'hạnh phúc cuối đời của nhà văn văn quang / trần thị bông giấy -- nguồn: những mẩu đời dấu ái/ văn uyển xuất bản, san jose 2008.
tựa chính: "Hạnh phúc cuối đời của một nhà văn/ Trần thị Bông Giấy'
'Những mẩu đời dấu ái ( bộ tuyển tập/ tập IV)-- Văn Uyển 2008
Văn Quang [ i.e. Nguyễn quang Tuyến 1933- ]
(ành in kèm bài viết' Hạnh phúc cuối đời của một nhà văn:/ TTBG
hạnh phúc cuối đời của nhà văn văn quang
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
(trích ĐIỆU MÚA CUỐI CỦA CON THIÊN NGA/ tập 1)
lời mở:
- xin giới thiệu một bài viết của Trần thị Bông Giấy về văn sĩ Văn Quang [ i.e. Nguyễn quang Tuyến 1933- ] + người vợ sau cùng hiện tại ( bà Ngân) hiện đang sống chung ở Chung cư Nguyễn thiện Thuật / quận 3/ tp HCM.) .
- một bài viết về chân dung một nhà văn Sài gòn cũ đã đi học tập cải tạo trên 10 năm, lại không sang Mỹ, theo diện H.O.; sống bằng nghề đánh máy vi tính ;và lay out sách vở cho khách hàng ở trong nước -- và, viết báo hăng say đăng trên các báo đọc, báo mạng ở hải ngoại.
- " ông văn sĩ 85 tuổi đời của 'Chân trời tím' xưa -- nay, với đôi mắt mờ mờ, đôi chân bước chậm , hơi lãng tai ;và, không còn khả năng viết lách, hiện giờ chỉ còn ngồi bó gối 'diện bích' cùng phu nhân ( tên Ngân) chuyện trò, đợi cho ngày qua, tháng tận."
THẾ PHONG
Sài gòn thứ 5: Nov., 8/ 2018.
chân dung nhà văn Văn Quang -- ( TP chụp / SGN 30 /11 / 2017.) " ... "... Tao đã 85, đứa nào chửi thì tai nó nghe.. bằng chữ viết thì nó đọc... Tao có ra đi thì
cũng êm ái thôi ..." -- lời Văn Quang nói với TP. -- (Bt)
I
Khi tôi còn rất bé ở Sài gòn, hai chữ 'Văn Quang' đã là một tên tuổi lớn trong làng văn nghệ. Khi tôi lớn rồi, lại xảy ra cái nạn Tháng Tư 1975 cho tất cả mọi người Miền Nam. Anh vào tù. Tôi bắt đầu giang hồ đây đó. Chúng tôi chưa từng biết nhau từ thuở trước; bây giờ lại không bao giờ nghĩ rằng "sẽ biết nhau" trong hoàn cảnh thay đổi, kẻ Đông người Tây, của những con người ở trong một đất nước tang thương.
Vậy mà như một dấu ấn của Định Mệnh, những câu hát đệm trong phim Chân trời tím cứ theo tôi suốt thời gian ngụp lặn trong cái hồ đau thương 'Tình Ái'. Những câu hát rõ ràng đã chiếm hữu một vị trí quan trọng trong tâm hồn tôi, như một an ủi, như một chia sẻ -- và, cũng là một nỗi cam đành chấp nhận; bất cứ lúc nào lại thêm một lần khóc cho một cuộc tình bị đứt đoạn, dở dang:
Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím
Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa
Nhưng em biết muôn đời muôn kiếp sau
Anh với em không hề sống gần nhau
Những khi ấy, tôi lại thầm cảm ơn 'ai đó' đã từng cùng có cái tâm sự như tôi, để viết giùm lên những lời cần viết. Tuy nhiên, ở mỗi lúc thất bại trên tình trường kia, tôi chỉ biết ngậm ngùi 'rên' lên với chính mình điệu hát; mà chưa từng một giây dừng lại với ý nghĩ "muốn tìm hiểu xem ai là tác giả của mối đau khổ Tình Yêu đồng dạng" với tôi?
Cái không chờ đợi đó lại đã đến thật, vào mùa hè năm 2000 về VN, trong buổi tiệc cưới cô con gái lớn của Thế Phong -- tôi và Âu Cơ [con gái TTBG] được xếp ngồi cùng bàn với tác giả truyện phim Chân trời tím.
