"một vụ đạo văn được giải thưởng nhà nước " lừng lẫy" ở miền Nam trước 1975' / GIAO BLOG -- https://giao.vn. blogspot.com/
23/06/2017
Một vụ đạo văn được giải thưởng nhà nước "lừng lẫy"
ở miền Nam trước 1975
Học thuật miền Nam trước 1975 có khá nhiều vụ đạo văn lớn.
Lần trước, blog này đã đi lại một ít tư liệu đương thời (trước 1975) về vụ tác phẩm của Thanh Lãng bị biển thủ trắng trợn (xem lại ở đây). Tạm xem là vụ miền Nam đạo văn của chính miền Nam.
Còn một vụ miền Nam đạo văn của miền Bắc, là vụ Hoàng Trọng Miên (miền Nam) xào luôn một cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi (miền Bắc). Rồi, đáng chú ý là: cuốn sách đạo văn của Hoàng Trọng Miên lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao giải thưởng quốc gia !
Vụ đó, trước đây đã có nhiều người nhắc đến, như Nguyễn Huệ Chi (con trai cụ Nguyễn Đổng Chi). Bây giờ, một người trong cuộc là cụ Đường Bá Bổn (tức Thế Phong) nhắc lại trên blog của cụ. Bản thân cụ Thế Phong cũng lại bị luộc mất một cuốn sách dịch gần đây (đã đi ở đây).
Trong vụ đạo chích Hoàng Trọng Miên này, Thế Phong/Đường Bá Bổn là một người trong cuộc.
Vụ đó, trước đây đã có nhiều người nhắc đến, như Nguyễn Huệ Chi (con trai cụ Nguyễn Đổng Chi). Bây giờ, một người trong cuộc là cụ Đường Bá Bổn (tức Thế Phong) nhắc lại trên blog của cụ. Bản thân cụ Thế Phong cũng lại bị luộc mất một cuốn sách dịch gần đây (đã đi ở đây).
Trong vụ đạo chích Hoàng Trọng Miên này, Thế Phong/Đường Bá Bổn là một người trong cuộc.
Lấy bài của cụ Thế Phong trên blog về đây đánh số 1. Các tư liệu khác sẽ đặt tiếp ở dưới, bổ sung dần.
GIAO BLOG
GIAO BLOG
---
"
Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017
việt nam văn học toàn thư / hoàng trọng miên, saigon 1957
(cuốn sách bên phải in lại ở hải ngoại -- nguồn: Sachxua.net)
hoàng trọng miên trả lời phỏng vấn của phóng viên
Nguiễn Ngu Í tạp chí Bách Khoa phỏng vấn về văn chương.
Nguiễn Ngu Í tạp chí Bách Khoa phỏng vấn về văn chương.
Nguyễn Đổng Chi, soạn giả' Lược khảo về thần thoại Việt Nam"
Vào năm 1956, nghĩa là chỉ sau cuộc di cư hơn một năm, ông Nguyễn Đổng Chi ở ngoài Bắc, có cho xuất bản cuốn sách 'Lược khảo về thần thoại Việt Nam'; do nxb Văn Sử Địa [ấn hành]. Sách [dày] 182 trang, do nhà in Tiến Bộ, ở số 175 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Sách in 4150 cuốn. In xong ngày 10- 08-1956.
Đây là một cuốn sách có giá trị sưu tầm trong nhiều năm của Nguyễn Đổng Chi -- vậy mà làm thế nào cuốn sách đã được đưa vào miền Nam , sau 1954? Có thể nó đã được đưa vào miền Nam, qua trung gian của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Sau đó, sách được giao cho bộ Thông tin cất giữ làm tài liệu.
Và câu chuyện đạo văn xảy ra như thế nào? Ai đạo văn? Và ai đã khám phá ra câu chuyện đạo văn? Rất may, một số nhân chứng, nay còn sống; và có thể giúp giải đáp các vấn nạn trên.
Theo nhà văn Uyên Thao, hiện đang sống ở [Virginia], trông coi tủ sách 'Tiếng Quê Hương'; là người biết rõ đầu đuôi câu chuyện đạo văn này. Vì chính Uyên Thao là người đầu tiên phát giác ra vụ đạo văn 'không tiền khoáng hậu' này.
Vẫn theo Uyên Thao; lúc đó ông đang làm tổng thư ký tòa soạn báo Sinh Lực, chủ nhiệm là ông Võ Văn Trưng. Khi đọc cuốn sách biên khảo' Việt Nam Văn Học Toàn Thư', do tác giả Hoàng Trọng Miên biên soạn, xuất bản năm 1957; Uyên Thao thấy nó có giá trị sưu tầm công phu, với nhiều hình ảnh, tài liệu đính kèm.
Theo Nhị Linh, cuốn' Việt Nam Văn Học Toàn Thư' này còn có lời tựa của Tam Ích.
(Nhị Linh,"Mỗi thời kỳ có một người nổi bật về tố cáo đạo văn... Sài gòn trước 1975 là Thếphong"
< http://tháng-phải.blogspot.ca/2015/12/mỗi-thời-kỳ-lại-ở-một-người-nổi-bật.html>
Cuốn sách được in thành 2 tập, do nhà Kim Lai in ấn rất đẹp, trang trọng, dày hơn 1000 trang. Bìa in hình rồng vàng , có kim nhũ.
Thế rồi, vẫn theo Uyên Thao; một hôm ông đến văn phòng ông Thái Trắng (bộ Thông Tin) (*), nơi đây có đầy đủ nhiều sách từ Hà Nội; và ông Thái Trắng cho Uyên Thao mượn đọc cuốn 'Lược khảo về thần thoại Việt Nam'. Từ đó, Uyên Thao mới khám phá ra Hoàng Trọng Miên đã sao chép nguyên văn cuốn sách của tác giả Nguyễn Đổng Chi, chỉ đổi tên sách. Và chữ 'huyền thoại' như tựa đề, thì đem xuống cuối bìa sách, ghi chữ nhỏ 'Huyền Thoại'.
---
* Thái Trắng, một nickname của ông Lê Văn Thái (hiện ở San Diego), từng là phụ tá cho bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội VNCH. (tên gọi khác Sở Mật Vụ) . Là đàn anh của 'cậu em nghĩa tử' Uyên Thao [Vũ quốc Châu 1933- ] tay này mượn cuốn ' Lược khảo về thần thoại VN/ Nguyễn đổng Chi', từ Sở Mật Vụ". (Bt).
uyên thao[ i.e. vũ quốc châu 1933- ]
hiện chủ trương nxb Tiếng Quê Hương.(Virginia).
(ảnh: internet)
Và Uyên Thao nói: ông đã viết bài phanh phui vụ Hoàng Trọng Miên đạo văn. Hiện nay, [tôi] chưa có điều kiện để có thể đọc được bài viết của Uyên Thao.
Theo Thế Phong,
"Bộ Thông Tin yêu cầu chủ nhiệm Võ Văn Trưng thay tổng thư ký nguyệt san 'Sinh Lực' . (Uyên Thao).-- với lý do đã đăng bài bút chiến của Thế Phong trả lời tạp chí 'Văn Hữu' (cơ quan 'Văn Hóa Vụ/ bộ Thông Tin) gây hoang mang dư luận." -- ( Thế Phong/ Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961-- Chương 1/ Tiết 2/
-- < http://newvietart.com/index4.463.html >
Ông Hoàng Trọng Miên lúc bấy giờ cũng trông coi tờ 'Văn Hữu" của ông Nguyễn Duy Miễn.
Theo Uyên Thao, Hoàng Trọng Miên do không thể viết nổi; nhưng lại hám danh, [khi] khi đã mượn được cuốn sách ấy; và tưởng rằng không ai có thể biết đến tác phẩm của Nguyễn Đổng Chi, một tác giả miền Bắc-- [rồi 'luộc' nguyên con] , khai sinh cho nó một cái tên mới 'Việt Nam văn học toàn thư' ký tên Hoàng Trọng Miên; và bỏ luôn 2 chữ 'Huyền Thoại'. Chữ 'Huyền Thoại' là nội dung chính cuốn sách Nguyễn Đổng Chi. Nhưng nếu bỏ 2 chữ thần thoại đi; thì cuốn 'Việt Nam văn học toàn thư' là cuốn cuốn sách rỗng về nội dung. Va, để giải quyết vấn đề này, ông Hoàng Trọng Miên đã để 2 chữ' Thần Thoại' ở cuối cuốn sách, như đã nói ở phần trên.
Hai chữ Thần Thoại, dù có thêm vào ở cuối bài sách của Hoàng Trọng Miên; thực sự cũng không giải quyết được gì cả.
Bởi vì, từ nay 'Lược khảo về thần thoại VN' [được] đổi ra thành'Lược khảo văn học toàn thư. Đáng hổ thẹn là: sau này cuốn sách đã được giải nhất [biên khảo] giải Văn chương toàn quốc VNCH-- tổng thống Ngô Đình Diệm là người đã trao giải thưởng. Nhiều lời khen tặng, trong đó có cơ quan Văn Hóa Vụ của ông Nguyễn Duy Miễn. (*). Cơ quan này trực thuộc bộ Thông tin.
---
* Nguyễn Duy Miễn, Văn hoá Vụ trưởng (tương đương chức giám đốc một Nha) trụ sở đặt tại 15 đường lê Lợi Saigon 1, là chủ nhiệm tạp chí Văn Hữu ; gồm ban biên tập là những nhà báo kỳ cựu: Thượng Sỹ- Nguyễn đức Long -- Thanh Thương Hoàng-- Sĩ Trung v.v... và, Hoàng Trọng Miên là chủ bút. Ông Miễn là người thân tín của 'lãnh chúa miền Trung, Ngô Đình Cẩn, (bào đệ của tổng thống Ngô Đình Diệm) người bỏ tiền xuất bản bộ sách 'Việt Nam Văn học Toàn Thư/ Hoàng Trọng Miên'). (Bt).
