'đăng lại một số bài đã đăng trên "blog tản mạn văn chương/ thế phong " ( tháng 1/ 2016) -- / đinh bạch dân
hứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
mấy bài thơ lạ, hay, của lê thị huệ / đinh bạch dân giới thiệu (www.gio-o.com)
mấy bài thơ hay lê thị huệ
www.gio-o.com
mấy bài thơ lạ,hay, của lê thị huệ
đinh bạch dân giới thiệu
lê thị huệ [1953- ]
(photo: Internet)
sính 1953 tại Hà tĩnh (Trung bộ)
đã theo học đại học Văn khoa, ban Việt văn, và đại học Sư phạm
thuộc đại học Dalat 1971- 1973
tỵ nạn sang Hoa Kỳ năm 1975
tốt nghiệp MA, Psychology
giáo sư hướng dẫn đại học cộng đồng Evergreen Valley College, California
tự nhận ' nhà văn hải ngoại', người khởi sự viết văn bằng tiếng việt,
ở ngoài xứ sở Việt nam
sáng lập và điều hành trang văn chương, dịch thuật Gió-O
www.gio-o.com trên net từ 2001 đến nay
tác ohẩm đã xuất bản:
bụi hồng (chuyện ngắn, 1984)
kỷ niệm với My Ánh ( truyện vừa, 1987)
rồng rắn ( chuyện dài, 1989)
khởi đi từ ngày thơ để đến gần sự thật ( tùy bút, 1995)
canh thức cùng thơ mộng ( tuyển thơ-- cùng Trân Sa+ Vũ quỳnh Hương, 1996)
văn hoá trí tuệ nhìn từ hànội đầu thế kỷ 21 (2001)
tiếng dỗi hờn của thân xác (chuyện vừa, 2007)
(tác giả tự viết)
THIÊU THÂN
tôi đang níu đời sống
bằng sợi chỉ mành
nhảy qua 3 cái háng hốc vực thẳm
cuốn tôi vào bí mật điều hình như không biết
nhảy đi tôi thèm thuồm (sic)
khiêu vũ đi hãy ôm lấy đời sống
những đứa con hỏi mẹ
đi đâu
những người đàn ông nói anh yêu em
bờ ngực em hơn cả
đời sống
sợi chỉ hồng âm nhạc
bảo tôi
hát lớn lên làm dịu êm đớn đắng
sợi chỉ xanh thi ca
nhéo tôi
làm thơ đi hãy làm thơ đi
sợi chỉ tím con gái
nói
hãy vỗ về lòng lương thiện của
thân xác
tôi thiêu thân một lần nhé,
hỡi
đời sống
tôi chết rồi thắp lên bia mộ
tôi sợi khói sáng tạo
NGOÀI CÔNG TRƯỜNG
Đấm ngược lên mây với vọng thiên thu sân tạo hóa
ngoẵng thép dài từ châu Á sáng lòa đến hải cảng châu Phi
chóp buyn-đinh Kulua Lumpur đứng cưỡi nóc trời
ánh sáng khổng lồ chãnh lóe giàn khoan Hy Mã Lạp
những chiếc mũ phơi sương bờ cọc nhọn Men at Work
công trường xây dựng ầm ầm tiếng động cơ dài
cánh tay người đàn ông rậm sợi lông đa tình
choàng những chùm xanh Gothic Phục hưng Trung cổ
Hỡi năm nghìn tầng tỏa ngực chàng thanh niên
tôi ngưỡng vọng người đàn ông lực lưỡng ném viên
sỏi sơ đồ xây dựng
---
chỉ một chữ viết hoa, ở đầu mỗi đoạn thơ. (Bt)
40
chín mùi, thơm nốt nhạc mưa
trên những sợi tóc bạc
rất gần, rất già, rất ngứa một chỗ.
Chiều thứ 3, nghỉ, ngủ nhà giữa những cơn bão
thổi suốt thiên hạ bật tất trên đường phố
riêng mình tôi đại dương thân thể
trôi lềnh phềnh không dây phanh tế bào.
Ngủ. Ngủ. Ngủ. Ôi những giấc ngủ
của chiều thứ 3 giữa những năm 40.
Nụ cười đực ngựa của người đàn ông
về giữa những giấc mơ
ướt những giấc ngủ
bắt tay với thân xác không chối từ
lẳng lơ những giấc mơ
của đàn bà giữa năm 40.
1995
50
em vẫn khóc như chưa bao giờ biết khóc
người đàn bà 50 khóc không một bờ vai
nước mắt chảy ướt xanh ươn ngực rũ
em không còn là một người mẹ nhỏ
em khóc không chồng ngồi bên
em khóc không một bầu trời hiền thắp hoa trăng
lẻ loi
em khóc không một tiếng chim kêu
em khóc không tình yêu
giọt nước mắt tặng người đàn ông không biết bú
sự dịu dàng
em
ở chốn trần gian nào em là giọt lệ hóa băng đời
người đàn bà 50 không, hơn cả những con số không
anh thì ở xa em thì không biết đến
em vẫn khóc như chưa bao giờ biết khóc
sự trấn lột của những người đàn ông khác hung hãn và thô tục
họ làm em sợ
em khóc nửa đêm
ướt chữ
lê thị huệ
www.gio-o.com
www.gio-o.com
mấy bài thơ lạ,hay, của lê thị huệ
đinh bạch dân giới thiệu
lê thị huệ [1953- ]
(photo: Internet)
sính 1953 tại Hà tĩnh (Trung bộ)
đã theo học đại học Văn khoa, ban Việt văn, và đại học Sư phạm
thuộc đại học Dalat 1971- 1973
tỵ nạn sang Hoa Kỳ năm 1975
tốt nghiệp MA, Psychology
giáo sư hướng dẫn đại học cộng đồng Evergreen Valley College, California
tự nhận ' nhà văn hải ngoại', người khởi sự viết văn bằng tiếng việt,
ở ngoài xứ sở Việt nam
sáng lập và điều hành trang văn chương, dịch thuật Gió-O
www.gio-o.com trên net từ 2001 đến nay
tác ohẩm đã xuất bản:
bụi hồng (chuyện ngắn, 1984)
kỷ niệm với My Ánh ( truyện vừa, 1987)
rồng rắn ( chuyện dài, 1989)
khởi đi từ ngày thơ để đến gần sự thật ( tùy bút, 1995)
canh thức cùng thơ mộng ( tuyển thơ-- cùng Trân Sa+ Vũ quỳnh Hương, 1996)
văn hoá trí tuệ nhìn từ hànội đầu thế kỷ 21 (2001)
tiếng dỗi hờn của thân xác (chuyện vừa, 2007)
(tác giả tự viết)
THIÊU THÂN
tôi đang níu đời sống
bằng sợi chỉ mành
nhảy qua 3 cái háng hốc vực thẳm
cuốn tôi vào bí mật điều hình như không biết
nhảy đi tôi thèm thuồm (sic)
khiêu vũ đi hãy ôm lấy đời sống
những đứa con hỏi mẹ
đi đâu
những người đàn ông nói anh yêu em
bờ ngực em hơn cả
đời sống
sợi chỉ hồng âm nhạc
bảo tôi
hát lớn lên làm dịu êm đớn đắng
sợi chỉ xanh thi ca
nhéo tôi
làm thơ đi hãy làm thơ đi
sợi chỉ tím con gái
nói
hãy vỗ về lòng lương thiện của
thân xác
tôi thiêu thân một lần nhé,
hỡi
đời sống
tôi chết rồi thắp lên bia mộ
tôi sợi khói sáng tạo
NGOÀI CÔNG TRƯỜNG
Đấm ngược lên mây với vọng thiên thu sân tạo hóa
ngoẵng thép dài từ châu Á sáng lòa đến hải cảng châu Phi
chóp buyn-đinh Kulua Lumpur đứng cưỡi nóc trời
ánh sáng khổng lồ chãnh lóe giàn khoan Hy Mã Lạp
những chiếc mũ phơi sương bờ cọc nhọn Men at Work
công trường xây dựng ầm ầm tiếng động cơ dài
cánh tay người đàn ông rậm sợi lông đa tình
choàng những chùm xanh Gothic Phục hưng Trung cổ
Hỡi năm nghìn tầng tỏa ngực chàng thanh niên
tôi ngưỡng vọng người đàn ông lực lưỡng ném viên
sỏi sơ đồ xây dựng
---
chỉ một chữ viết hoa, ở đầu mỗi đoạn thơ. (Bt)
40
chín mùi, thơm nốt nhạc mưa
trên những sợi tóc bạc
rất gần, rất già, rất ngứa một chỗ.
Chiều thứ 3, nghỉ, ngủ nhà giữa những cơn bão
thổi suốt thiên hạ bật tất trên đường phố
riêng mình tôi đại dương thân thể
trôi lềnh phềnh không dây phanh tế bào.
