' đăng lại vài bài báo của nhiều tác giã đã "post" trên blog thế phong 2016" --
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
ký giả lô- răng [ phan lạc phúc 1928- 2016] qua đời ở sydney / bài viết: h.p. ( báo người việt/ cali.)
tựa chính bài: nhà văn phan lạc phúc qua đời, hưởng thọ 88 tuổi
source: báo người việt (cali.)
ký giả lô- răng qua đời ở sydney
h.p. (báo Người việt/ Cali)
ký giả lô-răng [ i.e. phan lạc phúc 1928- sydney 2016]
(ảnh: báo Người Việt/ Cali)
(ảnh: internet)
SYDNEY/ Úc ( báo Người Việt) -- Nhà văn Phan lạc Phúc, tức ký giả Lô- Răng, phụ trách mục tạp[ ghi/ báo Tiền tuyến [trước 1975 ở Saigon] vừa qua đời, lúc 1 giờ 32 phút chiều thứ 5, tại Sydney/ Úc. Ông Phan lạc Tiếp [ 1933- ] , em trai người quá cố, xác nhận tin này với báo Người Việt.
" Gia đình tôi có 5 anh em, chỉ anh Phúc và tôi vào Nam, dựa nhau mà sống", ông Phan lạc] Tiếp hiện sống ở San Diego, California, nói về người anh ruột.
" Cho tới sau này, tôi có được một chút học hành, tất cả là nhờ, dựa vào anh; cả vật chất lẫn tinh thần."
Ộng Tiếp chia sẻ thêm: " Năm 1975, là một sĩ quan Hải quân; tôi mang được cả gia đình thoát khỏi Việt Nam, trên dương vận hạm 502, chở được 5000 người; nhưng trong đó không có anh tôi -- thành ra có một thời gian, tôi khốn khổ vô cùng. Nhưng rồi; sau này anh em gặp lại, dù mọi chuyện xảy ra thế nào, anh vẫn là chỗ dựa của tôi."
Ông Phan lạc Phúc sinh năm 1928, tốt nghiệp khoá 2 [trường Võ khoa] Thủ đức; ra trường phục vụ tại Tiểu đoàn 6 Việt nam. Năm 1955, ông mang cấp bậc trung úy, giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 14 VN, tiếp thu Bình định. [Trung bộ].
năm 1957, ông được gửi đi học khóa sĩ quan Thông tin báo chí (Press Information Officer) tại Ft. Slocum, New York. Về nước, được cử giữ chức phụ tá Trưởng phòng 5/ Tổng tham mưu(trưởng phòng lúc ấy , thiếu tá Nguyễn văn Châu, sau là giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý ( Cục Tâm lý chiến sau này) -- rồi lần lượt giữ các chức vụ khác; trưởng phòng Tâm lý chiến/ bộ tư lệnh Hải quân; sĩ quan bộ tư lệnh Hành quân, [dưới quyền] thiếu tướng Dương văn Minh .[Big Minh].
Sau biến cố 1-10-1963, trường Chiến tranh Chính trị được thành lập, với sự cố vấn của Trung hoa dân quốc [Đài loan], Phan lạc Phúc được điều động làm trưởng khối Huấn luyện của trường; và, phục vụ ở văn phòng tướng Vương Thăng (Trung hoa dân quốc), khi ấy tướng này làm cố vấn về 'lục đại chiến' cho bộ Tổng tham mưu QLVNCH.
năm 1965, được điều động vế làm chủ bút nhật báo quân đội Tiến tuyến, [chủ nhiệm: trung tá Phạm xuân Ninh (Hà thượng Nhân)] ,bút danh KÝ GIẢ LÔ-RĂNG [từ đấy được hình thành] trên mục Tạp ghi.
năm 1973, từ giã báo Tiền tuyến, được cử theo học khóa Chỉ huy tham mưu tại Long bình [đủ điều kiện mang cấp bậc đại tá]-- sau đó giữ chức tham mưu phó CTCT Quân đoàn III tại Biên hòa. Nhưng 1 năm sau, đầu năm 1974, Phan lạc Phúc lại được điều động về trường Cao đẳng quốc phòng ( 2 bis, đường Thống nhất, Saigon 1)phụ trách tập san báo chí của trường.
