Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

thế phong với những tiếng cười chua cay và ngạo nghễ/ trần thị bông giấy (trích từ' điệu múa cuối cùng của con thiên nga' - tập 2 ' (văn uyển xb, san jose 2005) (bài HAI)

bài 2 ' thế phong với những tiếng cười... '
điệu múa cuối cùng của con thiên nga / văn uyển xb, san jose 2005


                     THẾ PHONG VỚI NHỮNG TIẾNG CƯỜI CHUA CAY & NGẠO NGHỄ 
                                                    TRẦN THỊ BÔNG GIẤY



                                                Thế Phong + tranh  Tạ Tỵ   --   (ảnh; blogtiengviet.net)                                                      
                                                      Phan Diên (trái) + Tạ Tỵ  (chết)-- (Phan Diên cung cấp ảnh)



                                                           trái qua, hàng sau:
                                               các nhà văn Thanh Thương Hoàng (hiện ở Mỹ) + X... + Doãn Quốc Sỹ  (ở Mỹ)
                                                          -- Hoàng Vũ Đông Sơn (chết)-- Nguyễn Hải Phương (chết)
                                                              hàng trước: ( Lâm, cựu phóng viên báo Times. (bạn của Văn Quang) 
                                                           -- các nhà văn Văn Quang + Thế Phong
                                                                            (ảnh chụp ở Saigon trước năm 2000)




                                                                          trái qua, hàng thứ 1:
                  -  ảnh 1: - một số văn nghệ sĩ họp mặt tại nhà Lữ Quốc Văn, có mặt  Hữu Loan ( ngồi, bên phải hàng đầu )
                             + Lê thị Kim+ Hoàng Tấn( Hồ Tăng Ấn  (ngập píp) + họa sĩ tài tử Phan Diên(ngoài cùng bên phải) 
                                                                               hàng thứ 2: 
                                                           -  nữ nhà văn Lý Lan  (hiện ở Mỹ) + bà Nguyễn Thị Khê (vợ Thế Phong).
                                                                      + vợ chồng Uyên Thao (hiện ở Mỹ)
                                                                                 hàng thứ 3:
                           - Thế Phong+ Bùi Giáng+ Ý Nhi +  một số vị : Thư Linh-Nghiêm Phái -- Hoàng Hương Trang
                                                                    -- Vương Đức Lệ  (chết) ...)
                                                                                 hàng thứ 4, ảnh 1:
                  - nhà báo Giang Kim- Nguyễn thế Bình  chết) + X... + X... + nhà văn  Phạm Thái- Nguyễn ngọc Tấn (chết).
                                                                                 hàng thứ 4, ảnh 2:
                                    - các nhà văn Thế Phong  (hiện ở Saigon) + Doãn Quốc Sỹ [1923-  ] +  nhà giáo, nhà                                                      biên khảo Nguyễn quảng Tuân [ 1925 -     Saigon) + Lữ quốc Văn [1934-    Saigon).
                                                                                (tư liệu ảnh: TP)




                                                                 trái qua: Thế Phong+ Trần Thị Bông Giấy
                                                                       + Lê Ngộ Châu (chết) + Hoàng Vũ Đông Sơn (chết)
                                               (chụp tại nhà Lê Ngộ Châu, 160  Nguyễn đình Chiều/ quận 3/ Saigon).



                                                 Thanh Chương (bên phải), tác giả thi tập Tình buồn nhớ mãi (xuất bản ở Calif.)
                              [ i.e. Trần quang Tinh 1939 -     hiện ở Mỹ]  chụp chung với Thế Phong; khi còn ở Saigon . 

                                                                 trên xuống: hình 1:
                                                          -  Thế Phong+nhà văn Hoàng Hải Thủy [1933-  hiện ở Mỹ ]
                                                          - Thế Phong ngồi ở quán cà phê Tùng Dalat (1962)
                                                          - Nguyễn đắc Sơn [ 1931-            hiện ở  Mỹ trong nursing home ]
                                                                        , dịch giả ' Những bức thư tình hay nhất thế giới --  
                                                                                     hình 2: 
                                                          -Tôn Nữ Hỷ Khương (nửa mặt ) +   tác giả Vân Nương
                                          [i.e  Trần thị Vân Chung 1919 - dính líu đến chuyện' TTKH- nàng là ai?' hiện ở Pháp ] 
                                                        - Thế Phong [1932-  ] 
                                                                                  hình 4:
                            - Thế Phong+ nhà phê bình văn học tiền chiến Thượng Sỹ- Nguyễn đức Long [ 1906- 1998 Saigon]                                                                 + nghệ sĩ Hoàng Thư (chết) + Thế Phong.


