Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

hoàng trọng miên đã 'luộc' 'lược khảo về thần thoại việt nam"/ nguyễn đổng chi trở thành'việt nam văn học toàn thư để đoạt giải văn chương tổng thống VNCH năm 1957? / bài viết: nguyễn văn lục -- source: DCVOnline

tựa chính, 'từ bắt chước, cầm nhầm đến phỏng tác, đạo văn. (kết)
source: DCVOnline


                 HOÀNG TRỌNG MIÊN ĐÃ 'LUỘC' LƯỢC KHẢO VTHẦN THOẠI VN'
              TRỞ THÀNH 'VIỆT NAM VĂN HỌC TOÀN THƯ',  ĐOẠT GIẢI VĂN
                 CHƯƠNG TỔNG THỐNG NĐÌNH DIỆM VNCH NĂM 1957.
                                                                  NGUYỄN VĂN LỤC



                                             Việt nam văn học toàn thư / Hoàng trọng Miên, saigon 1957
                                                             (cuốn sách bên phải in lại ở hải ngoại -- nguồn: Sachxua.net)


                                                    Hoàng trọng Miên trả  lời phỏng vấn của phóng viên

                                                             Nguiễn Ngu Í tạp chí Bách Khoa phỏng vấn về văn chương.



                                                Nguyễn Đổng Chi [1915- 1984 hà nội] soạn giả' Lược khảo về thần thoại Việt Nam"


Vào năm 1956, nghĩa là chỉ sau cuộc di cư hơn một năm, ông Nguyễn Đổng Chi ở ngoài Bắc, có cho xuất bản cuốn sách 'Lược khảo về thần thoại Việt Nam'; do nxb Văn Sử Địa [ấn hành].  Sách [dày] 182 trang, do nhà in Tiến Bộ, Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Sách in 4150 cuốn. In xong ngày 10/08/1956.

Đây là một cuốn sách có giá trị sưu tầm trong nhiều năm của Nguyễn Đổng Chi. Vậy mà làm thế nào cuốn sách đã được đưa vào miền Nam, sau 1954?  Có thể nó đã được đưa vào miền Nam, qua trung gian của Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến, Sau đó, sách được giao cho bộ Thông tin cất giữ làm tài liệu.

Và câu chuyện đạo văn xảy ra như thế nào? Ai đạo văn? Và ai đã khám phá ra câu chuyện đạo văn?  Rất may, một số nhân chứng, nay còn sống; và có thể giúp giải đáp các vấn nạn trên.

Theo nhà văn Uyên Thao, hiện đang sống ở [Virginia], trông coi tủ sách 'Tiếng Quê Hương'; là người biết rõ đầu đuôi câu chuyện đạo văn này. Vì chính Uyên Thao là người đầu tiên phát giác ra vụ đạo văn 'không tiền khoáng hậu' này.

Vẫn theo Uyên Thao; lúc đó ông đang làm tổng thư ký tòa soạn báo Sinh Lực, chủ nhiệm là ông Võ Văn Trưng.  Khi đọc cuốn sách biên khảo' Việt Nam Văn Học Toàn Thư', do tác giả Hoàng Trọng Miên biên soạn, xuất bản năm 1957; Uyên Thao thấy nó có giá trị sưu tầm công phu, với nhiều hình ảnh, tài liệu đính kèm.

Theo Nhị Linh, cuốn' Việt Nam Văn Học Toàn Thư'  này còn có lời tựa của Tam Ích.
(Nhị Linh,"Mỗi thời kỳ có một người nổi bật về tố cáo đạo văn... Sài gòn trước 1975 là Thếphong"
< http://tháng-phải.blogspot.ca/2015/12/mỗi-thời-kỳ-lại-ở-một-người-nổi-bật.html>

Cuốn sách được in thành 2 tập, do nhà Kim Lai in ấn rất đẹp, trang trọng, dày hơn 1000 trang.  Bìa in hình rồng vàng , có kim nhũ.