Cũng theo Uyên Thao, ông Nguyễn Duy Miễn sau khi được biết Uyên Thao là người tố giác chuyện đạo văn này, đã dùng quyền hành của bộ Thông tin, dùng áp lực yêu cầu chủ nhiệm Võ Văn Trưng cách chức Uyên Thao ra khỏi chức vụ tổng thư ký. Việc cách chức này như là một hình thức sa thải.
Đường Bá Bổn, (một bút danh của Thế Phong) người chính thức viết bài tố giác Hoàng Trọng Miên trên tờ Văn hóa Á châu cũng bị vạ. theo Đường Bá Bổn, ông chỉ ghi lại là nghỉ làm biên tập viên.
Nguyễn đăng Thục, người chủ trương tờ Văn hoá Á châu cũng bị mất chức chủ bút; vì cho đăng bài viết của Đường Bá Bổn. (*). Sau đó, giáo sư Lê Thành Trị thay thế, nắm chức vụ chủ bút, năm 1961. Nhưng [giáo sư] Nguyễn đăng Thục vẫn còn giữ chức chủ tịch hội Văn Hóa Á Châu.
( Thế Phong, "Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961', <http://newvietart.com/index4.477.html> )
---
* Nguyễn đăng Thục là chủ nhiệm nguyệt san Văn Hóa Á Châu, trụ sở đặt tại 201 Lê văn Duyệt, Saigon 3; chủ bút là giáo sư Lê Xuân Khoa. (Bt).
Nhưng một điều trớ trêu hơn cả là: người hết lơi ca tụng cuốn sách của Hoàng Trọng Miên lại là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, tức Nguyễn Kiên Trung, tác giả cuốn sách nổi tiếng thời đó, 'Đem tâm tình viết lịch sử". Xin trích dẫn một đoạn văn tán thưởng của nhà văn Nguyễn mạnh Côn:
"Từ ngót một năm nay trở về trước tôi thường gặp thế bí, vì mấy đứa nhỏ đuổi theo, đòi kể chuyện. Tôi đã kể, nhưng cũng đã quên nhiều trong những chuyện tôi đã từng nghe từ thuở nhỏ. Thành thử mỗi lần tôi không nghĩ ra tôi phải từ chối con tôi, là trong lòng lại có một chút gì xót xa, một chút gì hối hận rằng bởi lỗi tại mình, một phần nào mà làm thiệt hại cho đời sau một gia tài vô giá. Thì anh Hoàng [Trọng Miên] đã giải cho tôi một mối hận lòng đó. Từ mấy tháng nay, các con tôi cũng vui vẻ, gia đình tôi cũng đầm ấm; ngay đến vợ chồng tôi cũng hoan hỉ. Tôi thiết tưởng trong sự lo lắng bảo toàn văn học nước nhà, anh Hoàng Trọng Miên vì biết đến tác dụng như vậy của tác phẩm, anh tất cũng lấy al2m vui th1ich. Vì đó al2 một lời ngợi khen ; mà có lẽ đến suốt đời một người đọc sách chỉ viết ra có một lần ...".
(tạp chí Văn Hữu, chủ nhiệm Nguyễn Duy Miễn, số 2/ 1959; trong bài "Đọc sách Việt Nam Văn Học Toàn Thư", quyển 1, Quốc Hoa xuất bản, Nguyễn Mạnh Côn, chủ bút -- trích lại trong cuốn; "Hồi Ký Ngoài Văn Chương/ Thế Phong, trang 208).
-tạp chí Văn Hữu số 21 do Văn Hóa Vụ ấn hành 1962 -- trong đó có ghi chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyễn Duy Miễn, thư ký tòa soạn là Sĩ Trung, do Văn Hóa Vụ ấn hành; và quy định rằng: tạp chí do Vụ trưởng vụ Văn Hóa của bộ Thông tin làm chủ nhiệm , cùng với một chủ bút do bộ trưởng chỉ định).
Nguyễn Mạnh Côn [1920 - 1/6/1979 trại cải tạo Xuyên Mộc]
(ảnh: TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN, Saigon 1974).
Nhận xét về lời phê bình của Nguyễn mạnh Côn, tôi thấy rõ nó hơi quá hời hợt về trình độ nhận thức của một người đọc một tác phẩm biên khảo, và đã đi ra ngoài lề; vì một lẽ đơn giản, ông [ta] chưa đọc cuốn sách ủa Hoàng Trọng Miên, cũng như cuốn của Nguyễn Đổng Chi.
Lối làm việc như thế thật tắc trách. Không đọc mà chê trách tác giả là thiếu đạo đức, không đọc hay chưa đọc mà khen; thì là óc bè phái, nịnh bợ, bất xứng.
Kể ra đọc một cuốn sách đạo văn; mà có thể làm cho cả một gia đình như gia đình Nguyễn Mạnh Côn thấy hạnh phúc, đầm ấm, thì quả thực là 'pha chè' ! Nếu thế , thì theo tôi; mỗi gia đình Việt Nam nên mua một cuốn sách đạo văn, để giúp gia đình thêm hạnh phúc.
Và mong rằng cả đời nhà văn Nguyễn Mạnh Côn chỉ viết "như thế" một lần thôi. Một lần cũng đã quá đủ.
Sau đó đến lượt tờ Văn Hóa Á Châu (số 18/1960) có cho đăng bài đọc sách của Đường Bá Bổn (tức nhà văn Thế Phong) phê bình cuốn' Việt Nam Văn Học Toàn Thư' của Hoàng Trọng Miên.
Xin nói rõ thêm, theo Uyên Thao; chính anh đã đưa cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi cho Thế Phong, để viết bài. Thế Phong ký tên hiệu là Đường Bá Bổn. Câu chuyện đạo văn của Hoàng Trọng Miên bị đổ bể thêm ra một lần nữa.
Tức tối vì có người phát giác ra sự gian trá của mình; Hoàng Trọng Miên ký tên giả là Hoàng Nhị Giang bêu xấu Đường Bá Bổn viết văn là "để cho phụ nữ yêu, là để cho đời khỏi quên mất, khi bị đưa vào trại Tế Bần".
Một lần nữa, Nguyễn Duy Miễn lại hỗ trợ Hoàng Trọng Miên; và cho đăng bài của Hoàng Nhị Giang trên Văn Hữu.
Riêng nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, sau đó đã thú nhận lỗi lầm của mình; khi giới thiệu cuốn sách của Hoàng Trọng Miên:
"Hồi đó tôi mới đến làm chủ bút tờ Văn Hữu, tờ nguyệt san này mới chỉ sắp ra mắt số 2. Mọi sự giao dịch giữa tôi và ông chủ nhiệm đều tốt đẹp. Đến một buổi tối, ông đến chơi nhà tôi, nói chuyện công việc một lúc; rồi ông nhắc đến cuốn sách của Hoàng Trọng Miên; và cho tôi biết rằng trong tờ Văn Hóa Á Châu (chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục) có bài buộc Hoàng Trọng Miên, [rồi] ông ngỏ ý yêu cầu tôi bênh vực họ Hoàng. Tôi nhận lời, hoàn toàn tin vào là một quyền hạn của ông chủ nhiệm, hai là sự ngay thẳng của ông ấy.
Sự sơ xuất của tôi nặng nề nhất là: tôi không biết rằng cuốn sách của Hoàng Trọng Miên, chính là cơ quan giúp vốn cho ấn hành, lại là tờ Văn Hữu. Tôi chỉ vùi đầu vào đọc bài của Thế Phong (ký Đường Bá Bổn); mà lúc đó, tôi cũng không hỏi về cuốn sách của Hoàng Trọng Miên. Thế rồi, tôi viết bài bênh vực Hoàng Trọng Miên; và tấn công Thế Phong. Bởi đúng như tôi viết trong bài của tôi lúc đó, tôi không có cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi; nhưng tôi bênh vực Hoàng Trọng Miên; bởi bài tấn công Hoàng Trọng Miên viết kém quá. Tôi cứ suy nghĩ lối viết văn; mà đoán tác giả còn đi học, và dùng luôn chữ "em" để chỉ; mắc dầu tôi không có ác ý, mà đọc lên rõ ràng có ác ý. bài của tôi đăng lên báo rồi, tôi mới biết -- một là tác giả là người, dù còn trẻ, dù mới viết văn, có thể là đồng nghiệp đối với tôi-- hai là: cuốn sách của Hoàng Trọng Miên quả có giống cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi, đủ giống để được gọi là đạo văn. Tôi biết thế thì ân hận lắm; và sau đó, tôi đã đi với Đỗ Tốn (tác gỉa' Hoa vông vang') đến gặp; và xin lỗi Thế Phong, ở nhà hàng Thiên Thai. "
(Thế Phong, "Hồi ký Ngoài văn chương": -- trích lại trên 'Tân văn'/ số 8, tháng /2008, trang 21).
-- Đỗ Tốn, tác giả tập truyện ngắn Hoa vông vang , do Đời Nay xuất bản
-- Đỗ Tốn là thành viên sau cùng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
(ảnh chụp mặc quân phục, mang lon thiếu tá Quân lực VNCH).
Tôi vốn rất trân trọng và thương tiếc con người+ cái chết oan nghiệt của Nguyễn Mạnh Côn trong nhà tù cộng sản. Cũng phải nhìn nhận rằng ông đã có một thái độ phục thiện+ cử chỉ đẹp, khi đến gặp và xin lỗi Thế Phong.
Tuy nhiên tôi phải nói thêm rằng: 'lối làm việc của ông Nguyễn Mạnh Côn [là] thể hiện tình bè phái tắc trách. Không đọc cuốn sách của Hoàng Trọng Miên; mà dám "chửi" Đường Bá Bổn. Ông chê Đường Bá Bổn viết "thấp". Tôi cho là không công bằng. Tôi đã đọc bài viết của Đường Bá Bổn trong " Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961" trên mạng newvietart.com.
Khi đó, tác giả là một người trẻ dưới [tuổi] 25 chịu đọc, [đã] so sánh 2 cuốn sách, liệt kê so sánh 2 dàn bài, 2 nội dung 2 cuốn sách, so sánh 2 quan điểm về thần thoại; tố giác lối tiểu xảo "lưu manh vặt" hạ cấp của Hoàng Trọng Miên[đã] đổi ngược vị trí dàn bài, [từ] cái trước xuống cái sau; để đánh lừa người đọc.
