hôm nay 29/ 4/ 2020 :'" đọc lại " vậy đã 43 năm Nguyễn Đức Quỳnh rời cõi hồng trần ..." -- nhớ lại ' những vết chém sâu trong da thịt nhà văn chuyên nghiệp đến vậy !!!" / Thế Phong -- source Blog TP
Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017
' vậy là đã 43 năm, nguyễn đức quỳnh
rời cõi hồng trần ...'thế phong
Nguyễn đức Quỳnh [1909 Hưng Yên -- 06/06/1974 Saigon]
-(ảnh:[Trần] Cao Lĩnh]
nguyễn đức quỳnh
(ảnh chụp năm 1945/ tư liệu ảnh: TP)
bộ trưởng bộ Công dân vụ [VNCH] Ngô Trọng Hiếu (bên phải )
(courtesy ManhHaiBlog)
"... Sau khi trao đổi mấy câu, Trần văn Ân mời nhà văn Nguyễn đức Quỳnh làm chủ bút báo 'Đời Mới';
Nguyễn Đức Quỳnh nói,' ông sẵn sàng phụ trách tòa so ạn 'Đời Mới', nhưng miễn đưa tên ông trên báo,
với chức danh chủ bút ..."
( Hồ Nam- Vương Tân)
The Tan Sa Chau Catholic Church to day
(photo: internet)
" ... khi viết sách [Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh]
tôi ở xóm đạo Tân Sa Châu; linh mục cha xứ là ông Mai Ngọc Khuê ..."
(TP)
cao mỵ nhân [ 25/03/ 1930 sapa - ] -- ( phan diên vẽ)
chụp chung với nhà văn Hà Thúc Sinh + 'họa sĩ 'tài tử' Phan Diên. (hiện sống ở Mỹ).
"... tính từ ngày trung úy thi sĩ Hoàng ngọc Liên
rủ tôi cùng đến Cư xá Hàng Không Dân sự ở Tân Sơn Nhất để thăm nàng ... [Cao Mỵ Nhân]. "
(TP)
Văn sĩ tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh, với tôi vừa là thầy vừa là bạn, vừa là kẻ chống nghịch ông; đã từng viết một cuốn sách nhỏ về ông; giữa lúc ông là cố vấn chính trị của bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu -- một bộ trưởng đầy quyền lực chế độ Ngô Đình Diệm. Có lẽ khi ấy, ông ta chỉ đứng sau cố vấn Ngô đình Nhu,là bào đệ tổng thống NgôFĐình Diệm mà thôi.
Khi viết sách, tôi ở xóm đạo Tân sa châu, linh mục cha xứ là ông Mai Ngọc Khuê; ấy là lúc tôi in tập thơ Những bài tình đầu/ Sao Trên Rừng [i.e. Nguyễn Đức Sơn 1937- ] -- lại còn cho cậu ta ở nhờ nhà, cậu lo việc cơm nước+ chạy việc tôi cậy nhờ. Sau đó, cậu ta nhân danh tôi; đi vay tiền nhiều người tôi quen biết; vỡ lở, tôi 'bợp tai' cậu một cái, đuổi ra khỏi nhà.
Và cũng là năm "người tình 'thủy tinh' của tôi, tác giả Thơ Mỵ/ Cao Mỵ Nhân sắp ra Trường Cán Sự Xã hội Caritas, mang lon chuẩn hay thiếu úy gì đó. Một ngày chủ nhật, cô nàng tới thăm tôi trọn ngày, cùng tôi nấu cơm ăn trưa; tâm sự với nhau, đến chiều tối nàng mới về nhà nàng.
Biết là không thể lập gia đình với cô nàng, sau 6 năm quen; tính từ ngày trung úy thi sĩ Hoàng ngọc Liên rủ tôi cùng đến Cư xá Hàng không Dân sự ở Tân sơn nhất thăm nàng; đêm ấy chính là lần đầu tiên tổng thống Diệm nhận lời mời của thủ tướng Nehru sang thăm Ấn độ, vào năm 1956.
Đường vào sân bay, an ninh vây kín; bị tra xét giấy tờ vài trạm; may là trung úy Liên thuộc Binh chủng Nhảy dù, có thẻ nhà báo của Nha Tác động tinh thần cấp; chúng tôi mới vào Khu Dân sự Hàng Không chót lọt.
Tôi đành 'phịa' chuyện là sắp phải đi xa, chúng mình đành phải giã biệt nhau thôi. Tình yêu có đẹp mấy đi nữa cũng không thể không có cơm gạo; bạc tiền -- tôi thì vừa bị 'bộ Công dân Vụ cho thôi việc; một phần vì không tuân lời bộ trưởng căn dặn, "anh có sách đưa tôi in tại nhà in Quốc gia, không thể in rô-nê-ô nữa". (lời ông bộ trưởng tuyên bố trước 400 văn nhân nghệ sĩ, nhà báo, tại cuộc họp báo chính thức tại Chợ Lớn).
Tôi vẫn cứ cho in rô-nê-ô tác phẩm của tôi, của bè bạn: Thơ Mỵ/ Cao Mỵ Nhân; Những bài tình đầu/ Sao trên Rừng . (không xin phép Sở Kiểm duyệt của bộ Thông Tin, do em vợ bộ trưởng Hiếu, ông Nguyễn Văn Thọ là tổng gíám đốc).