Ngủ. Ngủ. Ngủ. Ôi những giấc ngủ
của chiều thứ 3 giữa những năm 40.
Nụ cười đực ngựa của người đàn ông
về giữa những giấc mơ
ướt những giấc ngủ
bắt tay với thân xác không chối từ
lẳng lơ những giấc mơ
của đàn bà giữa năm 40.
1995
50
em vẫn khóc như chưa bao giờ biết khóc
người đàn bà 50 khóc không một bờ vai
nước mắt chảy ướt xanh ươn ngực rũ
em không còn là một người mẹ nhỏ
em khóc không chồng ngồi bên
em khóc không một bầu trời hiền thắp hoa trăng
lẻ loi
em khóc không một tiếng chim kêu
em khóc không tình yêu
giọt nước mắt tặng người đàn ông không biết bú
sự dịu dàng
em
ở chốn trần gian nào em là giọt lệ hóa băng đời
người đàn bà 50 không, hơn cả những con số không
anh thì ở xa em thì không biết đến
em vẫn khóc như chưa bao giờ biết khóc
sự trấn lột của những người đàn ông khác hung hãn và thô tục
họ làm em sợ
em khóc nửa đêm
ướt chữ
lê thị huệ
www.gio-o.com
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
bài thơ khóc bạn văn ấn tượng: từ nay thế giới vắng đinh cường / thơ lãm thúy ( blog phạm cao hoàng/ usa)
từ nay thế giới vắng đinh cường...
blog pch/ usa
từ nay thế giới vắng
đinh cường
thơ lãm thúy
tranh đinh cường
(ảnh: Internet)
Chị Ý báo tin buồn. Thứ bảy
lặng người không nói. Nói gì hơn?
anh không ở nữa thì thôi vậy
từ nay thế giới vắng đinh cường!
Có nghĩa là không còn nét vẽ
những người thiếu nữ dáng như mơ
những người thiếu nữ xanh như liễu
rất mỏng manh và rất đỗi Thơ!
Có nghĩa từ đây Sài gòn Quán
sẽ trống thêm đi một chỗ ngồi
gặp nhau, dù có bao nhiêu bận
không ai còn có thể nào vui !
Sẽ nhớ, dù sức tàn, lực kiệt
cũng gom tàn lực để mà đi
cố đến cùng bạn bè thân thiết
chua xót nhìn nhau biết nói gì?
Có nghĩa lần sau ra mắt sách
không còn ai viết tặng bài thơ
nét vẽ vội vàng trong khoảnh khắc
gói lòng trân quý có ai ngờ!
Có nghĩa từ đây trên kệ sách
những người thiên cổ đã tương phùng
chỉ có riêng mình ta thống trách
giận rằng không gặp lúc lâm chung!
Giận không gửi bài thơ viết sẵn
bây giờ còn biết gửi cho ai?
bảo biết lâu rồi: đời ngắn lắm
vậy mà: để muộn mãi không hay !
Đêm nay gió lạnh nhiều, Anh ạ
mở cửa ra nhìn bóng tuyết bay
chợt nhớ, lòng sao sầu thảm quá
chỗ ấy đêm nay chắc lạnh đây !
Cõi ấy, một mình đêm buốt giá
từ nay sẽ lạnh đến thiên thu
nhưng niềm thương tiếc bao la quá
mong ấm lòng Anh cuộc viễn du.
lãm thúy
January 12, 2016.
(source: blog phạm cao hoàng)
đinh cường (đứng giữa, mặc áo đen)
lãm thúy (hàng 2, từ trái qua)
(courtesy photo: blog pch)
---
* chỉ một chữ đầu đoạn thơ, viết chữ hoa.
(Bt)
blog pch/ usa
từ nay thế giới vắng
đinh cường
thơ lãm thúy
tranh đinh cường
(ảnh: Internet)
Chị Ý báo tin buồn. Thứ bảy
lặng người không nói. Nói gì hơn?
anh không ở nữa thì thôi vậy
từ nay thế giới vắng đinh cường!
Có nghĩa là không còn nét vẽ
những người thiếu nữ dáng như mơ
những người thiếu nữ xanh như liễu
rất mỏng manh và rất đỗi Thơ!
Có nghĩa từ đây Sài gòn Quán
sẽ trống thêm đi một chỗ ngồi
gặp nhau, dù có bao nhiêu bận
không ai còn có thể nào vui !
Sẽ nhớ, dù sức tàn, lực kiệt
cũng gom tàn lực để mà đi
cố đến cùng bạn bè thân thiết
chua xót nhìn nhau biết nói gì?
Có nghĩa lần sau ra mắt sách
không còn ai viết tặng bài thơ
nét vẽ vội vàng trong khoảnh khắc
gói lòng trân quý có ai ngờ!
Có nghĩa từ đây trên kệ sách
những người thiên cổ đã tương phùng
chỉ có riêng mình ta thống trách
giận rằng không gặp lúc lâm chung!
Giận không gửi bài thơ viết sẵn
bây giờ còn biết gửi cho ai?
bảo biết lâu rồi: đời ngắn lắm
vậy mà: để muộn mãi không hay !
Đêm nay gió lạnh nhiều, Anh ạ
mở cửa ra nhìn bóng tuyết bay
chợt nhớ, lòng sao sầu thảm quá
chỗ ấy đêm nay chắc lạnh đây !
Cõi ấy, một mình đêm buốt giá
từ nay sẽ lạnh đến thiên thu
nhưng niềm thương tiếc bao la quá
mong ấm lòng Anh cuộc viễn du.
lãm thúy
January 12, 2016.
(source: blog phạm cao hoàng)
photo: pch - schbila 25.1. 2016
đinh cường (đứng giữa, mặc áo đen)
lãm thúy (hàng 2, từ trái qua)
(courtesy photo: blog pch)
---
* chỉ một chữ đầu đoạn thơ, viết chữ hoa.
(Bt)
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
lê thị huệ giới thiệu cánh cửa , thi tập nguyễn thùy song thanh ( nxb trẻ tp. hcm)
lê thị huệ giới thiệu cánh cửa .. thi tập nguyễn ....
(nxb trẻ, tp. hcm)
lê thị huệ giới thiệu:
cánh cửa / nguyễn thùy song thanh
cánh cửa / thi tập nguyễn thùy song thanh
(nxb trẻ/ tp. hcm -- bìa thơ in kèm bài giới thiệu)
(...)
Lần đầu tiên, tôi gặp được một người đàn bà Việt nam xuất chiêu thơ vũ bão. Bài thơ sương phụ thời chiến tranh năm 1975 của bà; tôi đọc được -- là cảnh Saigon đi qua chiến tranh:
Chủ nhật [19]65
buổi sáng thăm chàng ở Trại nhập ngũ số 3
buổi chiều ở Saigon ngó ngực Diễm Thúy
buổi tới về nhà nghe nhạc Phạm Duy
nửa đêm chợt khóc khi con bú
thơ Cánh cửa xuất bản , năm bà ngoài 70. Sang sảng giọng. Quyền uy lộng lẫy nữ sức, với suy tưởng, ngôn ngữ táo bạo, hào phóng nhất [của] thi ca. Và rằng, làm thơ khi cần; thì không lý gì đến tuổi tác, thời gian, giống phái; và, đề tài.
Bà cho 'de' ra cái hão huyền trong khái niệm 2 chữ 'Nàng Thơ'. Mà từ trước đến nay; như một báu vật của giống phái đàn ông muốn thờ phượng. Thơ phải là 'Nữ'và 'Trẻ'
(...)
Ở đâu ra một 'lòai thơ' với sự mạnh của tâm hồn; và, sự mạnh mẽ của chữ nghĩa, ở bà Nguyễn Thùy Song Thanh; đến thế !
Khi bà đến với diễn đàn 'Gió O' ; tôi nào để ý đến tuổi tác ai. Chi biết nhà thơ Nguyễn thanh Châu ở Arizona gửi thơ anh+ thơ bạn bè đến -- trong đó có thơ của Nguyễn Thùy Song Thanh, Khoa Hữu, Trần duyên Tưởng, từ Việt nam. Tôi đọc thơ bà lập tức; nhớ đến những xúc động, khi đọc những bài thơ Mai Thảo gửi; những năm ông đã ngoài 60, sống một mình sau phố Song Long, thuộc khu Bolsa hải ngoại. Và tôi đã nói với ông; thơ của Mai Thảo sẽ còn lại hơn toàn bộ tiểu thuyết vẩn vơ của Mai Thảo. Và; tôi đã hào hứng viết một bài giới thiệu tập thơ duy nhất của ông,' Ta thấy hình ta những miếu đền', gửi đến ông.
Bà [Nguyễn Thùy Song Thanh] sinh ra ở Sa đéc, cũng là nơi chào đời của [nữ] nhà văn nổi sóng sầu ' l' Amour'/ Marguerite Duras ...
(...)