Sau ngày 30-4- 1975, trung tá Phan lạc Phúc [đi học tập] cải tạo, qua các trại tập tập trung ở Long giao, Suối máu (miền Nam); rồi, qua các trại ở Sơn la, Phù yên [tây bắc Bắc bộ] , Thanh phong, Tân kỳ ( Nghệ Tĩnh); Hà- Nam-Ninh (Bắc bộ); vả, sau cùng là trại Z 30 ở Xuân lộc . (miền Nam/ VNCH).
Ra tù vào 1955, vợ chồng ông được con gái bảo lãnh, theo diện đoàn tụ gia đình, sang Sydney vào năm 1991.
Ở Sydney, nhà văn Phan lạc Phúc có cái duyên; gặp lại nhà văn Nhất Giang [nguyên là lính văn nghệ, tùng sự tại nhật báo Tiền tuyến --viết báo ngoài, lập nhà xuất bản Chiêu Dương ] sang Úc tái lập tờ nhật báo Chiêu dương+ tuần báo Văn nghệ+ nhà xuất bản tiếng viết lớn nhất nước Úc.)-- thế là Phan lạc Phúc có cơ may cầm bút lại, viết tạp ghi. Ngoài việc viết báo Chiêu dương ở Úc, Phan lạc Phúc viết cho các báo khác 'Việt luận', 'Dân Việt' (Úc), Ngày nay (Houston, Hoa Kỳ), Quê mẹ/ Võ văn Ái / Paris, và Thời báo. (Canada).
Những bài viết Tạp ghi của ông được nxb Văn nghệ của Võ thắng Tiết ở Bolsa (Cali) xuất bản lần đầu tiên, sau tái bản ở Úc (với mục đích gây quỹ, giúp nạn lụt tại Việt nam vào năm 2000 + giúp đỡ xây dựng nhà thớ Quốc tổ, + sinh hoạt cộng đồng Người Việt tự do tại new South Wales. (Úc).
Những tác phẩm khác: Bạn bé gần xa (2000), Tuyển tập Tạp ghi (2002 ) ... -- ngoài bút danh Ký giả Lô-Răng, còn các bút danh khác: Tường Huân, Huy Quân, Thiên Chương.
[]
HUY PHƯƠNG
báo NGƯỜI VIỆT ( Cali)
HUY PHƯƠNG [ Lê nghiêm KÍNH 1937- ] (bên trái)
chụp chung với Phan lạc Phúc, ở Sydney. (ảnh H.P.)
" ...nhà văn Phan lạc Phúc bùi ngùi nhớ lại ngày 30/ 4/ 1975,
dù là một người đàn ông cứng rắn; ông đã khóc:
khóc cho cái tan nát, cái quý giá mất đi, không bao giờ
tìm lại được ... khóc lặng lẽ một mình, không cho
vợ con thấy ."
( " Từ KÝ GIẢ LÔ RĂNG ĐẾN PHAN LẠC PHÚC"/
HUY PHƯƠNG " ) (báo Người Việt USA.)" tao [văn quang] chưa báo tin cho mày[tphong] biết tin:
Phan lạc Phúc đã mất ở Úc..."
<fwd to thephong thephong @ gmail.com. >
tôi vừa post xong bài viết Huy Phương (H.P.) báo Người Việt ở Bolsa; thì, nhận được mail của Văn Quang báo tin" Phan lạc Phúc đã mất ở Úc".
- khi cựu trung tá Phan lạc Phúc còn là chủ bút tờ nhật báo quân đội Tiến Tuyến (2 bis Hồng thập tự, Saigon 1)
; thì, nguyên trung tá Nguyễn quang Tuyến/ văn sĩ Văn Quang [ 1933 ] là quản đốc đàiTiếng nói quân đội / cục Tâm lý chiến QLVNCH, cho tới ngày 30/4/ 1975).
dưới đây trích đoạn kỷ niệm của Văn Quang, viết về 2 vị 'nguyên trung tá QLVNCH đi học tập trung cải tạo sau 30/4/75, từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam '; Ký giả Lô-Răng đã vừa nhắm mắt xuôi tay; còn văn sĩ Văn Quang, buổi sáng vẫn ngồi gõ computer , lắc đầu không chịu đi cà- phê cà- pháo với bạn bè," chúng nó ở Mỹ về đến rủ , tao lắc đầu, đuối sức rồi, không thể ngồi trong quán cà -phê, được lâu ? ".
