'Hơn 10.000 người dự lễ '500 NĂM TIN LÀNH CẢI CHÁNH' ở Hà Nội -- https://voatiengviet.com/
Hơn 10.000 người dự lễ
'500 năm Tin Lành cải chánh' ở Hà Nội
12/12/2017
Hơn 10.000 người Việt Nam đã đến dự buổi giảng của Mục sư Franklin Graham, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức Samaritan’s Purse, diễn ra tại một vận động trường ở Hà Nội trong buổi tối Thứ Sáu 8/12. Sự kiện kéo dài hai ngày cho tới hết Thứ Bảy 9/12, là sự kiện truyền bá phúc âm Cơ Đốc Giáo “hiếm hoi” ở nước cộng sản Việt Nam, theo hãng thông tấn AP.
Mục sư Graham nói rằng buổi cầu nguyện tại Hà nội hôm thứ Sáu là sự kiện “chưa từng diễn ra về mặt quy mô đối với Việt Nam. Ông cho biết chính quyền tại Hà nội không đặt ra bất cứ điều kiện nào’ cho sinh hoạt tôn giáo này. Mặc dù cần tới 1 năm để tổ chức sự kiện, giới hữu trách Việt Nam chỉ mới bật đèn xanh “hồi tuần trước”, theo lời mục sư Graham nói với AP. :
" Tôi hy vọng chính phủ sẽ nhận ra rằng các tín hữu [Cơ-Đốc/ Christian] không phải là những kẻ thù; mà nằm trong thành phần công dân tốt nhất cuả Việt Nam, không phải là những kẻ thù; mà nằm trong thành phần công dân tốt nhất của Việt Nam".-- lời mục sư Franklin Graham, CEO Hiệp hội BILLY GRAHAM & TỔ CHỨC CỨU TRỢ SAMARITAN.
" Tôi hy vọng chính phủ sẽ nhận ra rằng các tín hữu [Cơ-Đốc/ Christian] không phải là những kẻ thù; mà nằm trong thành phần công dân tốt nhất cuả Việt Nam, không phải là những kẻ thù; mà nằm trong thành phần công dân tốt nhất của Việt Nam".-- lời mục sư Franklin Graham, CEO Hiệp hội BILLY GRAHAM & TỔ CHỨC CỨU TRỢ SAMARITAN.
Mục sư Franklin Graham, Chủ tịch/CEO
“Đây là một sự kiện chưa từng có tiền lệ đối với chúng tôi và đối với chính phủ Việt Nam”, AP dẫn lời mục sư Graham, “Chúng tôi không muốn làm bất cứ điều gì có thể gây bối rối cho chính phủ Việt Nam, hay nhân dân Việt Nam. Thực tế là, chúng tôi chỉ là những người khách, chính phủ Việt Nam chưa hề bảo tôi phải nói điều gì hay không nói điều gì. Tôi sẽ chỉ nói về Thượng Đế, chúng tôi không có mặt ở đây để nói về các vấn đề chính trị.”
Theo AP, Mục sư Franklin Graham nói ông hy vọng rằng qua sự kiện này, Hà nội sẽ có một cái nhìn khác hơn về Ki-tô giáo. Ông nói:
“Tôi hy vọng chính phủ sẽ nhận ra rằng các tín hữu Ki-tô không phải là những kẻ thù, mà nằm trong thành phần công dân tốt nhất của Việt Nam, và là những người mà họ có thể tin cậy và dựa vào.”
Nhà truyền giáo nói ông hy vọng thay đổi đó sẽ tốt cho các giáo hội, và ông hy vọng cuộc gặp mặt kỳ này cũng sẽ có lợi cho chính phủ Việt Nam, và “họ sẽ nhìn chúng ta dưới một ‘ánh sáng khác’ sau tuần này.”
Trang mạng christianpost.com trích lời Mục sư Franklin Graham ca ngợi chính phủ Việt Nam là đã bắt đầu có quan hệ ấm áp hơn với Ki-tô giáo.
Trước sự kiện đêm thứ Bảy 9/12, hãng tin AP nói chính quyền Hà nội không bình luận với AP về sinh hoạt tôn giáo đặc biệt này.
Vấn đề tôn giáo dường như vẫn là một vấn đề hết sức nhạy cảm ở Việt Nam không chỉ vì những lời ‘rào trước đón sau’ của nhà truyền giáo nổi tiếng nước Mỹ, mà một số người trong Hội Thánh Tin Lành ở Hà nội có đến tham dự buổi giảng của Mục sự Franklin Graham đã tỏ ra vô cùng ngần ngại, và một mực từ chối trả lời những câu hỏi của Ban Việt ngữ-VOA vào đêm 11/12, dù được trấn an rằng những câu hỏi ấy chỉ liên quan tới không khí buổi sinh hoạt, bao nhiêu người tham dự, và trải nghiệm của họ tại buổi sinh hoạt đó là như thế nào.