Có điều thật phải nói : ở con người có bộ dáng gầy gò, không mặt không tươi kia; như có cái gì khiến tôi không sao 'đến gần' được, như từng 'đến gần' Thế Phong hay Phan Diên, ngay từ lần đầu gặp gỡ. Trong suốt buổi tiệc, anh ngồi im, chẳng chuyện trò cùng ai hết. Cái thái độ lặng lẽ của anh đã làm ngăn chặn từ tôi, ngay cả những lời xã giao cần thiết. Đôi mắt xa vời u uẩn đã xóa tan hết trong tôi tất cả nỗi tự nhiên, vốn dễ dàng được tuôn ra ở bất cứ lần nào hiện hữu giữa những người bạn văn chương với nhau.
Phải đợi đến mùa hè 2003, từ Uyên Thao gửi về những quyển sách nhờ trao lại; mà cuộc chuyện trò thú vị đã diễn ra giữa anh và tôi trong một quán café ở Sài gòn -- để từ đó,"như một dòng mạch ngầm" (chữ anh dùng trong một lá thư), một tình bạn sâu sắc đã được kết hợp giữa tôi với vợ chồng
anh. (...)
(...) - tạm lược ít dòng, có thể nhiều hoặc, ít (Bt).
II
(...) Buổi sáng 14/ 8/ 2003, ngồi chuyện trò với Văn Quang tại phòng khách nhà anh tại chung cư Nguyễn thiện Thuật -- trong tôi đã nảy sinh một sự chân thành khâm phục anh. Cái điều từ chối việc
'không đi Mỹ' theo diện HO, được anh giải thích bâng quơ: dựa trên lý do tình cảm -- nhưng còn tôi thì lại nhìn ra cái tính 'tự trọng của anh; thà chấp nhận ở lại làm kẻ bại tướng hết theo thành, dưới lưỡi giáo một 'kẻ thù' còn hơn nối gót theo sau một 'thứ kẻ-thù-ngụy-trang-bạn-hữu' gấp nhiều phần hiểm nguy, thủ đoạn. Thêm nữa, nơi anh còn có niềm 'tự trọng' riêng của 'một người cầm bút'; thì sự 'không ra đi' này hẳn là một điều tất yếu đương nhiên.
[Mùa hè 2002, trong một cuộc chuyện trò kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ,với Thế Phong & Hoàng Vũ Đông Sơn tại nhà hàng Thủy Tạ Dalat -- tôi đã đưa ra nhiều lý lẽ nhằm phản đối việc Thế Phong lúc ấy đang lo xin xuất cảnh sang Mỹ-- và, Đông Sơn [cũng] rất ao ước được sang sống trên nước Mỹ. Phân tích cặn kẽ với cả hai về một thực tế trong đời sống ở Mỹ ra sao, tôi giải thích:
"Phần hình thức, các anh đang vào cái tuổi quá muộn màng cho sự bắt đầu một cái mới ở vùng trời khác; mà không tránh khỏi điều chao đảo tâm tư, theo sự thay đổi ấy. Nếu nhìn nước VN, nói chung; và Miền Nam, nói riêng là một mái nhà quê hương; thì những con người như anh Thế Phong lại càng cần phải bám rễ thật sâu trên phần đất ấy, để tiếp tục xây dựng, không phải cho anh; mà là cho những thế hệ đi sau thuộc con cháu Miền Nam. (...) Tôi kết luận với Thế Phong; " Không sự hy sinh nào lại không được cái giá được đáp trả xứng đáng. Một nhà văn 'Miền Nam Cũ' : vấn đề cần nói đến là việc sử dụng ngòi bút làm sao để đưa ra cho thấy cái ĐÚNG của một kẻ bại trận đang bị nhận chìm trong một hệ thống đầy mắc xích SAI LẦM của đối phương. "
Khi nói với Thế Phong những lời trên là tôi nói bằng cả tấm lòng chân thật của một kẻ hậu sinh mong chờ nơi người đi trước những điều chính mình đã không làm được ở hiện tại. Cái 'thế đứng' của nhà văn Thế Phong hay Văn Quang là một lợi thế, so với cái thế nhà văn hải ngoại của tôi -- nếu đem đặt nó vào trong lòng người dân miền Nam và trong cả quê hương.
Với Văn Quang, tôi không làm điều 'van nài' -- [là] anh đừng bỏ nước ra đi; bởi chính anh đã hành xử điều đó rồi từ trong ý thức. Sự ngưỡng mộ và khâm phục danh cho anh, tôi viết ở trên; chính đã nảy sinh từ cái nhìn như tôi vừa đưa [ra].
trái qua: Hà Túc Đạo (Việt kiều Mỹ về Saigon mở Trường dạy Anh ngữ) + Văn Quang+ Thế Phong
(tr. 243 / Những mẩu đời dấu ái-- ảnh chụp ở Saigon 1990.)
(...)
