'chuyện người đàn bà 5 con' của Lê Khắc Thanh Hoài + triết gia, thi sĩ Phạm Công Thiện ' --http:// lengoctrac.com/
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016
lê khắc thanh hoài:" phạm công thiện 'quyến rũ lạ lùng ..chỉ còn biết 'bấp bênh cùng Chàng' "-- www.lengoctrac.com/
tựa chính, 'kể chuyện tình nhà thơ-triết gia phạm công thiện'
'blog lengoctrac.com
phạm công thiện:
'quyến rũ lạ lùng, chỉ còn biết
'bấp bênh cùng Chàng'
điểm sách : phạm trọng chánh
phạm công thiện [1941- houston 2011] (ảnh: internet)
- thi sĩ+ triết gia+ học giả+ cư sĩ Phật giáo , pháp danh Thích Ngươn Tánh.
- bút danh khác: Hoàng Thu Uyên ( á hậu , có một thời kỳ là người-tình-vợ của Phạm Công Thiện).
- xuất thân trong một gia đình Công giáo ở Mỹ tho (nay: tỉnh tiền giang/ Nam bộ).
- 1964: chuyển ra Nha trang/Trung bộ, sau cuộc khủng hoảng tinh thần; tại đây,
ông quy y tại chùa Hải Đức, pháp danh Nguyên (Ngươn) Tánh.
-- 1 968- 1970: giám đốc, soạn thảo chương trình giảng dạy của tất cả các phân
khoa viện Đại học Vạn Hạnh (Saigon).
-- 1968- 1970: trưởng phân khoa văn học + khoa học nhân văn
khoa viện Đại học Vạn Hạnh (Saigon).
-- 1968- 1970: trưởng phân khoa văn học + khoa học nhân văn
viện Đại học Vạn Hạnh, sáng lập tạp chí Tư tưởng .
-- 1970: rời Việt nam, chuyển sang sống ở Israel, Đức quốc; rồi sang Pháp.
Tại đây, ông lập gia đình;
Tại đây, ông lập gia đình;
sau đó, làm giáo sư triết tại đại học Toulouse.
-- 1983:sang Hoa Kỳ, định cư tại Los Angeles, dạy ở College of Buddhist Studies.
-- từ 2005, sang cư ngụ tại Houston (bang Texas) cho đến lúc qua đời, ngày 8/3/2011
. (ngày 4 tháng 2, Tân mão/ âm lịch.)
-- từ 2005, sang cư ngụ tại Houston (bang Texas) cho đến lúc qua đời, ngày 8/3/2011
. (ngày 4 tháng 2, Tân mão/ âm lịch.)
vài tác phẩm tiêu biểu:
- Ý thức mới trong văn nghệ + triết học (Saigon,1965 )
-- Ngày sinh của Rắn [ 1941-- năm sinh âm lịch PCThiện) ( thơ, Saigon 1966)
-- Hố thẳm của tư tưởng (Saigon 1967)
-- Mặt trời không bao giờ có thực (Saigon 1967) -- Henry Miller ( Saigon 1969)
-- Đối mặt 1000 năm với Nietzsche ( 2000 ) v.v ...
( theo Wikipedia tiếng việt )
lê khắc thanh hoài
(ảnh: internet)
chuyện một người đàn bà 5 con/ lê khắc thanh hoài
(ebook / nxb thời đại, 2012) / bìa sách: internet)
phạm công thiện [1941- houston 2011]
+ thế phong [1932- ]
+ họa sĩ đinh cường [ 1939- virginia 2015]
(chụp ở trước cửa hiệu sách Duy Tân,
trên đường Duy Tân/ Dalat 1963)
Đinh Cường ghi chú :
" Thiện 22 tuổi đang viết' Ý thức mới trong văn nghệ + triết học'.
phạm công thiện: thời kỳ ở Paris
( tư liệu ảnh: họa sĩ đinh cường (bên trái)
phạm công thiện (bên trái) + văn sĩ doãn quốc sỹ [1923- ]
ảnh chụp ở houston (texas) ( chụp lại trên internet)
thủ bút phạm công thiện
một vài tác phẩm của phạm công thiện,
in ở saigon trước 1975 + sau 1975 ở hải ngoại.
