Nhà văn HOÀNG LẠI GIANG: " Anh từ đâu đến?" / Hoài Việt -- source: Những Khuôn mặt Văn Nghệ Sĩ / Hoài Việt -- Nxb Hà Nội 2003
nhà văn hoàng lại giang:
anh từ đâu đến ...
hoài việt
Vài hàng tiểu sử :
Hoàng Lại Giang tên khai sinh Nguyễn Văn Bé
1938 : ra đời tại Bình Định, thuở nhỏ học trường làng.
1955 : tập kết ra Bắc, theo học trường Học sinh miền Nam.
1960 : Khoa Văn Đại hoc Tồng hợp Hà nội,
1960 : Khoa Văn Đại hoc Tồng hợp Hà nội,
1955 : ra trường, công tác tại Nxb Văn học ( Hà nội )
1977 : vào Nam làm biên tập, sau, trưởng Chi nhánh Nxb Văn học tại t.p. HCM.
1998 : xin nghỉ hưu, cư ngụ tại t.p. HCM.
tác giả khoảng 15 đầu sách: tiểu thuyết + biên khảo.
Nghe giọng anh nói, tôi cứ tưởng anh là người Nam Bộ. Nhất là khi biết bà mẹ và các em anh sống ở Tây Ninh. Nhưng không phải thế, anh chính là người Bình Định, thuộc khu 5 cũ, Quê đã vậy, tên cũng khác. Tên khai sinh: Nguyễn Văn Bé. Anh người nhỏ con , bố mẹ đặt tên như vậy cho dễ nuôi. Còn cái tên Hoàng Lại Giang vẫn ký trên đầu các tác phẩm của anh, do anh lấy tên một con sông quê hương mà đặt . Lại Giang, một con sông nước ở đầu nguồn chảy ngược - chảy ngược có ẩn ý gì đây - đọc anh, tôi nghĩ thế.
1977 : vào Nam làm biên tập, sau, trưởng Chi nhánh Nxb Văn học tại t.p. HCM.
1998 : xin nghỉ hưu, cư ngụ tại t.p. HCM.
tác giả khoảng 15 đầu sách: tiểu thuyết + biên khảo.
Nghe giọng anh nói, tôi cứ tưởng anh là người Nam Bộ. Nhất là khi biết bà mẹ và các em anh sống ở Tây Ninh. Nhưng không phải thế, anh chính là người Bình Định, thuộc khu 5 cũ, Quê đã vậy, tên cũng khác. Tên khai sinh: Nguyễn Văn Bé. Anh người nhỏ con , bố mẹ đặt tên như vậy cho dễ nuôi. Còn cái tên Hoàng Lại Giang vẫn ký trên đầu các tác phẩm của anh, do anh lấy tên một con sông quê hương mà đặt . Lại Giang, một con sông nước ở đầu nguồn chảy ngược - chảy ngược có ẩn ý gì đây - đọc anh, tôi nghĩ thế.
Quê hương anh, dưới thời chính quyền cũ, đã bị tàn phá tan tành. Mẹ anh phải đưa con cái vào sống dưới sự bảo trợ Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh để tránh cho chúng khỏi bị bắt đi quân dịch.
Mình anh, theo đoàn học sinh Khu 5. Anh được vào học trường Miền Nam 24 ở Hà Đông, rồi Trường 14 ở Đông Triều. Học hết bậc phổ thông, anh đậu vào đại họcTổng hợp Văn. ra trường được đưa về công tác ở nhà xuất bản Văn Học.
Người đầu tiên dưa anh về là Khương Minh Ngọc, rồi Kim Lân, Đoàn Giỏi... Có lúc, anh phụ trách phần văn học hiện đại cùng Phạm Hổ, Hoàng Minh Châu . Thời đó, nhà thơ Quang Dũng cũng đang làm biên tập ở Nxb [Văn Học].
Năm 1968, anh được điều đi B ngắn. Vào đến Nghệ an, nhưng rồi lại quay trở ra Hà nội. Sau đó, anh cùng Lữ Huy Nguyên vào Quảng trị trong những ngày ác liệt nhất. Nhắc đến chuyến đi này , Hoàng Lại Giang không quên cái nóng như rang trên vùng đất cát vào mùa gió Lào, nhất là khi phải đào hầm chui xuống dưới đất để tránh bom đạn địch. Không nói chi đến chuyện ăn uống kham khổ, ngay cả việc đại, tiểu tiện cũng phải khoét lỗ mà dùng. Nhưng, nếu không thâm nhập vào thực tế ấy, thì không có tập ký sự Trong vành đai Mỹ ( Nxb Văn học, 1969). Đó là tác phẩm đầu tay của anh, có điều, Hoàng Lại Giang không chỉ phản ánh thực tế theo kiểu chụp ảnh. Anh ca ngợi cái chất anh hùng của dân tộc, nhưng sự mất mát hi sinh to lớn, sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của con người Đại Việt - nhưng anh không né tránh cái mà người ta muốn né tránh , khi nói tới cái giá phải trả. Càng về sau , trong những tác phẩm của anh, càng thấy điều đó.
