cuộc phỏng vấn văn nghệ báo Bách Khoa: Hoàng Trọng Miên & Bùi Giáng -- nguồn: Bách Khoa số 122 ra ngày 1- 2- 1962
cuộc phỏng vấn văn nghệ báo 'Bách Khoa' :
Hoàng Trọng Miên + Bùi Giáng
Nguiễn Ngu Í
1. HOÀNG TRỌNG MIÊN
Hoàng Trọng Miên sinh năm 1918 tại Thừa Thiên ( Trung bộ). Viết báo ở Sài gòn từ năm 1935. Viết kịch, và làm kịch từ năm 1946. Đã xuất bản: Một giấc mơ ghê gớm (tiểu thuyết, Sài gòn, 1939) -- Trăng xanh huyền hoặc (tiểu thuyết, Hà nội, 1940) -- Người thơ (tiểu thuyết, Hà nội, 1940) -- Chiêu hồn ( phê bình' Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, Saigon, 1941)
-- Việt am văn học toàn thư (biên khảo, Sài gòn, 1959) . Sắp in: Tác giả và tác phẩm Đông tây cổ kim. Hiện làm giáo sư, trưởng ngành Thoại kịch trường Quốc gia Âm nhạc & Kịch nghệ; thuộc bộ Quốc gia Giáo dục.
Anh Ngu Í,
Tôi xin khỏi trả lời thẳng vào 3 câu hỏi của anh; vì lẽ ít thời giờ, mà nói cho đủ ý thì biết bao nhiêu trang giấy cho vừa. Tôi chỉ xin giới hạn trong vòng ít nhiều kinh nghiệm cá nhân về việc viết kịch. Tôi nhớ đến câu anh nói ý nghĩa đầy kinh nghiệm của một kịch tác giả phương tây: "Bắt đầu người ta làm thơ, viết văn, rồi sau cùng mới soạn kịch."
Sáng tác kịch đòi hỏi những kinh nghiệm sống, những chất liệu dồi dào về con người; những nhận định chân xác về tình trạng; và diễn tiến của đời sống xã hội, của thời đại. Tôi nghĩ rằng mỗi kịch bản là một bài toán về một tình trạng nhất định nào đó của con ngươi, một trạng thái nhân sinh dựng lên thành nột vấn đề tiêu biểu cần giải quyết.
Đề tài kịch bản rất giới hạn, cũng như phạm vi hoạt động của nhân vật sân khấu thu hẹp ở trong không gian sàn gỗ, trong
thời gian vài tiếng đồng hồ, với một phương tiện diễn đạt độc nhất: đối thoại.
Tôi vẫn có cảm tưởng viết kịch cũng như viết luật, không thề thiếu mà cũng không thể thừa; từ cảnh lớp đến nhân vật, sự vô, ta, lời nói; tất cả thành một toàn thể mật thiết và điều hào như những nhạc khí trong một bản đại hòa tấu, không một bộ phận nào là vô ích và phần nào cũng cần thiết, đóng góp cho sự diễn tiến chung.
Vượt quá phần kỹ thuật, kiến trúc vở kịch; người viết kịch hiện nay gặp phải khó khăn trong sự sáng tác. Thời đại chúng ta mang sẵn khá nhiều kịch tính, và có một số vấn đề mâu thuẫn, gay cấn, có thể khai thác thành kịch bản giá trị. Nhưng vì không có ban kịch trình diễn; nên ít ai viết sẵn, để gởi vào ngăn kéo. Hoàn cảnh thiếu thốn, lại không thuận tiện cho kịch tác gia sáng tác để đấy, trong khi còn phải
'lo sống'.
Hơn nữa, về mặt tinh thần; soạn giả lại ngấn ngại trong khi chọn lựa đề tài, sợ nội dung vấp váp những điều cấm kị. Ngoài ra, kinh nghiệm cho tôi thấy rằng trong khi sáng tác; kịch tác gia còn lo nghĩ cả đến việc thực hiện tác phẩm lên sân khấu, có đủ phương tiện cần thiết, và diễn viên vững vàng để làm sống kịch bản của mình không?
Một vở kịch viết ra, để mà diễn; còn xuất bản thành sách là phần phụ thuộc. Trong tình trạng phải lo toan nhiều việc như đã kể trên; tôi cho là kịch tác gia phải can đảm, bất chấp nhiều lắm, mới hoàn thành được kịch bản.
Qua khứ thoại kịch Việt nam chưa được nửa thế kỷ; tôi nghĩ rằng ngoài phần sáng tác, chúng ta cần phải phóng tác nhiều kịch phẩm tiêu biểu nước ngoài, để xây đắp sân khấu mới của mình. Vì thế mà tôi đã phóng tác một số kịch dài của Shakespeare, Molière, Sartre, Schiller, Goethe ...