Tôi rủ nàng đi ăn tối bữa cuối cùng tại một tiệm ăn trên đường Phan thanh Giản (gần cầu Phan thanh Giản/ Xa lộ Saigon) do vợ nhà văn Hoàng Đạo làm chủ . Khi chúng tôi đến, nàng của tôi gặp cô bạn học cùng trường nữ Trưng Vương (con gái bà chủ nhà hàng) buộc nàng phải giới thiệu 'tôi là ai'? Cao Mỵ Nhân nói với cô bạn, " ... tao lập gia đình sẽ không mời mày tham dự đâu; người 'tương lai' của tao hiện vẫn là nhà văn 'nghèo".
Giữa lúc ấy; bà chủ nhà hàng ngồi ở quầy thu tiền đang nói chuyện khá thân mật với một người nam ít tuổi (tựa hồ là vai em-- và, tôi được Cao Mỵ Nhân cho biết là nhà báo rất nổi tiếng bây giờ, rất nhiều quyền lực; tác giả truyện feuilleton 'Khói sóng đăng trên nhật báo Tự Do, ký Lý Thắng. Tôi trả lời, "vậy sao, đây lần đầu tiên nghe tên+ biết mặt ông ta".
Ăn uống xong; tôi nói với Mỵ: "gọi tắc xi đưa em về nhé, lúc đi tới đây; chúng ta đi bộ gần 1 tiếng đồng hồ đấy; đi bộ vừa khỏe cẳng, vừa đỡ tốn được món tiền xa xỉ. ".
Ngẫm nghĩ câu trả lời của Mỵ, "người tương lai của tao hiện vẫn là nhà văn nghèo"-- nghe thật thấm thía.
Khoảng 3 tháng nay, tôi chưa trả tiền nhà cho chị chủ sòng phẳng; chị chủ bàn với tôi có đôi vợ chồng trẻ thấy căn nhà tôi thuê quá rộng; liệu tôi có đồng ý cho họ ở cùng không? nếu được vậy; 'tiền thuê nhà cậu thư thả trả sau cũng được' -- lời chị chủ nhà.
Không có việc làm vững chắc, ông thân sinh của Mỵ bảo con gái: "chẳng lẽ tao đồng ý mời thêm cho một thằng rể thất nghiệp vào nhà này để ăn bám sao. Nó chẳng biết thân phận, lại ngông nghênh là ta đây nhà văn, nhà báo; giả dụ thôi nhé, 'chúng mày có con; thì mài cục gạch ra để nuôi cháu ngoại tao được, sao?".
Từ sau ngày đó; tôi không gặp 'người tình thủy tinh' của tôi nữa. Đấy là lời tôi viết trong một lá thư bảo đảm phát nhanh gửi cho ông Cao văn Phương, thân phụ của Mỵ, " ... thưa với ông 'bố vợ hụt' ; tôi xin trả lại con gái cho ông,' đó là 'người tình thủy tinh của tôi' còn nguyên si trong trắng; kể cả một nụ hôn cũng chưa bao giờ có".
cho tới một buổi tối, Thế Nguyên đến rủ tôi đi xem xi nê, phim Việt Nam coi được lắm tại rạp Văn Hoa bên Dakao; anh cho biết: "Cô Mỵ lấy chồng rồi; một tên trung sĩ thông dịch tiếng Anh cho quân đội Mỹ."
Tôi gật đầu, câm nín, lặng điếng; trên đường về xóm đạo Tân sa châu, lòng buồn rượi 'làm sao ông bố cô ta có thể gả con gái cho một tên nhà văn, nhà báo thất nghiệp, lại ngông nghênh' ra điều ta đầy'; chẳng may chúng nó có con; thì thằng ấy lấy tiền đâu mua sữa cho cháu ngoại ta nhỉ?" .
Ít lâu sau; tôi nói với vợ chồng người thuê nhà chung với tôi; đại ý là tôi sẽ 'phải đi lính thôi; trốn quân dịch từ năm 1956 rồi' -- cô chú nói với chủ nhà giùm tôi, 'mấy tháng tiền nhà tôi sẽ trả sau; thôi thì bà ấy cứ sử dụng cái tủ gõ của tôi đi; mà cái tủ ấy bà chủ nhà cũng rất thích có nó đấy. "
Và, tôi đi theo sau thi sĩ Cao Đan Hồ, tác giả thi tập Khúc ca nhược tiểu, vừa in rô- nê-ô mới ra 'lò' trong Tủ sách Đại Nam Văn Hiến; để 'trốn nhà trọ', đi sang xứ đạo Tân Chí Linh -- nơi này ông Chánh Huyến góa vợ có 2 trai+ 1 gái, thỏa thuận nuôi thêm 'một nhà báo trốn lính, là tôi đây'.
Câu đầu tiên, ông Chánh Huyến [ Phạm Quang Huyến] nói với tôi, "Các ông cứ yên tâm ở đây, có rau ăn rau, cháo cơm cùng nhau ăn; bố thằng cảnh sát, quân cảnh dám động tới lông chân các ông; khi các ông ở với tôi tại xứ đạo Tân Chí Linh này."
(TP)
Văn sĩ tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh, với tôi vừa là thầy vừa là bạn, vừa là kẻ chống nghịch ông; đã từng viết một cuốn sách nhỏ về ông; giữa lúc ông là cố vấn chính trị của bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu -- một bộ trưởng đầy quyền lực chế độ Ngô Đình Diệm. Có lẽ khi ấy, ông ta chỉ đứng sau cố vấn Ngô đình Nhu,là bào đệ tổng thống NgôFĐình Diệm mà thôi.