Thế rồi, vẫn theo Uyên Thao;  một hôm ông đến văn phòng ông Thái Trắng (bộ Thông Tin) (*), nơi đây có đầy đủ nhiều sách từ Hà Nội; và ông Thái Trắng cho Uyên Thao mượn đọc cuốn 'Lược khảo về thần thoại Việt Nam'.  Từ đó, Uyên Thao mới khám phá ra Hoàng Trọng Miên đã sao chép nguyên văn cuốn sách của tác giả Nguyễn Đổng Chi, chỉ đổi tên sách. Và chữ 'huyền thoại' như tựa đề, thì đem xuống cuối bìa sách, ghi chữ nhỏ 'Huyền Thoại'.
---
*  Thái Trắng, một nickname của ông Lê Văn Thái (hiện ở San Diego), từng là phụ tá cho bác sĩ Trần Kim Tuyến,  giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội VNCH. (tên gọi khác Sở Mật Vụ) . Là đàn anh của 'cậu em nghĩa tử' Uyên Thao [Vũ quốc Châu 1933-  ] tay này mượn cuốn ' Lược khảo về thần thoại VN/ Nguyễn đổng Chi', từ Sở Mật Vụ". (Bt). 




                                              uyên thao[ i.e. vũ quốc châu 1933-  ]
                                                                   hiện chủ trương nxb Tiếng Quê Hương.(Virginia). 
                                                                                             (ảnh: internet)

Và Uyên Thao nói: ông đã viết bài phanh phui vụ Hoàng Trọng Miên đạo văn. Hiện nay, [tôi] chưa có điều kiện để có thể đọc được bài viết của Uyên Thao. 

 Theo Thế Phong,

           "Bộ Thông Tin yêu cầu chủ nhiệm Võ Văn Trưng thay tổng thư ký nguyệt san 'Sinh Lực' . (Uyên Thao).-- với lý do đã đăng bài bút chiến của Thế Phong trả lời tạp chí 'Văn Hữu' (cơ quan 'Văn Hóa Vụ/ bộ Thông Tin) gây hoang mang dư luận." -- ( Thế Phong/ Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961-- Chương 1/ Tiết 2/ 
-- < http://newvietart.com/index4.463.html

Ông Hoàng Trọng Miên lúc bấy giờ cũng trông coi tờ 'Văn Hữu' của ông Nguyễn Duy Miễn.

 Theo Uyên Thao,  Hoàng Trọng Miên do không thể viết nổi; nhưng lại hám danh, [khi] khi đã mượn được cuốn sách ấy; và tưởng rằng không ai có thể biết đến tác phẩm của Nguyễn Đổng Chi, một tác giả miền Bắc-- [rồi 'luộc' nguyên con] , khai sinh cho nó một cái tên mới 'Việt Nam văn học toàn thư' ký tên Hoàng Trọng Miên; và bỏ luôn 2 chữ 'Huyền Thoại'.  Chữ 'Huyền Thoại' là nội dung chính cuốn sách Nguyễn Đổng Chi. Nhưng nếu bỏ 2 chữ  thần thoại đi; thì cuốn 'Việt Nam văn học toàn thư' là cuốn cuốn sách rỗng về nội dung.  Va, để giải quyết vấn đề này, ông Hoàng Trọng Miên đã để 2 chữ' Thần Thoại' ở cuối cuốn sách, như đã nói ở phần trên.

 Hai chữ Thần Thoại, dù có thêm vào ở cuối bài sách của Hoàng Trọng Miên; thực sự cũng không giải quyết được gì cả.

Bởi vì, từ nay 'Lược khảo về thần thoại VN' [được] đổi ra thành'Lược khảo văn học toàn thư'.  Đáng hổ thẹn là: sau này cuốn sách đã được giải nhất [biên khảo] giải Văn chương toàn quốc VNCH-- tổng thống Ngô Đình Diệm là người đã trao giải thưởng. Nhiều lời khen tặng, trong đó có cơ quan Văn Hóa Vụ của ông Nguyễn Duy Miễn. (*).  Cơ quan này trực thuộc bộ Thông tin.
---
* Nguyễn Duy Miễn, Văn hoá Vụ trưởng (tương đương  chức giám đốc một Nha) trụ sở đặt tại 15 đường lê Lợi Saigon 1, là chủ nhiệm tạp chí Văn Hữu ; gồm ban biên tập là những nhà báo kỳ cựu: Thượng Sỹ- Nguyễn đức Long -- Thanh Thương Hoàng--  Sĩ Trung v.v... và,  Hoàng Trọng Miên  là chủ bút.  Ông Miễn là người thân tín của 'lãnh chúa miền Trung, Ngô Đình Cẩn, (bào đệ của tổng thống Ngô Đình Diệm) người bỏ tiền xuất bản bộ sách 'Việt Nam Văn học Toàn Thư/ Hoàng Trọng Miên'). (Bt).