Thế Phong [ie. Đỗ Mạnh Tường 1932- ] -- (ảnh: HÀ DI)
thời gian viết phê bình văn học và làm biên tập viên tạp chí Văn hóa Á Châu
(ảnh do bạn Nguyễn Thế Hiển ở Quỳnh Phụ/ Thái Bình vào Sài gòn sau 1975, tặng lại).
Đối với tôi, cùng lắm Nguyễn Đổng Chi cũng chỉ là người sưu tầm tài liệu về các huyền thoại của người thiểu số, người Kinh; [rồi] gom góp các huyền thoại trong dân gian , và kể lại.
Người Việt Nam thời bấy giờ;ở cả 2 miền đất nước, Bắc cũng như trong Nam chưa mấy ai có điều kiện học hỏi về các chuyên ngành; để có thể: thay vì kể chuyện Huyền Thoại, thì giải lý, cắt nghĩa, tìm ra nguyên ủy tại sao lại có Huyền Thoại như thể các nhà Nhân chủng học ngoại quốc thường làm. Giải lý huyền thoại đòi hỏi kiến thức của nhiều chuyên ngành như Xã hội Học, địa lý nhân văn, ngôn gữ học, phân tâm học, nhân chủng học, v.v. ...
Theo tôi, Nguyễn Mạnh Côn chỉ hiểu một cách đơn thuần ' huyền thoại như là những câu chuyện dân gian, [được] kể lại cho con con cháu nghe cho vui'. Hiểu như thế cũng được.
Nhưng đó không phải là cách hiểu của người chuyên ngành; và hạ thấp giá trị huyền thoại !
Phần tôi, tôi phải gọi Hoàng Trọng Miên là một thứ "đạo chích" văn nghệ.
"Phần tôi, tôi phải gọi Hoàng Trọng Miên là một thứ "đạo chích" văn nghệ ..."
-- lời Nguyễn văn Lục.
Lần đầu tiên trong đời tôi đã phải dùng 'cụm từ' này, vì nó xứng đáng với một người cầm bút tồi tệ như thế của miền Nam .[VNCH].
Tệ hại hơn nữalà hậu duệ, anh em, con cháu Hoàng Trọng Miên lại tiếp tục cho in lại các sách của Hoàng Trọng Miên; mà không biết trơ trẽn và biết ngượng. Phải xếp những người này vào loại người nào ?
Tôi cũng sưu tập được lá thư "cậy đăng" của Hoàng Trọng Miên, đăng trên tờ Bách Khoa. Nội dung là thư chỉ tìm cách "chạy tội", một thứ ngụy biện, như một thách thức lương tri người đọc.
Bài viết mang tựa đề "Chung quanh bộ sách' Việt Nam Văn Học Toàn Thư' ", Bách Khoa ghi chú rõ "Bài cậy đăng. Tiếng nói của tác giả Hoàng Trọng Miên.":
"Từ ngày bộ sách' Việt Nam văn Học Toàn Thư' ra đời, ngoài những lời giới thiệu nồng hậu của các báo Việt, Pháp, một nhà văn viết văn hay viết về học thuật đã nói đến. Khen hay chê là quyền của dư luận: một tác giả đẻ một đứa con tinh thần rồi, thì đứa con ấy thuộc về thiên hạ, trên phương diện phê phán. Đối với lời khen hay chê, tác giả đều cảm cảm ơn: lời khen có tác dụng khuyến khích; lời chê, nếu đúng; giúp tác giả nghiên cứu, sửa đổi khuyết điểm. Tựu trung, có những lời phê bình; mà chúng tôi cần có một lời để trả lời: một là để trình một lời giải thích chung; hai là để thưa với các bạn đọc chỉ nghe tiếng chuông; ba là để định luôn một vài vấn đề nguyên tắc trong kỹ thuật viết sách cảo luận , hay sáng tác. .."
(đăng lại trên Tân Văn, ibid. trang 34).
Trong suốt 2 trang thư lá thư cậy đăng, Hoàng Trọng Miên đủ mánh lới không nhắc gì đến vụ đạo văn; đến bài tố cáo của Uyên Thao+ bài viết của Đường Bá Bổn. Hoàng Trọng Miên chỉ tự vẽ ra nguyên tắc làm nghiên cứu của ông; cũng giống như công việc mà Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh đã làm. Câu kết luận, Hoàng Trọng Miên viết:
"Sao lại có người cứ cố gán cho chúng tôi giấu ám ý trong sách,trong lúc chúng tôi công khai phụng sự nền văn hóa tự do của dân tộc; mà bằng chứng rất cụ thể. TB- Trên vấn đề này, chúng tôi chỉ lên tiếng một lần, lần thứ nhất cũng là lần cuối."
(Tân Văn, ibid., trang 35).
Hoàng Trọng Miên phải có đủ can đảm + lì lợm, mới có thể viết một lá thư như thế, [để] phủ nhận gián tiếp chuyện đạo văn. Sách của Hoàng Trọng Miên vẫn công khai được bày bán tại các tiệm sách và trên vỉa hè Sài Gòn. Đáng lẽ chính quyền nên có biện pháp thu hồi quyển sách về, mới phải; và ngay cả giải thưởng văn chương toàn quốc đã phát cho Hoàng Trọng Miên.
Theo Nghị định số 213 GD/NĐ ra ngày 5 tháng 2, 1957 phải có thêm điều lệ; 'nếu tác phẩm sau khi được phát giải; mà có vấn đề, thì phải có quy định thu hồi lại giải thưởng'. Nếu không một ai làm gì cả; hóa ra những giải thưởng này giá trị không bằng tấm giấy lộn?
Phải chăng cái di hại của cặp Nguyễn Duy Miễn+ Hoàng Trọng Miên là: sau này tất cả những gì liên quan đến văn học + chính quyền thì đều bị nghi ngờ; và bị đánh giá thấp. Nhất là, các giải thưởng xuất phát từ' phủ Đầu Rồng" [phủ tổng thống]; thì dù tác phẩm có khá đi nữa, cũng có nhiều hy vọng không ai mua+ bị bày bán ở lề đường.
(...) - tạm lược 7 dòng.(Bt)
Giải thưởng thay vì làm vinh danh cho tác giả+ nền văn học của miền Nam [VNCH], nó đã không vinh danh cho tác phẩm cũng như tác giả. []
NGUYỄN VĂN LỤC
trích lại từ:
http://www.ngo-quyen.org/a6031/gs-nguyen-van-luc-tu-bat-chuoc-cam-nham-den-phong-tac-va-dao-van-ket-
nguyễn văn lục [ hanoi 1938- ]
(courtesy of www.ngoquyen.org/ )
-- học ở Hà Nội cho đến khi di cư vào Nam. tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đại học Dalat) khoa Triết).
-- dạy học ở các trường Võ Tánh Nha Trang), Ngô Quyền ( Biên Hòa), Văn Học (Sài gòn) từ năm 1969.
-- cộng tác với các báo: tạp chí Văn, Tân Văn , Saigon nhỏ, Talawas , Art2all. ...
-- đã xuất bản: @0 năm miền Nam 1955- 1975 (Tiếng Quê Hương. USA 2010) -- Một thời để nhớ (USA 2011)
http://thang-phai.blogspot.com/2017/06/hoang-trong-mien-luoc-luoc-khao-ve-than.html
.
2.
2015
Về chốn thư hiên cất đi phiền muộn
TTCT - Cuốn sách Về chốn thư hiên (*) của tác giả Trần Trọng Cát Tường được xem như một cuốn cẩm nang dành cho những người chơi sách, một tác phẩm thuộc loại hiếm hoi viết về thú chơi sách và được coi là “hậu duệ” của Thú chơi sách của cụ Vương Hồng Sển.
Ve chon thu hien |
Về chốn thư hiên không chỉ “văn chương hóa” những thuật ngữ khoa học về sách một cách khéo léo, uyển chuyển, thi vị mà hơn thế, cuốn sách còn chỉ ra những tục lụy riêng chung liên quan đến việc làm sách, đọc sách, gìn giữ sách...
Cẩm nang dành cho giới
chơi sách và người làm sách
Đánh giá Về chốn thư hiên là một cuốn cẩm nang về sách thật không hề quá, bởi tính học thuật và khoa học toát lên rõ rệt đằng sau những ngôn từ đậm chất văn chương. Tác giả phân tích, mổ xẻ từng “phụ kiện” để tạo nên một cuốn sách hoàn mỹ, từ sách xưa đến sách nay, từ sách quý hiếm đến sách thông thường.
Giấy in: Trong Về chốn thư hiên, tác giả Trần Trọng Cát Tường đã khảo cứu về các loại giấy cổ truyền của Việt Nam, từ loại thô như giấy moi, giấy phèn đến loại thường dùng như giấy bản, giấy lệnh. Từ loại quý như dó lụa, giấy sắc, giấy quỳ vàng đến cả loại chỉ còn cái tên trong sách vở như mật hương, trắc lý...
Kiểu in: Từ khắc thạch đến in mộc bản, in hoạt bản (in chữ rời), kỹ thuật in
hoạt bản.
Kiểu bìa: Các kiểu bìa chủ yếu được sử dụng trên sách là bìa toàn phần, bìa tứ phần, bìa bán phần... Cho đến kỹ thuật trang trí bìa sách, cách đóng bìa sách bằng da như thế nào...
Các bộ phận của sách: Các bộ phận chủ yếu của một cuốn sách bao gồm: bìa sách, sau đó đến tờ trắng, tờ lược đề, tờ tiêu đề, trang đề tặng, lời giới thiệu, lời nói đầu, mục lục, nội dung, lời bạt, tài liệu tham khảo...
Có những cuốn sách còn có tờ đánh dấu trang (bookmark), hay với những cuốn sách bìa cứng thì có dải lụa kẹp sách... Đặc biệt còn có họa bản, phụ bản, ấn hiệu, ấn thư...