Khi viết sách, tôi ở xóm đạo Tân sa châu, linh mục cha xứ là ông Mai Ngọc Khuê; ấy là lúc tôi in tập thơ Những bài tình đầu/ Sao Trên Rừng [i.e. Nguyễn Đức Sơn 1937- ] -- lại còn cho cậu ta ở nhờ nhà, cậu lo việc cơm nước+ chạy việc tôi cậy nhờ. Sau đó, cậu ta nhân danh tôi; đi vay tiền nhiều người tôi quen biết; vỡ lở, tôi 'bợp tai' cậu một cái, đuổi ra khỏi nhà.
Và cũng là năm "người tình 'thủy tinh' của tôi, tác giả Thơ Mỵ/ Cao Mỵ Nhân sắp ra Trường Cán Sự Xã hội Caritas, mang lon chuẩn hay thiếu úy gì đó. Một ngày chủ nhật, cô nàng tới thăm tôi trọn ngày, cùng tôi nấu cơm ăn trưa; tâm sự với nhau, đến chiều tối nàng mới về nhà nàng.
Biết là không thể lập gia đình với cô nàng, sau 6 năm quen; tính từ ngày trung úy thi sĩ Hoàng ngọc Liên rủ tôi cùng đến Cư xá Hàng không Dân sự ở Tân sơn nhất thăm nàng; đêm ấy chính là lần đầu tiên tổng thống Diệm nhận lời mời của thủ tướng Nehru sang thăm Ấn độ, vào năm 1956.
Đường vào sân bay, an ninh vây kín; bị tra xét giấy tờ vài trạm; may là trung úy Liên thuộc Binh chủng Nhảy dù, có thẻ nhà báo của Nha Tác động tinh thần cấp; chúng tôi mới vào Khu Dân sự Hàng Không chót lọt.
Tôi đành 'phịa' chuyện là sắp phải đi xa, chúng mình đành phải giã biệt nhau thôi. Tình yêu có đẹp mấy đi nữa cũng không thể không có cơm gạo; bạc tiền -- tôi thì vừa bị 'bộ Công dân Vụ cho thôi việc; một phần vì không tuân lời bộ trưởng căn dặn, "anh có sách đưa tôi in tại nhà in Quốc gia, không thể in rô-nê-ô nữa". (lời ông bộ trưởng tuyên bố trước 400 văn nhân nghệ sĩ, nhà báo, tại cuộc họp báo chính thức tại Chợ Lớn).
Tôi vẫn cứ cho in rô-nê-ô tác phẩm của tôi, của bè bạn: Thơ Mỵ/ Cao Mỵ Nhân; Những bài tình đầu/ Sao trên Rừng . (không xin phép Sở Kiểm duyệt của bộ Thông Tin, do em vợ bộ trưởng Hiếu, ông Nguyễn Văn Thọ là tổng gíám đốc).
Tôi rủ nàng đi ăn tối bữa cuối cùng tại một tiệm ăn trên đường Phan thanh Giản (gần cầu Phan thanh Giản/ Xa lộ Saigon) do vợ nhà văn Hoàng Đạo làm chủ . Khi chúng tôi đến, nàng của tôi gặp cô bạn học cùng trường nữ Trưng Vương (con gái bà chủ nhà hàng) buộc nàng phải giới thiệu 'tôi là ai'? Cao Mỵ Nhân nói với cô bạn, " ... tao lập gia đình sẽ không mời mày tham dự đâu; người 'tương lai' của tao hiện vẫn là nhà văn 'nghèo".
Giữa lúc ấy; bà chủ nhà hàng ngồi ở quầy thu tiền đang nói chuyện khá thân mật với một người nam ít tuổi (tựa hồ là vai em-- và, tôi được Cao Mỵ Nhân cho biết là nhà báo rất nổi tiếng bây giờ, rất nhiều quyền lực; tác giả truyện feuilleton 'Khói sóng đăng trên nhật báo Tự Do, ký Lý Thắng. Tôi trả lời, "vậy sao, đây lần đầu tiên nghe tên+ biết mặt ông ta".
Ăn uống xong; tôi nói với Mỵ: "gọi tắc xi đưa em về nhé, lúc đi tới đây; chúng ta đi bộ gần 1 tiếng đồng hồ đấy; đi bộ vừa khỏe cẳng, vừa đỡ tốn được món tiền xa xỉ. ".
Ngẫm nghĩ câu trả lời của Mỵ, "người tương lai của tao hiện vẫn là nhà văn nghèo"-- nghe thật thấm thía.
Khoảng 3 tháng nay, tôi chưa trả tiền nhà cho chị chủ sòng phẳng; chị chủ bàn với tôi có đôi vợ chồng trẻ thấy căn nhà tôi thuê quá rộng; liệu tôi có đồng ý cho họ ở cùng không? nếu được vậy; 'tiền thuê nhà cậu thư thả trả sau cũng được' -- lời chị chủ nhà.
Không có việc làm vững chắc, ông thân sinh của Mỵ bảo con gái: "chẳng lẽ tao đồng ý mời thêm cho một thằng rể thất nghiệp vào nhà này để ăn bám sao. Nó chẳng biết thân phận, lại ngông nghênh là ta đây nhà văn, nhà báo; giả dụ thôi nhé, 'chúng mày có con; thì mài cục gạch ra để nuôi cháu ngoại tao được, sao?".