Cũng theo Uyên Thao, ông Nguyễn Duy Miễn sau khi được biết Uyên Thao là người tố giác chuyện đạo văn này, đã dùng quyền hành của bộ Thông tin, dùng áp lực yêu cầu chủ nhiệm Võ Văn Trưng cách chức Uyên Thao ra khỏi chức vụ tổng thư ký.  Việc cách chức này như là một hình thức sa thải.

Đường Bá Bổn, (một bút danh của Thế Phong) người chính thức viết bài tố giác Hoàng Trọng Miên trên tờ Văn hóa Á châu cũng bị vạ. theo Đường Bá Bổn, ông chỉ ghi  lại là nghỉ làm biên tập viên.
Nguyễn đăng Thục, người chủ trương tờ Văn hoá Á châu cũng bị mất chức chủ bút *; vì cho đăng bài viết của Đường Bá Bổn. (*).  Sau đó, giáo sư Lê Thành Trị thay thế, nắm chức vụ chủ bút, năm 1961. Nhưng [giáo sư] Nguyễn đăng Thục vẫn còn giữ chức chủ tịch hội Văn Hóa Á Châu.
    ( Thế Phong, "Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961',                               <http://newvietart.com/index4.477.html> )

---
*  bài vở đăng trên tạp chí 'Văn hóa Á châu' đều do thư ký tòa soạn  Lê xuân Khoa quyết định. Khi cho đăng bài điểm sách của  Đường bá Bổn lên án Hoàng Trọng Miên 'đạo văn'', 'luộc' nguyên con 'Lược khảo về thần thoại VN/ Nguyễn đổng Chi '(Hà Nội); Mr. Khoa nói với tôi, "bài này gay go đấy, để tôi đọc kỹ lại, rồi quyết định sau". Khi  cầm bài xuống nhà in; tôi thấy bài điểm sách được đưa sắp chữ, không sửa một chữ nào; thế ra, 'chàng chủ bút đầy khí phách, dám 'ăn thua đủ'  với vụ' đạo văn, luộc sách'.  Bài báo ra làm rúng động dư luận; nhà báo Nguyễn Mạnh Côn viết, "tại sao ở Saigon, lại có sách VC in ở Hà Nội?" . Câu văn sặc mùi 'chỉ điểm' rất 'độc', như mách nước cho Mật vụ thòng chiếc thòng lọng vào cổ  đối thủ.  Nhưng sách của VC in ở  Hà Nội lại do Sở Mật Vụ VNCH cung cấp; thế là' 'huề cả làng'--  chiếc thòng lọng kia trở lại "xiết''cổ  tác giả 'Đem tâm tình viết lịch sử';  vậy là "chàng chủ bút chỉ được in tên "một lần duy nhất" trên báo 'Văn Hữu'." Giáo sư Lê xuân Khoa được đi du học; và, giáo sư Lê thành Trị được cắt cử làm chủ bút 'Văn hóa Á châu'. Người cuối cùng lá biên tập viên +thầy cò sửa morasse +  tác giả viết bài điểm sách là  Đường Bá Bổn, được mời "đi chỗ khác chơi" cho 
"người nhớn" làm việc .  (Bt)      (chú thích được thêm sau .(Bt).



                                             tạp chí Văn Hóa Á Châu/ Hội Việt Nam Nghiên cứu Văn hóa Á châu
                                                                   tòa soạn + trị sự: 201 Lê văn Duyệt, Saigon 3.
                                                      chủ nhiệm:  NGUYỄN ĐĂNG THỤC -- thư ký tòa soạn: LÊ XUÂN KHOA

Nhưng một điều trớ trêu hơn cả là: người hết lời ca tụng cuốn sách của Hoàng Trọng Miên lại là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, tức Nguyễn Kiên Trung, tác giả cuốn sách nổi tiếng thời đó, 'Đem tâm tình viết lịch sử'.  Xin trích dẫn một đoạn văn tán thưởng của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn:

