bài liên quan:: 'về nhạc sĩ tài hoa HOÀNG THI THƠ' [1929- 2001 California/ USA ] -- blog phan nguyên
Nếu như những ánh sao băng có tạt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
Wednesday, 28 June 2017
Hoàng Thi Thơ
Hoàng Thi Thơ
(16/7/1929 Quảng Trị - 23/9/2001 California)
nhạc sĩ, đạo diễn, giáo viên
Ca khúc tiêu biểu
"Duyên quê", "Đám cưới trên đường quê", "Đường xưa lối cũ", "Gạo trắng trăng thanh", "Rước tình về với quê hương", "Trăng rụng xuống cầu", "Tạ tình", "Rong chơi cuối trời quên lãng",...
"Duyên quê", "Đám cưới trên đường quê", "Đường xưa lối cũ", "Gạo trắng trăng thanh", "Rước tình về với quê hương", "Trăng rụng xuống cầu", "Tạ tình", "Rong chơi cuối trời quên lãng",...
Một số bút hiệu khác: Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê, Triệu Phong.
Sau năm 1975, tại Việt Nam, ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy là hai người bị cấm về nhân thân (cấm toàn bộ tác phẩm)[1], đến đầu năm 2009, một số bài hát của ông mới được Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc BVHTT & DL cho phép phổ biến trở lại.[Gc 1]
Tiểu sử
Hoàng Thi Thơ sinh ngày 16 tháng 7 năm 1929 tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Hữu, một dòng họ khoa bảng có tiếng tăm ở đất Quảng Trị.[5]
Sau Cách mạng tháng Tám, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba làm trưởng đoàn.
Tháng 12 năm 1946, Hoàng Thi Thơ khi đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ Trần Hoàn ở Huế thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra Vinh theo đề nghị của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Tháng 5 năm 1947, ông bắt đầu làm báo, viết văn, trở thành phóng viên và biên tập viên cho tờ nhật báo Cứu quốc của Việt Minh. Tháng 9 năm 1948, ông trở lại Huế, tiếp tục hoàn thành chương trình trung học ở Trường Khải Định.
Sau khi học xong Tú tài, tháng 10 năm 1950, ông vào đại học tại trường Dự bị đại học Liên khu 3 và 4 tại Thanh Hóa, theo khoa Văn-Triết.
Cuối năm 1952, ông bị Pháp bắt trong một chuyến về thăm gia đình. Sau hiệp định Genève, ông được trả tự do và vào Sài Gòn sống, dạy sinh ngữ Anh - Pháp ở các trường tư thục và theo nghề viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội tại rạp Thống Nhất Sài Gòn.
Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu cũng như nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn Văn Nghệ Maxim, gồm 70 diễn viên ca-vũ-nhạc-kịch, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất được Bộ Thông tin và Tổng cục Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng hòa nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam sang Châu Âu trình diễn...
Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu cũng như nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn Văn Nghệ Maxim, gồm 70 diễn viên ca-vũ-nhạc-kịch, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất được Bộ Thông tin và Tổng cục Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng hòa nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam sang Châu Âu trình diễn...
Tháng 4 năm 1975, đoàn văn nghệ của ông đang lưu diễn ở Nhật Bản, ông không thể trở về nước được và từ đó phải định cư ở Hoa Kỳ. Ông có về Việt Nam 2 lần kể từ năm 1993.
Sáng Chủ Nhật 23 tháng 9 năm 2001, ông qua đời tại nhà riêng ở Glendale, California và được an táng tại vườn Vĩnh Cửu - nghĩa trang Peek Family, Quận Cam. Mộ của ông nằm ở nhà quàn Heritage Memorial Service, 17712 Beach Boulevard, Huntington Beach, Hoa Kỳ.[6]
Gia đình
Thời kỳ đi kháng chiến, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có quan hệ tình cảm với bà Trương Tân Nhân, một người bạn học cùng trường.[7] Sau khi ông bỏ kháng chiến về thành và không trở lại, bà Tân Nhân lúc đó đã mang thai.
Sau hiệp định Genève, bà ở lại miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp ca hát. Người con trai của hai người mang tên Lê Khánh Hoài (lấy theo họ người chồng sau của bà), hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kịch nghệ và điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.[5].
Sau hiệp định Genève, bà ở lại miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp ca hát. Người con trai của hai người mang tên Lê Khánh Hoài (lấy theo họ người chồng sau của bà), hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kịch nghệ và điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.[5].
Tháng 9 năm 1957, ông lập gia đình với ca sĩ Thúy Nga và có 4 người con: 3 trai 1 gái. Trong đó, người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra ông còn một người con nuôi là Hoàng Thi Thao, người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ.[5]
Sự nghiệp
Ban hợp ca do Hoàng Thi Thơ điều hành từng góp mặt trên đài truyền hình THVN thời Việt Nam Cộng hòa
Âm nhạc
Hoàng Thi Thơ sáng tác trên 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch.
