Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Đi thăm thi sĩ Sài Gòn cũ , SA GIANG- TRẦN TUẤN KIỆT ... / Thế Phong -- source: Blog TP

'


                                          Sa Giang-Trần Tuấn Kiệt + tác phẩm
                                                               ảnh: Phố Nhỏ Online



                          "đi thăm thi sĩ  saigon cũ, trần tuấn kiệt
                       - đã 10 năm không gặp..."

                                          THẾ PHONG


" ...- buổi trưa thứ ba 6/11/ 2018; tôi đang thiu thiu ngủ trên võng ở lầu 1; vợ tôi xuất hiện với chiếc điện thoại'mẹ bồng con'; "ông nghe đi, có người muốn nói chuyện với ông:

" Trần Tuấn Kiệt đây, tôi nhớ ông quá Trời, dạo này sức khỏe ra sao? Còn tôi thì vẫn'nằm lì' một chỗ, không đi đâu được. ... "

- Trấn Tuấn Kiệt là "bạn văn chươn tôi quý mến - không chỉ sinh năm 1939 -trong số những bạn bè thân thiết dính chặt với tôi mấy chục năm , qua đời sống bạn bè riêng tư & văn chương, đều sinh năm 1939: Đàm Xuân Cận (Sydney), Phat Nguyen, Thanh Chuong, Cao Mỵ Nhân (Hoa Kỳ) -- riêng Hoàng Vũ Đông Sơn; thì đã 'rũ bụi giày về chốn hư vô' [1939- 2014 Saigon] cũng cầm tinh Tiểu Hổ.  ...


T.P
Sài Gòn, thứ 4: 7/ 11/2018



https://thang-phai.blogspot.com/2018/tran-tuan-kiet-ay-toi-nho-ong-qua-troi.html

   



   
                                                        



  










ảnh 1- bút tích & chữ ký Trần Tuấn Kiệt                                         
                 (10/11/2018.)
ảnh 2: - chân dung Trần Tuấn Kiệt. 
                 (10/11/2018.)

                      ảnh:
     - Thế Phong chụp ngày 10/11/2018 
    tại tư thất Sa Giang- Trần Tuấn Kiệt)




nhật ký ngày 10/11/2018 / 8 h AM


Tôi mặc quần áo xong,  lại quên không  mang IPAD -- thế là phải quay về lấy IPAD ; rồi thẳng tiến trên đường Xô Viết  Nghệ Tĩnh/ Thị Nghè. Nhớ mài mại là hẻm vào nhà anh ở  trên cậy xăng, đâu đó hẻm 220  thì phải. Tới đâu đường 220, tôi rẽ vào  hẻm thứ 2, hỏi cô bán quán: " chị làm ơn chỉ cho tôi nhà cháu HUY (thật ra, tên là BI) con thi sĩ Trần Tuấn Kiệt ở đâu?". Chị bán hàng: " đúng là hẻm này, chú cứ vào hẻm hỏi tiếp nhà 'ổng' ở bên tay trái."  

- thế là tôi yên tâm là tìm ra nhà" bạn hiền ' không mấy khó khăn.   Gặp một bà tóc trắng phau đang trò chuyện với con cháu; tôi  ra lời:
" xin lỗi chị Hai, nhà  ông Trần Tuấn Kiệt ở đâu xin chỉ giùm". 
--" kia kìa, cổng mầu nâu mở đó".

 Nhìn thấy tôi, Kiệt nói lớn: " .. vào đây, nhớ ông quá Trời!  Sao Lữ Quốc Văn đâu?
"-- bạn ấy đã ..."
"- bạn già chỉ còn tôi và ông sao?  Tôi ăn vào là muốn "ói", vì bị trào ngược dạ dày "-- và, tôi muốn hỏi ông là "   dạo này ông có hay  gặp Ý Nhi không?"
"  không, đã vài năm nay rồi; nhưng vẫn liên lạc  qua  e-mail  thường xuyên." 



                                                               nhà thơ nữ Ý Nhi  
                                                   [i.e. Hoàng Thị Ý Nhi  [ 1944-     ]

                                          (photo: courtesy of nhavantp.hcm)

                                                   


Nhìn căn phòng sáng sủa, bên trái từ cửa vào; một bàn hành nghề  sửa  sang sắc đẹp cho người nữ của cậu Bi  (con trai TTKiệt , mà tôi lầm tên là Huy);bên phải là giang sơn nhỏ của thi sĩ Sa Giang- Trần Tuấn Kiệt.   Trên bàn nho nhỏ bày  báo cũ+ chiếc bút bi đen + tập vở ghi  'notes' hàng ngày của thi sĩ.