Dưới hàng tít “Mục sư Franklin Graham giảng đạo tại sự kiện hiếm hoi tại nước cộng sản Việt Nam”, bản tin của AP hôm 8/12 nói bất chấp những cải cách kinh tế sâu rộng trong 30 năm qua đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có đà tăng trưởng nhanh nhất khu vực, đảng cộng sản đương quyền vẫn kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh của xã hội, “từ truyền thông cho tới tôn giáo”.
AP dẫn lời Tổ chức Human Rights Watch nói rằng hơn 100 người Việt Nam đang bị giam cầm vì những sinh hoạt tôn giáo hay chính trị ôn hòa.
Bản tin của AP nhắc lại trường hợp của Linh mục Công giáo Tadeo Nguyễn văn Lý, một trong những người sáng lập Khối 8406, tổ chức kêu gọi dân chủ đa nguyên ở Việt Nam về tội tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, đã được phóng thích năm ngoái sau 8 năm bị giam cầm.
Truyền thông trong nước nói chung dường như không mấy chú ý tới sự kiện tôn giáo ‘hiếm hoi’ này, mặc dù báo mạng Hà Nội Mới và Kinh Tế Đô Thị có đưa tin Mục sư Graham được Bí thư Thành ủy Hà Nội -Nguyễn Đức Chung tiếp đón trước các buổi giảng đạo diễn ra tại Sân Vận Động Quần Ngựa.
Bài viết đăng trên trang mạng kinhtedothi.vn chạy hàng tít “Hà Nội trân trọng những đóng góp của tổ chức Samaration's Purse” tường thuật rằng Chủ tịch UBND thành phố Hà nội đã tiếp đoàn đại biểu của tổ chức cứu trợ nhân đạo Samariton’s Purse, và chúc mối quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển tốt đẹp.
Theo hãng thông tấn AP, Mục sư Graham nói rằng ông muốn nhà cầm quyền cộng sản xem người Cơ Đốc Giáo là “những công dân tốt”. Ông cho biết đã dành cả một năm để chuẩn bị cho các sự kiện này, và nhà cầm quyền CSVN đã không đặt ra bất cứ điều kiện nào. Ông Graham nói với AP rằng, cuộc tập họp của tín hữu Cơ đốc giáo tại Hà Nội hôm Thứ Sáu là “chưa có tiền lệ về quy mô” tại Việt Nam. Ông không muốn làm bất cứ điều gì khiến cho nhà cầm quyền cộng sản bị mất mặt, và cũng không nói chuyện chính trị.
Ban Tôn giáo Chính phủ hôm 12/12 tải lên mạng một số hình ảnh nhân “Lễ 500 năm Tin Lành cải chánh” của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), với lời giới thiệu sau đây:
“Trong 500 năm qua, đạo Tin Lành trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã thể hiện được một lối sống đạo tích cực, tiến bộ, tuân thủ pháp luật và giàu lòng bác ái. Đông đảo tín hữu, chức sắc đạo Tin Lành tại Việt Nam đã tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước”.
Mục sư Franklin Graham là Chủ tịch và Giám Đốc điều hành của Hiệp Hội Truyền giáo Billy Graham và tổ chức Cứu trợ và Truyền giáo Cơ Đốc quốc tế Samaritan's Purse, con trai của nhà truyền bá phúc âm Billy Graham, người sáng lập hội, và một trong những nhân vật có ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hội Truyền giáo Franklin Graham nói rằng trong 30 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều thay đổi. Ông nói thái độ của chính phủ Việt Nam đối với Hội Truyền bá Phúc Âm đang thay đổi, và ông tin là những thay đổi ấy sẽ tiếp tục theo hướng tích cực.
“Tín đồ [Cơ- đốc giáo] tại Việt Nam được tự do hơn về mặt tôn giáo; trong khi theo dấu hiệu bề ngoài; thì dường như chúng ta ở phương Tây, đang dần dà mất đi những cái quyền ấy.”
Trong những năm gần đây, Hiệp Hội Billy Graham đã gia tăng hoạt động tại Đông Nam Á, ngay cả tại các nước có truyền thống theo Phật giáo. Vào tháng 11/2016, Hội Truyền giáo Billy Graham đã tổ chức sự kiện truyền giáo 3 ngày “Love Joy Peace” tại trung tâm hội nghị Myanmar. Sự kiện này được Hội Thánh Tin Lành Hà nội miêu tả là “một trong những sự kiện truyền giảng lớn nhất tại Myanmar kể từ khi nước này mở cửa”, với sự tham dự của hơn 170,000 người.
Với dân số khoảng 95 triệu người Việt Nam, đại đa số người Việt theo đạo Phật như Myanmar, khoảng 6.5 triệu người là tín đồ Công Giáo, và hơn 1 triệu theo đạo Tin Lành. ./.
Diễn đàn Facebook
-------------------------------------------
trích từ https://voatiengviet.com
-------------------------------------------
Diễn đàn Facebook
-------------------------------------------
trích từ https://voatiengviet.com
-------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