                                                                                        ===========

                  

Ngày 7/12/ 1999, tôi gửi cho Thế Phong lá thư;

Anh Thế Phong thân,

Cảm ơn anh rất nhiều về những lá thư anh gửi, và nhất là lời chia xẻ nỗi cô đơn của BGiấy [BG].  Thật vậy, từ khi cho chào đời 'Một Truyện Dài Không Có Tên' (tập 1, tháng 10/1994), BG bị cô lập hẳn  bởi văn giới hải ngoại. Tệ hại hơn là sau đó kéo theo cả một sự tan vỡ gia đình.   Đó là cái giá BG phải nhận cho lòng yêu sự thật về phô bày sự thật ấy ra trong chữ nghĩa, nhưng là một cái giá xứng đáng; bởi vì bù lại, BG còn được rất nhiều độc giả ưu ái (trong đó có bác Tạ Tỵ, bác Lê Ngộ Châu, anh Nguyễn Đắc Sơn, anh Phan Diên và ...cả
 anh !). Cuộc sống thực tế của BG cũng vậy, chẳng ai dám giao thiệp và BG cũng chẳng thèm giao thiệp với ai.  Chỉ thỉnh thoảng nhận được điện thoại thăm hỏi của các độc giả ở xa, và của các anh Nguyễn Đắc Sơn, Phan Diên, bác Tạ Tỵ.

Đời sống ngắn ngủi, ngày giờ xứ Mỹ qua như tên bắn, BG không còn muốn thù tạc thiên hạ nữa, quay về nói chuyện với cái đầu gối của mình coi bộ thú hơn; khỏi lo bị nó phản phé đâm sau lưng!  Ngay cả anh Thanh Thương Hoàng mới qua Mỹ, thấy cũng "né' BG, dù rằng bác Tạ Tỵ và anh Thanh Chương cứ hay điện thoại hỏi thăm xem anh ấy đã có gọi cho BG chưa?   Nhưng BG thông cảm được cho anh ấy.  Trên nước Mỹ, anh ấy là người chân ướt chân ráo, nên cần tìm chỗ đứng ổn định trong văn giới hải ngoại.  Nếu giao thiệp[với] BG hóa ra là tự cắt con đường tiến thủ của mình sao?  Cược đời mà anh!  Người thật của bao thật bao giờ cũng hiếm.  BG đã "chai" rồi, trước mọi nhân tình thế thái; bây giờ mình thuộc loại 'Thép đã tôi thế đấy!", nên không còn cảm nghe chút nào xót xa; vì mọi điều như thế nữa, anh.

Từ 1995, BG chấp hành cuộc sống biệt lập với Âu Cơ (12 tuổi) ngay giữa lòng phố thị; viết văn, dạy học trò, chăn 3 con mèo, 13 con gà, uống rượu hút thuốc lá một mình; sống với 'những người trăm năm cũ", tâm hồn bình an, không bon chen thiên hạ.  Hiện tại, BG đang sắp hoàn tất cuốn tự truyện "Trân Sa", cũng đang kết thúc song song hai cuốn 'tài Hoa Bạc mệnh III và IV'.  Riêng cuốn IV, trình bày một mình về Dostoevski.

Thì giờ dành cho cái bàn viết kín mít, đến độ chẳng mấy dịp dẫn được con bé Âu Cơ đi đâu.  Mà con bé cũng lạ anh ạ, y hệt như mẹ; nghĩa là trừ đi học.  Ậu Cơ cũng là một thành viên quan trọng, có bài viết thường xuyên trong' Văn Uyển' từ 1995; nhưng chỉ viết tiếng Anh, rồi tự dịch sang tiếng Việt; và nhờ mẹ đánh máy giùm.  Cháu nói tiếng việt rất giỏi, lại toàn dùng những chữ văn chương.