" - tôi mới làm xong bài thơ mới nhất gửi cho Tuyết Linh ở Mỹ, ông còn nhớ nhà thơ nữ miền Nam xưa kia không nhỉ? "

"- nhớ, Tuyết Linh, người đẹp nhất in chung trong tuyển tập thơ "Hoa Mười Phương" từ 1959--  hồi ấy; cô ấy là nhân viên  quốc phòng làm  cho  một cơ quan củ a quân đội đóng  ở Gò Vấp; phải không?"

" - không sai, tôi mới làm bài thơ mới nhất, để gửi tặng Tuyết Linh đấy, tôi đọc ông nghe nhé". 


                                                                            CỎ BỒNG

                                                          ( viết tặng   Phạm Quốc  Bảo và Tuyết Linh )


                                                       Cỏ bồng còn mọc bên sông
                                                       Yêu em từ độ chưa chồng em ôi!
                                                       Đến nay em có chồng rồi
                                                       Cỏ bồng còn mọc nước trôi lạnh lùng
                                                       Quê hương khói lửa chập chùng
                                                       Cỏ hồng vẫn bám bên sông eo xèo
                                                       Yêu em năm tháng thêm nhiều
                                                       Cỏ bồng mặc ngọn nước triều trôi đi
                                                                        bm  tay đầu ngón tay gầy
                                                       Cỏ bồng vẫn để tháng ngày nhớ thương.
                                                       Gió theo mây phủ bụi đường
                                                       Cỏ bồng sóng vỗ đêm trường vì ai !


                                                        Trần Tuấn Kiệt
                                                        Gởi Tuyết Linh nhờ chuyển cho Phạm Quốc Bảo






bản thảo viết tay  'Cỏ Bồng'

 Trần Tuấn Kiệt gửi tặng Tuyết Linh



nữ thi sĩ Tuyết Linh
 [ i.e. Bùi Tuyết Anh  19 xx -    ]
 hiện định cư ờ Hoa Kỳ.

ảnh:
 in trong tuyển tập thơ 
'Hoa Mười Phương ( nhiều tác giả)
xuất bản ở Saigon 1959. )





cũng vì cái tật  yêu nhiều cô ' CỎ BỒNG'-- nên  'bà xã lớn'của thi sĩ phải ly thân với chồng'-- tôi hỏi Trần Tuấn Kiệt: 

" xin lỗi bạn ta, " bà xã LỚN + con gái lớn nhất sau Giải phóng, bán  đồ ăn trên lề đường Duy Tân , nay ở đâu? Liệu tôi muốn gặp 'bả', có được không?" 

" 'bả' + con gái út sống  gần đây, cuối đường hẻm; khó tìm lắm.  Đứa con gái lớn thì ở Anh quốc, lấy chồng Việt gốc Hoa. Nó sang Anh quốc , làm tôi mọi cho chồng, suốt ngày bị ' nhốt' ở nhà để nấu nướng, hầu  hạ chồng; chịu  không thấu, nó bỏ  rồi; ra ngoài  kiếm sống; lại còn viết báo nổi tiếng lắm  --  à này, Du Tử Lê mới về Sài Gòn; cho tôi số điện thoại để gặp; nhưng nó đến gặp tôi thì gặp; chứ tôi tìm gặp nó  làm chi? "

(Du Tử Lê là b ạn vợ chồng Trần Tuấn Kiệt ở thập niên 60' s ở Sài Gòn, đã có lúc Du Tử Lê đã phải gửi 'cô vợ bé dấu yêu' ở nhà Kiệt một thời gian lâu dài (1965)-- vì  khi ấy, Du Tử Lê đang sống với 'bà lớn' ở  Xóm Chuồng Bò/ Ngã 7/  Sài Gòn.  Và, chính  Kiệt đã cầm  bản thảo tập thơ đầu tay 'nhà thơ trẻ Du Tử Lê'  để tôi đọc; và nếu ưng ý thì tôi viết 'Lời Tựa' giùm.)

"-- ông có nhớ nhà báo tự do Hàm Anh không  nhỉ?  Cô ta thường giúp đỡ tôi tiền nong hàng tháng, nhưng từ tết ta đến nay cô ấy giận tôi rồi-- nhưng lâu lâu vẫn ghé qua, nhìn vào thôi, xem tôi sống chết thế nào --rồi vứt  cái phong bì 'chi viện' ,chỉ  vậy thôi. Cô ta viết báo tự do, bài đăng ở báo Người Việt rất nổi danh. Còn tôi cũng viết báo Người Việt ký tên Duy Thức , mỗi tháng kiếm được 100 usd-- nhưng từ Tết ta đến nay, tôi không viết được nữa rồi; ông ơi." 