THẾ PHONG
saigon 30/4/ 2016.
phan lạc phúc [ 1928- sydney 2016]
( một trỏng 3 tấm ảnh, Văn Quang gủi kèm.)
" ... Sau 30 tháng tư - 75, anh [Phan lạc Phúc] cũng kẹt lại như tôi [Văn Quang]; rồi, cùng vào trại tù Long giao; rồi, cùng đi chuyến tàu 'lịch sử' từ Nam ra Bắc, suốt 3 ngày đêm; nằm dưới hầm tàu, đúng là cảnh ' cơm đưa xuống, phân đưa lên' -- nói trắng ra -- là khi đến giờ cơm; cai tù mắc rổ cơm vào chiếc dây thừng thòng xuống . ( chúng tôi đại tiện ngay tại chỗ, rồi phải thu gom vào chiếc bao đưa lên mang đổ ...)
" ... Sau 30 tháng tư - 75, anh [Phan lạc Phúc] cũng kẹt lại như tôi [Văn Quang]; rồi, cùng vào trại tù Long giao; rồi, cùng đi chuyến tàu 'lịch sử' từ Nam ra Bắc, suốt 3 ngày đêm; nằm dưới hầm tàu, đúng là cảnh ' cơm đưa xuống, phân đưa lên' -- nói trắng ra -- là khi đến giờ cơm; cai tù mắc rổ cơm vào chiếc dây thừng thòng xuống . ( chúng tôi đại tiện ngay tại chỗ, rồi phải thu gom vào chiếc bao đưa lên mang đổ ...)
(...)
Một buổi chiều khi hoàng hôn xuống đồi núi Sơn la; chúng tôi cùng đứng lặng, nhìn sang bên kia bờ ao; có mấy anh lính vác súng A.K. đi đầu, theo sau là mấy anh khiêng chiếc quan tài đi trên con đường mòn, ròng theo dãy núi cao; rồi mất tích luôn sau khúc quanh con đường mòn nhỏ xíu. Đó là đám tang nhạc sĩ Thục Vũ. Nước mắt chảy dài, anh Phan lạc Phúc quay mặt vào trong; lấy tay áo sờn rách, che giấu nỗi đau, buồn thương, tiếc tủi. Hôm sau, chúng tơi mới biết phần mộ Thục Vũ nằm trên sườn đồi hiu quạnh; lối đi vào thị xã Sơn la. [tây bắc Bắc bộ].
Sau đó, anh Phan lạc Phúc được chuyển trại, đi Thanh hóa... [Trung bộ].
(...)
Cho đến chiều hôm nay, chiều 17.4. 2016, ở Sài gòn nóng như cái chảo lửa -- rất bất ngờ nhận được tin anh Huy Phương từ Mỹ ... gửi cho tôi cái tin buồn về anh Phan lạc Phúc đang hôn mê trên giường bệnh ... Xin chuyển đến các bạn đọc của tôi tin buồn này; nhiều vị biết đến tên Ký gỉả Lô-Răng-Phan lạc Phúc.
[]
VĂN QUANG
viết từ Sài gòn
một , trong vài tác phẩm của Phan lạc Phúc
( Ký giả Lô Răng) xuất bản ở hải ngoại, sau 1975
(chụp lại trên internet)
lời bàn.
Khỏang 1968, tôi vào lính Kq được 1 năm, cuộc chiến Mậu thân xảy ra; trung tá Ần Kq lái xe díp, rủ tôi sang báo Tiền tuyến chơi; để , Phùng ngọc Ẩn đưa bài đăng; và, có thêm tiền . Tôi đưa cho chủ bút Ký giả Lô Răng, 'Nha trang dưới mắt tôi' ( ký Đường bá Bổn -- bài đăng ở trang 2, kéo tít tám cột tờ báo) , tôi được lĩnh 2000 Vnd nhuận bút -- bèn rủ Phùng ngọc Ẩn đi cà- phê, cà- pháo ngay trong Câu lạc bộ cục Tâm lý chiến. Gặp chủ nhiệm Phạm xuân Ninh, anh bảo tôi, "này cậu, cuộc chiến hiện dầu sôi lửa bỏng, tôi có thằng con trai muốn xin vào lính Kq cho yên thân; nhưng ,tôi thấy thân nhân nằm suốt đêm trước cổng Phi Hùng; để chiếm chỗ vào sớm ghi danh... cậu có thể ..."