      "Từ ngót một năm nay trở về trước tôi thường gặp thế bí, vì mấy đứa nhỏ đuổi theo, đòi kể chuyện.  Tôi đã kể, nhưng cũng đã quên nhiều trong những chuyện tôi đã từng nghe từ thuở nhỏ.  Thành thử mỗi lần tôi không nghĩ ra tôi phải từ chối con tôi, là trong lòng lại có một chút gì xót xa, một chút gì hối hận rằng bởi lỗi tại mình, một phần nào mà làm thiệt hại cho đời sau một gia tài vô giá.  Thì anh Hoàng [Trọng Miên] đã giải cho tôi một mối hận lòng đó.  Từ mấy tháng nay, các con tôi cũng vui vẻ, gia đình tôi cũng đầm ấm; ngay đến vợ chồng tôi cũng hoan hỉ.  Tôi thiết tưởng trong sự lo lắng bảo toàn văn học nước nhà, anh Hoàng  Trọng Miên vì biết đến tác dụng như vậy của tác phẩm, anh tất cũng lấy làm vui th1ich.  Vì đó là một lời ngợi khen ; mà có lẽ đến suốt đời một người đọc sách chỉ viết ra có một lần ...". 

    (tạp chí Văn Hữu, chủ nhiệm Nguyễn Duy Miễn, số 2/ 1959; trong bài "Đọc sách Việt Nam Văn Học Toàn Thư", quyển 1, Quốc Hoa xuất bản, Nguyễn Mạnh Côn, chủ bút -- trích lại trong cuốn; "Hồi Ký Ngoài Văn Chương/ Thế Phong, trang 208).
   -tạp chí Văn Hữu số 21 do Văn Hóa Vụ ấn hành 1962 -- trong đó có ghi chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyễn Duy Miễn, thư ký tòa soạn là Sĩ Trung, do Văn Hóa Vụ ấn hành; và quy định rằng: tạp chí do Vụ trưởng vụ Văn Hóa của bộ Thông tin làm chủ nhiệm , cùng với một chủ bút do bộ trưởng chỉ định). 



                                               Nguyễn Mạnh Côn [1920 - 1/6/1979 trại cải tạo Xuyên Mộc]
                                                        (ảnh: TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN, Saigon 1974).


Nhận xét về lời phê bình của Nguyễn mạnh Côn, tôi thấy rõ nó hơi quá hời hợt về trình độ nhận thức của một người đọc một tác phẩm biên khảo, và đã đi ra ngoài lề; vì một lẽ đơn giản, ông [ta] chưa đọc cuốn sách ủa Hoàng Trọng Miên, cũng như cuốn của Nguyễn Đổng Chi.

  Lối làm việc như thế thật tắc trách. Không đọc mà chê trách tác giả là thiếu đạo đức, không đọc hay chưa đọc mà khen; thì là óc bè phái, nịnh bợ, bất xứng.

Kể ra đọc một cuốn sách đạo văn; mà có thể làm cho cả một gia đình như gia đình Nguyễn Mạnh Côn thấy hạnh phúc, đầm ấm, thì quả thực là 'pha chè' ! Nếu thế , thì theo tôi; mỗi gia đình Việt Nam nên mua một cuốn sách đạo văn, để giúp gia đình thêm hạnh phúc. 

Và mong rằng cả đời nhà văn Nguyễn Mạnh Côn chỉ viết "như thế" một lần thôi. Một lần cũng đã quá đủ.

Sau đó đến lượt tờ Văn Hóa Á Châu (số 18/1960) có cho đăng bài đọc sách của Đường Bá Bổn (tức nhà văn Thế Phong) phê bình cuốn' Việt Nam Văn Học Toàn Thư' của Hoàng Trọng Miên.

Xin nói rõ thêm, theo Uyên Thao; chính anh đã đưa cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi cho Thế Phong, để viết bài. Thế Phong ký tên hiệu là Đường Bá Bổn.   Câu chuyện đạo văn của Hoàng Trọng Miên bị đổ bể thêm ra một lần nữa.