Các loại “bản”: Từ bản khai bản, đến bản rập thử, đến bản bông, sơ bản bình điểm, bản bình điểm... cho tới bản đặc biệt, bản tặng phẩm, bản tục bản...
Đặc biệt phần cuối sách, tác giả dành ra vài chục trang để tập hợp những ngữ điển giản lược, giải thích những từ hay gặp trong các tài liệu viết về thú chơi sách, những từ thông dụng nhưng được giới chơi sách dùng với nghĩa đặc biệt, qua đó làm toát lên những vấn đề rất “kỹ thuật” liên quan đến quyển sách.
Những tục lụy liên quan
đến sách
Không như Thú chơi sách của Vương Hồng Sển khơi gợi thú săn tìm sách cổ quý của giới chơi sách, Về chốn thư hiên của Trần Trọng Cát Tường là một cuốn sách “kỹ thuật” thật sự về sách, và ẩn đằng sau cũng vẫn là đau đáu những nỗi niềm, suy tư về “tục lụy” liên quan đến sách.
Theo tác giả, những tục lụy đó có thể kể: thói háo danh, vụ lợi, vì quyền cao chức trọng, vì danh vọng, địa vị của bản thân mà bất chấp chuyện đạo văn, ăn cắp ý tưởng, trích dẫn mà không ghi nguồn gốc hay dịch tài liệu nước ngoài rồi xào xáo lại thành của mình...
Lần giở những trang sách chúng ta sẽ gặp khá nhiều cái tên dính líu đến những nghi án đạo văn chấn động: Trường hợp tiêu biểu là bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư với bài Tanka của thi sĩ Nhật Bản Sarumaru (thế kỷ thứ 8), từng được nhắc đến trên tạp chí Tri Tân, rồi trong ký ức văn học Văn thi sĩ tiền chiến của Nguyễn Vỹ.
Hay bộ sách đồ sộ Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên dự định ra 10 tập, nhưng mới ra hai tập đã làm nhiều người trong giới nghiên cứu văn học ngỡ ngàng trước một vụ đạo văn quá trơ trẽn và táo bạo. Sách bị tố cáo sao chép Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi.
Là tình trạng các công ty, các nhà xuất bản tái bản sách của những học giả, nhà nghiên cứu đi trước đã tự ý cắt bỏ chữ này đoạn kia, tự ý chỉnh sửa nội dung mà không được sự đồng ý của tác giả, hay chẳng có chú thích cụ thể nào cả. Hành động đó chứng tỏ sự không tôn trọng bản gốc, không tôn trọng bản in lần đầu và không tôn trọng chính tác giả.
Có thể lấy đơn cử hai ví dụ như sau. Trong cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930 của Huỳnh Văn Tòng vốn là luận án tiến sĩ tại Đại học Sorbonne, Paris (1971) ấn hành lần đầu năm 1973, sau này có tái bản và bổ sung giai đoạn 1930-1945, thì trong bản tái bản tác giả đã bỏ qua “Đôi lời giới thiệu” của Nguyễn Văn Trung và phần mở đầu “Vài nhận xét về vấn đề nghiên cứu lịch sử báo chí”.
Hay năm 1962 khi công bố bản dịch Đại Nam thực lục - bộ chính sử quan trọng nhất của triều Nguyễn, Viện Sử học đã nhạo báng vua tôi nhà Nguyễn vô cùng chát chúa trong lời giới thiệu. Thế nhưng khi đến đầu thế kỷ 21, bầu không khí học thuật và văn hóa đã khác, thì viện trưởng Viện Sử học viết lời giới thiệu mới thay thế, và lời giới thiệu đó không còn tìm thấy trong bản tái bản nữa.
Hay cũng có những trường hợp do vô tình hay hữu ý, do nhu cầu xuất bản hay do mối lợi trước mắt mà các nhà xuất bản thường “tiền trảm hậu tấu”, chưa liên lạc với tác giả về vấn đề tác quyền, nhuận bút.
Đọc sách, người đọc có thể không còn lạ gì những lời cáo lỗi như: “Do điều kiện không liên hệ được với dịch giả, nhà xuất bản kính đề nghị dịch giả liên hệ với nhà xuất bản để lĩnh nhuận bút và sách biếu theo địa chỉ sau...” ở mặt sau trang tiêu đề bản in cuốn Trung Quốc triết học sử đại cương do Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin in năm 2004 [bản in lần đầu là năm 1970, do nhà Khai Trí in] hay Nhà xuất bản Văn Học ngỏ lời:
“Do tác giả hiện đang ở xa, không thể trao đổi, bàn bạc trước khi in sách, chúng tôi hi vọng mấy lời Cùng bạn đọc trên đây phần nào cũng có thể thay thế cho lời xin phép tái bản sách của ông...” trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nguyễn Lang, NXB Văn Học in năm 1992.
Với cách viết độc đáo, tác giả khiến người đọc khó dứt mình ra khỏi cuốn sách, cứ say sưa tận hưởng, vui thú với từng con chữ. Mặc dù vậy, cuốn sách vẫn có một vài điểm chưa thật sự thuyết phục, đó là khi khảo cứu thông tin từ sách để đưa ra những nhận định, đánh giá thì tác giả lại không dựa vào bản in lần đầu, như cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân được tác giả sử dụng bản năm 1967 do Thiều Quang, Sài Gòn phát hành mà không phải là bản in lầu đầu năm 1942 do Nguyễn Đức Phiên in.
Hay việc thiếu sách dẫn (Index) cùng danh mục tài liệu tham khảo ở phần cuối sách khiến người đọc khó khăn trong việc tra cứu tên sách, cùng những thông tin mà tác giả trích dẫn.■
(*): Về chốn thư hiên, Trần Trọng Cát Tường, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM phát hành, 2015.
Tác giả Trần Trọng Cát Tường tên thật là Nguyễn Duy Long, sinh năm 1967 tại Quảng Ngãi. Là bác sĩ ở Bệnh viện Đa Khoa Quảng Ngãi, nhưng ông được sinh trưởng trong một gia đình có ba là công chức cấp thấp dưới chính quyền Sài Gòn, mẹ chọn nghề bán sách (nhà sách Quảng Ngãi Nghĩa Thục, sau đổi thành Tinh Hoa) làm kế sinh nhai từ những năm 1970. Thời trẻ được tiếp xúc với những giá sách cao phủ kín dọc hai bức tường, giữa lối đi, giá sách cao tới tận trần nhà, cùng những tấm biển nhỏ nhắn và vuông vức gắn trên từng kệ: Học làm người, Tự lực văn đoàn, Từ điển... Đây là nguồn cảm hứng hay cũng là lý do ngầm để tác giả trở thành nhà sưu tập có hạng ở Quảng Ngãi (với khoảng 15.000 quyển sách) và viết nên cuốn biên khảo Về chốn thư hiên này.
Người chơi sách, mục đích đơn giản chỉ là để thấu đáo lẽ đời, để cuộc sống này bớt nhàm chán tẻ nhạt, để ung dung tự tại nhẹ nhõm đi giữa cuộc đời vốn nhiều ngang trái. Lần giở từng trang sách cũ để thấu hiểu hơn về quá khứ, để thấm thía hơn hiện tại và để cuộc sống này bớt đi ưu phiền.
|
3.
2010
May 29, 2010
Say sưa đạo văn
Đạo văn thời nào ở Việt Nam cũng là một vấn đề rôm rả. Mỗi thời kỳ lại có một người nổi bật lên như là champion về phát hiện, tố cáo, buộc tội đạo văn. Trước 1945 là Kiều Thanh Quế, Sài Gòn trước 1975 là Thế Phong, còn ngày nay là, chẳng nói các bác cũng biết, Nguyễn Hòa.
Đạo văn đủ mọi kiểu dạng đã được/bị nói quá nhiều rồi. Những cái tên trong lịch sử dính dáng tới mấy cái án đạo văn cũng không ít: Lưu Trọng Lư, Lan Khai etc. Thời Sài Gòn trước 1975 có mấy vụ cũng đình đám. Ở đây tôi nhắc tới hai vụ, vụ thứ nhất có thể gọi là đạo văn xuyên Nam-Bắc, vụ thứ hai thì chỉ có phạm vi trong miền Nam.
Hoàng Trọng Miên in bộ Việt Nam văn học toàn thư tổng cộng hai tập (mặc dù dự định ban đầu rất to tát) khoảng cuối những năm 1950, bộ sách được giải thưởng của nhà nước, có lời tựa của Tam Ích, nghe nói còn có sự "bảo kê" của Nguyễn Đức Quỳnh nữa. Kể từ đó đến nay, rất nhiều người đã nói bộ sách này (tập I, phần về thần thoại) đã đạo văn quyển sách Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi in tại miền Bắc năm 1956, bằng một cách nào đó đã "vượt tuyến" vào Nam.
Vụ việc này có thể dễ dàng tìm được thông tin từ Thế Phong, đã đăng trên Internet, hình như là trang newvietart, rất chi tiết; Nguyễn Huệ Chi cũng có lần trả lời phỏng vấn nhắc tới việc đó.
Thế Phong hiện nay vẫn sống ở Sài Gòn, còn Hoàng Trọng Miên hay những người như Phan Kim Thịnh vẫn còn in không ít sách sau này.
Vụ thứ hai không hiểu sao sau này chưa bao giờ tôi thấy có ai nhắc tới, nó liên quan tới các nhà nghiên cứu rất nổi tiếng của Sài Gòn thời ấy: Giáo sư linh mục Thanh Lãng và cặp Nguyễn Tấn Long-Phan Canh.
Khi cho Phong trào Văn hóa in bộ Phê bình văn học thế hệ 1932 (2 tập, năm 1972), Thanh Lãng viết lời tựa mang tên "Tại sao xuất bản?", nói "Sở dĩ có hai quyết định khổ tâm này là vì ba đấng đại văn hóa Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng và Phan Canh cứ đánh cắp tà tà các bài giảng khoa in Ronéo của tôi để đem xuất bản thành sách ký tên mấy đấng".