(chụp lại trên internet)
(...)
Được chị Lê khắc Thanh Hoài tặng quyển tiểu thuyết đầu tiên của chị 'Chuyện một người đàn bà 5 con ' -- tôi đọc say mê một mạc:'không ngờ chị viết hay + hấp dẫn như thế' -- về cuộc đời đau khổ, gian truân của chị, với một thi nhân-triết gia; mà, thời niên thiếu, tôi đã từng say mê tác giả 'Ý thức mới trong văn nghệ+ triết học'/ Phạm công Thiện.
Trang bìa là hình tháp Eiffel /Paris; nơi xảy ra câu chuyện + bức chân dung chị Lê khắc Thanh Hoài (ký tên PCThiện vẽ) -- ngày anh tỏ tình với chị. Người đàn bà có 5 convới Phạm công Thiện kể lại cuộc đời mình, dẫn nhập bằng cuộc đối thoại với cháu ngoại -- mừng sinh nhật bà, bằng một bài thơ viết tiếng Pháp + 100 euro. Từ đó, chị kể lại cuộc đời mình, qua 13 năm chung sống.; kể từ ngày anh sang Pháp vào 1970. ...
Tôi viết về Phạm công Thiện; qua chuyện kể của [người vợ] ; nhìn qua những vidéo + các buổi nói chuyện của anh.
từng làm mưa gió tại miền Nam [VNCH] vào những năm 1966- 1970; dư âm ấy còn đọng lại ở hải ngoại cho đến năm 2011.
Tôi muốn hiểu Phạm công Thện là ai? là một thiên tài , một thần đồng; ...những kiến thức lấy từ đâu; [sách viết ra] đã mê hoặc tuổi trẻ miền Nam trong thời điểm đó.
đâu là sự thật; đâu là huyền thoại do anh [tự thêu dệt]; hoặc là ,từ mọi người? -- những người quen biết anh, từ chùa Hải Đức [Nha trang] đến viện Đại học Vạn Hạnh; đến Paris, [như] tu sĩ thi nhân Võ văn Ái, nhà thơ Nhị Tay Ngàn; hòa thượng Thích Minh Châu, thiền sư Nhất Hạnh -- [và, đặc biệt là] chị Thanh Hoài, người bạn đời chung sống với anh trong 13 năm trời, có 5 mụn con.
Chị Thanh Hoài sinh 1950 tại Huế, con một bác sĩ nổi tiếng tại Huế *, trong Phong trào tranh đấu Phật giáo miền Trung, từng bị tù, dưới chế độ Ngô đình Diệm.
Năm 1969, chị theo học ban triết Đông phương tại viện Đại học Vạn Hạnh. Năm 1970, chị sang Bruxelles du học; gặp Phạm công Thiện tại Paris. Chị từng học dương cầm tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế, tác giả nhiều CD, hàng trăm ca khúc.
---
* bác sĩ Lê khắc Quyến. Sau 1964, bác sĩ mở phòng mạch tư, trên đường Ngô tùng Châu.[ nay; đường Lê thị Riêng) (Saigon 1) (Bt)
Phạm công Thiện, tác giả thi tập 'Ngày sinh của rắn', có những vần thơ đẹp, và lạ lùng:
VI: Tôi chấp chới/ đắng giọng giữa tháng ngày mơ mộng/ hay nốt ruồi của rigvêđa/ tôi mửa máu đen/ tôi mửa paris / tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng/ tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người/ cho quế hương nằm ở nhà thương điên trí nhớ / mặt trời có thai/ sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt.