LÊ THỊ HUỆ
(trích từ <vandoanviet. blogspot.com>
trích thơ nguyễn thùy song thanh
Ở HỒ ITASCA
Rừng xưa tịch mịch trùng trùng xanh
nghe như nơi ẩn những tiền nhân
đã vốc nước uống bên hồ lạnh
đã nhập vào đa lăn theo trăng.
Trí lực đất trời tụ xuống đáy Itasca
đẩy dòng trôi miết tới Mexico
nước có bao giờ về thăm lại
dù một lần thôi Istaca.
Nước cuốn đi cuốn đi Mississippi
qua ghềnh trắc trở thác phân ly
nằm im trong đá ôm truyền thuyết
xuất từ trăm trứng nhất tề đi.
Đi khắp sơn hà khắp thế gian
khắp cõi ba ngàn đâu bản nguyên
đâu cũng một vầng trăng độc thoại
một mặt trời thịnh nộ giá băng.
Cội nguồn ta đâu Istaca
Sàigòn hay Tiền giang quê nhà
cuối cùng rồi cũng gặp Thượng đế
ở tầng trời mịt cao xa.
MINNESOTA
nguyễn thùy song thanh
http://www.gio-o.com/NguyenThuySongThanh.html
---
* chỉ một chữ đầu mỗi đoạn thơ , viết chữ hoa . (Bt)
(nxb trẻ, tp. hcm)
lê thị huệ giới thiệu:
cánh cửa / nguyễn thùy song thanh
cánh cửa / thi tập nguyễn thùy song thanh
(nxb trẻ/ tp. hcm -- bìa thơ in kèm bài giới thiệu)
(...)
Lần đầu tiên, tôi gặp được một người đàn bà Việt nam xuất chiêu thơ vũ bão. Bài thơ sương phụ thời chiến tranh năm 1975 của bà; tôi đọc được -- là cảnh Saigon đi qua chiến tranh:
Chủ nhật [19]65
buổi sáng thăm chàng ở Trại nhập ngũ số 3
buổi chiều ở Saigon ngó ngực Diễm Thúy
buổi tới về nhà nghe nhạc Phạm Duy
nửa đêm chợt khóc khi con bú
thơ Cánh cửa xuất bản , năm bà ngoài 70. Sang sảng giọng. Quyền uy lộng lẫy nữ sức, với suy tưởng, ngôn ngữ táo bạo, hào phóng nhất [của] thi ca. Và rằng, làm thơ khi cần; thì không lý gì đến tuổi tác, thời gian, giống phái; và, đề tài.
Bà cho 'de' ra cái hão huyền trong khái niệm 2 chữ 'Nàng Thơ'. Mà từ trước đến nay; như một báu vật của giống phái đàn ông muốn thờ phượng. Thơ phải là 'Nữ'và 'Trẻ'
(...)
Ở đâu ra một 'lòai thơ' với sự mạnh của tâm hồn; và, sự mạnh mẽ của chữ nghĩa, ở bà Nguyễn Thùy Song Thanh; đến thế !
Khi bà đến với diễn đàn 'Gió O' ; tôi nào để ý đến tuổi tác ai. Chi biết nhà thơ Nguyễn thanh Châu ở Arizona gửi thơ anh+ thơ bạn bè đến -- trong đó có thơ của Nguyễn Thùy Song Thanh, Khoa Hữu, Trần duyên Tưởng, từ Việt nam. Tôi đọc thơ bà lập tức; nhớ đến những xúc động, khi đọc những bài thơ Mai Thảo gửi; những năm ông đã ngoài 60, sống một mình sau phố Song Long, thuộc khu Bolsa hải ngoại. Và tôi đã nói với ông; thơ của Mai Thảo sẽ còn lại hơn toàn bộ tiểu thuyết vẩn vơ của Mai Thảo. Và; tôi đã hào hứng viết một bài giới thiệu tập thơ duy nhất của ông,' Ta thấy hình ta những miếu đền', gửi đến ông.
Bà [Nguyễn Thùy Song Thanh] sinh ra ở Sa đéc, cũng là nơi chào đời của [nữ] nhà văn nổi sóng sầu ' l' Amour'/ Marguerite Duras ...
(...)
LÊ THỊ HUỆ
(trích từ <vandoanviet. blogspot.com>
trích thơ nguyễn thùy song thanh
Ở HỒ ITASCA
Rừng xưa tịch mịch trùng trùng xanh
nghe như nơi ẩn những tiền nhân
đã vốc nước uống bên hồ lạnh
đã nhập vào đa lăn theo trăng.
Trí lực đất trời tụ xuống đáy Itasca
đẩy dòng trôi miết tới Mexico
nước có bao giờ về thăm lại
dù một lần thôi Istaca.
Nước cuốn đi cuốn đi Mississippi
qua ghềnh trắc trở thác phân ly
nằm im trong đá ôm truyền thuyết
xuất từ trăm trứng nhất tề đi.
Đi khắp sơn hà khắp thế gian
khắp cõi ba ngàn đâu bản nguyên
đâu cũng một vầng trăng độc thoại
một mặt trời thịnh nộ giá băng.
Cội nguồn ta đâu Istaca
Sàigòn hay Tiền giang quê nhà
cuối cùng rồi cũng gặp Thượng đế
ở tầng trời mịt cao xa.
MINNESOTA
nguyễn thùy song thanh
http://www.gio-o.com/NguyenThuySongThanh.html
---
* chỉ một chữ đầu mỗi đoạn thơ , viết chữ hoa . (Bt)
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016
' ghi chép về dương thu hương : những năm 1985- 1986 "/ vương trí nhàn ( blog vương trí nhàn/ hà nội)
'ghi chép về dương thu hương: 1985-86'
blog vương trí nhàn (hànội)
ghi chép về dương thu hương:
những năm 1985- 86
vương trí nhàn
nữ văn sĩ dương thu hương [1947- ]
trả lời phỏng vấn nhật báo người việt (Mỹ)
(ảnh chụp trên màn ảnh vô tuyến)
'các đoạn ghi chép này đã được đưa lên blog ngày 13- 3- 2012 -- nay, xin đưa lại; để bổ sung cho việc tìm hiểu tác phẩm Dương thu Hương ; ' như một hiện tượng văn học hậu chiến' (17/1/ 2016 / VTN )
20/ 2
Họp ở nhà xuất bản Giáo dục, bàn về biên tập cuốn '20 truyện ngắn chọn lọc 1945-1885'. Cái điều làm mọi người buồn bã nhất, ấy là hiếm có truyện hay. Ông Đỗ quang Lưu chê truyện còn thiếu 'action' (hành động); truyện nói nhiều quá, truyện không hoàn chỉnh.
" Thời kỳ ta có nhiều truyện hay, vẫn là thời kỳ 1954- 1964"
" Có nhiều tác giả đã thành danh: Tô Hoài, Bùi Hiển, không có cái hay; cả Nguyễn quang Sáng, cả Anh Đức. ( Tô Hoài chỉ ăn ...)"
" Có những người như Vũ thị Thường lạc chất của mình. (đáng lẽ là chất đời thường lại sang xã hội, chinh trị .)"
" Cấu trúc các truyện thường yếu, không mấy khi có sự gặp gỡ giữa nhân vật + cốt truyện v.v. ..."
Riêng tôi [VTN] đọc lại, còn thấy loại, như Đỗ Chu, Dương thu Hương có nhiều cảm quan lạc hậu. Đỗ Chu trì trệ trong cảm giác bằng lòng, hòa hợp, biết ơn. Dương thu Hương mới trong đại cương, nhưng trong chi tiết; vẫn là hôm nay. Ghét những người chỉ biết đến mình. Đề cao hy sinh vì người khác. Sợ tiện nghi. Co những nét tạm gọi là ác.
Đúng là có một thời, cả dân tộc kính sợ hạnh phúc; vì cho rằng hạnh phúc, khiến mình không còn chiến đấu được nữa. Những tiêu chuẩn thông thường ở con người dường như mất quyền tồn tại.
Trên cái nền chung này, [Dương thu] Hương căm giận mấy cũng là vô ích.
21/2
Một chuyện nghe được về ông [Nguyễn đình] Thi, do [Dương thu] Hương kể cho Huy Phương, [rồi] Huy Phương kể lại cho Nguyễn thành Long.
Ông Nguyễn đình Thi lên Quảng bá sáng tác.
Quen như một số người khác, mang cái mình mới viết sang đọc cho [Dương thu] Hương nghe; giọng lên bổng xuống trầm, ra điều cảm động lắm. Vừa đọc được vài câu, bị Hương dội gáo nước lạnh.
" Thôi đủ rồi, chán cái giọng lên bổng xuống trầm, tán gái của anh lắm rồi!"
" Ồ nhà văn gì 'côn đồ' thế này."
" Ừ, thì 'côn đồ' đấy, nhưng cầm đồ ra khỏi phòng này ngay đi."