Từ sau ngày đó; tôi không gặp 'người tình thủy tinh' của tôi nữa. Đấy là lời tôi viết trong một lá thư bảo đảm phát nhanh gửi cho ông Cao văn Phương, thân phụ của Mỵ, " ... thưa với ông 'bố vợ hụt' ; tôi xin trả lại con gái cho ông,' đó là 'người tình thủy tinh của tôi' còn nguyên si trong trắng; kể cả một nụ hôn cũng chưa bao giờ có".
cho tới một buổi tối, Thế Nguyên đến rủ tôi đi xem xi nê, phim Việt Nam coi được lắm tại rạp Văn Hoa bên Dakao; anh cho biết: "Cô Mỵ lấy chồng rồi; một tên trung sĩ thông dịch tiếng Anh cho quân đội Mỹ."
Tôi gật đầu, câm nín, lặng điếng; trên đường về xóm đạo Tân sa châu, lòng buồn rượi 'làm sao ông bố cô ta có thể gả con gái cho một tên nhà văn, nhà báo thất nghiệp, lại ngông nghênh' ra điều ta đầy'; chẳng may chúng nó có con; thì thằng ấy lấy tiền đâu mua sữa cho cháu ngoại ta nhỉ?" .
Ít lâu sau; tôi nói với vợ chồng người thuê nhà chung với tôi; đại ý là tôi sẽ 'phải đi lính thôi; trốn quân dịch từ năm 1956 rồi' -- cô chú nói với chủ nhà giùm tôi, 'mấy tháng tiền nhà tôi sẽ trả sau; thôi thì bà ấy cứ sử dụng cái tủ gõ của tôi đi; mà cái tủ ấy bà chủ nhà cũng rất thích có nó đấy. "
Và, tôi đi theo sau thi sĩ Cao Đan Hồ, tác giả thi tập Khúc ca nhược tiểu, vừa in rô- nê-ô mới ra 'lò' trong Tủ sách Đại Nam Văn Hiến; để 'trốn nhà trọ', đi sang xứ đạo Tân Chí Linh -- nơi này ông Chánh Huyến góa vợ có 2 trai+ 1 gái, thỏa thuận nuôi thêm 'một nhà báo trốn lính, là tôi đây'.
Câu đầu tiên, ông Chánh Huyến [ Phạm Quang Huyến] nói với tôi, "Các ông cứ yên tâm ở đây, có rau ăn rau, cháo cơm cùng nhau ăn; bố thằng cảnh sát, quân cảnh dám động tới lông chân các ông; khi các ông ở với tôi tại xứ đạo Tân Chí Linh này."
***
Bản thảo 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh' đã viết xong-- tôi nghĩ trong đầu; 'thì cứ thử đưa cho tay kiểm duyệt viên lão luyện trong nghề, cựu nhà báo Nguyễn đăng Minh đọc; xem sao. Sẽ nói với ông ta, 'anh đọc kỹ nhé, nếu có thể xuất bản được thì cho tôi biết; trước khi lập tờ trình đưa lên cấp trên'.
Anh Minh là nhà báo thời tiền chiến cùng thời với nhà báo đồng nghiệp Trọng Lang- Trần tán Cửu; cũng là đồng nghiệp trong Sở Kiểm duyệt.
Một tuần sau; tôi ghé nhà anh Nguyễn Đăng Minh ở chợ Ông Tạ; anh hút 'á phiện' xong ra tiếp tôi, "được đấy, tuy nhiên có vài chỗ phải duyệt lại. Cái tay chủ soái nhóm Hàn Thuyên 'đệ tứ quốc tế' này là em ruột tay cộng sản gộc 'phe đệ tam' là Nguyễn đức Cảnh; tôi có biết. Mà nay 'sừ Quỳnh' này đang là cố vấn bộ trưởng Hiếu; thì 'gay' đấy; dầu em vợ ngài bộ trưởng hiện đương kim nắm quyền tổng gíám đốc bộ Thông tin ; không hiểu có được cấp phép chót lọt, không đây? ".
Tôi nói với anh Minh: "để anh đọc cho biết thôi; chứ xin phép với tắc gì cho rối chuyện ra; để tôi in rô-nê-ô vậy."
Còn nhớ rõ, ngày phát hành sách là ngày 19 tháng 5 năm 1962 --cảnh sát mật, an ninh chìm, quân cảnh gác đầy đường; cách nào có thể lấy 100 cuốn sách in rô-nê- ô từ nhà in ra đấy; chắc chắn 99% bị tịch thu; có lẽ phải nhờ thẩm phán Đào minh Lượng chở trên xe hơi; thì may ra chót lọt.
Ở La Pagode về, anh Lượng hỏi tôi in ở đâu; anh nhận chở giùm đưa đi phát hành, "bố thằng cảnh
sát nào dám hỏi giấy tôi, anh yên tâm đi".
Từ nhà in trên đường Testard nối dài; anh Lượng chở tôi + 100 cuốn sách in rô nê ô để ở băng ghế sau; đến cổng xe lửa trên đường Võ Tánh; thì bị 'ách' lại. Một cảnh sát viên giơ tay chào, hỏi giấy, nhìn thẻ thẩm phán trình; tay cảnh sát chụm chân chào, trả lại thẻ, ra hiệu cho xe đi. "Hú vía" , tôi nói với anh Lượng vậy.
