' mục sư báp-tít billy graham qua đời ở tuổi 99, để lại một di sản vĩnh cữu, về truyền bá phúc âm thay đổi thế giới '/ source: CBN NEWS
Mục Sư Billy Graham Đã Qua Đời Ở Tuổi 99
Để Lại Một Di Sản Vĩnh Cửu ,
về Truyền Bá Phúc Âm Thay Đổi Thế Giới
Chức vụ của Mục Sư Graham đã biến đổi cuộc sống tôn giáo của Hoa Kỳ và vươn ra khắp thế giới. Cuối cùng, ông trở thành cố vấn cho các tổng thống và là nhà truyền bá Phúc Âm của Cơ Đốc giáo được nghe nói đến nhiều nhất trong lịch sử.
Người phát ngôn Mark DeMoss nói Mục Sư Graham từng bị ung thư, viêm phổi và các bệnh khác. Ông đã qua đời tại nhà riêng ở Bắc Carolina vào sáng Thứ Tư (21/02/2018).
William Franklin Graham sinh ngày 7 tháng 11 năm 1918, bốn ngày trước khi kết thúc thế chiến thứ nhất.
Lớn lên tại một trang trại bò sữa trong thời kỳ suy thoái, ông đã phát triển tinh thần làm việc mạnh mẽ, một đạo đức trong công việc được nhìn thấy một cách rõ ràng qua sáu thập kỷ làm chức vụ.
Mục Sư Graham đã chia sẻ phúc âm của Chúa Giê-xu Christ cho gần 215 triệu người trong các cuộc truyền giảng trực tiếp tại hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hàng trăm triệu người đã được đụng chạm bởi Tin Lành qua sóng phát thanh, truyền hình, phim ảnh, sách vở và mạng internet.
Billy Graham đã dâng mình cho Chúa Giê-xu Christ vào năm 16 tuổi. Sự chuyển biến sâu sắc này của ông đã xảy ra dưới chức vụ của nhà truyền giáo Mordecai Ham.
Đáp lại lời kêu gọi của Đức Chúa Trời cho chức vụ, ông được phong chức vào năm 1939 bởi một nhà thờ tại hiệp hội Liên Hiệp Báp-tít Nam Phương (Southern Baptist Convention)
Bốn năm sau, ông tốt nghiệp Đại học Wheaton ở Illinois, nơi ông gặp gỡ bà Ruth, người sau này là vợ ông và họ đã kết hôn sau đó.
Bà Ruth Graham đã từng nói: “Tất cả những gì tôi nhớ là trở về nhà tối hôm đó, quỳ xuống dưới chân Chúa và nói, Chúa ơi, nếu Ngài để cho con dành cả cuộc đời mình với người đàn ông đó, con sẽ coi đó là đặc ân lớn nhất. Và may mắn là lúc đó tôi không biết tôi đang cầu nguyện điều gì, nếu tôi biết những gì sẽ diễn ra ở phía trước, tôi sẽ không có gan để cầu nguyện như thế.”
Billy Graham đã có được kinh nghiệm truyền bá Phúc Âm đầu tiên của mình trên đài phát thanh, và sau đó là thông qua tổ chức Youth for Christ, một tổ chức được thành lập để phục vụ những người trẻ tuổi và binh lính trong thế chiến thứ hai.
Sau chiến tranh, Mục Sư Graham đã thuyết giảng khắp nước Mỹ và châu Âu.
Chức vụ của ông với tổ chức Youth for Christ mở ra cánh cửa cho một loạt các chiến dịch liên chính phủ toàn thành phố vào cuối những năm 40.
Cuộc truyền giảng ở Los Angeles của Mục Sư Graham vào năm 1949 đã mang lại sự công nhận quốc tế. Ban đầu sự kiện dự kiến sẽ diễn ra trong ba tuần, nhưng các cuộc họp đã được kéo dài đến hơn tám tuần.
“Tại thành phố Los Angeles, cái lều lớn nhất từng được xây dựng cho một buổi nhóm phấn hưng đã hoàn tất”, các phương tiện truyền thông đã thông báo vào thời điểm đó.
Cái lều chứa 6.500 người, và vài ngàn người khác đứng xung quanh hai bên.
Nhóm của Mục Sư Graham đã thiết lập các chuỗi cầu nguyện khắp thành phố để trợ giúp cuộc truyền giáo.
Một chiến sĩ cầu nguyện, được biết là bà Edwards, đã cảm thấy một sự thúc giục siêu nhiên khiến bà phải gọi cho nhà xuất bản báo chí huyền thoại William Randolph Hearst và kể cho ông ấy nghe về Billy Graham.
Từ lời kêu gọi đó, Hearst đã ban hành một mệnh lệnh đã rất nổi tiếng thời đó, “puff Graham”, có nghĩa là cất nhắc cho người đàn ông này.
Cuộc truyền giáo ở Los Angeles đã lên trang nhất các báo. Điều đó đã dẫn đến việc đám đông tràn ngập và chạy dài cho nhiều cuộc truyền giáo tiếp theo.
Một ở London kéo dài 12 tuần, và một cuộc truyền giáo khác ở thành phố New York kéo dài trong 16 tuần.