Khi kể lại, Hương lại nói thêm:
" Tôi ăn lương ở Điện ảnh, chứ đâu có phải bên hội Nhà văn; tôi cần gì."
14/4
Những lần đối diện với Dương thu Hương. Thoáng thấy một nét gì sớm cũ càng [của] cái con người có vẻ đang chống phá lung tung đó. Cái miệng gồm 2 hàm răng thật đều xít vào nhau, toát lên một thoáng khiêu khích. Còn làm duyên dáng gì với nhau nữa. Không có thần tượng, không ai cứu được ai trong cuộc đời này. Tuy vậy, khi tôi nói thẳng những nhận xét tàn nhẫn ấy; thì Dương thu Hương gật đầu.
" Đúng, tôi nhận là tôi phong kiến, cay nghiệt ... viết xong là biết nó thuộc về ngày hôm qua rồi; hôm nay mình phải khác."
Tôi hay bảo Hương như kẻ ..." muốn hét lên một tiếng giữa mọi người; [rồi] muốn ra sao thì ra, nhưng phải hét, thì mới chịu được."
Nguyễn Kiên:
" Dương thu Hương là gì? Nó là sự phản ứng lại một thời. Một thời mọi thứ xuôi theo một kiểu. Bây giờ người ta không chịu thế. Người ta tập nói ngược lại. Loại trừ bọn phá hoại, bọn bành trường; thì, nó cỏn là tâm lý mọi người bình thường. Vì thế mới có nó. Nó cứ nói tuốt luốt ra cả."
...
12/ 6
Dương thu Hương hay bảo tôi, 'dân mặt trắng nhợt ra, vì chả đi đâu, chỉ đọc sách; giữa cuộc đời chỉ là dân 'típ thôi. "
[Vương trí] Nhàn:
" Bây giờ bà Hương này, có tài , nổi tiếng rồi, có nhà riêng rồi; bây giờ chỉ cần một gia đình êm ấm."
Nguyễn Kiên cũng ngồi đấy, cười [tủm tỉm],
" Ông này 'âm lịch' quá, thời này còn nghĩ đến chuyện gia đình êm ấm. Cứ nổi tiếng là được rồi, chứ cần gì."
Nói chuyện với DtHương, có cả [Nguyễn phan] Hách, [Lại nguyên] Ân; Hương ngồi kể về hoàn cảnh của mình. Lấy chồng trong sự thúc ép, đang cô độc; vì một kỷ luật vớ vẩn của lớp học.
Lão Bằng này hay mò đến. Lão ta còn dọa, không lấy lão; sẽ băm chết. Cảm thấy bị lão ám quá, làm ào đi:
" Anh về anh bảo mẹ anh tới đây."
Nhưng về với nhau được vài hôm là đánh vợ, mặc dầu bây giờ vẫn yêu Hương; yêu ghê gớm.
DtHương:
"Tôi ly thân chồng 6 năm, ở riêng đã 2 năm. Nhiều đứa đến nhòm ngó chứ. Nhưng không như Xuân Quỳnh; tôi không việc gì phải 'toáy' cả lên. Sống thiếu đàn ông một 2 tháng là không chịu nổi, việc gì cũng phải trả giá của nó cả.
... Con gái chúng nó dở hơi lắm. Nhớ có lần đi hội, đêm ngủ với mấy' con nhà thơ'. Một đứa đọc thơ về 'anh hói', một đứa về anh 'rậm râu'; đến tận 3 giờ mới thôi. Tôi bảo chúng nó: " tao; thì tao yêu lão 'bán phở', còn hơn là 2 'lão già' ấy. Thôi im đi cho tao ngủ. Thế mà hôm sau về, còn thấy con Nhàn nó thề thốt nịnh chồng, thổi cơm nếp cho chồng ăn nữa. "
Ở DtHương là một thái độ lạnh lùng ghê rợn; khi nhìn vào đời tư mọi người.
" Tôi có mấy đứa em ở Sân khấu, nó kể chuyện:
'khổ lắm, như ông [Lưu quang]Vũ khao khát tình yêu, vẫn bị bọn con gái lừa cho; những con 'đĩ giòi' ra rồi, nhưng nó ỏn thót, nó xin vai. Mấy đứa đàn em tôi bảo: 'khổ ông [Lưu quang] Vũ, có biết gì đâu? Còn như con mẹ [Xuân] Quỳnh, từng này tuổi con cắt tóc ngắn, diện quần 'bò', áo' phông'' -- chỉ loại con gái chưa có lớp mỡ ở bụng mới dám diện như vậy. Rồi đến ngồi cạnh chồng, lắc lắc cái đầu, như 18, 20; chung quanh nó thấy chướng lắm. Nên; bọn trẻ nó lại càng muốn trêu ngươi, để chứng tỏ cái quyền lực của nó: quyền trẻ đẹp, chứ còn gì nữa. Tôi như con Quỳnh; tôi cứ sống đúng là tôi. Nhưng nó thì không dám, không chịu được. Mà già rồi cón gì !"
[Nguyễn phan] Hách nói thêm, lắm lúc nhìn vào mặt [Xuân] Quỳnh, lòng đen nó cứ bạc xám ra; thấy già đi, rõ quá. Chồng đi vắng là bần thần. Rồi kêu chán đời. Chồng về, lại kể chuyện xót sa, tuy vẫn là đùa vui, nhưng xót sa. Chẳng hạn như kể là hôm nọ; có con bé nào đến rủ [Lưu quang] Vũ đi xem..., Quỳnh phải gầm lên, " ...hôm qua, anh xuống ăn cơm nguội chỗ mẹ, anh thắt lưng bằng cái dây chuối [thực tế: giây thừng]; thì có ai đến thăm anh không ?"
" Rồi bọn em chồng ở nhà, nó phải nói thêm vào nữa; mới thôi.
"Được cái, Quỳnh nó còn trẻ; đi với nhau còn hợp."
" Trẻ già mà! Vũ nó phải khó chịu chứ ."
DtHương kể về T. Ngày nào T. + Hương rất thân nhau; Hương hay cùng T. đến Thu Bồn. Gớm, một tình yêu tha thiết. Thấy Thu Bồn ra mà cả người nàng cứ run lên. Lấn ấy, T. cho rằng DtHương phải bám T. để đăng bài. Tôi mới đến, tôi bảo lão Bổng, ' Tôi 'ỉa' vào đăng bài ở chỗ này; chứng nào mà con T. nó còn làm biên tập ở đây. Không đăng, thì đã chết ai?"
Nhưng những lời DtHương kể ghe gớm nhất, là về Nguyễn đình Thi + Tô Hoài.
Đúng là có lần mắng mỏ [Nguyễn đình] Thi, cái lần ở Quảng bá (tôi đã ghi ở phần trên). Sau đó, Thi vẫn phải làm lành. Tô Hoài cũng vậy. Năm ngoái; họ đi trại Đại lãi với nhau, DtHương công kích, Tô Hoài vuốt mặt không kịp. Nhân [thể] nói về một cô biên tập nào đó ở bên [nxb] Kim Đồng. Tô Hoài chê trông như con voi già, Dương thu Hương mới đá luôn,"nhưng nó còn đỡ hơn cái con mẹ mà anh đã húp cả 'cặn'." Thế là Tô Hoài lại cười hí hí. Lão toàn ngồi kể chuyện đi chơi với cô đầu quỵt; rồi' tắc 'ống khói' ra sao. v.v ... Trong đám ngồi đấy, chỉ có Nguyễn minh Châu là ' nghếch 'sừng' lên nghe. Thấy DtHương nói [về] đồng nghiệp, nhiều khi tàn tệ; Nguyễn Kiên ngồi ngoài cũng phát cáu . Nhưng hôm vừa rồi, nhân ti-vi quay về các nhà văn; Tô Hoài đến làm lành với Dương thu Hương. Thế là Hương lại đốp luôn," ... từ giờ trở đi, bọn trẻ nó làm lành [với] lãnh đạo; chắc nó cũng không quá đáng đến nước 'húp hết cả phần anh em." Nói thế, là Tô Hoài chạnh lòng, lão đánh bài 'chuồn'.
Nhìn vào tác phẩm, dễ thấy ở H. là cả một sự hỗn tạp, một cái gì rất cũ có mặt bên cái gì rất mới. Những ngày ở Quảng bình, sao không mang vào đây. Hình như, thấm những ngày đó quá, nên mới có phản ứng như bây giờ .[VTN)
Đọc vẫn thấy có một sự công phẫn, kêu giời lên; vì những cái xấu xa chung quanh. Nói tướng lên, chửi; vì 'đau quá' ! (gợi nhớ tới trương hợp Vũ trọng Phụng). Không tìm thấy một sự bình thản [nào]?
(...) -tạm lược trên 40 dòng. (Bt)
cái điều tôi [Vương trí Nhàn] sẽ phải viết cho được; khi nói về Xuân Quỳnh + Dương thu Hương; sự hạn chế của những tài năng hàng đầu. Họ chỉ đến thế.