Sách phát hành được ít bữa, Hà Nội có bài đọc trên đài phát thanh;rồi ở saigon là nhật báo MỚi, tay nhà báo Phan Nghị phê: 'sách in rô-nê-ô 100 bản thôi, ai ai đều đòi mượn loạn cả lên; để đọc về tay phù thủy Nguyễn đức Quỳnh+ trùm mật thám thời tây Cousseau v.v. .." -- anh Nguyễn đăng Minh cầm tờ báo đọc, hổn hển ra lời : "... cũng may mà anh chỉ cho tôi đọc thôi; chứ mà cấp phép thì không những anh đi tù; còn tôi cũng bị' mất nồi cơm' . Cảm ơn anh TP thật nhiều, người bạn trẻ có lòng từ tâm..."
(Đại Nam Văn Hiến , Saigon 1964 -- Đường Sáng tổng phát hành)
nguyễn đức quỳnh [1909- 06/06/ 1974 saigon]
(ảnh: nguyễn mạnh đan)
'thẩm phán Đào minh Lượng (bên phải)
chụp chung với nhà báo Nguyễn Mạnh Cường'
(ảnh: N.M.Cường ở Calif. cung cấp)
(đại nam văn hiến xuất bản, saigon 1962)
sao trên rừng
[ i.e. nguyễn đức sơn 1937 - ]
***
Cuối năm 1963, chế độ Ngô đình Diệm cáo chung; năm 1964, tôi được cấp phép xuất bản in ty-pô 2000 cuốn, nhà xuất bản Đường Sáng/ Nguyễn trọng Nho (*) tổng phát hành). Có một đoạn ở bài vào đề cho ấn bản thứ 2, như sau:
------------
* ông Nguyễn Trọng Nho, giám đốc nhà sách Đường Sáng ( đường Phát Diệm, Saigon 1 ) là em ruột giáo sư hiệu trưởng trường Trung học Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Văn Phú . ( ông Nho đã qua đời ở Saigon sau 1975). (TP).
" Cuốn truyện ký này ra mắt vào ngày 19 tháng 5 năm 1962 ( in rô-nê-ô, gồm 100 bản, Loại sách bản thảo Đại Nam Văn Hiến). Trước đó hơn một tháng nằm dưới tay kiểm duyệt viên của bộ Thông tin. Bị cấm lưu hành. Hồi ấy, Nguyễn đức Quỳnh làm cố vấn cho một bộ trưởng. [ông Ngô trọng Hiếu, bô trưởng bộ Công dân vụ]. Tôi vẫn cho lưu hành trong anh em văn giới; bằng cách phổ biến hẹp, truyền tay; rất nhiều dư luận trong giới văn nghệ sĩ, trí thức, chính trị gia phản ứng, sau khi cuốn sách đến tay họ.
Dư luận thứ nhất, từ đại úy Nguyễn duy Nhâm (nhà văn Nguyễn Ái Lữ) cho biết đại úy Nguyễn xuân Viên (tức ký giả Bùi Đình), nhân viên đắc lực [của] đài Phát thanh Saigon, đi xe díp loan tin khắp nơi. rằng: 'tác giả viết cuốn truyện ký kia, đã nhận lệnh thượng cấp của y [để] làm việc này'.
Thứ hai; được tung ra từ phát ngôn viên [của] ông Nguyễn đức Quỳnh, lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên tiền chiến (xin đừng nhầm với ca sĩ Đức Quỳnh mở phòng trà ở đường Cao Thắng[ Saigon 3 ) cho tôi làm tay sai; nhận tài liệu, bạc tiền [của] đế quốc.
Hai dư luận điển hình nhất được biết trên đây; tôi bèn trả lời, đại để: 'công dân Việt Nam tất nhiên phải tuân hành luật pháp; và, trên đầu tôi, thì chẳng có ai là thượng cấp. Nếu vu khống tôi nhận tài liệu, bạc tiền đế quốc; cũng cần phải nói cho rõ là đế quốc nào. Nếu thật vậy; tôi sẽ công khai số tiền nhận; và, dành một số tiền, [để] mời giới nhà văn, nhà báo ăn uống thỏa thuê; con nữa, sẽ cấp một số tiền cho văn nghệ sĩ nào nghèo có tài, không có tiền in tác phẩm hay.
Thời kỳ này, tôi bị nhiều mũi dùi dư luận; nhất là [bọn] văn công viết thuê, đánh mướn, bộ hạ của cơ quan văn hóa nào đó.
Chẳng hạn chuyện Hoàng trọng Miên, chàng văn sĩ viết báo có nhiều tài vặt [của] báo 'Văn Hữu'
(cơ quan ngôn luận của Nha Văn hóa vụ/ bộ Thông tin); với nhiều bài báo tranh luận trên báo, đầy móc câu rách thịt; [như hắn ta' kêu gọi đưa tác giả [là tôi] vào Trại Tế Bần giáo huấn; chẳng hạn vậy.
Chưa hết, mật vụ theo dõi; như tin từ báo'Trung lập' (Phnom Penh) do Phan Lạc Tuyên viết bài lên án chế độ Ngô đình Diệm [Phan Lạc Tuyên là] đại úy-thi sĩ tham gia đảo chính thất bại, vượt biên giới, đầu quân cho Hà Nội. Bài báo điểm tình hình văn nghệ miền Nam; loan tin tôi bị công an theo dõi, in tác phẩm rô-nê-ô không xin cấp phép. [Kể] cả đài Phát thanh Saigon, Việt Nam Thông Tấn Xã cải chính'tin tôi bị nhà cầm quyền Saigon bỏ tù' (theo bản tham luận của Trưởng đoàn Trần hữu Trang nhóm [tại] Hội nghị Các nhà văn Á- Phi, từ 10- 17/2/1962 tại thủ đô Le Caire (Ai Cập), hiện nhà văn Thế Phong bị đưa đi Trung tâm Nhân vị Vĩnh Long tẩy não'. (Đài Phát Thanh Saigon ngày 24/3/1963, hồi 7 giờ 45 sáng loan tin).