Đằng sau cái thái độ 'cam phận mà không cam phận / vùng vẫy mà không vùng vẫy'; khởi đi từ lòng 'tự trọng'sâu thẳm -- ở Văn Quang rõ ràng đã tiềm tàng một sức mạnh rất khác biệt. Trong khi biết bao tướng tá trong giới lãnh đạo Miền Nam tháo chạy khỏi quê hương; ngay từ những ngày đầu tuyệt vọng của cuộc đổi đời khốc liệt; thi, anh một trung tá [quản đốc Đài Tiếng nói Quân đội'] chế độ cũ , chấp nhận cuộc sống tù đày CS bằng thái độ câm lặng không ồn ào dư luận; ra tù về lại, chấp nhận sự lưu lại trong quê hương một cách dửng dưng. Trong cái dửng dưng này của anh, quả thật đã có cái gì vô cùng kinh khủng. Anh không để cho tự tàn lụi tài năng; và bản chất theo lòng căm phẫn chế độ (như người đàn ông tôi yêu thời tuổi trẻ để hành xử.) Anh cũng tỏ ra không ươn hèn; để bẻ cong ngòi viết trong một dòng sống đầy những áo lực nghịch chiều, với những gì anh muốn viết ra.
(...)
"Điệu múa lời không lời" mà 'cuối cùng' Văn Quang đã tìm ra đó, được bao gồm luôn trên mặt 'Tình Cảm'. Người đàn ông nổi tiếng đào hoa, một thời đã làm rung động rất nhiều trái tim phụ nữ đẹp của sài gòn ngày cũ-- bây giờ khép kín lòng mình bên trong khung cửa nhỏ hẹp của một gia đình ấm cúng, có bàn tay nâng niu từng sợi tơ hạnh phúc của một phụ nữ hiền lành.
Người đàn bà tôi gặp ở nhà anh buổi sáng ngày 14/8/2003 đó , được anh gọi là vợ. Một người vợ có bộ dáng chân chất, giọng nói Miền Nam -- và, cái cưới khoan hòa, cởi mở. Người vợ tiếp tay cùng chồng trên bất cứ mọi đổi thay nào trong cuộc hành trình đôi lứa. Người vợ của một chặng sống cuối cùng trong đời một nhà văn.
Cũng từ con người hiền lành chân chất đó; mà đôi lần, tôi nhận được những lời thư cũng rất hiền lành, chân chất:
Sài gòn, 20/5/ 2004
Chị BG thân,
(...) Ngân biết chị rất có lòng với mọi người và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người; mà không cần biết người đó có lợi dụng mình hay không? Đó cũng là đức tính giống hệt của anh Văn Quang; mà Ngân biết từ trước khi quen anh ấy. Khi sống với nhau, ngày càng thấy rõ hơn điều đó. Anh ấy sống cho bạn bè cũng hệt như cho mình. Gặp chị, anh ấy hiểu ngay; và cũng nói thẳng: " Chị BG chỉ muốn giúp đỡ mình đây." Có đúng thế không chị ? (...) Tuy nhiên, khi nào cần cái gì, Ngân cũng không ngần ngại nói với chị đâu. Mong chị hiểu Ngân. Được một người bạn như chị, Ngân thấy an tâm lắm lắm, nhất là ở tính cách mạnh mẽ của chị.
Thân mến,
NGÂN.
bà Ngân (đương kim phu nhân nhà văn Văn Quang)
(TP chụp lại chân dung treo trong phòng khách . (SGN 30/11/ 2017.)
(Bt)
(...)
*
* *
Bài viết về Văn Quang và cái hạnh phúc cuối cùng của anh -- với tôi, khó mà dễ viết. Khó, bởi vì tôi không có nhiều kỷ niệm cụ thể với anh, như đã từng có với Thế Phong -- để mà tự do phóng bút. Nhưng dễ, bởi vì tôi viết bằng chính tâm cảm mình, viết cho chính mình ; kẻ mà trong cuộc đời đã từng gặp phải rất nhiều bước ngoặt tình cảm tạo nên những nỗi đau lòng không tránh được, như của anh.
(...)
Và, cũng mỗi lần nghĩ về anh, từ đây tôi đã không còn lo giùm cho bạn mình cái điều phải hát lại câu hát của rất nhiều lần ở thời tuổi trẻ:
Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím
Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa
Nhưng anh biết muôn đời muôn kiếp sau
Anh với em không hề sống gần nhau .
(San Jose, Cali, 3: 00 sáng
thứ tư 17/8/2005.)
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
Trần thị Bông Giấy+ Điệu múa cuối cùng của con thiên nga'.
(nxb Văn Uyển, San Jose 2005)
==============
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