Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Gần tới 30/ 4/ 2020, MỜI BẠN TA ĐỌC CHƠI ... " Con Tàu Nhỏ Cuối Cùng Tời Thương Cảng " của nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên --- source tran-thien hiep gửi tới ...

MỜI BẠN TA ĐỌC CHƠI

Hộp thư đến
x

tran-thien hiep

11:56 (2 giờ trước)
tới BanhBSDuatDucHaiHoàikhanhKhoiKimLocLuânLưuMUSICNgôPhamPhamPHAMDUquangTanTantôiThieuThôngTienTrannguyet

Dear các bạn, 

Trong 15 năm về quê nhà sống nghỉ hưu, tôi thường tổ chức những buổi họp mặt anh em văn nghệ trước 75 còn sót lại như Thế Phong, Văn Quang, Tô Kiều Ngân, Nguyễn Thụy Long , Nguyễn Tôn 
Nhan, Trần Tuấn Kiệt, Nguyên Minh, Hoàng Vũ Đông Sơn, Bùi Bích Tâm... để chè chén và bù khú chuyện trước chuyện sau, chuyện xa chuyện gần, có khi nỗi hứng làm luôn show mini văn nghệ rất vui nhộn. Có mt buổi ngẫu hứng, các bạn yêu cầu tôi kể lại chuyên tôi lái tàu thoát khỏi Saigon ngay sau khi cánh cổng dinh Độc Lập bị xe tăng CS húc sập. Sau câu chuyện tôi có đọc bài thơ "Cõi Sầu Còn Đó" cho các bạn nghe. Hôm đó có nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên trước 75 dạy TH Phan Bội Châu, Phan Thiết, tỏ ra thích thú bài thơ và xin tôi copy để có dịp viết bài.
Thật bất ngờ thích thú, gần đây tôi nhận được bài "Con Tàu Nhỏ Cuối Cùng Rời Thương Cảng" của NPY gởi qua Mỹ cho tôi. Còn hơn tuần nữa lại đến 30 tháng 4, đánh dấu chúng ta đã 45 năm xa quê trong đau xót khôn nguôi. Tôi nghĩ chắc không có gì sai trái, nên copy gởi quí bạn đọc để nhớ lại chuỵện xưa tích cũ. 
Phó Đề Đốc Trần Văn Chơn cựu Tư Lệnh (đã qua đời tháng Tư 2019) cũ của tôi nhiều lần bảo tôi viết lại chuyện này để đăng trên tạp chí Lướt Sóng của Hải Quân, nhưng tôi không làm vì không muốn bị chỉ trích là tự khoe cái ta.
Nhưng nay có người bạn viết lại cho mình đọc, thấy cảm xúc nên chia sẽ trong vòng bạn bè thân thuộc.
tth*



NGUYEN PHU YEN

CON TÀU NHỎ CUỐI CÙNG
RỜI THƯƠNG CẢNG…


  • blank
    Xuống tàu vượt biển  -- ( ảnh minh họa )

