Nước ta mới chỉ ký Hiệp định song phương về bảo hộ bản quyền với Mỹ và Thụy Sĩ mà chưa có cam kết với những quốc gia khác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ta lại cho phép vi phạm bản quyền với các tác phẩm của những nước này. Mới đây, sự việc một NXB in lậu Harry Potter (Anh) đã làm xôn xao dư luận… Hay việc cuốn sách "Những bức thư tình hay nhất" (Great Love Letters of the World - gọi tắt là "Thư tình"), của ông Nguyễn Đắc Sơn (quốc tịch Mỹ) bị các NXB ăn cắp bản quyền và vụ kiện tụng ồn ào của ông Nguyễn Đắc Sơn đã trở thành vụ kiện bản quyền đầu tiên của một công dân Mỹ đối với một NXB của Việt Nam.

Do vậy, nếu chúng ta tham gia Công ước Bern cũng có nghĩa là chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ bản quyền với trên 150 quốc gia thành viên và điều này cũng ảnh hưởng mạnh đến nguồn sách dịch vào Việt Nam… Các NXB trong nước sẽ phải trả cho tác giả người nước ngoài khoảng 5 - 6% giá bìa nhân với lượng phát hành. Mới đây, với các bộ truyện của Kim Dung, Cty Văn hóa phẩm Phương Nam đã phải trả đến 8%.

Nhiều người cho rằng việc tham gia vào Công ước Bern sẽ khiến cho nhiều nhà xuất bản "điêu đứng". Khi đó, giá sách sẽ bị đội lên cao bởi giá thành sách dịch hiện mới tính thù lao nhuận bút dịch giả chứ chưa tính đến bản quyền tác giả sách gốc. Hơn nữa, các NXB nước ngoài đều áp đặt tiền bản quyền trên số lượng tối thiểu mà họ định lượng chứ không dựa vào số lượng in thực tế.

n tiêu biểu của từng quốc gia hầu như chưa có.Thêm vào đó, chỉ bán một cuốn sách thì NXB đã phải ký hợp đồng "dài dòng" với những điều kiện ràng buộc phức tạp, các NXB cũng không có chuyên môn về luật nên cũng sẽ khó có thể hiểu được hết các điều khoản. Tại cuộc hội thảo, nhiều vấn đề như tìm mua bản quyền ở đâu, trên Internet hay báo chí? Lấy nguồn kinh phí từ đâu để tham gia các hội chợ sách quốc tế? Thêm vào đó, các NXB cũng chưa chuẩn bị những vấn đề về nhân sự, phương tiện để thực hiện những yêu cầu này. Nhiều NXB hiện nay vẫn còn khó khăn với việc tìm ra đầu sách, ý thức chọn lựa những cuố

Những lý do này sẽ dẫn đến một thực tế là sách dịch sẽ hạn chế hơn. Một ví dụ điển hình là việc sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương về bảo hộ bản quyền với Mỹ và Thụy Sĩ, sách dịch từ 2 nước này đã giảm đi, thậm chí là chững lại. Vì vậy, khi tham gia Công ước Bern, số lượng sách văn học dịch nước ngoài sẽ ít đi nhưng những tác phẩm văn học cổ đại sẽ vẫn không ảnh hưởng gì vì theo công ước, thời hạn bảo hộ tác phẩm là 50 năm sau khi tác giả mất.

Chính vì vậy, các NXB cần phải bắt tay vào cuộc để chuẩn bị kỹ càng cho việc tham gia công ước Berne như sắp xếp một bộ phận riêng để thực hiện các giao dịch bản quyền với nước ngoài. Tại cuộc Hội thảo, ông Vũ Mạnh Chu - Cục trưởng Cục Bản quyền Bộ VH-TT cũng cho biết "Nhà nước sẽ nghiên cứu việc tổ chức thành lập Trung tâm dịch vụ chuyển giao quyền tác giả trong lĩnh vực NX sách giữa VN với các nước và ngược lại".

Rõ ràng là các NXB sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn đối với bản quyền sách dịch  khi VN tham gia Công ước Bern nhưng đây là bước đi cần thiết phải làm khi mà VN đang trong tiến trình hội nhập quốc tế.   ./.



Thúy Loan

(HNM)


==========