Điểm sung sướng của BG là vì bị văn giới cô lập, nên đâm ra rất tự do; đường mình mình cứ bước thẳng , chẳng cầu cạnh, cũng chẳng hề sợ ai.  

Biết anh lớn hơn nhiều tuổi; vậy mà cứ gọi anh bằng anh, thì có hơi "hỗn", nhưng xin anh bỏ qua cho.  Từ bé, BG đã đã không có tánh đỏng đảnh như mọi con gái bình thường khác, giao thiệp hoàn toàn [với] con trai, nên cũng thẳng thắn như con trai.   Đó cũng là điểm thất bại trong tình trường của BG.  Đàn ông mê những người đàn bà đỏng đảnh. TNH[ Trần Nghi Hoang] bỏ BG ra đi, cũng chỉ vì người đàn bà kia rất đỏng đảnh.  Anh Nguyễn Đắc Sơn mê bà Yến cũng chỉ vì cái tánh đỏng đảnh, và giọng nói ngọt như mía lùi của bà ta.  Mình biết vậy, nhưng bắt chước kẻ khác, là điều không bao giờ nghĩ đến.  Thà cô đơn hơn giả dối, đó là chủ trương của BG trên tất cả mọi vấn đề giao thiệp chung quanh.

Bên này, đã vào đông nên trời rất lạnh.  Lá rụng bay tràn phố thị. Nhìn các cây thông Nô En đầy màu sắc trong các ngôi nhà đi qua, mà lòng càng thêm giá rét.  Một hạnh phúc lớn lao, [hiện] anh đang được hưởng là; còn ở lại quê hương trong những ngày lễ lớn thế này, đó anh.  Hãy nên tận hưởng ! BG chủ trương thà làm chủ căn nhà rách nát của mình hơn là làm công trong một lâu đài sang trọng, thuộc về kẻ khác. Đừng thèm mơ tưởng chuyện xứ người anh ạ.  Ai bỏ quê hương ra đi cũng đều nhân danh hai chữ " Tự Do"; nhưng thật sự ở nước Mỹ không có tự do, nếu nhìn theo cái nhìn về vật chất.  BG dám nói, BG mà còn kêu " mất tự do", thì chẳng bất cứ ai có tự do cả.  Các anh Thanh Thương Hoàng, Uyên Thao, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Chương  v.v. ... BG thật tiếc cho c1c anh ấy.  Mà thôi, cuộc đời, chẳng kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào.  Biết đâu mấy anh ấy thích đời sống vật chất ở Mỹ?

BG tạm ngưng.  Cho BG kính lời thăm chị và các cháu.

Thân ái
TTBG

Để từ đó, cả 3 anh Thế Phong, Hoàng Vũ Đông Sơn và Văn Quang vẫn gọi tôi là "người đàn bà thép" ! Chữ "thép" này được lập lại nhiều lần, trong các lá thư Thế Phong ( và 2 anh kia) gửi cho tôi; như ngầm nói lên sự cảm phục, lòng thương xót; và nỗi lo lắng theo những hoàn cảnh đau buồn nào tôi đang phải trải.

"Đọc thư rất dài, lại nhiều sự việc diễn ra trong một thời đoạn sống của BGiấy thật gay go, vẫn được bình tĩnh diễn tả hết al5i cho bạn bè nghe; tôi nhận thấy hệ thần kinh thép này còn được bảo trì ưu tiên một.  Nó rất cần thiết, chẳng may sự căng thẳng làm nó dãn ra; thì bọn nhơn nhơn mắt trắng dã, lòng dạ hiểm độc sẽ vô tay reo mừng . " (Thư 31/1/ 2000).