“Bây giờ tôi sẽ yêu cầu các bạn đứng dậy khỏi chỗ ngồi của mình, hàng trăm người các bạn, nam giới, phụ nữ, những người trẻ tuổi”, Mục Sư Graham giảng với chất giọng mạnh mẽ và quen thuộc trong chương trình truyền giáo ở New York.
Ngay cả các thành viên băng đảng cũng thu lại vũ khí của họ trong cuộc truyền giáo ở New York.
Billy Graham đã không sợ phải đối đầu với những tệ nạn xã hội. Ông gia nhập với Mục sư Martin Luther King, Jr. để chiến đấu chống phân biệt chủng tộc.
“Đừng bao giờ nói đó là tôn giáo của người da trắng hay tôn giáo của người da đen,” ông nói, “Đấng Christ thuộc về mọi người, thuộc về cả thế giới.”
Graham cũng đã đưa ra chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, từ chối tổ chức một cuộc truyền giáo ở Nam Phi cho đến khi các cuộc họp được thống nhất.
Mặc dù có nhiều lời chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều người trong cộng đồng tôn giáo, Billy Graham cũng đã mang sứ điệp cứu rỗi “Phía Sau Bức Màn Sắt” (Behind The Iron Curtain) đến cho Đông Âu.
Đồng nghiệp trong chức vụ của Billy Graham là Cliff Barrows nói, “Họ đã gói các tài liệu vào trong một cái túi nhỏ cùng với bút chì, phiếu quyết định và Phúc Âm để họ có những câu Kinh Thánh, và chúng tôi chỉ cần phát cho họ. Chúng tôi ném ra cho mọi người, và họ đã vươn tới để bắt lấy, họ rất đói khát được nghe và tiếp nhận Lời Chúa.”
Ông thậm chí đã vào Bắc Hàn, một trong những chế độ bí mật nhất thế giới để nói về Chúa Giê-xu với người lãnh đạo Kim Il Sung.
Nhà truyền giáo Luis Palau nói, “Billy Graham thực sự mở cửa nhiều quốc gia hơn nữa cho Tin Lành, thúc đẩy các nhà truyền giảng trẻ tuổi tin tưởng rằng các quốc gia có thể mở cửa, đã cho thấy sự tín nhiệm đối với Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo điều mà không ai làm được ngoại trừ Sứ Đồ Phao-lô trong lịch sử.”
Giống như sứ đồ Phao-lô, Billy Graham không cảm thấy xấu hổ khi chia sẻ Phúc Âm với những người cầm quyền.
Franklin Graham nói, “Cha vẫn tập trung vào việc nói với những người nam và người nữ về Chúa Giê-xu Christ. Chức vụ của cha, cuộc sống của cha, mọi lời nói, mọi cơ hội với một vị tổng thống hay một vị vua hay bất cứ ai, cha sẽ luôn luôn có được cuộc trò chuyện mà liên quan đến Tin Lành.”
Ông được biết đến như là mục sư cho các tổng thống, một người bạn của 11 tổng tư lệnh các nước theo chế độ Dân chủ và Cộng hòa.
Tổng thống Jimmy Carter nói: “Ông ấy đã vươn tay ra để nắm lấy cơ hội hầu việc Chúa một cách bình đẳng cho tất cả mọi người.”
Tổng thống Bill Clinton nói: “Khi ông ấy cầu nguyện với bạn, bạn cảm thấy rằng ông đang cầu nguyện cho chính bạn chứ không phải là cho tổng thống.”
Tổng thống George H.W. Bush nói trong nước mắt: “Một người nông dân khiêm nhường đã giúp thay đổi thế giới, ông ấy là một món quà tinh thần cho tất cả chúng ta.”
Nhà truyền giáo đã giúp thay đổi thế giới, và thế giới đã chú ý đến ông.
Từ năm 1955, Mục Sư Billy Graham đã 54 lần có tên trong danh sách “10 người đàn ông được ngưỡng mộ nhất trên thế giới”, bởi tổ chức Gallup, bao gồm 48 lần liên tiếp – nhiều hơn bất kỳ người nào khác trong lịch sử.
Dù được ca ngợi như thế, nhưng Billy Graham đã bước đi trong sự khiêm nhường, một cuộc sống đầu phục Đấng Christ. Ông đã làm rõ điều này qua lời đề tặng tại thư viện của mình.
“Cả cuộc đời tôi là để làm vui lòng Đức Chúa Trời và tôn kính Chúa Giê-xu, chứ không phải để nhìn thấy tôi, không phải để nghĩ đến tôi”, Mục Sư Graham nói.
Trong cuộc truyền giáo tại thành phố New York năm 1957, Mục Sư Graham đã giảng những điều mà sau này trở thành lời mời gọi đến với Phúc Âm mang phong cách của ông, “Các bạn hãy đến ngay, nhanh chóng. Trong khi mọi người đều cúi đầu cầu nguyện và ca đoàn hát nhẹ nhàng ‘Just As I Am’. Hàng trăm người đã đến từ khắp mọi nơi, bạn hãy đến với họ.”
Quay sang máy quay, ông mời gọi những người xem truyền hình tại nhà, rồi nói rằng “Các bạn đang ở ngoài kia, hãy dâng đời sống của các bạn cho Đấng Christ. Chỉ cần cúi đầu và nói vâng với Đấng Christ ngay bây giờ.”
bản việt ngữ: EUNICE
nguồn: CBN News
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