Và, nhật báo Tiếng Dân (chủ nhiệm: trung tá Nguyễn văn Châu/ ngày 23/3/1963) loan tin nhà văn Thế Phong và nghệ sĩ Năm Châu bị đưa đi chỉnh huấn tại Vĩnh Long.'
Sau cùng, bản tin VietNam Press (bản Pháp ngữ) ra buổi sáng --số 4019 cùng ngày 24/3/1963):
"D'après le journal Tiếng Dân lance la nouvelle que l'essayiste saigonnaise Thế Phong est actuellement détenu par les autorités vietnamiennes pour lavage de cerveau. ... Les mensonges des communistes ont fait long feu. Tiếng Dân souligne que le monde peut voir Thế Phong dans ses promenades journalières rues Lê Lợi et Tự Do ...").
Việc in sách theo cách rô-nê-ô, theo dư luận lên án; làm trái nguyên tắc chính phủ đề ra: miền Nam no ấm, phồn thịnh, tiến bộ, văn minh; [thì] lại có nhà văn phải in tác phẩm rô-nê-ô, là phỉ nhổ vào chế độ.
Trong 3 năm trời; từ ngày bị thôi việc ở tạp chí Văn Hóa Á Châu (chủ nhiệm: Nguyễn đăng Thục) -- tôi không viết một bài đăng trên bất cứ một tờ báo nào; và, tiếp tục bị tình nghi, theo dõi. Nhưng, tôi không lấy đó làm phiền lòng; lẽ, tôi hiểu trước rằng: chế độ độc tài nào cũng coi kẻ không theo là chống lại. Tôi [tất]phải chịu sự hành hạ, vì công việc làm nghịch chiều kia.
Và, đôi khi sờ lên gáy, cũng thấy lạnh toát; khi [cuốn] truyện kia được loan trên đài từ phương Bắc vọng vào -- càng hơn; khi trung úy Bùi Bình Hiếu (thi sĩ Bùi Khải Nguyên làm tại Đài Saigon), một người rất gần Nguyễn đức Quỳnh và cả tôi; vào thời đoạn đó. Anh [Hiếu] khuyến cáo tôi nên giữ cái đầu. Trả lời: 'tôi vừa là kẻ đào mồ, lại phải vừa đọc điếu văn thương tiếc sự nghiệp văn chương Nguyễn đức Quỳnh. Tôi bằng lòng nhận trách nhiệm từng chữ, khi đã buông nét. Từ năm lên 1 đến 20, cha mẹ tôi giữ đầu cho tôi; 2 đến 30 tự trách nhiệm-- và từ 30 trở lên xã hội trách nhiệm, về nó. Sự chết cần thiết; khi tôi ý thức và chấp nhận; và, một khi đã như thế rồi -- sự sợ hãi đe dọa không làm buồn phiền lâu.'
Còn dư luận trong văn giới càng dồn dập sôi nổi; như chưa từng bao giờ có trong lịch sử văn học hôm nay.
Tôi cũng được an ủi một phần; sau khi anh [Nguyễn đức] Quỳnh từ chức cố vấn (sách phát hành lần 2 vào 1964, do nha phát hành Đường Sáng của Nguyễn trọng Nho, tung ra 2000 cuốn phổ biến rộng rãi); [anh Quỳnh] lên dưỡng bệnh ở Dalat.
Tôi đến Dưỡng đường Sohier thăm anh .(bác sĩ Sohier cũng là học trò cũ của thầy Quỳnh). Giờ này, anh [Quỳnh] đã hiểu được một phần, tại sao tôi viết; và, không còn chụp mũ như lần đầu chỉ có trăm bản truyền tay; ngay trong văn giới, báo chí; nhiều người chưa được đọc, nói chi đến độc giả có nó dưới tay.
Giờ này đây; tôi chưa được tin tức về anh [Nguyễn đức] Quỳnh, sau lần đảo chính Ngô đình Diệm vào cuối 1963; vì anh Quỳnh bị chính phủ Diệm bắt đi tù. (năm 1964, Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã đưa nhà văn Nguyễn đức Quỳnh trở về nhà).
Tiện đây, tôi có lời cảm ơn báo chí đăng quảng cáo; như tạp chí Bách Khoa (chủ trương: Lê ngộ Châu); nhất là nhà báo Phan Nghị dám có ý kiến thẳng thắn vào thời kỳ ấy , kể là táo bạo lắm (nhật báo MỚI ra ngày 18/06/ 1963):
" Cuốn 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh chỉ là một bản thảo in rô-nê-ô, như tất cả những cuốn từ trước tới nay do Thế Phong tự xuất bản ;dạy học được đồng nào bỏ ra in sách hết. Đọc NDVDNĐQ [Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh], người ta có cái khoái là biết được rất nhiều cái sự bí mật về nhóm Hàn Thuyên và tên trùm mật thám Cút-Xô [Cousseau], về ông Nguyễn Đức Quỳnh; người khác mệnh danh là tay phù thủy văn nghệ, và nhiều thứ vân vân khác, nó là mối tương quan giữa ông Quỳnh và các tay tổ văn nghệ khác ở Saigon. Cuốn NDVDNĐQ chỉ in có 100 số. Thiên hạ thi nhau đọc và mượn nhau loạn cả lên ..."