Nguyễn Tấn Long (rất nhiều khi là cùng Phan Canh) là tác giả mấy bộ sách lớn: Việt Nam thi nhân tiền chiến (sau có thêm một tập phụ tên là Khuynh hướng thi ca tiền chiến), Thi ca bình dân và Thi nhân Việt Nam thế hệ 1954-1973 gần đây đều đã tái bản trừ bộ cuối cùng (hôm trước bị tiền bối B. chê tủi thân thế, vì tôi miss mất một đời in của bộ Thi ca bình dân).
Đọc các lời tựa của Thanh Lãng lúc nào cũng rất fun và thấy hừng hực, như là lời tựa một quyển sách không nhớ rõ, hình như Thế hệ dấn thân yêu đời hay là Đối kháng Trung Hoa, Thanh Lãng tức tối, bực dọc vì bộ sách trước đó in nhiều lỗi quá.
Cuối tập 2 Phê bình văn học thế hệ 1932 Thanh Lãng cho in "Bài bạt: Tôi đi hầu tòa" thuật lại toàn bộ vụ kiện tụng đạo văn đã diễn ra trước đó. Gọi là "bài bạt" nhưng thực chất dài tới cả trăm trang, vô cùng chi tiết, đúng là phong cách làm hồ sơ của một giáo sư chuyên sưu tầm tài liệu; trong lời tựa bộ Phê bình văn học Thanh Lãng cho biết: "Những tờ báo như tờ tuần báo Loa mà có lẽ cả miền Nam này chỉ có mình tôi có mà tôi phải mua với giá 70.000đ cách đây 10 năm; những tờ báo như tờ tuần báo Phong Hóa, ở miền Nam này chỉ có tôi và Tổng Thư Viện có, tờ báo mà tôi đã phải mua với giá là hơn 250.000đ; những tờ báo như tờ Ích Hữu, tờ Hà-Nội báo mà ở miền Nam này chỉ có mình Giáo sư Phạm văn Diêu có mà ông đã cho tôi mượn để trích tuyển. Tất cả các tờ báo này, tôi đã phân tích tỉ mỉ, ghi nhận xem có bao nhiêu biên tập viên, đường lối, chính sách của mỗi tờ báo, rồi trích tuyển các bài cần trích để cống hiến cho người sinh viên những tài liệu mà với phương diện riêng của họ, họ không thể nào có trong tay các tài liệu đó".
Không rõ bộ sưu tập của Thanh Lãng giờ ở đâu rồi.
Phê bình văn học thế hệ 1932 có toàn văn trên mạng đấy, các bác khỏi phải mượn tôi nhé :)
Nhưng vẫn còn một điều nữa cần nói về đạo văn: đạo văn không chỉ là sự ăn cắp, còn có khía cạnh tạo sinh, khía cạnh sáng tạo của đạo văn, tức là đạo văn như một thủ pháp. Đây là một vấn đề về lý thuyết, khi nào có thời gian thì nói sau, các bác muốn tìm hiểu thì có thể tìm theo key word Genette.
ơ ảnh nó cứ xoay đi đâu thế nhỉ :d
4.
2009
Tháng Mười Hai 25, 2009
Đôi điều về nhà văn Hoàng Trọng Miên – Blog Phạm Tôn
Đôi điều về nhà văn Hoàng Trọng Miên – Blog Phạm Tôn
NHÀ VĂN HOÀNG TRỌNG MIÊN
Blog PhamTon
Tình cờ, chúng tôi đọc trong sách 700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế (NXB Trẻ, 2009) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và được biết đôi điều về nhà văn Hoàng Trọng Miên, tác giả cuốn Cựu Hoàng Bảo Đại (NXB Thanh Hóa, 2009) mà chúng tôi đã có bài phê bình trong blog tuần thứ 4 tháng 11 năm 2009 nhan đề Nhân đọc 136 trang sách của Hoàng Trọng Miên – Một sự bất tín… của Nguyễn Trung.
Xin trích đôi dòng như sau: “Ông bà Hoàng Trọng Đàn (1884-1969) – Thân Thị Uynh (1884-1969) ở làng Nguyệt Biều Thành phố Huế, có 4 người con trai. Ba trong bốn người đó là ba cây bút nổi tiếng (Blog Phạm Tôn nhấn mạnh) Hoàng Trọng Thược, Hoàng Trọng Quị và Hoàng Trọng Miên. (…) Hoàng Trọng Miên (1918-1981) tác giả các sách Thâm cung bí sử (Tiểu thuyết, 1936), Chỉ vì yêu (ký Hoàng Thu Đông), Đệ nhất phu nhân (1988), Nghệ thuật sống (sách học làm người, ký Hoàng Thu Đông), Việt Nam văn học toàn thư I (Quốc Hoa, Sài Gòn 1959), Việt Nam văn học toàn thư II (Văn Hữu, 1960) và Việt Nam văn học toàn thư III (Tiếng Phương Đông, 1973), Văn hóa Việt Nam, Dưới bóng thánh giá (kịch đã công diễn nhiều nơi)”. (Trích sách đã dẫn, các trang 918 và 919).
Đáng chú ý là hai tiểu thuyết lịch sử của ông là Đệ nhất phu nhân (xuất bản năm 1988) và Cựu hoàng Bảo Đại (năm 2009) đều xuất bản sau khi ông mất là năm 1981.
Chưa rõ vì lý do gì mà sau khi ông mất, hậu duệ của ông lại cho in hai cuốn đó. Một cuốn sau bảy năm, một cuốn sau đến 28 năm. Cũng không biết bản thảo có trung thực như bản gốc ông viết không, hay lại có người khác nhúng tay vào thêm thắt hoặc sửa chữa… Nhưng, có thể khẳng định một điều là chính tác giá, khi còn sống đã chưa hoặc không có ý định công bố hai tác phẩm viết về lịch sử này. Có thể do chưa tự tin, thấy còn cần bổ sung, xác minh lại tư liệu chăng?
Vì thế, chúng tôi mong các bạn đã lỡ đọc Cựu Hoàng Bảo Đại cũng hiểu và thông cảm cho nhà văn “nổi tiếng một thời”
20.12.2009
B.P.T.
https://phamquynh.wordpress.com/2009/12/25/doi-di%E1%BB%81u-v%E1%BB%81-nha-van-hoang-tr%E1%BB%8Dng-mien-blog-ph%E1%BA%A1m-ton/
.
5.
1960s
© tác giả giữ bản quyền.
.tải đăng theo nguyên bản của tác giả gởi Newvietart.com ngày 09.03.2009.
. Trích đăng lại xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com
LỜI TÁC GỈA.
Hiện tình văn nghệ miền Nam: 1957-1961- ThếPhong (34 trang khổ A4 in 50 ấn bản ronéotypé- Nxb Đại Nam văn hiến,Sài Gòn 1962), tác phẩm nhận định văn học riêng rẽ, không phụ thuộc bộ Lược sử văn nghệ Việt Nam: 1900-1956.
Tuy vậy, tập sách nhận định này vẫn có thể coi như phụ lục, bổ sung cho bộ sách phê bình văn học- làm sáng tỏ thêm tiến trình văn học miền Nam từ 1957 đến 1961. Sở dĩ tìm lại được tập sách nhỏ bé này- giáo sư Nguyễn Văn Trung ở Montréal copy một bản vào năm 2004, và nhờ Trần Thị Bông Giấy ở San Joséchuyển lại tác giả. Xin có đôi lời tri ân giáo sư Trung và nhà văn Trần Thị Bông Giấy.
Trước khi cho đăng tải trên web: newvietart.com, người viết đọc lại, có sửa chữa.
THẾ PHONG .
Chương 1.
NHÓM ĐẠI HỌC, VĂN HOÁ Á CHÂU, VĂN HÓA VỤ, SÁNG TẠO, PEN CLUB VIỆT NAM.Tiết 2
HỘI NGHIÊN CỨU LIÊN LẠC VĂN HOÁ Á CHÂU.
Hội Nghiên cứu liên lạc văn hoá Á châu thành lập năm 1957- gồm khoảng 200 giáo sư đại học, nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo, bác sĩ, luật sư. Trụ sở đặt tại 201 Lê Văn Duyệt, Sài Gòn 1- cơ quan văn hoá Asia Foundation ( Hoa Kỳ) tài trợ trọn gói.
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục chủ tịch, giáo sư Lê Xuân Khoa tổng thư ký, và quản lý trị sự là ông Trịnh Hoài Đức, cùng một số sáng lập viên khác.
Tờ nguyệt san Văn hoá Á châu xuất bản hàng tháng, trải qua ba thời kỳ:
1) từ 1957 đến 1959 : xuất bản được 24 số báo, chú trọng về văn hoá Việt nam và Đông nam Á . Tạp chí mở rộng giai đoạn đầu, bài vở của nhiều cây viết , giáo sư, nhà báo, chính trị gia tu sĩ không phân biệt tôn giáo, cùng các bài nghiên cứu phê bình văn học, triết đông, tây đều được đăng tải. Bắt đầu từ số 18/1960 , một vụ đạo văn đầu tiên ở miền Nam bùng nổ- ông Hoàng Trọng Miên tác giả sách Việt Nam văn học toàn thư (tập 1) đã chép nguyên sách Lược khảo về thần thoại Việt nam / Nguyễn Đổng Chi xuất bản trước ba năm ở Hà Nội.
Bài điểm sách lên án đạo văn gây dư luận văn giới, báo chí thật sôi nổi:VIỆT NAM VĂN HỌC TOÀN THƯ của HOÀNG TRỌNG MIÊN
ĐƯỜNG BÁ BỔN viết.Lần đầu tiên ở Việt nam, tôi được nhìn thấy một tác phẩm đẹp về hình thức ấn loát ở miền Nam. Đó là cuốn Việt Nam văn học toàn thư cuả ông Hoàng Trọng Miên . Công việc ấn loát sưu tập tài liệu tranh ảnh, trình bày đẹp như tác phẩm ngoại quốc.