Tức tối vì có người phát giác ra sự gian trá của mình; Hoàng Trọng Miên ký tên giả là Hoàng Nhị Giang bêu xấu Đường Bá Bổn viết văn là "để cho phụ nữ yêu, là để cho đời khỏi quên mất, khi bị đưa vào trại Tế Bần".  

Một lần nữa, Nguyễn Duy Miễn lại hỗ trợ Hoàng Trọng Miên; và cho đăng bài của Hoàng Nhị Giang trên Văn Hữu.

Riêng nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, sau đó đã thú nhận lỗi lầm của mình; khi giới thiệu cuốn sách của Hoàng Trọng Miên:

   "Hồi đó tôi mới đến làm chủ bút tờ Văn Hữu, tờ nguyệt san này mới chỉ sắp ra mắt số 2.  Mọi sự giao dịch giữa tôi và ông chủ nhiệm đều tốt đẹp.  Đến một buổi tối, ông đến chơi nhà tôi, nói chuyện công việc một lúc; rồi ông nhắc đến cuốn sách của Hoàng Trọng Miên; và cho tôi biết rằng trong tờ Văn Hóa Á Châu (chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục) có bài buộc Hoàng Trọng Miên, [rồi] ông ngỏ ý yêu cầu tôi bênh vực họ Hoàng. Tôi nhận lời, hoàn toàn tin vào là một quyền hạn của ông chủ nhiệm, hai là sự ngay thẳng của ông ấy. 
Sự sơ xuất của tôi nặng nề nhất là: tôi không biết rằng cuốn sách của Hoàng Trọng Miên, chính là cơ quan giúp vốn cho ấn hành, lại là tờ Văn Hữu.   Tôi chỉ vùi đầu vào đọc bài của Thế Phong (ký Đường Bá Bổn); mà lúc đó, tôi cũng không hỏi về cuốn sách của Hoàng Trọng Miên.  Thế rồi, tôi viết bài bênh vực Hoàng Trọng Miên; và tấn công Thế Phong. Bởi đúng như tôi viết trong bài của tôi lúc đó, tôi không có cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi; nhưng tôi bênh vực Hoàng Trọng Miên; bởi bài tấn công Hoàng Trọng Miên viết kém quá.   Tôi cứ suy nghĩ lối viết văn; mà đoán tác giả còn đi học, và dùng luôn chữ "em" để chỉ; mắc dầu tôi không có ác ý, mà đọc lên rõ ràng có ác ý. bài của tôi đăng lên báo rồi, tôi mới biết -- một là tác giả là người, dù còn trẻ, dù mới viết văn, có thể là đồng nghiệp đối với tôi-- hai là: cuốn sách của Hoàng Trọng Miên quả có giống cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi, đủ giống để được gọi là đạo văn. Tôi biết thế thì ân hận lắm; và sau đó, tôi đã đi với Đỗ Tốn (tác gỉa' Hoa vông vang') đến gặp; và xin lỗi Thế Phong, ở nhà hàng Thiên Thai. " 

   (Thế Phong, "Hồi ký Ngoài văn chương": -- trích lại trên 'Tân văn'/ số 8, tháng /2008, trang 21).





                                     --  Đỗ Tốn, tác giả tập truyện ngắn Hoa vông vang , do Đời Nay xuất bản 
                                                    --  Đỗ Tốn là thành viên sau cùng của  nhóm Tự Lực Văn Đoàn. 
                                                   (ảnh chụp mặc quân phục, mang lon thiếu tá Quân lực VNCH).


Tôi vốn rất trân trọng và thương tiếc con người+ cái chết oan nghiệt của Nguyễn Mạnh Côn trong nhà tù cộng sản. Cũng phải nhìn nhận rằng ông đã có một thái độ phục thiện+ cử chỉ đẹp, khi đến gặp và xin lỗi Thế Phong.

Tuy nhiên tôi phải nói thêm rằng: "lối làm việc của ông Nguyễn Mạnh Côn [là] thể hiện tình bè phái tắc trách. Không đọc cuốn sách của Hoàng Trọng Miên; mà dám "chửi" Đường Bá Bổn. Ông chê Đường Bá Bổn viết "thấp".  Tôi cho là không công bằng.  Tôi đã đọc bài viết của Đường Bá Bổn trong "Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961" trên mạng newvietart.com".