Triển vọng của kịch bản sáng tác phần lớn do khả năng và hoạt động của sân khấu thoại kịch, do sự đòi hỏi, của khán giả thoại kịch. Trong hoàn cảnh sân khấu mới còn phôi thai, mối tương quan ấy lại càng mật thiết.
Có người nói rằng: " Nhìn vào sân khấu của một nước, có thể biết được trình độ văn hóa của dân tộc nước đó." Ở các nước văn minh, chính phủ luôn luôn có phận sự nâng đỡ; và trợ cấp hữu hiệu cho nền sân khấu quốc gia. Ví dụ như ở Pháp, sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng của kịch nghệ; cũng một phần lớn, nhờ ở sự quan tâm của giới lãnh đạo đã nhận thức được tầm quan trọng của sân khấu trong sự phát huy văn hóa.
Tôi cũng hi vọng nước mình đã từng có các thời kỳ sân khấu rực rỡ , như ở đời Trần, Nguyễn; có nhiều soạn giả; và kịch phẩm xuất sắc ngày nay vẫn còn có giá trị đối với [nền] kịch nghệ cổ điển -- một quốc gia thường vẫn tự cho là đã có mấy ngàn năm văn hiến, sớm vượt khỏi tình trạng chậm tiến; để xây dựng một nền kịch nghệ xứng đáng.
Có lẽ không riêng gì tôi; má chắc các bạn viết kịch, cũng đều mong mỏi ngày ấy để có 'đất dụng võ.'
HOÀNG TRỌNG MIÊN
2. BÙI GIÁNG
Bùi Giáng sinh năm 1926 ở Duy xuyên, tỉnh Quảng nam. (Trung bộ.) Dạy học, viết văn, làm thơ, soạn sách giáo khoa. Cộng tác với [các báo] Đời mới, Giáo du4c phổ thông, Bách khoa, Mai, Định hướng ...
Anh Ngu Í,
Xin gửi anh vài kinh nghiệm và ý nghĩ riêng: " Viết cũng như sống -- cần chút trật tự, điều hòa: ăn ít, ngủ nhiều. Đừng để những bực bội phá giấc ngủ. Thỉnh thoảng đi về Lục tỉnh..."(con đường từ Long xuyên xuống Châu đốc đẹp lạ lùng.)
Không hút thuốc lá nặng khói. Nên uống la-de [bia], uống vừa phải.
Tôi xin trở lại với giấc ngủ, vì xem đó là cái tốt nhất trong đời. Nếu có thể, nên ngủ thật sớm (lúc 7, 8 giờ tối)để có thể thức giấc lúc 4, 5 giờ sáng. ra đường đi dạo, lai rai vài tua, hít thở nhịp nhàng; rồi trở về ngồi viết, hoặc nằm viết.
Dừng nên ngủ chung giường với một người nào. Hơi thở của họ sẽ chi phối nhịp thở của ta .
BÙI GIÁNG
(báo Bách khoa số 122- tr. 96)
lời bàn:
Cuộc phỏng vấn 70/ 100 nhà văn thơ, soạn kịch ... miền Nam [VNCH] lần 2 của Nguiễn Ngu Í đăng trên tạp chí Bách khoa; một tư liệu văn học rất giá trị, có 1 không 2. Bởi nó ghi lại được những ý nghĩ thầm kín nhất của mỗi người; kể cả tiểu sử tự viết lấy, nó giúp cho thế hệ sau biết được hoàn cảnh tác giả, tình trạng viết lách, ý tưởng nung nấu trong đầu, cũng như bối cảnh xã hội thời ấy.
Tỉ dụ, như văn sĩ, kịch tác gia, nhà báo Hoàng Trọng Miên; trong đầu chàng ta khi ấy, nhắm vào mục đích: ' chính phủ phải nâng đỡ, trợ cấp cho nền kịch nghệ miền Nam yếu kém để vươn lên như nước Pháp tân tiến, văn minh' -- mà chàng là trưởng bộ môn thoại kịch của trường Quốc gia âm nhạc & Sân khấu miền Nam.
Như phần tiểu sử, chàng giấu biệt thời gian hoạt động văn nghệ ở Khu 4. (1945) -- chủ bút báo Đời mới(1950) ( Trần văn Ân, chủ nhiệm), vì Trần văn Ân khi ấy bị chính phủ Diệm cầm tù, đã đứng trong phe Bình xuyên- Bảy Viễn làm phản loạn -- không có lợi cho chàng ta) -- và H.T.M không có sự chân thành tối thiểu -- như văn sĩ, nhà báo chính trị viết theo nhu cầu Nguyễn mạnh Côn -- đã khai tuốt, từng là sĩ quan trong thời Nhật chiếm Đông Dương, là đại diện Việt nam quốc dân đảng trong vai đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên VNDCCH chẳng hạn ; cũng không giấu sự nghiện hút ( gián tiếp) v.v ... Trở lại Hoàng Trọng Miên vào năm 1957, "chàng ta" có cơ hội bắt tay với Nguyễn duy Miễn ( đàn em thân tín của Ngô đình Cẩn, lãnh chúa miền Trung) làm giám đốc Nha văn hóa vụ/ bộ Thông tin tuyên truyền, chủ nhiệm tạp chí Văn hữu , có thế lực, quỹ đen kếch sù -- HTMiên được tài trợ in bộ sách Việt nam văn học toàn thư -- nhưng tác phẩm này bị lên án là đạo văn *, chép toàn bộ Lược khảo về thần thoại Việt nam của tác giả Nguyễn đổng Chi. (Hà nội, 1956.)