Vương trí Nhàn: " nên làm những tập truyện ngắn thật đầu tay."
Dương thu Hương:" Dạo này tôi không thể viết ngắn được nữa. Hóa ra mọi chuyện cũng theo thói quen. Lúc đầu thì thơ, rồi truyện ngắn; sau nữa là truyện dài."
Không ai nhớ tới sự đột ngột xuất hiện. Người ta chỉ còn nói tới một nhu cầu.
1986.
VTN
(Blog Vương trí Nhàn)
--------
DƯƠNG THU HƯƠNG
Dương thu Hương est une romancière et une dissidente politique viêtnamienne qui participe à la renaissance littéraire du Viêt nam dans les années 1980, tout comme Nguyễn huy Thiệp, Phạm thị Hoài, Bảo Ninh et bien d' autres encore. En plus d' être connue pour ses oeuvres littéraires elle est aussi connue sur le plan internationale pour sa lutte en faveur de la démocartie et de la liberté, ce qui lui vaut d' être surveillée par les autorités viêtnamiennes. En plus du viêtnamien, ellle mai^trise aussi la langue francaise. Elle a recu le grand prix des lectrices de Elle 2007 pour son roman 'Terre des oublis' ... -WIKIPEDIA-
blog vương trí nhàn (hànội)
ghi chép về dương thu hương:
những năm 1985- 86
vương trí nhàn
nữ văn sĩ dương thu hương [1947- ]
trả lời phỏng vấn nhật báo người việt (Mỹ)
(ảnh chụp trên màn ảnh vô tuyến)
'các đoạn ghi chép này đã được đưa lên blog ngày 13- 3- 2012 -- nay, xin đưa lại; để bổ sung cho việc tìm hiểu tác phẩm Dương thu Hương ; ' như một hiện tượng văn học hậu chiến' (17/1/ 2016 / VTN )
20/ 2
Họp ở nhà xuất bản Giáo dục, bàn về biên tập cuốn '20 truyện ngắn chọn lọc 1945-1885'. Cái điều làm mọi người buồn bã nhất, ấy là hiếm có truyện hay. Ông Đỗ quang Lưu chê truyện còn thiếu 'action' (hành động); truyện nói nhiều quá, truyện không hoàn chỉnh.
" Thời kỳ ta có nhiều truyện hay, vẫn là thời kỳ 1954- 1964"
" Có nhiều tác giả đã thành danh: Tô Hoài, Bùi Hiển, không có cái hay; cả Nguyễn quang Sáng, cả Anh Đức. ( Tô Hoài chỉ ăn ...)"
" Có những người như Vũ thị Thường lạc chất của mình. (đáng lẽ là chất đời thường lại sang xã hội, chinh trị .)"
" Cấu trúc các truyện thường yếu, không mấy khi có sự gặp gỡ giữa nhân vật + cốt truyện v.v. ..."
Riêng tôi [VTN] đọc lại, còn thấy loại, như Đỗ Chu, Dương thu Hương có nhiều cảm quan lạc hậu. Đỗ Chu trì trệ trong cảm giác bằng lòng, hòa hợp, biết ơn. Dương thu Hương mới trong đại cương, nhưng trong chi tiết; vẫn là hôm nay. Ghét những người chỉ biết đến mình. Đề cao hy sinh vì người khác. Sợ tiện nghi. Co những nét tạm gọi là ác.
Đúng là có một thời, cả dân tộc kính sợ hạnh phúc; vì cho rằng hạnh phúc, khiến mình không còn chiến đấu được nữa. Những tiêu chuẩn thông thường ở con người dường như mất quyền tồn tại.
Trên cái nền chung này, [Dương thu] Hương căm giận mấy cũng là vô ích.
21/2
Một chuyện nghe được về ông [Nguyễn đình] Thi, do [Dương thu] Hương kể cho Huy Phương, [rồi] Huy Phương kể lại cho Nguyễn thành Long.
Ông Nguyễn đình Thi lên Quảng bá sáng tác.
Quen như một số người khác, mang cái mình mới viết sang đọc cho [Dương thu] Hương nghe; giọng lên bổng xuống trầm, ra điều cảm động lắm. Vừa đọc được vài câu, bị Hương dội gáo nước lạnh.
" Thôi đủ rồi, chán cái giọng lên bổng xuống trầm, tán gái của anh lắm rồi!"
" Ồ nhà văn gì 'côn đồ' thế này."
" Ừ, thì 'côn đồ' đấy, nhưng cầm đồ ra khỏi phòng này ngay đi."
Khi kể lại, Hương lại nói thêm:
" Tôi ăn lương ở Điện ảnh, chứ đâu có phải bên hội Nhà văn; tôi cần gì."
14/4
Những lần đối diện với Dương thu Hương. Thoáng thấy một nét gì sớm cũ càng [của] cái con người có vẻ đang chống phá lung tung đó. Cái miệng gồm 2 hàm răng thật đều xít vào nhau, toát lên một thoáng khiêu khích. Còn làm duyên dáng gì với nhau nữa. Không có thần tượng, không ai cứu được ai trong cuộc đời này. Tuy vậy, khi tôi nói thẳng những nhận xét tàn nhẫn ấy; thì Dương thu Hương gật đầu.
" Đúng, tôi nhận là tôi phong kiến, cay nghiệt ... viết xong là biết nó thuộc về ngày hôm qua rồi; hôm nay mình phải khác."
Tôi hay bảo Hương như kẻ ..." muốn hét lên một tiếng giữa mọi người; [rồi] muốn ra sao thì ra, nhưng phải hét, thì mới chịu được."
Nguyễn Kiên:
" Dương thu Hương là gì? Nó là sự phản ứng lại một thời. Một thời mọi thứ xuôi theo một kiểu. Bây giờ người ta không chịu thế. Người ta tập nói ngược lại. Loại trừ bọn phá hoại, bọn bành trường; thì, nó cỏn là tâm lý mọi người bình thường. Vì thế mới có nó. Nó cứ nói tuốt luốt ra cả."
...
12/ 6
Dương thu Hương hay bảo tôi, 'dân mặt trắng nhợt ra, vì chả đi đâu, chỉ đọc sách; giữa cuộc đời chỉ là dân 'típ thôi. "
[Vương trí] Nhàn:
" Bây giờ bà Hương này, có tài , nổi tiếng rồi, có nhà riêng rồi; bây giờ chỉ cần một gia đình êm ấm."
Nguyễn Kiên cũng ngồi đấy, cười [tủm tỉm],
" Ông này 'âm lịch' quá, thời này còn nghĩ đến chuyện gia đình êm ấm. Cứ nổi tiếng là được rồi, chứ cần gì."
Nói chuyện với DtHương, có cả [Nguyễn phan] Hách, [Lại nguyên] Ân; Hương ngồi kể về hoàn cảnh của mình. Lấy chồng trong sự thúc ép, đang cô độc; vì một kỷ luật vớ vẩn của lớp học.
Lão Bằng này hay mò đến. Lão ta còn dọa, không lấy lão; sẽ băm chết. Cảm thấy bị lão ám quá, làm ào đi:
" Anh về anh bảo mẹ anh tới đây."
Nhưng về với nhau được vài hôm là đánh vợ, mặc dầu bây giờ vẫn yêu Hương; yêu ghê gớm.
DtHương:
"Tôi ly thân chồng 6 năm, ở riêng đã 2 năm. Nhiều đứa đến nhòm ngó chứ. Nhưng không như Xuân Quỳnh; tôi không việc gì phải 'toáy' cả lên. Sống thiếu đàn ông một 2 tháng là không chịu nổi, việc gì cũng phải trả giá của nó cả.
... Con gái chúng nó dở hơi lắm. Nhớ có lần đi hội, đêm ngủ với mấy' con nhà thơ'. Một đứa đọc thơ về 'anh hói', một đứa về anh 'rậm râu'; đến tận 3 giờ mới thôi. Tôi bảo chúng nó: " tao; thì tao yêu lão 'bán phở', còn hơn là 2 'lão già' ấy. Thôi im đi cho tao ngủ. Thế mà hôm sau về, còn thấy con Nhàn nó thề thốt nịnh chồng, thổi cơm nếp cho chồng ăn nữa. "
Ở DtHương là một thái độ lạnh lùng ghê rợn; khi nhìn vào đời tư mọi người.