VIII: Mười năm qua gió thổi đồi tây/ tôi long đong theo bóng chim gầy/ một sớm em về ru giầc ngủ/ bông trời bay trắng cả rừng cậy/ gió thổi đồi tây hay đồi đông/ hiu hắt quê hương bến cỏ hồng/ trong mơ em vẫn còn bên cửa/ tiếng gà xơ xác/ một sớm bông hồng nở cửa đông
anh nổi tiếng [là] thần đồng: 15 tuổi đã cộng tác với tạp chí Bách khoa (một tạp chí nổi tiếng của giối trí thức miền Nam, thời bấy giờ, thông thạo 5, 6 ngoại ngữ. (quyển từ điển 'Anh ngữ tinh âm' được Nguyễn hiến Lê, một học giả uy tín, giới thiệu .) Một kiến thức đáng kính phục; có lẽ, Phạm công Thiện đã học phương pháp tự học + làm việc từ học giả Nguyễn hiến Lê; 'muốn học một ngôn ngữ, học bằng cách dịch quyển sách mình ưa thích; mỗi ngày làm việc đều đặn, chỉnh tề ngồi vào bàn viết ... ; lúc đầu khó khăn, sau thành thói quen; viết dễ dàng , nahnh chóng [hơn].' ...
anh giỏi tiếng Pháp, có tài dịch thơ lưu loát; đọc các triết gia tây phương + cac thiền sư Phật giáo.
[Sách anh viết], đáp ứng được nhu cầu giới trẻ đường thời; đáng muốn mở ra tiếp xúc với phương tây -- từ sau cuộc tiếp xúc với văn chương lãng mạn thời 'thơ mới, với Baudelaire, Edgar Poe ...'. các triết gia hiện sinh, hiện đại như thế nào;[cũng] được anh đáp ứng nhu cầu. ...
trong thành thị miền Nam thời đó, thanh niên cần một lối thoát, [thoát] ra khỏi tù túng, mơ ước một chân trời khác -- đọc được Phạm công Thiện+ Bùi Giáng ;[thấu hiểu] tên tuổi các triết gia Hy lạp; triết gia phương tây; vì có người tóm lược, giảng giải, nên lấy làm thích thú. ...
Phạm công Thiện là một người quyến rũ, có sức thôi miên người đối thoại, chị Thanh Hoài viết:
"... Gặp Chàng là gặp người bằng xương thịt, không phải là người trong văn chương tiểu thuyết. Chàng rất chân thật, không giả dối, kệch cỡm. Chàng phản ảnh đúng những gì Chàng viết.' Thẳng thắn. Táo bạo. Nẩy lửa. Sức hút dữ dội. Quyến rũ lạ lùng'. Người đối diện chỉ còn biết buông xuôi; và, trôi theo bấp bênh cùng Chàng!' Phải rồi! Bấp bênh và ... vô định! Tự dưng nàng linh cảm mãnh liệt điều đó. Đến với chàng là chấp nhận bấp bênh và vô định. Không chờ đợi, không đòi hỏi. Vô điều kiện. Là quăng bỏ quá khứ và tương lai. là phiêu lưu không cần địa bàn định hướng. Chỉ có một chiếc kim chỉ nam là tấm lòng, là con tim, là sự thành thật. Đó mới là kho tàng vô giá ..." ( tr. 167)
Thời chị Thanh Hoài đi du học, số nam sinh viên luôn luôn đông hơn nữa; tỷ lệ có thể đến 1/20. Được một cô sinh viên du học xinh đẹp mới qua; có ít nhất hàng tá chàng trai Việt chạy theo.
Các gia đình thượng lưu trong xã hội Việtnam thời bấy giờ: gửi con gái du học, với niềm hy vọng, 'nếu nó học không xong, cũng hy vọng có tấm chồng trí thức, bác sĩ, kỹ sư, [có] tương lai bảo đảm. Con gái không thành công; thì, có con rể vinh hiển cũng được nơi nương tựa yên ổn.
chị Thanh Hoài đã từ chối bao chàng kỹ sư, bác sĩ đến với chị; để nghe tiếng gọi của trái tim: "yêu một thi sĩ, triết gia; âu cũng là một lựa chọn cuộc đời gian truân của chị." ...
Theo tiểu sử, anh sinh ra từ một gia đình theo đạo Công giáo, theo học tai trường tư thục dạy tiếng Pháp Công giáo; sau được cha mẹ mướn người dạy kèm học tư gia, [tại 41 đường Thủ khoa Huân, Mỹ tho.]
Năm 1963, anh ra Nha trang, quen biết với nhà thơ [tiền chiến] Quách Tấn; ông đưa anh đến viếng chùa Hải Đức; nơi đây, anh tập thiền, rồi quy y thọ giới Sadi; pháp danh Thích Nguyên [Ngươn] Tánh, với thấy Trí Thủ, một vị cao tăng.
Phạm công Thiện không viết hồi ký; nên không rõ có đậu Tú tài hay không; giỏi sinh ngữ; thì việc xin thi tự do không phải chuyện khó. ...
[ ... ở Mỹ]; để có học bổng tại viện Đại học Yale; Phạm công Thiện phải có bắng tú tài toàn phần -- và xong B.A. (cử nhân) ; anh chuyển sang Columbia, nơi thiền sư Nhất Hạnh từng học.
[Học ở đây được ít lâu], Phạm công Thiện bỏ học.
Trong quyển 'Hố thẳm của tư tưởng' , trong một bức thư gửi cho Nhị Tay Ngàn, Phạm công Thiện viết:
" ... Thời gian tao ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học; vì, tao thấy những trường đại học tao học, như trường đại học Yale, hay, Columbia; chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến những giáo sư của tao [cũng] chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời. tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao. Qua Pháp, ta đã sống nghèo đói thế nào; thì, mày biết rõ rồi-- những lúc tao nằm ngủ tại những vỉa hè Paris; vào những đêm đông đói lạnh, những lúc đói khổ như vậy; tao vẫn cảm thấy sung sướng, hơn là ngồi nghe mấy thằng giáo sư trường đại học Yale hay Columbia giàng cho tao nghe về Aristote, hay Hégel; và, Heidegger, hay Héraclite Bây giờ, nếu có Phật Thích Ca, hay chúa Giê-xu hiện ra, đứng giảngt rước mặt tao; tao cũng không thèm nghe nữa . Không cần phải đọc Upanisads và Bhagavad Gita . Chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việtnam; và, nội tại, tiếng Việtnam là bỗng nhiên nhìn thấy tất cả đạo lý, triết lý cao siêu nhất của nhân oại; đã nằm sâu trong 3 tiếng Việt đơn sơ như: Con, Cái, Chay, Cháy, Chày, Chảy, Chạy -- và, còn bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác; mà chúng ta đãbỏ quên một cách ngu xuẩn ..."
Phạm công Thiện sang Pháp, ghi danh ở Rennes (Bretagne); ở với một người anh đã sang Pháp trước; vì, không thuận với người anh; anh lại lên Paris, khoảng 1966.
Lúc này ở Paris, thấy Nhất Hạnh thành lập hội Phật tử Việt kiều hải ngoại-- chi bộ, do Võ văn Ái làm tổng thứ ký, trụ sở tại Maison Alfort.(ngoại ô Paris.) ; Phạm công Thiện thân thiết với anh Ái, cũng ở nơi này.
Năm 1966, thượng tọa Thích Minh Châu đến Paris, tìm người trợ giúp viện Đại học Vạn Hạnh. Gặp Phạm Công Thiện đi dự tại hội nghị Phật giáo cùng thượng tọa Thích Minh Châu; anh xin ở lại ghi tên làm luận án tiến sĩ.
Chính tại đây, chị Lê khắc Thanh Hoài gặp PCThiện tại nhà họa sĩ Vĩnh An; chị Hoải quyết định rời Bruxelles sang Pháp chung sống với PcThiện. Cuộc sống phiêu lưu đầy gian nan; sống với học bổng của anh trong 4 năm.; sau đó anh xin được một việc làm ở văn phòng Đại học Toulouse.
Nhân có một chân phụ giảng trống; anh làm đơn xin việc. PcThiện được giáo sư hướng dẫn giới thiệu, 'sinh viên ưu tú xuất sắc hạng 1, 4 năm cao học đã hoàn tất'. (tr. 252). ...
Công việc làm ổn định, chị Thanh Hoài sinh 5 đứa con; 4 trai + gái út; chị quần quật với bầy con; đưa rước đi học, ăn uống, tắm rửa, bếp núc; [ngoài ra] ,chị còn làm việc lắp ráp linh kiện cho hãng máy bay Airbus.
[Chính lúc này], Phạm công Thiện lại rơi vào vòng nghiện rượu; sống cuộc sống với bè bạn [nhiều hơn,] quên mất chuyện có gia đình [ + 1 vợ + 5 con.] "
"... anh không thấy gì hứng thú, vì cứ phải lải nhải triết lý; để kiếm tiền nuôi vợ con. Anh chỉ là chiếc bóng đằng sau bầy con. Điều này càng làm anh đau khổ. Lải nhải triết lý xong; thì, anh chỉ còn biết lè nhè. ... Cho đến cái ngày mà giọt nước đã tràn đầy ly; thì, cái vòng luẩn quẩn đó tự động ngừng quay."
Một ngày, Thanh Hoài bị suyễn nặng; vì, dị ứng phấn hoa, nhờ anh đi mua lọ thuốc. Ra đường gặp bạn bè rủ đi ăn nhậu; quên mất chuyện mua thuốc cứu cấp vợ -- sáng hôm sau mới [mò] về , mang một hộp trứng, 'hỏi thuốc mua đâu, thì anh đã quên mất '. ...
***
Thanh Hoài quyết định chia tay cùng anh; chị thu xếp cùng 5 con ra đi. PcThiện cũng bị mất việc ở đại học; khế ước không được gia hạn + ghế giảng sư cũng không còn; PcThiện được hòa thượng Mẫn Giác mới sang dạy tại viện Quốc tế Phật giáo , tại Los Angeles. Anh lại trở về cư ngụ tại chùa. ...
Ở Pháp, nuôi nấng 5 con không phải là điều dễ dàng; thường, mỗi gia đình chỉ dám có 2, 3 con. Thanh Hoài vừa làm mẹ, vừa làm cha; khi thì dạy đàn dương cầm, khi làm quản gia + các công việc khác; để nuôi 5 con tới khi thành người trưởng thành.
Cậu trai đầu, tốt nghiệp École Normal Supérieur rue D'Ulm, tiến sĩ vật lý, giảng dạy Vật lý tại viện Đại học Paris. (Orsay) .
Cậu thứ 2, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại tại Bordeaux, giám đốc thương mại.
Cậu thứ 3, họa sĩ, tốt nghiệp trường Mỹ thuật tại San Jose. (Hoa Kỳ.)
Cậu thứ 4: giống bố, ở chỗ thích triết học,
Cô gái út, bác sĩ nhi khoa.
Chị Thanh Hoài có đầy đán cháu nội+ cháu ngoại.
Phạm công Thiện qua đời vào năm 2011 tại Houston, các con đều sang dự đám tang cha.
***
(...)
Các cháu Việt nam sinh ra tại Pháp; [một khi] xem xong vở tuồng 'Quan ÂmThị Kính' thường tức tối, hỏi:
" Où est sa bouche?"
(miệng bà Thị Kính ở đâu? sao bà không nói/ sao ông không nói?)
Tiếc thay; khi ông bà giận nhau; thì, các cháu chưa sinh ra đời.
***
Khép lại trang cuối ['Chuyện một người đàn bà 5 con']; lời Phạm công Thiện viết, khi gặp nhau lần cuối:
"... Ở nơi chốn hỗn loạn, ở nơi tận cùng của khổ đau + tuyệt vọng; mà, tiếng nhạc của em vẫn có thể vang lên những âm thanh của dịu dàng, đằm thắm; bay bổng cao vút tận chân trời, từ cái điều 'Không- Thể' mà vẫn 'Có- Thể'. Hay, gọi đó là ' Giai Điệu-Cái-Điều-Không-Thể'. (...)
---
* ... -- (...) - tạm lược ít chữ; có thể; nhiều, hay, ít . (Bt)
phạm trọng chánh
PARIS 23-7-2016
trích từ http://www.lengoctrac/?655=5&658=36&657=8469&654=4
-------------------------------------------------------------------
trích từ www.lengoctrac.com
=======================================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