                                                       Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961/ Thế Phong
                                                                    (Đại Nam Văn Hiến xuất bản, Saigon 1962)
giáo sư Nguyễn văn Trung  [1930-    ]
từng là chủ bút tạp chí "Đại Học (Huế)
 (ảnh: internet)


                    Giáo sư Nguyễn văn Trung trở lại thăm Sài gòn (khoảng năm 2000 lẻ 1, 2 chi đó) điện thoại gặp tôi trước Bưu điện Saigon. Chở anh sau xe Honda 78, chúng tôi rong ruổi  khắp Saigon.  Anh kể lại, "khi định cư, chỉ mang theo 2 cuốn sách; (đố tôi biết là những cuốn nào/ tôi lắc đầu) đó là 2 cuốn của ông, đều in rô nê ô. Cuốn 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh' + 'Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957- 1961' (cuốn này tặng tạp chí Đại Học/ Huế .) --  anh cần cuốn nào tôi gửi tặng  lại."  Lần anh sang Mỹ chơi,  ghé San Jose; gửi cho tôi  cuốn 'Hiện tình văn nghệ miền Nam', qua nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy.   Khi  Trần Thị Bông Giấy đưa sách cho tôi, kèm lời: " Tôi  và TNH không ưa 'ông ta' từ lâu rồi; nhưng tôi vẫn cầm sách do ông Trung gửi, nhờ chuyển cho anh ở Saigon" -- " gửi qua bưu điện sẽ không tới tay được"-- ông ta nói vậy.  

       (chú thích được thêm sau/ Bt).

      Khi đó, tác giả là một người trẻ dưới [tuổi] 25 chịu đọc, và so sánh 2 dàn bài+ 2 nội dung 2 cuốn sách+ 2 quan điểm về thần thoại, tố giác lối tiểu xảo"lưu manh vặt" hạ cấp của Hoàng Trọng Miên[ đã] đổi ngược vị trí dàn bài; [từ] cái trước xuống cái sau, để đánh lừa người đọc. 


                                           Thế Phong [ i.e. Đỗ mạnh Tường 1932-  ]
                         (ảnh do bạn Nguyễn thế Hiển ở Quỳnh Phụ/ Thái Bình (Bắc bộ) vào Sài gòn  sau 1975, tặng lại).
                            Đối với tôi, cùng lắm Nguyễn Đổng Chi cũng chỉ là người sưu tầm tài liệu về các huyền thoại của người thiểu số, người Kinh; [rồi] gom góp các huyền thoại trong dân gian , và kể lại.

Người Việt Nam thời bấy giờ;ở cả 2 miền  đất nước, Bắc cũng như trong Nam chưa mấy ai có điều kiện học hỏi về các chuyên ngành; để có thể: thay vì kể chuyện Huyền Thoại, thì giải lý, cắt nghĩa, tìm ra nguyên ủy tại sao lại có Huyền Thoại như thể các nhà Nhân chủng học ngoại quốc thường làm.  Giải lý huyền thoại đòi hỏi kiến thức của nhiều chuyên ngành như Xã hội Học, địa lý nhân văn, ngôn ngữ học, phân tâm học, nhân chủng học, v.v. ...

Theo tôi, Nguyễn Mạnh Côn chỉ hiểu một cách đơn thuần 'huyền thoại như là những câu chuyện dân gian, [được] kể lại cho con con cháu nghe cho vui'. Hiểu như thế cũng được.

Nhưng đó không phải là cách hiểu của người chuyên ngành; và hạ thấp giá trị huyền thoại!

 Phần tôi, tôi phải  gọi Hoàng Trọng Miên là một thứ "đạo chích" văn nghệ.

Lần đầu tiên trong đời tôi đã phải dùng cụm từ này, vì nó xứng đáng với một người cầm bút tồi tệ như thế của miền Nam. [VNCH]. 




 Hoàng Trọng Miên  (1918- 1981 saigon]
 " ... tôi phải gọi Hoàng Trọng Miên là một thứ"đạo chích' văn nghệ.  Lần đầu tiên tôi phải dùng cụm từ này, vì nó xứng đáng với một người cầm bút như thế của miền Nam  ..."  [VNCH] -- lời Nguyễn văn Lục.