" Tôi có mấy đứa em ở Sân khấu, nó kể chuyện:
'khổ lắm, như ông [Lưu quang]Vũ khao khát tình yêu, vẫn bị bọn con gái lừa cho; những con 'đĩ giòi' ra rồi, nhưng nó ỏn thót, nó xin vai. Mấy đứa đàn em tôi bảo: 'khổ ông [Lưu quang] Vũ, có biết gì đâu? Còn như con mẹ [Xuân] Quỳnh, từng này tuổi con cắt tóc ngắn, diện quần 'bò', áo' phông'' -- chỉ loại con gái chưa có lớp mỡ ở bụng mới dám diện như vậy. Rồi đến ngồi cạnh chồng, lắc lắc cái đầu, như 18, 20; chung quanh nó thấy chướng lắm. Nên; bọn trẻ nó lại càng muốn trêu ngươi, để chứng tỏ cái quyền lực của nó: quyền trẻ đẹp, chứ còn gì nữa. Tôi như con Quỳnh; tôi cứ sống đúng là tôi. Nhưng nó thì không dám, không chịu được. Mà già rồi cón gì !"
[Nguyễn phan] Hách nói thêm, lắm lúc nhìn vào mặt [Xuân] Quỳnh, lòng đen nó cứ bạc xám ra; thấy già đi, rõ quá. Chồng đi vắng là bần thần. Rồi kêu chán đời. Chồng về, lại kể chuyện xót sa, tuy vẫn là đùa vui, nhưng xót sa. Chẳng hạn như kể là hôm nọ; có con bé nào đến rủ [Lưu quang] Vũ đi xem..., Quỳnh phải gầm lên, " ...hôm qua, anh xuống ăn cơm nguội chỗ mẹ, anh thắt lưng bằng cái dây chuối [thực tế: giây thừng]; thì có ai đến thăm anh không ?"
" Rồi bọn em chồng ở nhà, nó phải nói thêm vào nữa; mới thôi.
"Được cái, Quỳnh nó còn trẻ; đi với nhau còn hợp."
" Trẻ già mà! Vũ nó phải khó chịu chứ ."
DtHương kể về T. Ngày nào T. + Hương rất thân nhau; Hương hay cùng T. đến Thu Bồn. Gớm, một tình yêu tha thiết. Thấy Thu Bồn ra mà cả người nàng cứ run lên. Lấn ấy, T. cho rằng DtHương phải bám T. để đăng bài. Tôi mới đến, tôi bảo lão Bổng, ' Tôi 'ỉa' vào đăng bài ở chỗ này; chứng nào mà con T. nó còn làm biên tập ở đây. Không đăng, thì đã chết ai?"
Nhưng những lời DtHương kể ghe gớm nhất, là về Nguyễn đình Thi + Tô Hoài.
Đúng là có lần mắng mỏ [Nguyễn đình] Thi, cái lần ở Quảng bá (tôi đã ghi ở phần trên). Sau đó, Thi vẫn phải làm lành. Tô Hoài cũng vậy. Năm ngoái; họ đi trại Đại lãi với nhau, DtHương công kích, Tô Hoài vuốt mặt không kịp. Nhân [thể] nói về một cô biên tập nào đó ở bên [nxb] Kim Đồng. Tô Hoài chê trông như con voi già, Dương thu Hương mới đá luôn,"nhưng nó còn đỡ hơn cái con mẹ mà anh đã húp cả 'cặn'." Thế là Tô Hoài lại cười hí hí. Lão toàn ngồi kể chuyện đi chơi với cô đầu quỵt; rồi' tắc 'ống khói' ra sao. v.v ... Trong đám ngồi đấy, chỉ có Nguyễn minh Châu là ' nghếch 'sừng' lên nghe. Thấy DtHương nói [về] đồng nghiệp, nhiều khi tàn tệ; Nguyễn Kiên ngồi ngoài cũng phát cáu . Nhưng hôm vừa rồi, nhân ti-vi quay về các nhà văn; Tô Hoài đến làm lành với Dương thu Hương. Thế là Hương lại đốp luôn," ... từ giờ trở đi, bọn trẻ nó làm lành [với] lãnh đạo; chắc nó cũng không quá đáng đến nước 'húp hết cả phần anh em." Nói thế, là Tô Hoài chạnh lòng, lão đánh bài 'chuồn'.
Nhìn vào tác phẩm, dễ thấy ở H. là cả một sự hỗn tạp, một cái gì rất cũ có mặt bên cái gì rất mới. Những ngày ở Quảng bình, sao không mang vào đây. Hình như, thấm những ngày đó quá, nên mới có phản ứng như bây giờ .[VTN)
Đọc vẫn thấy có một sự công phẫn, kêu giời lên; vì những cái xấu xa chung quanh. Nói tướng lên, chửi; vì 'đau quá' ! (gợi nhớ tới trương hợp Vũ trọng Phụng). Không tìm thấy một sự bình thản [nào]?
(...) -tạm lược trên 40 dòng. (Bt)
cái điều tôi [Vương trí Nhàn] sẽ phải viết cho được; khi nói về Xuân Quỳnh + Dương thu Hương; sự hạn chế của những tài năng hàng đầu. Họ chỉ đến thế.
Vương trí Nhàn: " nên làm những tập truyện ngắn thật đầu tay."
Dương thu Hương:" Dạo này tôi không thể viết ngắn được nữa. Hóa ra mọi chuyện cũng theo thói quen. Lúc đầu thì thơ, rồi truyện ngắn; sau nữa là truyện dài."
Không ai nhớ tới sự đột ngột xuất hiện. Người ta chỉ còn nói tới một nhu cầu.
1986.
VTN
(Blog Vương trí Nhàn)
--------
DƯƠNG THU HƯƠNG
Dương thu Hương est une romancière et une dissidente politique viêtnamienne qui participe à la renaissance littéraire du Viêt nam dans les années 1980, tout comme Nguyễn huy Thiệp, Phạm thị Hoài, Bảo Ninh et bien d' autres encore. En plus d' être connue pour ses oeuvres littéraires elle est aussi connue sur le plan internationale pour sa lutte en faveur de la démocartie et de la liberté, ce qui lui vaut d' être surveillée par les autorités viêtnamiennes. En plus du viêtnamien, ellle mai^trise aussi la langue francaise. Elle a recu le grand prix des lectrices de Elle 2007 pour son roman 'Terre des oublis' ... -WIKIPEDIA-
Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016
"Dran / B'lao / Di linh / Đà lạt / Đa thọ ' thi tập nguyễn đạt ( nxb giấy vụn / saigon / phổ biến hẹp)
thi tập mới nguyễn đạt (2015)
phụ bản hoa phẩn đinh cường
nxb giấy vụn (saigon)
DRAN
b' lao - di linh - đà lạt - đa thọ
thi tập nguyễn đạt
nguyễn đạt [ 1945- ]
(photo: from my Ipad/ Jan., 16, 2016)
" sáng nay đưa vợ đi chợ, tôi ghé quán cà phê bà Lê Chân (Tân định)
mười mấy năm nay, chủ là thứ nam cố họa sĩ Thái Tuấn ..."
(nơi này, Đinh Cường từng ghé uống cà phê)
(ảnh : Internet)
Thế Phong
(ảnh: Thục Khê)
Sáng nay đưa vợ đi chợ Tân định, tôi ghé quán cà phê bà Lê Chân (mười mấy năm nay; chủ là thứ nam cố hoạ sĩ Thái Tuấn) để đưa bài viết mới, có in ảnh ông Nguyễn xuân Công [1918- 2007- tên thật họa sĩ Thái Tuấn) -- thì may mắn sao; lại nhìn thấy thi sĩ Nguyễn Đạt.
Chàng thi nhân lãng tử đào hoa số một của Saigon cũ (khỏe, đẹp lão, vẫn đi xe gắn máy, dù 71 tuổi; chỉ tiếc chiều cao hơi thấp) đang cà- phê, cà- pháo với một bạn trẻ (được giới thiệu tên, bác sỉ Hùng ở Binh dương) đang tán phét chuyện đời.
"Lâu lắm không gặp anh, anh uống gì, cà-phê sữa nóng nhé !" - Nguyễn Đạt nói .
- " chàng này sinh năm Ất dậu, đúng không? sao bữa nay không chở phu nhân cùng rong chơi, cà-pháo, cà- phê; như những lần khác ;mà tôi đã gặp? "
" bây giờ em đi một mình, vợ em đã có con trai chở".
" cho tôi hỏi thăm cô giáo dạy anh văn rất giỏi", tôi tiếp lời.
" anh có biết họa sĩ Đinh Cường qua đời 7/1/ 2016 ( Hoa Kỳ) tức 8 tháng 1. (Saigon) lời Nguyễn Đạt.
"biết, có post 3, 4 : bài : một bài viết Đinh trường Chinh nói về những ngày cuối của người cha ho khạc ra máu; và, nhờ con gửi bài cho báo mạng (blog PCH); giấu không cho bạn bè biết bệnh tình; đăng thơ Ý Nhi ( mới được giải thưởng CIKADA Thụy điển) than khóc; rồi, Đỗ xuân Tê ở Cali, cũng khóc than Đinh Cường, bằng thơ. "- tôi trả lời .