(trang 5 NDVDNĐQ, bản in năm 1964)
Rất đáng tưởng nhớ Nguyễn đức Quỳnh, Đỗ quý Toàn viết trên trên diễn đàn THẾ KỶ:
" ... Nhưng Nguyễn Đức Quỳnh rất đáng tưởng nhớ. Vì ông, ông ảnh hưởng trên rất nhiều nhà văn thuộc thế hệ sau; đặc biệt là những người từ miền Bắc di cư vào Sài Gòn, dù họ xác nhận hay phủ nhận. Trong khi đó, ông vẫn giữ một thế đứng độc lập; ngay cả trong nhóm 'Quan Điểm'; mà ông được coi là một thành viên. Có thể kể nhóm 'Sáng Tạo", tạp chí 'Văn Nghệ' do nhà văn Lý Hoàng Phong và Dương Nghiễm Mậu chủ trương, nhà xuất bản 'Quan Điểm', các tờ báo như 'Dân Chủ' của Vũ Ngọc Các, 'Dân Việt' do Đinh Hữu làm chủ bút, 'Tin Sáng' của Lý Đại Nguyên, 'Sóng Thần' của Uyên Thao, v.v .. .Đinh Hữu tức Lương Quân , là một sĩ quan [VNDCCH] đã tham dự trận Điện Biên Phủ, trước khi bỏ cộng sản vào Nam; rất gần gũi với Nguyễn Đức Quỳnh. Ông [Lương Quân] cũng sống một đời đạm bạc, sinh nhai bằng ngòi bút; và, coi việc chống Cộng là một sứ mạng của đời mình. Trong nhật báo' Dân Việt', Nguyễn Đức Quỳnh đã viết một loạt bài không lý tên; được đóng khung như mục 'Bình luận' của tờ báo, với tựa đề 'Làm Gì?' -- nhại tên cuốn sách của Lenin, bản tiếng Pháp là 'Que Faire?". ... không ký tên tác giả. Nếu ông ký tên thật; hoặc, bút hiệu Hà Việt Phương, thì chắc nhiều người đã tìm đọc , và thảo luận với nhau. Thái độ 'ẩn dật' của ông; không dùng một bút hiệu nổi bật được nhiều người kính trọng; cũng có tác dụng ngược, ngoài ý tác giả.
Nhiều nhà văn gặp gỡ Nguyễn Đức Quỳnh; rồi nghe theo các lời khuyên của ông, có người chống lại. Nhà thơ Kiêm Đạt [1933- ] gọi ông là 'Sao Bắc Đẩu'.
Thế Phong đã phê phán ông rất mạnh trong cả một cuốn sách . [Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh].
Nhiều người khác cũng gọi ông là 'phù thủy văn nghệ'. Nhà văn Tuấn Huy viết: " Có một người, tôi chỉ được gặp gỡ một lần thôi; và, cũng chỉ được nghe ông nói một vài câu thôi; nhưng ảnh hưởng đến tôi mãi mãi ... Người đó là Nguyễn Đức Quỳnh.'
------------------
(...) - nói về báo 'Văn' số tháng 6/ 1974, do Trần Phong Giao chủ trì, quy tụ nhiều bài viết tưởng niệm Nguyễn Đức Quỳnh;[như] Vũ Hoàng Chương, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền ... ). (TP).
nguyệt san 'Văn' số tháng 6/1974
tưởng niệm Nguyễn đức Quỳnh [ 1909- 06/06/1974 saigon]
Trong tạp chí 'Việt Nam Tự Do', số 25 tháng sáu năm 1986 ở California/ USA; có những bài tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh, của các nhà thơ đã nổi tiếng trước năm 1975; như Cao Tiêu, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Kiêm Đạt; các nhà văn Thanh Nam, Nguyễn Mộng Giác, Cao Thế Dung [ 1933- ], Tuấn Huy; cùng nhân sĩ Nguyễn Long- Thành Nam [Hòa Hảo], bác sĩ Trần ngọc Ninh. (các đoạn trích dẫn trong bài này, có thể tìm thấy trong 2 tạp chí 'Văn' +' Việt Nam Tự Do' kể trên -- ( Đỗ Qúy Toàn)
http://thang-phai.blogspot.com/2017/0do-quy-toan-tuong-nho-nguyen-duc-quynh.html
Mới đây thôi; đọc tư liệu của Lại Nguyên Ân viết về Phan Khôi, tôi được biết thêm về bộ tiểu thuyết SỐNG MÀ YÊU của Nguyễn đức Quỳnh (chép tay bằng tập vở dày ngót 600 trang giấy vào năm 1932),tác giả Nguyễn đức Quỳnh đem tặng Phan Khôi; trong lần gặp nhau ở Sài Gòn.