---
* các báo: nguyệt san Văn hóa Á châu, Sinh Lực, kể cả vị nguyên chủ bút tạp chí Văn hữu. (Nguyễn mạnh Côn ," cuốn sách [Văn học toàn thư] của Hoàng Trọng Miên quả có giống cuốn sách [Lược khảo về thần thoại] của Nguyễn đổng Chi; đủ giống để được gọi là đạo văn..."
(Bách khoa số 122.ngày 1-2-1962.)
tác giả Lược khảo về thần thoại Việt nam
(ảnh: internet)
Tuy bị vạch mặt chỉ tên đạo văn, nhưng tác phẩm vẫn được Giải văn chương toàn quốc (1957) của chính phủ Ngô đình Diệm. ( phần lớn là áp lực chính trị, từ lãnh chúa miền Trung Ngô đình Cẩn.)
Hoặc, Bùi Giáng, kể cả tiểu sử tự bạch, lời lẽ trả lời phỏng vấn -- tôi thấy thi sĩ Bùi Giáng bình hường hơn cả người bình
thường , không'điên tí nào' -- tự khuyên mình và người đọc
' ăn ít ngủ nhiều, ngủ sớm, dậy sớm, không ngủ chung bất cứ ai, đi bộ thở hít không khí trong sách sớm mai-- rồi trở về ngồi, haặc nằm viết.' (bởi Bùi Giáng có thói quen 'nằm để viết'. )
Một điểm rất được nữa của Nguiễn Ngu Í -- theo tôi-- anh có tư thế độc lập riêng , không bị áp lực cơm áo -- dạy học tư kiếm sống -- viết lách chỉ để giải thoát tinh thần. Anh phỏng vấn nhà văn, nhà thơ nào đó -- mà chính phủ Diệm thời ấy không ưa, báo chí nhà nước không muốn nêu phương danh -- thì Nguiễn Ngu I vẫn cứ đề cập, khi có cơ hội.
Tôi in kèm đây một số chân dung ảnh , có thể gọi là quý hiếm- như chân dung ảnh Phạm văn Hạnh (Thé Húc) (trong nhóm Xuân thu nhã tập thời tiền chiến - Thê Húc (Phạm văn Hạnh) trong nhóm Chân trời mới / Tam Ích/ Thiên Giang- Thê Húc. Thời VNCH , Phạm văn Hạnh, công chức của Việt nam thông tấn xã, phụ trách dịch phần Pháp ngữ -- vợ là một cô gái Ấn độ -- và , biến cố 30-4-1975 -- Phạm văn Hạnh theo chân vợ về Ấn độ (?) v.v... .
Tóm lại, chân dung ảnh quý hiếm ấy ở đây -- ấy là công lao của nhà báo tự do Nguiễn Ngu Í, đã phổ biến trên báo chương miền Nam, từ
thập niên 60. ./.
THẾ PHONG
THẾ PHONG
12 MAY, 2015
Thế Phong vu par Phan Diên
Lê Văn Trương
Trọng Lang (i.e. Trần Tán Cửu)
Đông Hồ [i.e. lâm tấn phác ]
TCHYA [i.e. Đái đức Tuấn]
Toan Ánh [i.e. nguyễn văn toán] + Bùi Khánh Đản
Dzoãn Dân (phải)
Thiên Giang (nhóm Chân trời mới.)
Bà Tùng Long (giữa)
Sao Trên Rừng
[i.e. Nguyễn đức Sơn 1937- ]
Nguyễn thị Vinh
chủ nhiệm tuần bao Văn đàn
chủ trương nhóm Tinh việt văn đoàn thành lập ở Hanoi 1950
trong đó có y sĩ đại úy Trần kim Tuyến là thành viên
( sau là trùm mật vụ thời Ngô đình Diệm)
Thê Húc [i.e. Phạm văn Hạnh.]
(tất cả ảnh được chụp lại từ tạp chí Bách khoa --số 122.)
NGUIỄN NGU Í
[i.e. Nguyễn hữu Ngư 1921- 1979 saigon.]
--------------------------------------------------------------
bài liên quan tới ThếPhong ...
==================================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