Nói như ông Tam Ích:
“… những tác phẩm lớn cũng như con mãnh thú nơi rừng núi, những con thú có bề ngang, bề cao, nghênh ngang giữa cỏ cây, bộ mặt của chúng có vẻ hiền lặng lẽ…” (Ông Tam Ích trích lại của Gustave Flaubert, ó chú thích ở trang 1) . Hãy tạm đồng ý với ông trên phương diện hình thức và hiển nhiên là chưa bàn nội dung. Từ ngày cuốn sách ra đời, tôi đã đọc hai bài phê bình; một của một nhà văn biên khảo đăng trên một nhật báo; hai, của một giáo sư đăng trên tạp chi văn nghệ bán nguyệt san.
Bài thứ nhất: giọng phê phán không được bình thản lắm, chỉ trích chi tiết, thiếu nét nhìn tổng thể- còn thêm hơi văn uất hận, ghen hờn.
Bài thứ nhì: tưong đối tốt- một giáo sư phân tích theo lô gích khả luận Aristote thì có giá trị- nhưng khoe khoang cách xuẩn động.
Trước ông Hoàng Trọng Miên ba năm ( 1956) , ông Nguyễn Đổng Chi, tác giả Việt nam văn học cổ sử (Hàn Thuyên xuất bản năm 1943) cho ra mắt Lược khảo về thần thoại Việt nam (Văn Sử Địa Hà Nội xuất bản 1956). Tất nhiên trước hai ông còn những nhà khảo cứukhác, như Cesbron, A. Landes, Dumontier, Bonifacy, Grossin, Kemlin, Vial, Savina.. viết về lai lịch, thần thoại dân thiểu số, hoặc tác phẩm việt ngữ Nguyễn Văn Ngọc ( dịch) và sưu tầm truyện cổ ( Truyện cổ nước Nam ), Nguyễn Kinh Chi với Mọi Kontum( cùng viết với Viên Kha, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Dương Lịch, Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam trích quái, quyển sách giá trị nhất về thần thoại tác giả Vũ Quỳnh vv…
Ở đây, tôi chỉ so sánh hai quyển: Việt Nam văn học toàn thư / Hoàng Trọng Miên và Lược khảo về thần thoại Việt nam /Nguyễn Đổng Chi mà thôi – hai quyển này có nhiều lý do quan hệ tương đồng.
Phải nói ngay rằng ai đã đọc cuốn khảo về thần thoại trên của ông Chi cũng hiểu được văn nghệ mác xít đúc cốt bằng lý luận chính trị. Cả đến cách kể chuyện cũng phải lồng lập trường mác xít vào chuyện kể. Nên ông Minh Tranh khi viết Sơ thảo lược sử Việt nam ( tập 2) đã giải thích lịch sử bằng con mắt người mác xít , ngụy biện sự kiện lịch sử ( chẳng hạn lịch trình tranh đấu sống còn của Việt nam với Trung hoa thống trị, ông đã biện minh một cách rất khéo léo cho sự hiện diện các đồng hương hiện đang có mặt tại miền bắc đỡ phần sượng sùng trước mắt dân việt). Chẳng riêng gì Minh Tranh, đến lượt Vũ Ngọc Phan cũng phải được học tập làm điều như các đồng sự thi hành, kể lại chuyện cổ và phân tích theo quan niệm mác xít.
Tất nhiên ông Nguyễn Đổng Chi cũng không thể làm khác hơn.
Vì lẽ đó, với một tài liêu A.Grossin chẳng hạn – khi ông Chi dùng tài liệu A viết lại, diễn dịch lại ý chính kể lại, thì tài liệu A mất bớt đi dành cho người kể chuyện theo tài liệu A xen vào thành ra B. Khi ông Hoàng Trọng Miên viết lại chuyện kể ( B) từ ông Chi lại trở thành C- và tài liệu C không thể giống như tài liệu A ( A. Grossin), B( Nguyễn Đổng Chi) nữa.
Bây giờ so sánh hai yếu mục, giữa quan niệm về thần thoại của hai ông Chi và Miên. Sau đó đến quan niệm kể chuyện theo thần thoại người dân Trung bộ ( Hà Tĩnh) của Nguyễn Đổng Chi. Ông Chi còn xác định thêm, những chuyện kể như Biên giới Văn Lang từ người dân kể lại không có trong tài liệu của người Pháp đã khảo về thần thoại việt. Vậy một khi ông Miên chép lại thì minh chứng tài liệu trên lấy ở đâu ra? Sách nào? nếu ông Miên không chứng minh được- không nói ra thì ai cũng biết - lấy từ sách của ông Chi- dựa trên những đỉểm:
1) văn thể, từ ngữ cùng một giọng .
2) cùng một quan niệm kể chuyện giống nhau.
3) chỉ khác nhau ở điểm: một người có lập trường mác xít; còn người kia không biết dựa trên lập trường nào?!
4) tài liệu duy nhất chỉ có sách Nguyễn Đổng Chi.
Trước hết, chúng tôi lập bảng so sánh giữa hai sách; rút ra một truyện điển hình(trong những truyện) mà ông Hoàng Trọng Miên đã đưa vào sách Việt Nam văn học toàn thư.1.- BẢNG SO SÁNH DÀN BÀI .Lược khảo về thần thoại VN Việt nam văn học toàn thư
1) Thần thoại Mèo trang 83 1) Thần thoại Mèo trang 123
2) Thần thoại Mán 61 2) Thần thoại Mán 131
3) Thần thoại Lô Lô 61-64 3) Thần thoại Lô lô 135
4) Thần thoại Mường 67 4) Thần thoại Mường 110-117
5) Thần thoại Ba Na (Tây nguyên) 70 5) Thần thoại Ba Na 155-157
Phần thứ năm :Buổi khai mạc vũ trụ Phần 5: Vũ trụ và muôn loài
6) Thần trụ trời 75 6) Thần trụ trời 66
7) Thần biển 77 7) Thần biển 75
8) Nữ thần mặt trời và mặt trăng 85 8) Mặt trời và mặt trăng 66
9) Cuộc tu bổ lại các giống vật 88 9) Tu bổ các giống vật 71
10) Truyện Á Chức chàng Ngưu 93 10) Ả Chức 68
11) Sự tích thằng Cuội cung trăng 97 11) Thằng Cuội với cung trăng 67
Phần thứ 6: Gia phả của nhà Thần vẫn là Phần 5
12) Thần sét 101 12) Thần sét 62
13) Thần gió 108 13) Thần gió 65
14) Thần mưa 109 14) Thần mưa 63
15) Thần lửa 118 15) Thần lửa 65
16) Thần bếp và Truyện nhện làm vợ hạ thần bếp 120-122 15) Thân bếp 74-77
17) Thần núi 128 17) Thần núi 74
18) Thần nước * 138 18) Thần biển 76
19) Diêm Vương 137 19) Diêm Vương 81
20) Thần lửa * 138 20) Lửa và Cỏ 72
VII Thần thoại về Lạc Long Quân V: Thần thoại dật sử,Chương 2
21) Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân 141 21) Lạc Long Quân và Hùng Vương 87-91
Sự tích một trăm trứng 150
22) Truyện Mộc Tinh 148 22) Nữ thần Mộc 79
Phần 8: Dật sử đời Hùng Vương Phần thứ 5: Chuơng II
23) Sự tích núi Tản Viên 158 23) Thần núi Tản Viên 93
24) Truyện chiến tranh 24) Sơn Tinh và Thủy Tinh 95
25) Truyện đức Thánh Gióng 163 25) Thánh Gióng
* Những chữ in đậm ( bold) cốt để so sánh sự đặt tiêu đề mỗi truyện của mỗi tác giả, trước và sau. Nội dung truyện của người sau chép gần như đúng nguyên văn người trước.Qua bảng tóm tắt trên, hai mươi sáu bài trong Lược khảo về thần thoại Việt nam (Hà Nội 1956) đã được Hoàng Trọng Miên sao chép đưa vào Việt Nam văn học toàn thư xuất bản sau 3 năm ở Sài Gòn.