" anh Đinh Cường là một 'hiền nhân hiếm có, thật tài hoa, chết quá uổng'; anh ấy bảo em cứ in thơ đi, sẽ hỗ trợ ngay 'ngân ảnh vĩ nhân Hoa Kỳ' -- nói xong, đưa điếu thuốc lá Jet lên môi, châm lửa, hút) - lời Nguyễn Đạt.
(tôi im lặng nghe, thầm nghĩ : 'vừa đọc bài Trần hoài Thư ở New Jersey, thi sĩ kiêm chủ nhà xuất bản 'Thư ấn quán tự in, đóng, phát hành hạn chế, 'sao' các tác phẩm văn chương giá trị xuất bản trước 1975 + tác phẩm mới bè bạn ở Mỹ; v.v... vừa tiết lộ, Đinh Cường mới đây, trao cho anh một bì thư dày cộm ( khá nhiều ngân ảnh vĩ nhân Hoa Kỳ) để tạ ơn nhà xuất bản, in tập thơ 'Cào lá ngoài sân đêm / thơĐinh Cường -- nay, anh ấy cần thêm một số bản nữa -- hoặc, trả tiền đặt mua bộ ' Lược đồ văn học Việt nam' ( không thấy nêu tên soạn giả / 6 tập)- tôi đoán tác phẩm biên khảo văn học Thanh Lãng- Đinh xuân Nguyên - nxb Trình bày in lần đầu ở Saigon. (2 tập,)
cào lá ngòi sân đêm/ đinh cường
(thư ấn quán xuất bản/ new jersey, 2014)
(courtesy photo: cothommagazine)
họa sĩ đinh cường ngoài đời (góc trái)
chiêm ngưỡng đinh cường trong tranh (góc phải)
(courtesy photo: cothommagazine)
vậy là, tôi đã được nghe 2 vị khen họa sĩ Đinh Cường -- bỗng nhiên; khiến nhớ tới một chuyện, nhỏ thôi -- xảy ra từ trước năm 1975 ở Saigon, về 'cậu sinh viên trường Mỹ thuật Huế, quỵt tiền mua sách rô-nê-ô Đại Nam văn hiến'.
ấy là, năm 1957, khi cậu học trò Đinh văn Cường từ Thủ-dầu-một cùng cha mẹ, em về Saigon sinh sống (ở Xóm Lách, nay là một một hẻm trên đường Nam kỳ Khởi nghĩa thuộc phường 7/ quận 3/ tp HCM) sắp tốt nghiệp tú tài .
cậu này có tài kẻ chữ in rất đẹp; tôi nhờ cậu kẻ 4 chữ VĂN HÓA Á CHÂU , thay cho 4 chữ cũ trên bìa tờ tạp chí (chủ nhiệm: giáo sư Nguyễn đăng Thục + chú bút gs. Lê xuân Khoa ( hiện định cư ở California) + việc cho đăng một số bài viết, dịch về hội họa của cậu , trên tạp chí 'Văn hóa Á châu'.
( lúc này tôi là biên tập viên kiêm thầy cò/ correcteur -- bài vở tạp chí VHAC trả hậu hĩnh, 200 Vnđ/ trang báo -- Asia Foundation trợ cấp .)
tôi nhớ rất rõ: cậu ta chỉ kẻ 4 chữ VĂN HÓA Á CHÂU thôi, quản lý Trịnh hoài Đức bằng lòng trả 2000 đồng + bài vở Đinh Cường viết, có lần cậu lĩnh tiền bài cả 10 ngàn Vnđ. (khi ấy 35 Vnđ ăn 1 Mỹ kim, thì phải.)
và, những năm từ 1957 đến 1959, bài vở Đinh Cường viết về hội họa đều được đăng thường xuyên; cho tới khi tôi nghỉ làm báo ở Văn hóa Á châu, vì đăng bài điểm sách lên án Hoàng trọng Miên, tác giả Việt nam văn học toàn thư, được giải thưởng tổng thống VNCH; mà thực tế, chàng ta 'đạo toàn tập' bộ Lược khảo về thần thoại VN/ Nguyễn đổng Chi ở Hànội.
tới 1959, tôi cho xuất bản Nhà văn hậu chiến 1950- 1956' (tập 3 trong bộ 'Lược sử văn nghệ Việt nam) in rô-nê-ô, tự đóng lấy, tự phát hành, tự đi thâu tiền. Thì; cậu Đinh văn Cường sắp nhập học trường Mỹ thuật Huế, có tới gác trọ tôi thuê (ở sau Nhà thờ Công giáo Bắc hà, đường Lý thái Tổ, Saigon 10) để ngồi xệp trên sàn gỗ chia từng tờ in rô-nê-ô, đóng, vào bìa.
cậu sinh viên Đinh văn Cường là một trong số 50 người nhận mua sách của Đại Nam văn hiến; ( sách in 'lậu' không xin giấy phép bộ Thông tin) mỗi tháng xuất bản 1 tới 2 cuốn.(giá 50 đ, 100 đ, 200 đ tùy theo số trang ít hay nhiều) -- tôi gửi sách qua bưu điện cho 'họa sĩ ĐinhCường, trường Mỹ thuật Huế' rất đều đặn.
Trước; thì, cậu trả sòng phẳng; sau hơi hơi lơ là, có khi cả 5, 6 tháng 'nhận sách rồi; mà tôi không nhận được bưu phiếu chi trả. Thông cảm sự chậm trễ của 'cậu sinh viên hội họa trẻ tuổi,' có thể đang cơn 'túng ngặt'; cuối năm, tôi đành gửi thư hỏi " sách có nhận đủ không, nếu sẵn' bạc' thì gửi cho nhà xuất bản nhé".
ít lâu sau, nhận được thư trả lời 'đã lâu không còn nhận được sách Đại Nam văn hiến'.
Thầm nghĩ thôi, sách tôi gửi độc giả ở xa (qua bưu điện Tân định) chưa ai khiếu nại bị mất sách cả; duy nhất lần này khiếu nại độc nhất, là 'câu sinh viên hội họa trường Mỹ thuật Huế.
***
phạm công thiện (bên trái,ngoài cùng) [1941- houston 2011]
-- thế phong [1932 - ] -- đinh cường [ 1939- virginia 2016]
(tư liệu ảnh: đinh cường)
Mọi chuyện qua đi, lần tôi lên Dalat; ký gửi tập truyện ngắn 'Tuyển truyện Thế Phong'-
(Hoa Phương Đông xuất bản do Thế Nguyên bỏ tiền in, Saigon 1960); gặp Đinh Cường (mặc com-lê), Phạm công Thiện, tại nhà sách Duy Tân.Chúng tôi ra trước nhà sách Duy Tân, trên đường Duy Tân Dalat chụp một bức hình kỷ niệm.
(lúc này; gia đình nhà Đinh Cường đã dọn về nhà mới ở đường Nguyễn đình Chiểu (Saigon 3) - nay, đường Trấn quốc Toản, quận. 3 )
có một lần, tôi tới nhà chuyển lời thi sĩ Ninh Chữ (chủ nhà may âu phục Can, ờ 110 đường Tự do) nhờ Đinh Cường vẽ bìa cho tập thơ, Đại Nam văn hiến xuất bản cục in ấn, Vô tình, tôi nhìn thấy 7, 8 cuốn sách rô-nê-ô để ở trên bàn, gần phòng khách; tôi lén mở, liếc nhìn. đúng là :'sách có tên gửi cho người nhận, ' họa sĩ Đinh Cường'.
vậy là ; cậu sinh viên này đã nhận đủ sách, nhận thư đòi tiền; trả lời': đã lâu không còn nhận được sách Đại Nam văn hiến '.
Giữ im lặng; hình như sau đó tôi có viết đôi hàng về chuyện này trong 'Thế Phong: nhà văn, tác phẩm, cuộc đời' thì phải' -- từ đó, tôi không còn gặp hoạ sĩ 'trẻ' Đinh Cường thường như trước .
vỉa hè đường Hai bà Trưng / Tân định
( bên phải , từ phía từ cầu Kiệu đi xuống)
sau 30/4/ 75 mẹ + (vợ họa sĩ Đinh Cường buôn bán vặt
-- kể cả vợ + con tôi (TP) bán mũ (nón)vải kiếm sống hàng ngày.
(ảnh Internet)
***
Sau giải phóng, có khá nhiều lần, họa sĩ Đinh Cường chở tôi bằng Mobylette xámđi cà-phê, cà-pháo trong một hẻm nhỏ ở mạn Dakao. Cà- phê đen rất ngon, anh ta bảo, chủ là một nghệ sĩ gốc Huế rất có 'gu' cà phê; quen thân; nhưng tôi chẳng hỏi tên làm gì.
Hinh như vào năm 1989; gia đình anh xuất cảnh, tôi không còn gặp mẹ + vợ anh buôn bán nhỏ trên lề đường Hai bà Trưng nữa (Tân định ) -- cũng là vỉa hè mà nơi vợ+ con tôi, cũng bán bánh bông lan; sau chuyển sang bán mũ nón, chuyển tới vỉa hè, phía trước trường Thiên phước -Tân định.
