về một nhãn hiệu
  • Người con gái chằm nón bài thơ
  • Nơi Bác từng qua
  • Nỗi nhớ
  • Tháng chạp ở Hồng Trường
  • Thưa mẹ con đi
  • Tiễn bạn cuối mùa đông
  • Tình Ca
  • Tôi lại đi đường này
  • Trên núi sông
  • Từ những gì các anh trao?
  • Tuổi trẻ không yên
  • Vỗ Hờn
  • Xanh xanh bóng núi
  • Xuống đường
  • Mẹ và Quả

[2][8][9]

Đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".[5]
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.[10]
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thanh Tùng (29 tháng 4 năm 2015). “Nguyễn Khoa Điềm: Không có cuộc chiến đấu này chưa chắc tôi đã làm thơ”. Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2017.
  2. a ă â b Theo Báo Văn nghệ (17 tháng 11 năm 2009). “Nguyễn Khoa Điềm từ "Đất ngoại ô" đến "Cõi lặng" (bằng tiếng Việt và English). Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010Theo Báo Văn nghệ
  3. ^ Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (9/02/2005 (GMT+7)). “Đầu xuân với Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”. Báo VietNamNet. Bản gốc lưu trữ 9/02/2005 (GMT+7). Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010GĐ&XH Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate=, |date= (trợ giúp)
  4. a ă Tiểu sử Nguyễn Khoa Điềm
  5. a ă Mạng Thi ca Việt Nam. “Tiểu sử Nguyễn Khoa Điềm”. Mạng Thi ca Việt Nam. Bản gốc lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  6. ^ Văn phòng Chính phủ. “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX (1992-1997)” (bằng tiếng Việt và English). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  7. ^ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (22 tháng 12 năm 2009). “Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm” (bằng tiếng Việt và English). Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ Thanh Tùng (27 tháng 3 năm 2009). “Nguyễn Khoa Điềm kể chuyện và tự bạch”. Báo Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  9. ^ Cinet.Gov.vn. “NHÀ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM”. Cinet.Gov.vn. Bản gốc lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  10. ^ P.V (28 tháng 1 năm 2010). “Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đoạt giải VHNT Cố đô với Cõi lặng”. Thể thao & Văn hóa Online. Bản gốclưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  11. ^ Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Bài Đất nước, trang 118.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]