Tôi bèn đánh bùn sang ao, quay sang phía trưởng phòng hành quân chiến cuộc bộ tư lệnh Kq,rồi quay sang nói với chủ nhiệm Phạm xuân Ninh,
" anh ơi , đúng chỗ rồi đấy, giới thiệu với anh, đây là trung tá Phùng ngọc Ẩn, trưởng ... "
rồi; tôi chẳng hỏi cho biết 'cậu con trai của chủ nhiệm nhật báo Tiền tuyến có được vào làm lính Kq 'yên phận' không ?"
trong Kq khi ấy, con trai trung tá họa sĩ Tạ Tỵ (trưởng phòng Kỹ thuật, sếp của 6 phòng Cục Tâm lý chiến -- cục trưởng, đại tá thi sĩ Cao Tiêu) đang là trung úy (không phi hành) làm việc ở sư đoàn 5 Kq, như một công chức hành chánh vậy.
Trở lại bài báo tôi viết về 'Nha trang dưới mắt tôi', có đụng chạm tới một, 2 sếp Kq ở Nha trang -- bởi chủ bút Phúc cho kéo tít 8 cột-- làm nóng mắt ' dư luận quân đội, từ Tổng cục CTCT, tới bộ tư lệnh Kq'-- tôi nhớ mãi; trung tá Ẩn, phán, " tao phục sát đất tay chủ bút báoTiền tuyến dám cho đăng bài báo ấy đấy. Hắn có là nhà văn không thì tao không biết; nhưng là tay chủ bút, có ' mắt xanh đặc biệt với' nhà văn Đường 'bốn bả' . ( nói ngược Đường bá Bổn'.)
Ra hải ngoại, Phan lạc Phúc cho xuất bản sách, hình như có một cuốn hồi ký 'chính luận' được cựu bộ trưởng ngoại trưởng Việt nam, Bùi Diễm viết tựa, vẫn nxb Văn nghệ Cali, in ấn, phát hành, thì phải?
riêng với ' Phan lạc Tiếp, em trai của tác giả Phan lạc Phúc' -- thì, chúng tôi là bạn 'mày, tao; cà-phê, cà- pháo với nhau từ giữa những năm 1955 ở Sài gòn. Có một lần,uống cà phê ở một tiệm trên đường Gia long, chúng tôi 3 thằng: tôi , Phan lạcTiếp+ Phan minh Hồng. ( Tiếp và Phan minh Hồng đều là hạ sĩ quan hải quân, trông coi tờ báo Lướt sóng/ Hải quân.)
trong buổi đàm thoại văn chương, tôi có ý chê kiến thức 'hẹp' của Tiếp,"mày muốn làm một cây viết nổi danh, rất cần kiến thức đấy; nên vừa theo học ban Tú tài, vừa viết văn, có lẽ tốt hơn nhiều." Ít lâu sau, Phan minh Hồng ( tên thật Phan văn Đường, sinh 1932 ở Hà tỉnh, tác giả vài tập thơ), cho biết, " anh bạn uống cà phê với chúng ta đậu tú tài rồi, đang đi học sĩ quan Hải quân rồi.".
ở cái quán cà phê trên đường Gia long ấy, ( phía Ngã 6 Saigon đi lên, nằm về bên tay trái) ; khi ấy, rất nhiều tay viết báo viết văn, làm thơ trẻ tới nhâm nhi cà- phê, đấu láo văn chương ở giữa thập niên 50 + 60.
nhớ có 1 lần khác, tôi và Đinh thạch Bích [1932- ] vào quán này; Bích là chánh văn phòng của tướng Văn thành Cao ( Cao đài liên minh Trịnh minh Thế). Ngày ngày, Đinh thạch Bích ngồi đồng ở 155 Công lý ( Saigon 3),thâu băng chương trình tú tài tự học, sau mỗi bài; một bài nhạc vàng; không Thái Thanh, thì Thanh Thúy ..., ca.. -- rồi, chàng ta đậu tú tài dễ ợt, không chỉ ltrở thành luật sư; mà, còn là một tác giả viết kịch' Ái tình Bôn-xê-vích', từng được Giải thưởng văn chương Tổng thống VNCH, còn làm tới thứ trưởng bộ Chiêu hồi, thì phải (?) .