Sự thay đổi tiêu đề ( có khác chút đỉnh) , song nôi dung, văn, ý giống y hệt Hay nói cách khác đi, Hoàng Trọng Miên đã sao chụp nguyên tác sách Nguyễn Đổng Chi rồi đổi tựa sách, và thay tên soạn gỉả ( đạo văn) Hoàng Trọng Miên.2.- SO SÁNH NỘI DUNG TRUYỆN THẦN THOẠI NGUYỄN ĐỔNG CHI & HOÀNG TRỌNG MIÊNSách Nguyễn Đổng Chi viết:
“…. Người ta kể chuyện ngày xưa có một ông lão đi vào rừng bỗng bắt gặp một bếp lửa của bà Thần luc đó đi đâu vắng. Ông ta mừng quýnh bèn chặt một ống nứa không ,đặt lên bếp lửa. Chỉ trong một chốc, ống nứa tự nhiên thấy cơm chín lại có cả thịt nữa. Ông bèn đổ ra lá ăn một bụng no rồi ngủ luôn tại đó. Chẳng dè trong khi ngủ say thì bà Thần bất chợt trở về. Thấy có người lạ khám phá ngọn lửa màu nhiệm của mình, bà Thần bèn rút bấu nước mang theo người ra tưới tắt bếp lửa không muốn cho mình hưởng;nhưng ông cụ cũng cố bươi đống tro tàn ra xem thì may hãy còn một tí than đỏ. Ông lão mừng rỡ vội bỏ vào khố bọc lại mang về nhà nhen nhúm nó lên. Từ ngày đó ngày nào cơm thịt ê hề, gia đình ông lão rất sung túc. Và cũng từ đo, ông lão luôn luôn gìn giữ ngọn lửa không bao giờ dám để tắt. Nhưng một hôm lúc ông đi vắng, người dân của ông vừa đi ra suối múc nước về bỗng thấy lửa bén vào vách mà nhà vắng không có ai cả, bà ta lật đật mang vò nước xối vào khắp cả mọi nơi. Đến chừng ông lão trở về thì tiếc thay lửa đã tắt ngấm không còn một chút than đỏ nào nữa. Từ đó cha con mất hết thứ bảo vật của Thần …. (trích Thần Lửa của NĐC- trang 119-120)
Sách Hoàng Trọng Miên sao lại:
”… Đi đôi với thần gió, thường có thần lửa, mà người ta vẫn gọi là bà Hỏa, một vị thần đàn bà mũi hung ác. Người ta kể lại rằng ngày xưa có một ông lão đi vào rừng sâu, gặp được một bếp lửa của bà Thần Gió lúc đo đi vắng. Ông lão mừng rỡ chặt một ống nứa không, đặt lên bếp lửa; chỉ trong một lát tự nhiên ống nứa đầy cơm chín, có cả thịt cá nữa. Lấy ra ăn một bữa no nê, ông lão ngủ quên luôn bên bếp lửa, chẳng dè bà Thần trở về bắt gặp. Thấy có người biết được ngọn lửa mầu nhiệm, bà Thần bèn lấy nước tưới tắt bếp lửa rồi bỏ đi. Đến khi ông lão tỉnh dậy thấy bếp tắt mất, cố bới đám tro và may còn sot một cục than đỏ. Ông lão vội bọc cục than đỏ mang về nhà nhen nhúm lên thành một bếp lửa. Từ đó, ngày nào ông lão cũng có cơm thịt đầy đủ, ông chăm sóc ngọn lửa luôn luôn không dám để tắt. Nhưng một hôm ông lão đi vắng, bếp lửa ở nhà cháy lan ra phên, bà vợ đi xách nước về thấy thế bèn lấy nước trưới lên, không dè tưới nhiều qúa làm tắt ngấm cả lửa. Từ đó ngọn lửa Thần không còn ở thế gian nữa… “ trích Thần Lửa của HTM, trang 65).(…)
Chúng tôi trích Thần Lửa điển hình cho nhiều truyện khác : Biên giới Văn Lang, Thần Núi, Cuộc tu bổ lại các giống vật… hoặc những đã truyện ghi trong Bảng so sánh đều được HTM sao y bản chính của NĐC. Thật ra , truyện Thần Núi chẳng có gì mới mẻ, có thể vì HTM lười biếng, không chịu dịch Grossin, Kemlin, Bonifacy, Dumontier vv… lại chép sao y bản chính có sẵn. ( riêng những truyện này NĐC không lồng quan niệm mác xít vào ).
Dưới đây mới là điều đáng nói: quan niệm về thần thoại NĐC và quan niệm về thần thoại của HTM .( tự bạch thoát cả duy tâm , duy vật, mà đó là cách viết theo lối được gọi là quan niệm tổng hợp).3.- QUAN NIỆM VỀ THẦN THOẠI CỦA HAI ÔNG: NGUYỄN ĐỔNG CHI & HOÀ NG TRỌNG MIÊNNguyễn Đổng Chi kể:
“.. Đặc điểm của thần thoại là sự phản ánh xã hội chất phác ấu trĩ đời cổ. Vì thế , bàn về thần thoại Hy Lạp kết tinh trong thơ của Hô Me (Homère), Mác ( N.V thêm: Marx) có bảo: nó phản ảnh cái đẹp, phản ảnh thời đại ấu trĩ một đi không trở lại của loài người…
( Lược khảo về thần thoại V.N, trang 12, 13).
Hoàng Trọng Miên chép:
“…Thần thoại nguồn thơ vô danh, tươi trẻ, linh động, sản phẩm vô thức của trí tưởng tượng con người buổi sơ khai là một bằng chứng làm sáng tỏ thời kỳ mịt mùng trong tiền sử, một tài liệu vô cùng qúy giá về nguồn gốc các dân tộc, một sáng tác văn nghệ chứa đựng cái đẹp đầy tính chất nhân loại không bao giờ còn trở lại với loài người…”
( Việt nam văn học toàn thư, trang 56)Đọc qua bảng so sánh qua hai tác phẩm cùng lập luận, quan niệm tương đồng;người đọc đã nhìn thấy ngay sự lúng túng , vậy ai là người viết không có lập luận, quan niệm, và lại đạo văn tùy tiện.
Ông Hoàng Trọng Miên có ghi chú ở mục Sách tham khảo ( trang 21, 39 ,40, 103), đủ cá sách tham khảo của tây, ta- dặc biệt không ghi tên sách Lược khảo về thần thoại Việt nam /Nguyễn Đổng Chi. Tuy vậy, kẻ đạo văn đã rào đón khéo léo, tế nhị- người nào đã đọc sách NĐC cũng khó bắt bẻ:
“…Những chuyện thần thoại Việt nam lần lượt trình bày theo thứ tự dưới đây, hoặc trích ở sách báo đã đăng hoặc chép theo lời kể, chúng tôi không đẽo gọt lại, cốt giữ được nguyên tích chuyện…” ( trang 56 ).
Nếu xét đúng theo ngôn ngữ và lập luận của ông, thiết tương rằng tác phẩm của Grossin không thể khác hơn Cesbron, Landes hoặc Lĩnh nam trích quái/ Vũ Quỳnh. Cũng như, nếu NĐC đã có Lược khảo về thần thoại Việt nam; hẳn là không cần Việt nam văn học toàn thư/ HTM.
Tôi nhấn mạnh để làm nổi bật sự khắc biệt giữa tài liệu người trước mà người sau mượn - ít nhất cũng phải vượt hơn thì mới phân biệt được. Nếu không, chẳng cần sự có mặt người viết sau làm gì?
Quyền được trích dẫn từ người sau mượn người trước là lẽ đương nhiên, tất nhiên đoạn trích phải trong ngoặc kép, ghi rõ xuất sứ. đằng này ông HTM không làm như vậy, trừ Phần thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư… được sao chép, thêm thắt đôi ba ý kiến cốt đánh lạc độc giả không dễ phân biệt nội dung sách này, sách kia. Từ phần năm trở về sau , Hoàng Trọng Miên sao chép y chang sách Nguyễn Đổng Chi.
Trong Lược khảo về thần thọai Việt nam/ Nguyễn Đổng Chi phân tích rõ thế nào nhân thaọi, thần thoại, ảnh hưởng từ Trung hoa đến Việt nam cùng các nước lân cận ra sao? (gạt bỏ lập luận duy vật sử quan được lồng vào nội dung chuyện kể).
Chẳng hạn bàn về thần thoại, dù muốn hay không muốn, chúng ta không thể không biết thần thoại Trung hoa. Nói cách khác : thần thoại Việt nam chịu ảnh hưởng Trung hoa ra sao, lại không thấy Hoàng Trọng Miên đề cập- và người đi trước, ông Nguyễn Đổng Chi đã không hề bỏ sót .
Phần tổng luận, HTM không đưa ra được một kết luận xác đáng nào - phô trương mớ chữ nghĩa trống rỗng , dao to búa lớn , nào là : dân tộc, triết học dân tộc, triết lý luân hồi, triết lý bất diệt, triết lý vạn vật, vũ trụ quan làm nền tảng cho thần thoại dân tộc… không ngoài tự bịp chính ông ta và đọc gỉả. Với tư tưởng duy tâm, người ta xét tác phẩm tác giả ở ngoài khung cảnh lịch sử xã hội ,với tư tưởng duy vật người ta cho rằng sản phẩm trí thức là con đẻ của tương quan sản xuất kinh tế…” ( trang 8)
Tam Ích giới thiệu qua Lời tựa, cho HTM đã dùng phưong pháp tổng hợp ( trang 2) cũng chẳng giải thích phương pháp tổng hợp là phương pháp gì? Một khi sử dụng ngữ nghĩa cách chung chung như thế - thì kẻ viết - là người đọc đầu tiên cũng chẳng hiểu mình viết cái quái gì , huống hồ chi là đọc giả? Giải thích bừa đi, phương pháp tổng hợp là để tìm hiểu toàn diện tác phẩm văn học gồm tâm và vật, nhưng tâm và vật của duy tâm hay duy vật? Ông Tam Ích ơi, giaó điều Marx cũng bàn đến tâm và vật đấy, ông biết không? Rồi ông viết tựa lại tiếp tục biện minh rất tào lao:
“…Nhưng dầu sao chúng ta phải thừa nhận một điều: cái gì do quần chúng bình dân sáng tạo là phong phú, là hồn hậu – sẵn cả sinh tố tinh thần để nuôi dưỡng những linh hồn….”
Hồi kết cục dẫn tới:
a) Thế Phong ( Đường Bá Bổn) nghỉ làm biên tập viên.
b) thay Tổng thư ký Hội kiêm chủ bút Văn hoá Á châu, giáo sư Lê Xuân Khoa.
c)- g iáo sư Lê Thành Trị, tác giả Chủ nghĩa nhân vị - trước đây được Sở Nghiên cứu chính trị xã hội ( giám đốc Trần Kim Tuyến) cấp học bổng sang Âu châu du học vài năm, trở về nước được cử giữ chức chủ bút tạp chí Văn hoá Á châu ( kể từ 1961) và giáo sư Nguyễn Đăng Thục vẫn là chủ nhiệm báo kiêm chủ tịch Hội.
d)- Bộ Thông Tin yêu cầu chủ nhiệm Võ Văn Trưng thay tổng thư ký nguyệt san Sinh Lực (Uyên Thao )- với lý do đã đăng bài bút chiến của Thế Phong trả lời tạp chí Văn hữu ( cơ quan Văn hoá Vụ/Bộ Thông tin gây hoang mang dư luận.
e)- và tác phẩm Việt Nam văn học toàn thư ( tập 1) , do Quôc hoa xuất bản ở Saigon 1960 của soạn giả Hoàng Trọng Miên được trao gỉải nhất loại sách khảo luận. (Giải Văn chương toàn quốc Việt Nam Cộng hoà).
- Từ khi giáo sư Lê Thành Trị nắm chủ bút, ông cho thay đổi nội dung tạp chí Văn hoá Á châu ( bộ mới số 1 ) nặng phần chính trị, xã luận; nhẹ bớt phần văn học, triết học.Tóm lại, bổ sung nhiều bài viết chính trị lên án mác xít , hạn chế bài khảo cứu lịch sử, xã hội, văn học, điểm sách văn chương.