(...) -- tạm lươc ít dòng . (Bt)
Đọc Hoàng Lại Giang từ khi anh mới bước chân vào làng văn đến nay, đã thấy có nhiều cái khác. Trong vành đai Mỹ là một cái nhìn hiện thực, từ Cửa Việt, Cồn Tiên, Dốc Miếu... từ đất Quảng Trị khô cằn phải oằn lưng ra gánh chịu hàng trăm ngàn tấn bom đạn với tất cả lớp đất cát tiền sử, ta mới hiểu sự mất mát, đau thương, to lớn mà đồng bào ta phải gánh chịu. Nhưng rồi qua cuốn tiểu thuyết Cửa Sa-va ( Nxb Văn học, 1976), qua tập truyện ngắn Chuyện về những người bạn ( Nxb Lao động, 1979) và Đêm miền Đông ( truyện vừa, Sở Văn Hoá TT Tây Ninh, 1988, Văn Học tái bản 1985) - cái nhìn của Hoàng Lại Giang đã sâu hơn, chín hơn. Có thể vỉ hiện thực của miền đất từ vùng ba biên giới vào đến tận cơ quan trung ương Cục miền Nam mà anh phải luồn rừng, lội suối, trèo đèo đi qua đã cho anh chứng kiến những sự việc, những con người , trong đó có những bạn bè lớp học anh ở trường miền Nam, hay, bạn chiến đấu cùng lứa, anh nhìn ra những vấn đề chiến tranh. Anh đã được nghe những tấm gương chiến đấu hi sinh cực kỳ oanh liệt của họ, anh được nhìn thấy những nấm mồ rải rác biên cương miền viễn xứ, anh đã chứng kiến tinh thần lao động cần cù của họ, ở một vùng đất mà họ được đưa đến để khai phá.
(...)-- tạm lược ít dòng (Bt)
Một đề tài khác mà Hoàng Lại Giang cũng rất hay đề cập; đó là tình yêu. ... Những tác phẩm viết về tình yêu, như : Người đàn bà mà tôi ao ước ( 1987, 1988), Ký ức tình yêu ( 1987), Tình yêu & tội lỗi ( 1988, 1989, 1998), Nỗi bất hạnh & tình yêu ( 1989) ... Những tác phẩm đó là một phần nói đến cuộc sống tình ái riêng tư, nhưng cũng từ đó, nói lên những điều bất thường bắt gặp trong tình yêu ở cuộc đời này, cả mặt phải, mặt trái.
Theo đuổi 1 người con gái, mà sau này là vợ anh, một người lao động bình thường , quê xứ Nghệ, trong chiến tranh, anh từng lặn lội lên rừng xuống biển để nhìn cho được mặt nàng mới thôi.
Qua tình yêu còn là một cách nhìn về chiến tranh, về nhân phẩm con người. Tôi đã đọc, thấy trong tiểu thuyết Ranh giới đời thường ( 1989, 1990) - một vài bộ mặt thật mà tôi bắt gặp trước đây trong các tác phẩm về đề tài khác của anh : nhưng kẻ lợi dụng tấm thẻ đỏ để làm những chuyện bất minh, những tên cơ hội bị tha hoá đã góp phần làm nghèo đất nước ... Trong mấy tác phẩm vừa kể trên, Hoàng lại Giang đã dự báo sự thoái hóa trầm trọng của 1 số đảng viên, cán bộ ở các cấp. ..