Tôi cho là 'một tư liệu văn học rất đáng nhớ, cần biết; giữa 2 nhà văn Nguyễn đức Quỳnh+ nhà lý luận, phê bình văn học rất đáng kính nể Phan Khôi':
Ít lời về tiểu thuyết SỐNG MÀ YÊU/ [Nguyễn Đức Quỳnh]
Bộ tiểu thuyết ' Sống mà yêu', chính chữ tác giả chép tay bằng một tập vở dày ngót sáu trăm trang giấy. Đầu xuân năm 1932, sau khi ông Nguyễn Đức Quỳnh gặp tôi [Phan Khôi] ở Sài Gòn, đem mà tặng tôi, làm kỷ niệm sự gặp nhau. tặng như thế, tôi thấy cái dụng ý của ông: một là muốn lưu lại nơi tôi cái bút tích, cái công phu cầy cục chép của ông; một là muốn phó thác cho tôi cái vật sáng tác đắc ý của ông; mà sợ có ngày không trót làm chủ nó được, vì ông bấy giờ đương là khách phiêu lưu, chân trời mặt biển. Không nói rõ ra đây làm chi, tôi đã phải có vật khác trao đổi; rồi tro tro giữ lấy đến bây giờ.
Cuộc kỷ niệm ấy giữa hai chúng tôi coi ra có vẻ trân trọng lắm. Phỏng sử 'Sống mà yêu' sau này ra đời; mà cũng tầm thường, chẳng có giá trị bao nhiêu, thì chúng tôi nghĩ lại phải tức cười quá: họa là điên cả mới có cái sự trân trọng như lúc bấy giờ !
Năm nay tôi đến Hà Nội, lại gặp ông Nguyễn Đức Quỳnh. Nghiễm nhiên một nhà binh (**) , ông thấy tôi, vẫn nhắc đến 3 chữ 'Sống mà yêu'.
Tôi lấy làm thẹn vì kiếm mãi mà chẳng có phương thế nào cho bộ tiểu thuyết ấy ra đời được, ngỏ ý muốn để châu về Hiệp phố. Ông Quỳnh không chịu, bảo rằng nếu mình muốn xuất bản thì không khó, có người chịu mua bằng giá cao rồi. Rồi ông lặp lại lời năm ngoái, đành cứ để yên nơi tôi, mặc tôi xử trí.
Tôi cũng biết cái ý ông muốn tôi xử trí nó bằng cách nào rồi. Lúc nào có cái báo hay cái tạp chí nào mà tôi chủ trương, tôi sẽ đem nó đăng lên, thì ắt vừa ý ông không gì bằng.
'Phụ nữ thời đàm' ra. Túng tiểu thuyết lắm, phải đăng một cái tiểu thuyết dịch, mà tôi cũng không dám nhắc đến
'Sống mà yêu'. Không biết làm sao mà nó làm cho tôi như là khiếp đi trước mặt nó, cứ tưởng rằng khi đăng nó rồi mà những bài khác trong tập báo không xứng với nó thì uổng quá !
'Phụ nữ thời đàm' số 1, ra ...số 2, ra ... Ông Nguyễn Đức Qùynh chạy đến tôi, nói rằng: "Được rồi, ông không cho 'Sống mà yêu' ra đi, còn đợi gì nữa?" Bấy giờ tôi mới bắt đầu định ý, vì có lời của chủ nó là thỉnh nguyện.
Thế thì 'Sống mà yêu' ra đi !
'Sống mà yêu' là một bản tiểu thuyết, văn mới mà hay; từ trước chưa hề có trong làng văn nước ta, sẽ ra trong' Phụ nữ thời đàm' số 6 . (b) Tôi viết trước ở đây mấy lời giới thiệu cùng độc giả, chờ đọc tới nó rồi sẽ biết ...
PHAN KHÔI
nguôn: Phụ Nữ Thời Đàm( Hà Nội) số 4 ngày 8/ 10/ 1930, trang 15).
chú thích:
. (a) - tro tro: như trơ trơ. Cầm tro tro; cầm giữ trong tay, cầm trơ trơ
(H. T. Paulus Của: sđd.)
(b) - trên thực tế,' Phụ nữ thời đàm' không đăng tiểu thuyết trên đây của Nguyễn Đức Quỳnh.
http://lainguyenan.free.fr/pk1933- 1934/GioiThieuSachBao.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
tưởng nhớ:
- giáo sư , thi nhân CAO THẾ DUNG [1933 2019]
- ông Chánh Huyến ( PHẠM QUANG HUYẾN)
- giáo sư, thi nhân PHAN LẠC TUYÊN
- cựu giám đốc Nxb Đường Sáng (Sài Gòn) NGUYỄN TRỌNG NHO
- nhà báo kỳ cựu Sài Gòn PHAN NGHỊ
- ông CAO VĂN PHƯƠNG ( thân phụ CAO MỴ NHÂN )
- cựu chủ nhiệm tạp chí Sống, bộ trưởng, dân biểu VNCH NGÔ TRỌNG HIẾU
- tác giả ' Tổng thức vận' LÝ ĐẠI NGUYÊN
- cựu chủ nhiệm nhậy báo Dân Chủ (Hà Nội & Sài Gòn) VŨ NGỌC CÁC
- cựu thiếu tá Quân đội VNCH BÙI BÌNH HIẾU, bút danh BÙI KHẢI NGUYÊN
tác giả tập thơ THIẾT THA (Sài Gòn 1963) v.v. ...
(mất tích sau khi học tập trung cải tạo dài hạn).
(mất tích sau khi học tập trung cải tạo dài hạn).
- bạn bè thân thiết & ân nhân của tác giả THẾ PHONG
(blog Virgil Gheorghiu / Sài Gòn 29 tháng 04/ 2020 )
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