Trở lại Phan lạc Tiếp, có một đêm ,khoảng nửa đêm, nghe chuông điện thoại. Không biết là ai, nhưng giọng dường như quen quen; sau khai ra, là tác giả' Bờ sông lá mục' gọi điện thoại từ Mỹ, hỏi thăm tôi.
tới giờ, đã trên 50 năm; tôi mới được nhìn thấy khuôn mặt tác giả 'Bờ sông lá mục ', ở ngoài bìa tác phẩm -- vừa chụp lại trên internet, in dưới tấm ảnh người anh trai Phan lạc Phúc ở trên .
THẾ PHONG
viết từ Sài gòn.
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
huệ thu / bài viết: diên nghị+ song nhị ( lưu dân thi thoại/ cội nguồn xb, usa 2003)
huệ thu/ bài viết: diên nghị+ song nhị
lưu dân thi thoại/ c. 2003 by cội nguồn (usa).
h u ệ t h u
diên nghị+ song nhị
Tiếng ru của mẹ thuở nào thẩm thấu, lắng đọng sâu tiềm thức trẻ thơ, để khi lớn lên -- khoác chiếc áo dài đồng phục màu xanh biển của trường Trung học Bùi thị Xuân (Đà lạt); Huệ Thu đi vào ảo thực thi ca, bằng những cảm nghĩ đầu đời thiết tha, trong sáng, nồng nàn tình tự ca dao ...
Thành phố sương mù, nơi chị sinh ra; và, cho đến lúc trưởng thành, đã trao gửi cho Huệ Thu thiên nhiên, vạn vật, trăm màu, trăm vẻ -- qua đó, Huệ Thu hình thành tập SƯƠNG CHIỀU THU ĐỌNG (1994). Tiếp theo, những năm sau, các thi phẩm khác lấn lượt được ấn hành tại thành phố thung lũng San Jose, nơi Huệ Thu chọn làm quê hương tị nạn.
- Mở ngõ phù vân (1955) -- Lục bát Huệ Thu (1997) -- Đầu non mấy trắng (1988) -- Tứ tuyệt Huệ Thu (1998) ...
qua các thi tập vừa kể trên của chị, người đọc có thể nhận diện chân dung thơ Huệ Thu; từ bối cảnh cõi sống, từ nguồn ngọn tâm tình riêng tư; và, sự hối thúc giãi bày, trang trải. Nhập vào dòng chảy của đoàn người lưu xứ, nhà thơ nữ này đã từng trăn trở nhiều về nỗi buồn ly hương; sau khi đành đoạn phải ra đi, vì không thể tìm thấy an bình, như đã từng mơ ước. Cuộc vượt thoát, qua những lần đi hiểm nguy, một còn, một mất; với tâm nguyện thà đi, dù rủi ro không đến; còn hơn chịu chôn chặt giữa những trùng vây hãm, ngay trong lòng sông núi quê nhà.
Cuộc sống vốn dĩ là một phạm trù triết lý phức hợp; với nhiều nam đề, vấn nạn. Khi ước muốn đã đạt, ngẩng nhìn vòm trời cao rộng, hít thở không khí tự do; cũng là lúc người thơ lại bắt đầu một cuộc trở về, [qua] tâm thức:
Gọi quê hương, gọi hoài trên đất Mỹ
Việt nam ơi! Đà lạt của tôi ơi!
Thúy Kiều của Nguyễn Du, 15 năm luân lạc; kết thúc bằng một tương phùng -- với Huệ Thu, 15 năm -- thời gian còn mãi lênh đênh, vô định, chưa thấy cuộc tương phùng, thì đã mất mát máu thịt thân yêu:
Mười lăm năm mỗi ngày thêm
Quê hương mây phủ, trắng thềm ca dao
Mẹ chờ nước mắt chao chao
Cha mong, thất vọng đã vào huyệt sâu
Và cứ thế, con người phải dấn bước theo bóng thời gian; đi về phía trước, nhìn lại phía sau, từng đường nét đậm nhạt, quê hương mờ khuất, cuối trời mây:
Đường đi -- một bước -- dặm dài
Quê hương -- nhìn lại -- ca ngoài chân mây!