Tình cờ, chúng tôi đọc trong sách '700 năm Thuận Hóa/ Phú Xuân/ Huế' (nxb Trẻ, 2009) của nhà nghiên cứu Nguyễn đắc Xuân; và được biết đôi điều về nhà văn Hoàng Trọng Miên, tác giả cuốn 'Cựu hoàng Bảo Đại'; mà chúng tôi có bài phê bình trong Blog -- tuần thứ 4/ tháng 11/ năm 2009, nhan đề 'Nhân đọc 136 trang sách của Hoàng trọng Miên/ một sự bất tín ...' 
của Nguyễn Trung. 
Xin trích đôi dòng như sau: 
"Ông bà Hoàng trọng Đàn [1884-1969]+ Thân thị Uynh (1884-1969) ở làng Nguyệt Biều, tp. Huế, có 4 người con trai. Ba (3) [người] trong số đólà '3 cây bút nổi tiếng'  (Blog Phạm Tôn nhấn mạnh): Hoàng trọng Thược+ Hoàng trọng Qui [nhà làm từ điển, dịch giả Thanh Nghị] + Hoàng Trọng Miên. (...) . Hoàng Trọng Miên  (1918-1981 saigon) tác giả các sách
 'Thâm cung bí sử' (tiểu thuyết, 1936) --
 --Chỉ vì yêu (ký Hoàng Thu Đông) -- Đệ nhất phu nhân (1988) -- Nghệ thuật sống (ký Hoàng Thu Đông)
-- Việt Nam văn học toàn thư I (Quốc Hoa, Saigon 1959) -- Việt Nam văn học toàn thư II (Văn Hữu, Saigon 1960) 
--Việt Nam văn học toàn thư III (Tiếng Phương Đông xb, Saigon 1973) -- Dưới bóng thánh giá (kịch) ...
Đáng chú ý là 2 tiểu thuyết lịch sử 'Đệ nhất phu nhân'(1988) + 'Cựu hoàng Bảo Đại' (2009) đều xuất bản sau khi ông
mất, là năm 1981. Chưa rõ vì lý do gì mà sau khi ông mất; hậu duệ của ông lại cho in 2 cuốn đó. Một cuốn sau 7 năm; một cuốn sau đến 28 năm. Cũng không biết bản thảo có trung thực như bản gốc ông viết không, hay lại có người khác nhúng tay vào; thêm thắt, hoặc sửa chữa  ... Nhưng, có thể khẳng định một điều là 'chính tác giả, khi còn sống đã chưa; hoặc không có ý định công bố 2 tác phẩm viết về lịch sử này.' ..."Có thể chưa tự tin, thấy cần bổ sung, xác minh lại tư liệu chăng?
Vì thế, chúng tôi mong các bạn đã lỡ đọc 'Cựu hoàng Bảo Đại' cũng hiểu và thông cảm cho nhà văn "nổi tiếng một thời."
20.12.2009
B.P.T.

                     https://giaovn.blogspot.com/2017/06/mot-vu-ao-van-uoc-giai-thuong-nha-nuoc.html

                (chú thích được thêm sau/ Bt).


Tệ hại hơn nữa là hậu duệ, anh em, con cháu Hoàng Trọng Miên lại tiếp tục cho in lại các sách của Hoàng Trọng Miên; mà không biết trơ trẽn và biết ngượng. Phải xếp những người này vào loại người nào ? 

Tôi cũng sưu tập được lá thư "cậy đăng" của Hoàng Trọng Miên, đăng trên tờ Bách Khoa.  Nội dung là thư chỉ tìm cách "chạy tội", một thứ ngụy biện, như một thách thức lương tri người đọc. 

Bài viết mang tựa đề "Chung quanh bộ sách' Việt Nam Văn Học Toàn Thư' ", Bách Khoa ghi chú rõ "Bài cậy đăng. Tiếng nói của tác giả Hoàng Trọng Miên.":