Hội Nghiên cứu liên lạc văn hoá Á châu thành lập nhà xuất bản giới thiệu Việt Nam với Đông nam Á , tác giả Nguyễn Đăng Thục ra mắt song hành sách dịch Việt sử tiêu án . Ít lâu sau, giáo sư Thục được mời dự Hội nghị các triết gia ở Mỹ (Hawaii), với tư cách triết gia dự thính (không được tham luận) , và là triết gia Việt nam khu vực Đông nam Á. Thật ra Việt nam chưa có triết gia, và nếu có rồi , là ai? Lý Đông A có được gọi là triết gia? Nguyễn Đức Quỳnh qua cuốn tiểu thuyết Hỗn Mang (đăng dang dở trên báo) - thì lãnh tụ Lý Đông A, lãnh tụ đảng Duy Dân mới xứng đáng triết gia đúng nghĩa !
Một học giả viết được một số bài nghiên cứu triết đông, triết tây; hẳn chưa thể gọi là triết gia được - vì triết gia phải có học thuyết riêng ( một isme nào đó- thi dụ existentialisme ).
Theo duy danh định nghĩa , giáo sư Nguyễn Đăng Thục chưa đủ tư các được gọi là một triết gia.
Và ,thật ngạc nhiên sau 42 năm , một cuốn sách ra đời ở Pháp ghi đôi ba dòng phương danh triết gia Việt nam : ( miền Nam ) Nguyễn Đăng Thục, Kim Định, Nguyễn Duy Cần, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung… ( xem Dictionnaire des philosophes- PUF xuất bản, Paris 1984).
Bài vở tạp chí Văn hoá Á châu không đa dạng như Đại học Huế , vẫn đúng là diễn đàn mở rộng đăng tải mọi quan niệm, khuynh hướng giới trí thức, văn học nghệ thuật, có kinh nghiệm nghề nghiệp, lập trường vững chắc đương đầu văn hóa mác xít bên kia vỹ tuyến. Tạp chí xuất bản hàng tháng không đều đặn như trước năm 1960 - bài vở tạp nham do ký giả Trịnh Viết Thành ( thư ký toà soạn) bao thầu.
Theo quản lý trị sự ( Trịnh Hoài Đức) , tạp chí bán ra chỉ thu được vài trăm đồng hàng tháng . ( 20 đồng/ tờ - thời kỳ này 35 đồng Việt nam / 1 Mỹ kim). Cơ quan đầu não tài trợ tài chính không mặn mà chi viện, một phần vì bị rút ruột, một phần tờ tạp chí không đạt được mục tiêu phố biến văn hoá Hoa Kỳ- hoặc sự yếu kém từ nhân sự mới (đảng viên đảng Cần Lao Nhân Vị tham nhũng ).
Nhờ hồi Pháp bảo hộ Bắc kỳ, chánh sở mật thám Marty cấp tiền cho Phạm Quỳnh xuất bản tạp chí Nam Phong, thì chủ nhiệm công khai đề tên giám đốc chính trị Marty trên manchette báo/Lê Văn Phúc quản lý toàn quyền lo trị sự- tờNam Phong sống rất thọ tạo được một phong trào văn hoá có giá trị đích thực; người đọc muốn tìm hiểu văn hoá một thời đoạn lịch sử, không thể không tra cứu qua báo Nam Phong. Chẳng cần dài dòng, ai cũng biết Nam Phong có nhiệm vụ phát huy văn hoá Pháp ở Đông Dương, nói riêng. và Bắc Trung, Nam Kỳ nói riêng. Đó là sự kiện được công khai hoá , không úp mở kiểu các hội đoàn,tạp chí nhận viện trợ làm văn hoá giấu diếm, ém nhẹm cơ quan chi viện?
Chẳng ai ngạc nhiên về Pétrus Ký, một trong thông ngôn viên xuất chúng , một học giả uy tín đầu tiên ở nuớc ta cộng tác với Pháp bây giờ vẫn được trọng nể? Tại sao?
Xin thưa, Trương Vĩnh Ký thực hiện đường lối chính trị Pháp - không bán đường lối văn hoá .Chủ nhiệm Nam Phong khác Trương Vĩnh Ký- chỉ học được một chưa biết hai - lẫn lộn văn hoá và chính trị - sau bị phơi thân trước họng súng nghiệt ngã.
Trở lại Phạm Quỳnh công khai hoá danh tính chánh sớ Mật thám , cho biết chính phủ bào hộ bảo trợ và Marty. Đại diện Độc giả thời ấy cầm tờ báo Nam Phong trong tay, biết mình không bị đánh lừa.. Sau này báo Đông Dương tạp chí – ông Nguyễn Văn Vĩnh bắt chước công khai hoá cơ quan nào tài trợ như tờ Nam Phong đã làm. Làm vậy, với bản thân Nguyễn Văn Vĩnh , giúp tự biết kẻ được Pháp giao phó công việc phát huy văn hoá ở nước thuộc địa, và hợp đồng thoả hiệp rô ràng không có gì mờ ám .
Đất nước giành được độc lập rồi – vậy thì quí vị làm văn hoá, văn nghệ được chính phủ trợ cấp, hoặc đồng minh tài trợ trực diện, tại sao không dám công khai hoá như tiền bối? các vị có giấu diếm nguồn tài tr đi nữa , tự coi tiền túi bỏ ra làm văn hoá chẳng hạn - xin thưa chẳng thể loè bịp được ai. Có gì xấu hổ đâu, anh nhận tài trợ phát huy văn hoá của quốc gia đã tài trợ , theo hợp đồng thoả thuận hai bên, anh cứ thực hiện và thực hiện như thế mói là điều cần bàn.
Nước ta trải qua trăm năm Tây thống trị, trước ngàn năm Tàu, cộng hai chục năm ngoài chiến tranh tàn phá, tất nhiên kinh tế không được rồi rào. Vần đề cơm áo, nhu cầu cấp thiết giải quyết, người dân đặt lên hàng đầu . Bụng đói đọc sách, báo không vô đầu óc. Cũng không vin cớ đó , bỏ bê văn hoá, món ăn tinh thần nhu cần không thể thiếu. Nền móng văn hoá là đường lối chính trị, anh chống địch thủ không chỉ cầm súng lao ra mặt trận, hoặc cần nhiều võ khí tối tân coi như nắm phần thắng; mà còn cần phải có học thuyết. Vì thế , chính phủ và cơ quan văn hóa nước bạn (đồng minh chính trị) có bổn phận thuê anh làm công việc phát huy văn hoá- hãy theo gương Nam Phong và Đông Dương tạp chí công khai hoá vấn đề ,chẳng có gì phải mặc cảm ngậm miệng ăn tiền, nói năng, viết lách bừa bãi?
Lại nữa, anh không thể làm văn nghệ cách độc lập, một khi sẵn cơ hội, anh hãy cứ mạnh dạn nhận trợ cấp, không sợ đeo theo mặc cảm tự ty biện bạch thế này thế kia. Có tài bao biện như một bè lũ thức giả Trung hoa kháng Nhật ( thời kỳ Lỗ Tấn) , một tay chìa ra nhận viện trợ , tay kia hô hào chống x âm lăng– thì chẳng ai chịu tin, nhổ bọt vào mặt bọn hai mang ba que sỏ lá! (trường hợp Uông Tinh Vệ thân Nhật chẳng hạn).
Ở bên ta, nhận tài trợ phát huy văn hoá từ thời Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh/ Marty, Tự lực văn đoàn / linh mục Crass-Đỗ Minh Vọng, Hàn Thuyên/ Cousseau… tất nhiên dư kinh nghiệm. Bởi vậy, chỉ cấn ký hợp đông đặt hàng , nhất nhất phải làm xứng đồng tiền chủ bỏ ra, cả hai đều có lợi.. Một khi tránh tiếng, điều này sai từ căn bản, các anh mang mặc cảm tự ty, tự tôn lẫn lộn làm giảm sút vai trò thực hiện , hiệu quả sẽ không đạt như ý. Dầu có làm đi nữa, vẫn tắc trách không thể khác kẻ vung tay đốt nhà táng giấy.
Chủ tịch Hội, giáo sư Nguyễn Đăng Thục có uy tín trong giới khoa bảng, văn học, giáo dục –đứng đầu một hội gồm hàng trăm thức giả tiếng tăm, lý do gì điều hành sa sút, tụt hậu- kể từ khi cải tổ ?
Tạp chí Văn hoá Á châu , cơ quan diễn đàn văn hoá miền Nam bỗng nhiên trở thành báo chính trị lá cải , phát hành bán cho vài chục đọc giả. , Tiền tài, nhân lực Hội Văn hoá Á châu không thiếu, vậy tại sao không làm được một tờ báo như tạp chí Quê hương ( chủ nhiệm: giáo sư Nguyễn Cao Hách) phát hành chục ngàn số / tháng , có hàng ngàn đọc giả.
Tạp chí Văn hoá Á châu , tiếng nói nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo đầu đàn miền Nam - trở thành tờ báo chính trị lá cải lại bán giá trên trời nhằm rút tiền các bộ, ngành mua dài hạn với giá công sở gấp đôi. Còn độc giả thích văn học nghệ thuật chẳng ai buồn đọc, dầu phát không. Tờ báo không biết xếp loại nào, chính trị nửa mùa, văn học tạp phí lù, tổng hợp chính trị văn hoá thì không phải vậy - báo không đọc giả - cuối cùng tự đóng cửa.
Tóm lại, học giả Nguyễn Đăng Thục chói sáng như chiếc đèn kéo quân , bị bọn cơ hội chính trị bắt xoay đủ chiều giữa đêm mưa trung thu thiếu khán giả tham dự cổ vũ, hoan nghênh!...CÒN TIẾP...
http://newvietart.com/index4.463.html
------------------------------------------------------------
bài đăng lại ( 3/ 2018)
==================================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