thơ là nguồn tái tạo hy vọng, phác họa ước mơ, cứu rỗi lỗi lầm -- nhưng Thơ cũng gieo vào tâm trạng con người ảo giác của quá khứ, âm vọng khô khốc, bẽ bàng . Dù đang thênh thang dưới vòm trời tự do, dĩ vãng khắc nghiệt, vẫn bám theo ám ảnh con người. Tiếng kẻng răn đe thôi thúc một xã hội rập khuôn theo hệ thống trại tù, trại lính một thời chưa phai nhạt trong tâm trí; khiến nhà thơ băn khoăn [về]tình chung, riêng, nỗi thắc mắc, niềm u hoài, nỗi nghi hoặc, sự cô đơn :
Tình riêng -- con cá lặng lờ
Tình chung -- con nhện giăng tơ ... một mình!
Còn gì để gọi là tin
Quê hương -- tiếng kẻng cầm canh, chắc còn?
NỬA ĐÊM TRONG VƯỜN RIÊNG MỘT MÌNH
Ký ức nhà thơ lại hằn lên nỗi nhớ tứng con đường thân thuộc của thủ đô miền Nam: [đường] Công lý, Lê Lợi của Sài gòn. Quên sao được những tất tả, lận đận với kế sinh nhai giữa buổi giao thời, nhiễu nhương, bất ổn ấy -- ngồi bán sách 'xon'lề đường [cho] qua ngày, đoạn tháng giữa Sàigòn đổi màu, đổi chủ:
Sàigòn
Công lý băng ngang
Lê Lợi xẻ dọc những hàng sách 'xon'
Nhớ hoài một thuở kiếm cơm
Ngồi bên đống sách, nhai sớn gáy da.
với quê hương hôm nay, quê hương hoài niệm, với Sàigòn , biết bao nỗi nhớ thương -- Huệ Thu đã tìm quê hương trên đất Mỹ, giữa dòng hiện thực mà lui vào siêu thực, mộng mị. Lời độc thoại chất nặng ưu tư, ẩn ức :
Sàigòn
ôi nhớ, ôi thương
Sao đây cũng nắng, đâu đường lá me
Sàigòn nỡ bỏ ra đi
mưới năm chưa có buổi về là sao ?
Sàigòn
ai đến với tôi
ru cho nghe với những lời ca dao
đèn xanh, đèn đỏ xôn xao
ở đây nước Mỹ, chỗ nào quê hương?
SAIGON ƠI!
thơ Huệ Thu; tình và cảnh đều mang ấn tượng. Một bông hoa, một lá cỏ, một cành cây, gió nắng, sương mưa, thiên nhiên, vạn vật ... đều được tác giả gửi gắm nhiều tình ý, âm sắc, đầy cảm xúc :
Tôi từ Lũng nắng lên đây
ngắm sương vùng Vịnh, ngắm cây bạc đầu
Thấy mình như ở đời sau
hồn bay lãng đãng chỗ nào vu vơ
...
Sương mù ...ơi sương mông mênh
xe qua Gold' Gate tôi chìm trong sương
Sương mờ. Đèn mờ. Xe nương
tưởng đâu ánh mắt ai buồn dõi theo.
SƯƠNG MÙ Ở SAN FRANCISCO
tâm trạng của kẻ điạ phương khắc khoải, trăn trở đều khắp trong thơ Huệ Thu. Không chỉ tình chung sông núi; mà, ngay cả tình riêng thi sĩ. Tình yêu Huệ Thu, mối tình Thơ nặng khối đá tảng; mà, thanh thoát vút cao, nhẹ như tơ trời, ảo mờ hiện hữu. Giữa cơn lốc đôi khi nghiệt ngã của tình yêu, mịt mờ ngày tới; con người đồng điệu thi ca, không nản lòng , sờn chí ; vẫn tin đối tượng của con tim:
"Tôi còn yêu!/ Dẫu trong tương lai mù mịt./ Bởi tình anh là ánh sáng nhiệm màu".
niềm tin ấy lấp lánh nhân sinh quan nhà thơ nữ này: càng thêm yêu cuộc sống; và, cuộc sống thất đáng yêu:
Khi xưa, của những người hiền
khi nay,của những người quên chuyện đời
Khi nao trong cõi con người
đời cay đắng mấy, nụ cười vẫn thơm .