Dăm sáu năm nay , đọc vanchuongviet.org (nguyễn hòa vcv); gặp nhiều bài thơ hay của họa sĩ kiêm thi sĩ Đinh Cường.
thơ tự do viết như nói chuyện (style cinématographique) rất đặc biệt, rất hay là khác; tôi bèn đăng lại trên blog của tôi. ( virgil gheorghiu- tản mạn văn chương/ thế phong - Thephong's poems) .
Năm 2011, Phạm công Thiện qua đời ở Houston, có 1 bài thơ của Đinh Cường viết về Thiện + in tấm ảnh 3 người PCT+ TP+ ĐC chụp ở Dalat năm 1963 + lời nhắn, từ anh Nguyễn Hòa (vcv -- để phân biệt với một Nguyễn Hòa khác ở Hànội): " ĐC nhắn, anh TP viết bài về Phạm công Thiện, để đăng tiếp trên vanchuongviet nhé."
***
Cầm thi tập mới, Nguyễn Đạt tặng (không bán, phổ biến hẹp) để tên nhà xuất bản Giấy vụn/ Bùi Chát; chàng thi sĩ lãng tử Nguyễn Đạt nói ,
" em download từ file Amazon ở Mỹ xuống ấy. Anh có biết Amazon không nhỉ?"
" sao không, CEO Jeef Bezos từng rao bán sách tôi trên mạng, phải nói thật, rất nhiều sách của tôi, là khác.Nào là Thephong by Thephong ... - autobiography (1 used bán 650 usd) ; ''TKH, Nàng là ai?/ Thế Nhật Thế Phong+ Nhật Thu) bán 30 usd một used v.v... không trả một xu teng bản quyền; khi tôi trả lời phóng viên Chinh Nguyên ở Mỹ(bài đăng ở Calitoday.com): ' tôi gọi họ là piracy của Copyright infringement'.
" khi tôi [TP] trả lời phóng viên Chinh Nguyên (ảnh trên) ở Mỹ
(bài đăng ở Calitoday.com ); tôi gọi họ [Amazon.com]
là piracy của Copyright infringement".
"anh có biết Nguyễn xuân Thiệp ở Mỹ không nhỉ ? Anh ấy ở Dallas, đăng tiểu sử của em qua anh viết + kèm thơ . Anh này từng mang lon đại úy VNCH; cùng đại úy Phan thế Hùng (Châu Trị) làm sếp Tiếng nói quân đội, ở đài phát thanh Dalat trước 1975 ."
" có biết, không quen thân, anh từng có thơ đăng trên tuần báo Đời mới (Trần văn Ân/ chủ nhiệm/ Hoàng thu Đông+ Nguyễn đức Quỳnh chủ bút( không đề tên trên báo) từ thập niên 50 -- thơ ký bút danh Châu Liêm, thì phải? - và, có một lần, nhìn thấy anh ta đến hội thánh Báp- tít Ân điển Saigon thờ phượng, vào một chủ nhật -- rồi sau đó xuất cảnh, theo diện H.O; thì phải ? Cũng được nghe thêm, từ nữ thi sĩ Ý Nhi khen thơ hay ở hải ngoại, tôi nghe loáng thoáng có tên Nguyễn xuân Thiệp + Hoàng xuân Sơn .
đinh bạch dân
SAIGON, JAN., 16, 2016.
TRÍCH THƠ NGUYỄN ĐẠT
Hồn hoa Dran *
Trên mặt đất này chen chúc muôn hoa
mỗi loài hoa có riêng một ngôn ngữ
nói với riêng tôi là đóa dã quỳ
bấy nhiêu năm ở núi rừng Đa thọ.
Trên mặt đất này rất nhiều miền lạ
một một miền có riêng một linh hồn
linh hồn tôi ở mãi Dran- Đơn dương
ở nơi ấy cũng như ở Đa thọ.
Dẫu ở Dran dẫu ở Đa thọ
cũng như ở B'lao Đà lạt Di linh
dẫu ở nơi đâu trên miền cao nọ
vẫn đóa quỳ dậm gió rung rinh.
---
* chỉ một chữ đầu đọan thơ viết hoa .( Bt)
B' lao xanh *
Xe dừng nghỉ ở B' lao một buổi trưa
buổi trưa nào đó không quan trọng
một buổi trưa xanh một buổi trưa vàng
một buổi trưa xám xịt cũng cần để thở
Buổi trưa đó trong xanh
cà-phê đắng cây cỏ hoang vu
và biểu tượng của đền đài phế tích
và tiếng nói ai thức mộng ban sơ
Tiếng nói ai ngắt cơn gió lạnh
khuôn mặt thấm dậy giấc mơ
giấc mơ tôi suốt đời hai mươi mấy năm không ngủ
mấy nghìn đêm thức trắng tôi chờ
Xe qua B' lao, B' lao xanh. Hồn xôn xao
tôi xuống chỗ này
nàng vận áo ngắn tay không ngại giá rét
từ ban sơ gió đã tràn heo may
Từ B' lao sơ B' lao đã xanh
một ngôi quán rộng rinh chứa mấy nghìn đêm trắng
chứa mấy nghìn hân hoan chứa mấy nghìn buồn phiền
chứa những ngày ân sủng chứa hối lỗi muộn màng
chứa hết hồn tôi động đậy đau đớn
chứa hết hồn nàng u uất lặng câm
men rượu bia thay cà-phê đắng
điệu Blues câm buồn sẽ tỏa lên xanh.
---
* B' lao, tên gọi từ thời Pháp thuộc, nay , Bảo lộc. (Bt)
Một bông hoa nhỏ
Ai kia nghìn lần không nói
thuở trăng vỡ mộng chia hai
trái đất tràn cơn giá lạnh
một mình em hạ sinh đôi.
Ai kia mê mải u buồn
cho những kiếp nào sẽ tới
nghìn xưa chưa hết quay cuồng
trái đất nghìn sau có vậy?
Đã về đây hay ảo tưởng
ai kia hiu hắt bên hồ
sương tan sợi khói vương vấn
điếu thuốc khô môi bao giờ.
Đã về đây đã thật về
ai kia lặng nhìn không nói
lặng nhìn ai tựa cơn mê
điếu thuốc tàn rơi mệt mỏi.
Tàn rơi. Điếu thuốc tàn rồi
ai đến với kề vai bên người
em ơi mai này có nhớ
một bông hoa nhỏ bồi hồi .
Finnom *
Thi-họa-sĩ Đinh Cường
còn nhớ mấy Phú thạnh
tối màu trời Finnom
xiêu dáng người hiu quạnh
Trở lại chi chiều nay
cho mây sà xuống thấp
cho lá rớt khỏi cây
cho ai đi chân đất
Rồi đổ mưa sũng tóc
rồi ướt ai vai gầy
rồi ai buồn muốn khóc
xui thác nước tuôn hoài
Mưa bưởi rưởi trên đường
phút giây nào từ biệt
xe còn đợi ai lên
ai vườn sau rét mướt
Ai buồn như bánh xe
quay hoài trên mặt đất
tôi buồn như nan xe
lao tới hơn móng sắc.
nguyễn đạt
---
* Finnom ; tên từ thời Pháp thuộc, nay Phi- nôm. (Bt)
'dran - b' lao- di linh- đà lạt - đa thọ / nguyễn đạt
( nxb giấy vụn ( tp. hcm 2015/ phổ biến hẹp)
thủ bút +chữ ký tác giả thi tập nguyễn đạt.
thi tập DRAN- B' LAO- DI LINH- ĐÀ LẠT - ĐA THỌ/ thơ NGUYỄN ĐẠT
khổ 13, 3 x 19, 5 cm, 140 trang ( nxb giấy vụn (2015)
không ghi số giấy phép,
phụ bạn họa: đinh cường,
phác họa chân dung nguyễn đạt: vu par dinhcuong.
trang đầu thi tập, có câu:
' Le domicile est suspendu au cou de
l' homme comme une punition' / Prof. Alain '
đọc câu này, tôi nói với tác giả:
' thân thể người ta chia làm 3 phần " đầu mình + chân tay--
phần quan trọng không là đầu+ mình+ chân tay - mà là "cou giữa"-
tiếng tây học từ xưa, chỉ 'cou giữa' là thằng phải gió thêm vào.
" thơ nguyễn đạt đạt tiêu chuẩn thơ hay, đạt từ lâu lắm rồi !"
cuối thi tập, tác giả ghi vài hàng tiểu sử gọn, nhẹ, đầy đủ.
- còn ghi số'(cell phone: 0903. 139. 942)
+ e- mail: < lieutunguyen@yahoo.com >
(Bt)
--------------------------------------------------------------------------------------------
đăng lại một số bài đã đăng trên "blog tản mạn văn chương/ thế phong" ==========================================================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