"Từ ngày bộ sách' Việt Nam văn Học Toàn Thư' ra đời, ngoài những lời giới thiệu nồng hậu của các báo Việt, Pháp, một nhà văn viết văn hay viết về học thuật đã nói đến. Khen hay chê là quyền của dư luận: một tác giả đẻ một đứa con tinh thần rồi, thì đứa con ấy thuộc về thiên hạ, trên phương diện phê phán.  Đối với lời khen hay chê, tác giả đều cảm cảm ơn: lời khen có tác dụng khuyến khích; lời chê, nếu đúng; giúp tác giả nghiên cứu, sửa đổi khuyết điểm. Tựu trung, có những lời phê bình; mà chúng tôi cần có một lời để trả lời: một là để trình một lời giải thích chung; hai là để thưa với các bạn đọc chỉ nghe tiếng chuông; ba là để định luôn một vài vấn đề nguyên tắc trong kỹ thuật viết sách cảo luận , hay sáng tác. .."
(đăng lại trên Tân Văn, ibid. trang 34).

Trong suốt 2 trang thư lá thư cậy đăng, Hoàng Trọng Miên đủ mánh lới không nhắc gì đến vụ đạo văn; đến bài tố cáo của Uyên Thao+ bài viết của Đường Bá Bổn.  Hoàng Trọng Miên chỉ tự vẽ ra nguyên tắc làm nghiên cứu của ông; cũng giống như công việc mà Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh đã làm.  Câu kết luận, Hoàng Trọng Miên viết:

"Sao lại có người  cứ cố gán cho chúng tôi giấu ám ý trong sách,trong lúc chúng tôi công khai phụng sự nền văn hóa tự do của dân tộc; mà bằng chứng rất cụ thể.  TB- Trên vấn đề này, chúng tôi chỉ lên tiếng một lần, lần thứ nhất cũng là lần cuối."
(Tân Văn, ibid., trang 35).

Hoàng Trọng Miên phải có đủ can đảm+ lì lợm, mới có thể viết một lá thư như thế, [để] phủ nhận gián tiếp chuyện đạo văn. Sách của Hoàng Trọng Miên vẫn công khai được bày bán tại các tiệm sách và trên vỉa hè Sài Gòn. Đáng lẽ chính quyền nên có biện pháp thu hồi quyển sách về, mới phải; và ngay cả giải thưởng văn chương toàn quốc đã phát cho Hoàng Trọng Miên. 

Theo Nghị định số 213 GD/NĐ ra ngày 5 tháng 2, 1957, phải có thêm điều lệ: 'nếu tác phẩm sau khi được phát giải; mà có vấn đề, thì phải có quy định thu hồi lại giải thưởng'. Nếu không một ai làm gì cả; hóa ra những giải thưởng này giá trị không bằng tấm giấy lộn?

  Phải chăng cái di hại của cặp Nguyễn Duy Miễn+ Hoàng Trọng Miên là: sau này tất cả những gì liên quan đến văn học + chính quyền thì đều bị nghi ngờ; và bị đánh giá thấp.  Nhất là, các giải thưởng xuất phát từ' phủ Đầu Rồng" [phủ tổng thống]; thì dù tác phẩm có khá đi nữa, cũng có nhiều hy vọng không ai mua+ bị bày bán ở lề đường.
  
(...) - tạm lưọc 7 dòng.(Bt)

Giải thưởng thay vì làm vinh danh cho tác giả+ nền văn học của miền Nam [VNCH], nó đã không vinh danh cho tác phẩm cũng như tác giả.  []

NGUYỄN VĂN LỤC


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
trích lại từ: 
http://www.ngo-quyen.org/a6031/gs-nguyen-van-luc-tu-bat-chuoc-cam-nham-den-phong-tac-va-dao-van-ket-
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



nguyễn văn lục [ hanoi 1938-   ]
(courtesy of www.ngoquyen.org/  )

-- học ở Hà Nội cho đến khi di cư vào Nam. tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đại học Dalat) khoa Triết).
-- dạy học ở các trường Võ Tánh (Nha Trang), Ngô Quyền ( Biên Hòa),  Văn Học (Sài gòn) từ năm 1969.
-- cộng tác với các báo: tạp chí Văn,  Tân Văn , Saigon nhỏ, Talawas , Art2all. ...
-- đã xuất bản: 20 năm miền Nam 1955- 1975 (Tiếng Quê Hương. USA 2010) -- Một thời để nhớ  (USA 2011) 
-tác giả Nguyễn văn Lục là bào đệ của giáo sư Nguyễn văn Trung.  [ 1930-    hiện định cư ở Canada).

=================================================

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