Anh vẫn quan  tâm đến tôi và Âu Cơ, kiểu quan tâm của một người anh ở rất xa cho một đứa em và môt đứa cháu. Anh không lịch sự được như Văn Quang, chẳng cầu kỳ kiểu cách như Hoàng Vũ Đông Sơn, không hờ hững kiêu ngạo như Uyên Thao,; mà cũng chẳng sôi nổi như Phan Diên trên những dữ kiện, dù vui dù buồn, dù đau khổ hay hạnh phúc đưa đến cho mẹ con tôi.   Ở anh là một sự trộn lẫn tình cảm của 4 người kia hợp lại.  Ví dụ, mùa Nô-En đến, tôi sẽ không nhận được một từ anh một tấm thiệp, với những lời cầu chúc ước lệ "một  mùa Giáng Sinh êm đềm ấm áp v.v. ..." ( Như HV Đông Sơn hay văn Quang có thể gửi); mà là một sáng thức dậy, ngồi vào bàn viết; bỗng dưng sẽ hiện ra trên máy một đoạn thư, như đại loại:


"Sài gòn, Friday 19 Nov. 2004 ((:56 PM)

BGiấy ơi
,
 Thế là Nô-En sắp đến, vì mới đây nghe Khánh Ly ca hát về Giáng Sinh về Dalat; lại một khoảng thời gian quá vãng xa lắc lơ trở về với hiện tại. Và lại nhớ đến mẹ con BGiấy với những ngày đêm ở Dalat, vào mùa hè năm 2000 ..."

hoặc nếu như đọc thấy những lời "than vãn" của tôi:

" Bên này hiện tại BG làm việc dữ lắm, thật đúng là đang rơi vào giai đoạn hoạn nạn, tương lai tối hù như đêm #0 tết.  Buồn nhất là không biết đến bao giờ mới lại được tung hê hết hiện tại; để lại đặt chân lên  một chuyến bay với Âu Cơ trở al5i VN thăm anh, như trong những mùa hè xưa.  Chưa bao giờ BG thấy tuyệt vọng như giai đoạn này anh ạ.  Nhiều khi cứ nghĩ "Xử thế nhược đại mộng. Hồ vi lao kỳ sinh" như Thái Bạch, nhưng rồi cũng chẳng thực hiện được.  Trên hai vai, trách nhiệm gia đình còn nặng quá, không thể khước từ; hay có ai để cùng chia xẻ, nên cứ phải y ra ma gánh, và gánh cho đến tận cùng.  Nhiều đêm khuya, lái xe giữa đường vắng một mình; trời lạnh căm căm, sương mù phủ kín thành phố, lại tự thấy thương mình vô kể.  BG đâu phải là kẻ tầm thường anh nhỉ?  Vậy mà ở giai đoạn này, lại thấy thua cả một con Phi Luật Tân, con Mễ, con Ấn Độ làm chung; theo cái nhìn đơn giản về hạnh phúc và sự hưởng thụ trong cuộc đời ..."  (Thư ngày 18/ 1/ 2005).

Thì cứ y như rằng, sau đó, tôi sẽ nhận được những lời không đả động gì đến tâm sự tôi; mà là  "một mũi thuốc khỏe" bơm vào người cho tôi "lại đứng lên" :

" Chúc BGiấy có sức khoẻ, tinh thần mạnh rắn như đồng; một lúc thi hành  hai nhiệm vụ cực kỳ gian nan: vừa là mẹ vừa là bố.  Phấn tôi, xin cúi đầu khâm phục chí khí của B Giấy và tôi rất lấy làm vinh hạnh được làm bạn văn chương của B Giấy."   (Thư 14/ 3/ 2005).

 " Có điều quan trọng hơn hết là phải gữ gìn sức khỏe; ngủ tối thiểu phải 5 tiếng đồng hồ một ngày; nếu không, một khi ngã bệnh, mọi việc sẽ bị đình trệ.  BGiấy nên luôn nhớ rằng hiện nay BGiấy đang là chủ gia đình, phải đảm đương mọi sự môt cách hoàn hảo.  Tránh sơ suất mọi việc, nhất al sức khỏe. Cây bông giấy ở sân thượng nhà tôi năm nay có một cành, toàn là hoa đỏ, từ dưới nhìn lên, y hệt một cây lúa trổ bông rực đỏ. "  (Thư Feb. 12/ 2005)

  []

TTBG

                                            (kỳ sau: bài 3)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