              Trưa ngày 30-4-1975. Chiếc xe tăng với lá cờ xanh đỏ và ngôi sao vàng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập. Đó là tiếng gõ cửa của định mệnh, tiếng chuông báo tử cho số phận miền Nam. Giữa lúc mọi người chen nhau trên đại lộ Thống Nhất với ánh mắt ngơ ngác, hiếu kỳ thì cách đó không xa, trên bến Bạch Đằng, hàng ngàn con người đang hoảng loạn trong tuyệt vọng, dáo dác tìm nhau, gọi nhau í ới. Ngoài xa, trên dòng sông, những chiến hạm, những thương thuyền hôm nào tụ tập về đây, giờ đã rời xa tự lúc nào, để lại mặt sông buồn hiu hắt. Giữa đám đông thẫn thờ, mệt mỏi, sầu úa ấy bỗng xuất hiện một anh chàng áo lính tuổi trung niên để râu mép, điển trai vạch lối bước vội về hướng cầu Trình Minh Thế (Cầu Khánh Hội). Anh thấy một chiếc tàu nhỏ đang neo đậu bên bờ sông,dưới gầm cầu. Anh vội bước lần xuống tàu. Đó là chiếc tàu tuần duyên bị hư hỏng, đang nằm chơ vơ chờ ngày vào công xưởng sửa chữa, trên tàu chỉ có một ông thượng sĩ già cùng vài anh thủy thủ trẻ tuổi.
    - Có thuyền trưởng ở đây không?
    - Dạ thưa Comandant, thuyền trưởng bỏ đi đâu mấy ngày rồi không rõ.
    - Tàu chạy được không?
    - Tàu chỉ còn một máy, máy kia hỏng.
    - Trên tàu còn gì?
    - Chỉ còn một thùng dầu. Thức ăn không, nước uống không, la bàn không, máy truyền tin hết pin…
    - Được rồi, ta cứ đi.
    Anh chàng liều mạng ấy chính là nhà thơ - thiếu tá hải quân Trần Thiện Hiệp, người anh thúc bá của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Anh loay hoay cho nổ máy thật vụng về, vì tuy là lính hải quân nhưng bao nhiêu năm anh chỉ ở trên bờ lo nhiệm vụ tiếp vận! Mù tịt về chuyện lái tàu, nhưng một liều ba bảy cũng liều. Anh chàng cựu học sinh Phan Bội Châu, Phan Thiết ngổ ngáo đáo để ấy thời điểm năm 1957 từng đạp xe du lịch xuyên Việt từ Bến Hải đến Cà Mau. Lần này anh chỉ đi một mình vì vợ con đã ra phi trừơng theo gia đình bà chị trước đó, không biết đã lưu lạc tới đâu.
    Nghe tiếng máy tàu, cả đám người chuyển động, kêu réo vội vã chen nhau xuống tàu. Chẳng mấy chốc, hơn 200 con người gồm lính tráng, thanh niên, phụ nữ, trẻ con nằm ngồi la liệt, yên vị trên chiếc tàu nhỏ bé không biết sẽ đưa họ đến bến bờ nào. Người ta thoáng thấy trong đám người ấy có hai nhân vật quan trọng: trung tướng Trần Văn Trung và trung tướng Vĩnh Lộc, ca sĩ Minh Hiếu, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Cuối cùng vào lúc 11 giờ sáng ngày 30 tháng 4 con tàu quá tải nặng nề ấy cũng quay mũi hướng về phía biển, buồn bã rời bến sông Sài Gòn, băng vào sông Lòng Tảo rồi đi giữa xanh um tùm Rừng Sác, lặng lẽ giã từ phố phường thủ đô vàng son một thuở.
    Đó là chiếc tàu nhỏ cuối cùng trên sông Sài Gòn mang theo những người ra đi trong buồn tủi. Họ mong ước sẽ đến được bến bờ tự do trong may mắn. Nhưng cuộc đời có chiều lòng người không đây? Nhất là chuyến tàu này không được ai chuẩn bị hành trang cho cuộc hải hành dài ngày. Nó đang bơ vơ, lạc lõng giữa đại dương mênh mông khi ra tới hải phận quốc tế lúc hoàng hôn xuống dần. Rồi màn đêm phủ lên con tàu ì ạch, tội nghiệp. Vào lúc 3 giờ chiều có người báo cho thuyền trưởng - vị thiếu tá liều lĩnh - rằng có một số người đang họp nhau bàn bạc dưới hầm tàu. Anh ta vội vàng xách súng đi xuống để xem tình hình. Thì ra có mấy ông sĩ quan bộ binh và 2 vị Trung Tướng đang họp. Có người đề nghị xin phép 2 vị Trung Tướng lệnh cho tàu nên quay trở lại Sài Gòn, vì đây thật sự là cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm khi trên tàu không có thực phẩm, nước uống, không có la bàn định hướng, không có máy truyền tin liên lạc thì mọi người rồi sẽ chết đói thôi, chưa kể sóng gió bão bùng đánh chìm tàu dễ dàng. 
    Vị Thuyền Trưởng ra lệnh thu hết vũ khí có trên tàu, đem cất vào kho và yêu cầu mọi người tiếp tục hành trình. Tuy vậy tàu không biết còn đi đâu nữa vì không biết phương hướng. Tàu chết máy, dập dềnh trên sóng biển giữa đêm đen chỉ chờ đợi một phép mầu. Rồi từ xa xuất hiện một chiếc tàu buôn lớn với ánh đèn sáng choang. Mọi người mừng thầm. Chiếc tàu lớn mỗi lúc đến gần nhưng khi gặp tàu vượt biển lúc nhúc đầy người, họ ra dấu tay chỉ xuống biển rồi mọi ngọn đèn trên tàu lớn bỗng tắt ngấm. Thì ra đó là chiếc tàu buôn đã xuống hết hàng, họ không muốn giúp đỡ nên tắt đèn rồi lẳng lặng bỏ đi. Tuyệt vọng và thảm sầu.
    Có ai đó tìm được một hai pháo sáng lăn lóc ở một góc tàu. Thuyền trưởng huy động mọi người đóng góp pin vuông nghe radio nếu có, để cho máy truyền tin hoạt động. Cuối cùng máy truyền tin hoạt đông được, nhưng không ai biết tần số. Thuyền trưởng mày mò tìm kiếm, may mắn bắt được tần số của hạm đội Mỹ, họ cho biết sẽ đến ngay. 1 giời sau 2 tàu chiếm Mỹ đến, họ chỉ tay xuống biển nhiều lần ý bảo mình ở tại chỗ chờ đợi, họ sẽ liên lạc với Hạm Đội VN đến cứu. Trời đã gần sáng, trong lúc chờ đợi trong hy vọng, Thuyền Trường huy động thanh niên trai tráng tát bớt nước trong tàu. Mấy tiếng đồng hồ sau lúc mặt lên thì thấy từ xa thấp thoáng tháp cao của chiến hạm ló dạng. để tàu chiến xuất hiện biết con tàu nhỏ cần cứu ở điểm nào, Thiếu Tá thuyền trưởng cho tung pháo sáng để làm dấu hiệu cho biết vị trí. Bình minh đến trong niềm sung sướng vô biên. mất gần mấy  tiếng đồng hồ chiến hạm mới đến gần. Nỗi vui mừng tràn ngập. Chiến hạm cặp sát,thả than dây cho mọi người leo lên. Vi Thiếu Tá thuyền trưởng là người sau cùng, ông đứng thẳng chào quốc kỳ, kéo cờ xuống rồi mở lù cho nước vào  nhận chìm từ từ con tàu nhỏ rời Saigon 11 giờ sáng 30 thang 4 năm 1975 mang theo 224 con người đầy đau thương, hờn tủi.
    Vị thuyền trưởng cùng đám người vượt biển nhiều may mắn và hạnh phúc. Chuyến đi để lại một dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ lính này. Năm đầu tiên định cư ở Mỹ anh hồi tưởng kỷ niệm ấy trong một bài thơ thắm đẫm cảm xúc:

    CÕI SẦU CÒN ĐÓ 
    Con tàu nhỏ cuối cùng rời thương cảng
    Trưa ba mươi mưa bụi khóc Sài Gòn
    Đường ven sông cây lá bỗng héo hon
    Từng góc phố dâng cao triều uất hận.

    Chưa tử chiến phải đành cam bại trận
    Thẹn mấy mươi năm ân sủng quốc gia
    Mười lăm năm tay súng giữ quê nhà
    Trong cuộc chiến ba mươi năm chống cộng.

    Nhìn thủ đô đầu hàng như ảo mộng
    Mà đành cam đào ngũ bỏ quê hương
    Con tàu trôi trong tủi nhục đoạn trường
    Ta cúi mặt để tự mình khinh miệt.

    Sông Đồng Nai bỗng thành dòng vĩnh biệt
    Nước đỏ ngầu tựa máu vỡ buồng tim
    Chí làm trai nghe bão tố nhận chìm
    Ta bật khóc giữa ngày đầu quốc nạn.

    Trời Rừng Sác gợn mây buồn bảng lảng
    Như xẻ chia niềm đau xót người đi
    Đồn bên sông còn đó lá quốc kỳ
    Vọng gác vắng người trai hùng giữ nước.

    Kênh Lòng Tảo nước hai dòng xuôi ngược
    Lục bình trôi, nắng hiu hắt cuối trời
    Như phận người vô định hướng ra khơi
    Nghe cay đắng thấm dần trong xương tủy.

    *

    Mỗi tháng Tư ta hướng về cố lý
    Qua màn sương mờ mịt đất tạm dung
    Nỗi đớn đau vẫn thăm thẳm vô cùng
    Thân chiến mã đã mang thương tàn phế.

    Nhớ ngày nào vũ đình trường ngạo nghễ
    Cao tay thề vì Tổ quốc tận trung
    Dưới quân kỳ quyết chiến đấu đến cùng
    Đặt danh dự lên vai người lính chiến.

    Nay còn đây trong cõi sầu miên viễn
    Đếm lá rơi khi nắng úa thu tàn
    Đốt lửa hồng soi bóng lúc đông sang
    Và tự vấn nghìn câu không giải đáp.

    Trần Thiện Hiệp
    (trích trong tập thơ Cây Lá Phận Người)


                                                      ==============================

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