(nói xong, anh  chuyển tôi đọc một e-mail của một ai đó ở Mỹ, gửi 50 USD cho anh, và,   người cầm tiền không tìm thấy địa chỉ . )   ...  (*)

-------------------

(*)   tác giả (đọc lại) lược bò một đoạn.
(TP/ 27 April 2020)


***

Trần Tuấn Kiệt  tiếp tục khạc đờm vào ống nhổ, biểu hiện sức khỏe suy kém trầm trọng;  rồi đưa cho tôi một tập thơ của Lưu Hoài  tặng anh:
 " L.H. đến  thăm,  tặng thơ, tặng nhiều cuốn lắm; ông cầm về đọc đi."

 Cầm trên tay, tôi trả lại: "tập thơ ký tặng ông, thì ông giữ lấy. " -- rồi tôi xiết tay Kiệt,  ra về.

 Trần Tuấn  Kiệt tiễn tôi, ra lời:

'"Vậy Lữ Quốc  Văn chết thật rồi sao? Tôi có đọc bài ông viết 'Lại thêm một người bạn nữa ra đi--, bài viết ký Đinh Bạch Dân được post trên blog Thế Phong. Vậy thì, ông nên tới cái quán  cà phê 'Câu chuyện Văn nghệ'  (gần nhà cố thi sĩ Phổ Đức) -- để xem 'cái  nằm trong kia' của cô Nâu, hay là 'cái'  nằm ở trong phong bì?" ; mà Lữ Quốc Văn thích ở cô Nâu nhé." (*)




 trái qua:

 Hoàng Vũ Đông Sơn [ 1939- 2014]
] & cố đạo diễn  điện ảnh Lê Mộng Hoàng 
& Lữ Quốc Văn [ 14/ 3/ 1934- 14/ 3/ 2018] 
 & Thế Phong  [1932-    ]

- ảnh do Lữ Quốc Văn cung cấp  
- chụp từ thập niên  80' s ( thế kỷ XX) ở  Saigon khi dự đám  giỗ 
  mẹ của nhà văn  Văn Quang.' [ i.e. Nguyễn quang Tuyến  1933-     ]  




-------------------------------------------------------------
(*) http://thang-phai-gio.blogspotcom/2018/lai-them-mot-nguoi-ban-nua-ra-i-loi-y.html
                 

***

 Dựng xe gắn máy vào lề quán Câu chuyện Cà phê, anh giữ xe quen mặt nói với tôi:
 " đã từ lâu không gặp bác; à mà còn  cái ông vẫn đi cùng bác đâu?" ( ý nói Lữ Quốc Văn)  -- cô Nâu vẫn còn làm ở đây ." 

 Nữ tiếp viên ở quán này khác hẳn các quán khác, không được phép ngồi cạnh bên khách -- với khách quen muốn chuyện trò, cô ấy phải ngồi cách bàn, nói 'chõ'  sang với khách quen  mà thôi. Thấy tôi vào, cô  tiếp viên ra hỏi:

"-  Thế còn bác kia đâu?" 
"- ông bạn tôi 'đi bán muối' rồi."
 ( tiếng lóng 'qua đời'.

"- đã bao lâu rồi? " 

"- ông bạn ấy sinh ngày 14 tháng 4 năm 1934;  qua đời đúng ngày 14 tháng 4 năm 2018. Thật kỳ lạ đối với một người sinh ra một ngày cùng với một ngày tử biệt." 

"- tôi sắp về hưu rồi, làm ở đây đã được 6 năm , kể từ 2012. " -- cô Nâu nói xong, tiếp là nụ cười không mấy vui. 

"- khi ấy một ly cà phê sữa nóng là 28 ngàn đồng, phải không cô Nâu?" -- tôi hỏi .

"- thì bây giờ cũng vẫn là 28 ngàn đồng;  28 ngàn đồng hôm nay  đã mất giá nhiều so với 28 ngàn  năm xưa."  - cô Nâu nói xong đi vào  phía trong q uầy.

 và tôi cũng ra về, không kịp "boa" (pour boire) cho cô như mọi lần:
  " tôi mời cô một bữa ăn trưa, cô nhận nhé!"   ./.


THẾ PHONG
Sài Gòn, chủ nhật 11/11/ 2018.



cô Nâu
  ( mặc váy đen)
 ngồi ghếch chân , 
nói 'chõ' sang với khách quen mà thôi."

 ảnh:
 TP chụp  ngày 10/11/20 18.



Thế Phong

 trở lại quán
Câu chuyện Cà Phê 
để nhớ ' những ngày cùng Lữ Quốc Văn
ngồi ở quán này trong nhiều năm'. 

 (ảnh : TP tự chụp)





-----------------------------------------------------------

tưởng nh 

      -  SA GIANG- TRN TUẤN KIỆT
[1939- 2019]

 -  LỮ QUỐC VĂN 
[1934-  2018]

  BlogVirgil Gheorghiu ( 27 April 2020


------------------------------------------------------------



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