Mấy năm gần đây, Hoàng lại Giang bước sang một vùng mà trước đây chưa phải là đất dụng võ của anh; loại truyện danh nhân. Từ Phan thanh Giản , rồi Khuất Nguyên, Tô đông Pha, Lê văn Duyệt, Trương vĩnh Ký : 5 tập truyện của anh tiếp tục ra đời, trừ Khuất Nguyên và Tô đông Pha ( danh nhân Trung Quốc ) 3 cuốn Phan thanh Giản, Lê văn Duyệt và Trương vĩnh Ký đã gây nhiều dư luận khác nhau. Sau một số bài phê bình Phan thanh Giản của anh là một cuộc hội thảo được tổ chức ở t.p. HồChí Minh . Trong các bài phê bình trên báo, cũng như trong hội thảo, vấn đề được đặt ra là: nên đánh giá nhân vật này như thế nào:' công hay tội '? Dư luận chưa thật thống nhất, nói chung,người ta ủng hộ anh trong cách nhìn lại Phan Thanh Giản trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ. Với Lê Văn Duyệt, từ nấm mồ hoang đến Lăng Ông cũng vậy. Lê Văn Duyệt, đại công thần khai quốc thời Gia Long, vì sao , bị vua Minh Mạng sai quật mồ, đánh vào quan tài và dùng xích sắt - do bị kết tội 7 điêu đáng xử trảm và 2 điều đáng xử giảo, rồi sau đó, chính vua Minh Mạng lại cho tháo khoán - vì giấc mộng không đâu. Đến Trương Vĩnh Ký cũng vậy. Đây là một nhân vật gây ra nhiều điều suy nghĩ rất khác nhau trong các giới, nhất là trong giới trí thức : yêu nước hay không yêu nước?- làm việc với Pháp hồi đầu, khi Pháp thực dân xâm lược nước ta và đặt chân lên đất Nam kỳ hành trạng trong suốt những năm tháng ấy, còn có vấn đề gì khác không, nên coi việc đó như thế nào? Con người được coi là bác học của Việt nam và thế giới đầu thế kỷ XX nên được đánh giá thế nào cho phải đây? Mới rồi, cũng ở thành phố HồChí Minh đã cómột cuộc hội thảo về nhân vật này.
Ngòi bút Hoàng Lại Giang đã thọc vào những chuyện gai góc ấy.
Đọc lại truyện danh nhân của anh, trước hết phải thấy công phu sưu tầm, tra cứu, chắt lọc để dựng truyện của anh thật đáng nể. Con người nhỏ thó ấy đã lao động ngày đêm không mệt mỏi để cho có những đứa con tinh thần tầm cỡ chào đời . Nhưng, nếu như đọc, để biết chuyện là chưa đủ. Hoàng lại Giang muốn tìm được những người tri kỉ hiếu anh vì sao lại chọn nhân vật ấy?
Khuất Nguyên, quan đại phu nước Sở, tài cao chí lớn, vì sao phải mang nỗi buồn Ly Tao? Con người ấy suốt đời chỉ 1 niềm nghĩ đến nước, đến dân mà bị bọn quyền gian vu hãm, bị đầy đọa, quăng lên, quật xuống - rốt cuộc đã tìm đến một kết thúc bi thảm : nhảy xuống sông Mịch La tự trầm. Chỉ vì, không chịu khuấy bùn vẫy nước cho đục mà theo , không chịu húp men, uống bã mà say theo , bọn mặt người dạ thú trong cuộc đời ô trọc. Tô Đông Pha cũng vậy. Họ giống nhau về nhiều điểm, trong đó, có một điểm rất nổi bật về nhân cách của họ.
' Tô Đông Pha không vội vàng đánh giá Vương An Thạch với những biện pháp của ông Vương là đúng hay sai, nhưng việc Vương đặt ra một ' thị vấn' chuyên tìm các bài viết của người khác, để vạch lá tìm sậu, rồi truy chụp mà tống lao người ta, thì ông nhất quyết không theo ...'
Với 3 nhân vật người trong nước: Phan Thanh Giản, Lê Văn Duyệt, Trương Vĩnh Ký - Hoàng Lại Giang muốn đặt lại vấn đề.
Ở một nước như nước ta, của cải vật chất và tinh thần của cha ông xưa, trong đó có những tài nguyên trí tuệ vô giá, bị bọn xâm lược phương Bắc, rồi phương Tây cướp mang đi, lại bị các triều đại phong kiến trong nước khuynh loát nhau mà hủy hoại hết, rồi còn bị cái công tác lưu trữ yếu kém góp phần làm thất thoát , thì chưa thể hoàn toàn căn cứ vào những gì còn lại mà định giá.
Dường như Hoàng Lại Giang muốn cố gắng bổ khuyết vào chỗ thiếu sót đó. Một cách có ý thức. Hoàng Lại Giang đã cần cù, kiên nhẫn làm công việc của một chàng nhặt quặng trong thiên nhiên, không quản gì nắng hay bão giông. Vốn anh là người thường muốn tìm đến sự thật.
Tuy anh không còn trẻ, nhưng cũng chưa già lắm, nhất là trong tư duy sáng tạo, mong rằng chúng ta còn được đọc nhiều tác phẩm loại truyện danh nhân của anh.
Hãy tin rằng lịch sử là công bằng, rất công bằng. Sẽ có những vấn đề được nhìn lại dưới các góc cạnh mà lịch sử rồi đây sẽ cung cấp cho chúng ta: sự việc hay con người cũng thế. ./.
hoài việt
-----
* tựa bài trong sách : Người thường muốn tìm đến sự thật.
( Sđd . tr. 217 - 226 )
==============
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