Huệ Thu có nhiều câu thơ truyền động: nhiều câu xứng đáng là những câu thơ tuyệt cú của chị. Thơ Huệ Thu phong phú ngôn từ, ý tưởng gợi cảm. Âm điệu Lục bát mang nét đẹp Nguyễn Du. Tập Tứ tuyệt Huệ Thu với 118 bài, là 118 bông hoa đẹp hài hòa thanh sắc;đan kết giữa ý và từ. Lục bát Tứ tuyệt là cái rất riêng của Huệ Thu, một Huệ Thu tinh tế, từng cảm xúc nỗi đau [của] thế sự,[của] tình yêu; và[của] thân phận.
[]
trÍch thơ huệ thu
TÓC KỶ NIỆM
Những sợi tóc một thời xưa còn sót
dài làm sao ngày tháng tuổi xuân tôi!
sáng hôm nay giở lưu bút một thời
bất chợt thấy tóc tôi rơi hồi nhỏ
Cái màu đen của gỗ mun còn đó
khi lớn lên ... ai cứ bảo huyền mơ
rồi người ta ... làm tặng những bài thơ
tôi giấu mẹ -- bây giờ còn giấu mẹ!
Chuyện tình yêu có một ngày đem kể
chắc là buồn, buồn lắm , kể, nên chăng?
nghĩ không nên! bởi đã muốn ăn năn
sao mình sống đến tuổi này chi nhỉ!
Gọi Quê hương. gọi hoài trên đất Mỹ
Việtnam ơi ! Đà lạt của tôi ơi!
tôi cầm lên sợi tóc để vào môi
tôi không cắn cho tóc rơi từng khúc
Tôi phân vân giữa ngọt ngào và hạnh phúc
giữa niềm đau nỗi nhục đã từ lâu ...
tôi đọc hoài tác phẩm của Nguyễn Du
và tôi hiểu chữ 'tân thanh' rất đẹp!
huệ thu
---
* trong 10 bài thơ được trích, ở đây chỉ in 1.
-- và , chỉ in hoa 1 chữ , ở đầu mỗi đoạn thơ. (Bt)
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016
một lời ngụ ngôn, thơ một nữ thi sĩ mỹ : louise gluck (blog hồ liễu)
một lời ngụ ngôn/ thơ louise gluck
blog hồ liễu
một lời ngụ ngôn
thơ louis gluck
BẢN VIỆT NGỮ: HỒ LIỄU
louise gluck [1943- ]
Hai người đàn bà
củng lời thỉnh cầu
tới quỳ
trước ông vua minh triết.
2 người đàn bà
chỉ 1 em bé
vua thừa biết
ai kẻ dối trá.
Hãy chặt đứa bé
làm 2;
như thế
chẳng ai về
tay không. Vua
rút gươm ra
Rồi, trong 2
đàn bà, một kẻ
từ khước phần chia;
đó là
dấu hiệu, bài học.
Giả thử
bạn thấy mẹ mình
bị giằng xé giữa 2 con gái:
bạn có thể làm gì
để cứu bà ngoại trừ
sẵn tâm hủy diệt
chính mình -- bà hẳn biết
ai là đứa con chính đáng
cái đứa không chịu nổi
việc phân chẻ mẹ ra.
a f a b l e
by louise gluck
born in 1943, in New York City and grew up
in Long Island. Graduated in 1961 from George
W. Hewlett, N.Y. She went to attend Sarah Lawrence
College and Columbia University.
Won Pulitzer for Poetry in 1993 ...
She lives in Cambridge, Massachussetts and was previously
in Senior Lecturer in English at William College in Williamston ...
(PoemHunter.com)
Two men with
the same claim
came to the feet of
the wise king. Two women,
but only one baby,
The king knew
someone was lying.
What he said was
Let the child be
cut in half; that way
no one will go
empty- handed. He
drew his sword.
Then, of the two
women, one
renounced her share:
this was
the sign, the lesson.
Suppose
you saw your mother
torn between two daughters:
what could you do
to save her but be
willing to destroy
yourself -- she would know
was a the rightful child,
to one who couldn' t bear
to divide the mother.
---
A Fable by Louise Gluck, from Arat. C. 1990 by Louise Gluck.
Used permission of Harper Collins Publishers, www.harpercollins.com
----------------------------------------------------------
bài đăng lại ( 25 May, 2018)blog Virgil Gheorghiu/ Tp
---------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