Khoảng năm 1972-1973, ông sử dụng thêm bút danh mới là Tôn Nữ Trà Mi và sáng tác một loạt ca khúc mà báo chí thời đó gọi là "đem lại cho làng tân nhạc Việt Nam luồng sinh khí mới và cảm hứng tân kỳ" như "Rước tình về với quê hương", "Việt Nam ơi ngày vui đã tới", "Ô kìa đời bỗng dưng vui", "Xây nhà bên suối", "Ngày vui lý tưởng"... Những ca khúc quen thuộc với người Việt Nam cho đến tận nay.
Trong thời gian cộng tác với nhà hàng Maxim's (Sài Gòn), ông đã thực hiện những tiết mục ca nhạc kịch dã sử và sáng tác những ca khúc hào hùng như "Quang Trung đại phá quân Thanh" hoặc "Trưng Vương đại phá quân Đông Hán".
Năm 1955, Hoàng Thi Thơ sáng tác hai bài trường ca đầu tiên mang tên "Triều Vui Thế Hệ" & "Máu Hồng Sử Xanh". Năm sau, ông cho ra đời trường ca “Ngày Trọng Đại” và đến năm 1963 là "Tiếng Trống Diên Hồng".[8]
Hoàng Thi Thơ còn là tác giả quyển “Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông” xuất bản vào năm 1953, dày 500 trang với những phần hướng dẫn về hòa âm, luật sáng tác...[5]
Ông cũng là người đã nâng đỡ Sơn Ca và Họa Mi, đào tạo hai người này trở thành những nữ ca sĩ nổi tiếng.
Ngoài ra, ông có thực hiện ba băng nhạc mang tên ông với những giọng ca thượng thặng thời đó.
Ông được Trung tâm Thúy Nga và Thế giới Nghệ thuật thực hiện video về chủ đề nhạc Hoàng Thi Thơ.
Paris By Night 41
Hoàng Thi Thơ - Một đời cho âm nhạc I
Hoàng Thi Thơ - Một đời cho âm nhạc I
Paris By Night 47
Hoàng Thi Thơ - Một đời cho âm nhạc II
Hoàng Thi Thơ - Một đời cho âm nhạc II
Thế giới Nghệ thuật
Hoàng Thi Thơ - Một đời cho nghệ thuật
Hoàng Thi Thơ - Một đời cho nghệ thuật
Nghiên cứu nghệ thuật múa
Hoàng Thi Thơ cũng nghiên cứu các điệu múa. Ông được cho là người tiên phong xây dựng những điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc. Ông cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng đã có nhiều công trình hợp tác nghiên cứu và sáng tạo các điệu múa dân tộc: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho...
Nhạc kịch - điện ảnh
Hoàng Thi Thơ đạo diễn sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên "Từ Thức lạc lối bích đào". Năm 1964, vở nhạc kịch thứ nhì "Dương Quý Phi". Năm 1966 vở "Cô gái điên". Năm 1968 vở "Ả Đào say".
Năm 1965, Hoàng Thi Thơ trở thành đạo diễn điện ảnh với cuốn phim đầu tiên là "Cô Gái Điên"quay thành phim từ nhạc kịch cùng tên của ông, do Trung tâm Điện ảnh Quốc gia sản xuất.
Năm 1969, ông đạo diễn cho phim "Người cô đơn" do chính ông sản xuất. Sau khi ra đến hải ngoại, Hoàng Thi Thơ vẫn tiếp tục làm đạo diễn cho một số phim video như "Chuyện Tình Buồn", "Tiếng Hát Trong Trăng", "Người Đẹp Bạch Hoa Thôn" và "Chiêu Quân Cống Hồ".
Danh mục ca khúc
2000 đêm đau thương
Ai nhớ chăng ai
Bài ca dân nghèo
Bài ca đoạn trường
Bài thơ hòa bình
Bài thơ cuối cùng
Bài thơ má núng đồng tiền
2000
Bài thơ xuân
Bao giờ trở lại
Biết đâu tìm
Tôn Nữ Trà Mi
Biết thuở nào nguôi
Bóng hồng Việt Nam
Cành hoa trước gió
Các anh các chị
Cái trâm em cài
1971 Tôn Nữ Diễm Hồng
Chiếc quạt Xuân Hương
Chiều cố đô
Chiều mưa viễn xứ
Chiến sĩ hành
Chim vàng trên nón sắt
Chuyện tình cô lái đò bến Hạ
Chuyện tình người trinh nữ tên Thi
1970
Chúng mình
Chủ nhật xám
Con bướm nhà em
Con tim và nước mắt
Còn nhớ hay quên
Cô gái mới
Cung đàn tám hướng
Dậy thì
Diễm tình
1973 Tôn Nữ Trà Mi
Dù xa xôi vẫn thấy rất gần
Đám cưới trên đường quê
Đành quên sao
Tôn Nữ Trà Mi
Đẹp chiều thôn dã
Đẹp mấy mùa hoa
Đêm cuối cùng
1958
Điệu buồn dang dở
Điệu lý cò bay
Đôi mái chèo trăng
Đời sầu của ve
1973
Đưa em qua cánh đồng vàng
Đừng nói với anh
1964
1959
Em là nữ hoàng
Em như làn mây
Em về thăm lại quê anh
1956
Gặp lại người yêu
Gặp nhau
Gặp nhau giữa trời lưu lạc
Giã từ mẹ
1954
Giây phút chạnh lòng
Giọt lệ bên bờ biển Đông
Giọt sầu từ lầu Hoàng Hạc
Gót hồng trên con đường đất
Hình ảnh người không đợi
Hoa hồng một đóa
Hoa nữ sinh
Hỏi người còn nhớ đến ta
1973 Tôn Nữ Trà Mi
Khi người lính trở về quê hương
Khi tình yêu đến
Khúc hát chia tay
Kinh chiều
Lá vàng tượng trắng trong vườn lục xâm
Lá thư về làng
1955
Lời hát tạ ơn
Lời người bên kia Bến Hải
Lời người ra đi
Lời người ở lại
Lời thề của loài hoa trắng
Tôn Nữ Trà Mi
Lúa vàng sao sáng
Mái tranh chiều
Màu hoa thiên lý
Mặt trời lại sáng quê hương
Mối tình bất diệt
Mộng hồng
Một lần cuối
Một miếng trầu duyên
Một thoáng em về
Mời lên hái đóa hoa rừng
Múc ánh trăng vàng
Ngày buồn trôi qua ngày vui phải tới
Ngày vui lý tưởng
Ngày trọng đại
(trường ca)
Người cô đơn
(nhạc phim cùng tên)
Người nghệ sĩ mù
Nhạc vọng thôn chiều
1963
Như cánh phù du
Những ai chưa về
Những giòng lệ rơi
Những vòng hoa trắng
Nếu một ngày kia
Niềm đau của Thúy
Ô kìa đời bỗng dưng vui
Ôi chưa kịp nói với nhau một lời
Phố chiều
Phút đầu tiên
1959
Quê hương ta
Rong chơi cuối trời quên lãng
Rước tình về với quê hương
1973
Ruộng lúa nương dâu
Sao Bích Khê
Sống chết với nhau
Triệu Phong
Súng ơi
Ta dạy cho con
Tà áo cưới
Tại sao
Tâm tình gửi Huế
Tôn Nữ Trà Mi
Thiên đường của ta
Thôi chia ly từ đây
Thôn trăng mở hội trăng tròn
Thục Lan, giọt nước mắt da vàng
Thúy
Tiễn nàng sang ngang
Tìm anh
Tin ngày mai đến
Tin về đô thị
Tình anh
Tình anh tình em
Tình ca điên
Tình dang dở
Tình đêm liên hoan
Tình gần tình xa
Tình hồng cho em số 1
(Tình hồng cho em)
Tình hồng cho em số 2
(Đêm buồn)
Tình hồng cho em số 3
(Kinh cầu tình yêu)
Tình hồng cho em số 4
(Niềm đau của cát)
Tình hồng cho em số 5
(Rồi một ngày)
Tình hồng cho em số 6
(Lộng Ngọc)
Tình hồng cho em số 7
(Tạ tình)
Tình hồng cho em số 8
(Lệ buồn)
Tình hồng cho em số 9
(Ru nhau)
Tình hồng cho em số 10
(Góc trời của ta)
Tình mùa hoa đào
Tình sầu biên giới
Tình ta với mình
Tình vỡ
Tình yêu tuyệt vời 2
Tóc thề chấm vai
2001
Tôi nhớ tên anh
Tôi yêu Thúy
Trái tim Việt Nam
1956
Trời quê hương ta xanh
Triệu Phong
Tôn Nữ Trà Mi
Vần thơ thương nhớ
Vết chân đà điểu
Việt Nam ơi ngày vui đã tới
Việt Nam như đóa hoa xinh
Vũ khúc đồng quê
Vũ khúc yêu đời
Xây nhà bên suối
Xe hoa một chiếc
Xuân chết trong lòng tôi
1949
Yêu mãi còn yêu
Chú thích
^ 6 bài hát được phổ biến trở lại của Hoàng Thi Thơ là: Đường xưa lối cũ, Rước tình về với quê hương, Hình ảnh người em không đợi, Duyên quê, Túp lều lý tưởng, Múc ánh trăng vàng[2][3][4]
^ Nếu thấy oan, Đàm Vĩnh Hưng có thể kiện của tác giả Nhật Lệ trên báo Lao động 22/2/2006, Vietbao đăng lại. Bài báo có nhắc đến việc Phạm Duy và Hoàng Thi Thơ bị cấm về nhân thân (nghĩa là cấm lưu hành toàn bộ tác phẩm)
^ Cố Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Sau 33 năm “Rước tình về với quê hương”... Báo Tuổi trẻ Online, ngày 7 tháng 1 năm 2009
Ca Khúc Hoàng Thi Thơ
Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thúy Nga
Gia đình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Vợ chồng Hoàng Thi Thơ , 1989
Về thăm làng Bích Khê . 1993
Đường Xưa Lối Cũ
Trở về
Chân Dung Văn nghệ sĩ
Danh sách Tác giả
Emprunt Empreinte
MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.
[]
----------------------------------
trích từ blog phan nguyên
==================
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 13:30 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