từ ly hương -- lê tất điều đến thơ -- cao tần / bài viết: nguyễn mạnh trinh (usa) -- source: https://sangtao.org/
Từ Ly Hương – Lê Tất Ðiều đến thơ – Cao Tần
Nguyễn Mạnh Trinh
Lúc ấy, giữa thập niên 70 , ở Mỹ bắt đầu cuộc đời tị nạn. Ở buổi ban đầu, cái ngơ ngác giữa một đời sống mới hầu như của tất cả những người di tản. Câu hỏi đầu tiên là sẽ làm gì, sống như thế nào ở một thế giới hoàn toàn xa lạ. Cái tâm cảm ấy đè nặng lên cuộc sống và ở những phương trời xa tắp, người Việt cảm thấy thật bơ vơ.
Nhà văn Lê Tất Ðiều và Võ Phiến trong hoàn cảnh ấy đã viết và in Ly Hương, vào năm 1977, như là cuốn sách một trong những cuốn sách đầu tiên của văn học Việt ở hải ngoại.
Ở thuở ban đầu ấy, nhà văn Lê Tất Ðiều nghĩ ra sao về người tị nạn buồn? Trong bài viết đầu tiên của Ly Hương, ông đã phác họa những chân dung trong “Nếu bạn gặp một người di tản buồn”.
Có thể là một bà di tản: “… Vào một ngày trời bỗng mưa, hoặc tuyết bỗng rơi, người đàn bà di tản lẳng lặng bỏ chỗ ngồi, đến bên cửa sổ nhìn trời và khóc, khóc hàng giờ… Hành động bất ngờ đó khiến các đồng nghiệp kinh ngạc. Những người mến thương bà ta kinh hoàng xúm lại hỏi han. Chuyệ gì vậy? Bà gặp chuyện gì ấm ức? Bất mãn? Sở làm gây rắc rối cho bà chăng? Chủ nhân hay một đồng nghiệp nào vô tình làm phiền bà? Chúng tôi giúp bà ược gì?
Có thể là một bà di tản: “… Vào một ngày trời bỗng mưa, hoặc tuyết bỗng rơi, người đàn bà di tản lẳng lặng bỏ chỗ ngồi, đến bên cửa sổ nhìn trời và khóc, khóc hàng giờ… Hành động bất ngờ đó khiến các đồng nghiệp kinh ngạc. Những người mến thương bà ta kinh hoàng xúm lại hỏi han. Chuyệ gì vậy? Bà gặp chuyện gì ấm ức? Bất mãn? Sở làm gây rắc rối cho bà chăng? Chủ nhân hay một đồng nghiệp nào vô tình làm phiền bà? Chúng tôi giúp bà ược gì?
Các bạn quấn quít tìm quanh quẩn kiếm cái lý do làm người đàn bà di tản rơi lệ. Thường thì bạn không thấy và bà ta cũng không giải thích được đâu. Bởi vì nguyên nhân của những giọt nước mắt trên má người di tản có thể là những giọt mưa tầm thường quen thuộc bên ngoài khung cửa sổ kia. Oái! những giọt mưa từng rơi mười năm trên cánh đồng bao la hay hai mươi năm trên mái tôn nhà nhỏ trong hẻm nghèo. Những giọt mưa làm ướt sũng rặng tre bêb con đường làng, hay làm mát dịu âm u một buổi chiều thành phố! Những giọt mưa ấy vừa lấp ló bên cửa sổ sở làm xa lạ này và cuốn người di tản vào một cơn lốc tiếc thương, một nỗi nhớ không có gì an ủi được.
Ðôi khi thời tiết âm thanh không phải là lý do gợi nhớ. Chính tình bạn, sự săn sóc của những người bạn mới khiến người di tản bật khóc nhớ đến bao nhiêu thân nhân bằng hữu bỏ lại đằng sau lưng.
Những con người lưu lạc ấy, cho tới chết cũng vẫn không sống tách rời được quá khứ…”
Hoặc một chân dung khác: “Bạn có thể gặp một ông di tản đãng trí. Ðàn bà khóc dễ dàng, đàn ông thì không, nhất là đàn ông Việt Nam. Trong cơn đau khổ họ trở thành ngu ngơ đãng trí…
Bạn là đồng nghiệp, bạn có thể xếp những ông bà di tản này vào số người kỳ quặc bất thường. Bạn là chủ, bạn có thể coi họ là những người làm vi phạm giao ước… Nhưng bạn muốn biết sự thực, tôi có thể nói được một phần. Những người di tản ấy đang khốn khổ vì hai thế giới: một thực một mộng.
Thế giới thực thế giới người Mỹ mà họ đang sống thì chập chờn như mộng, như không có thực. Còn thế giới cũ đã xa đã mất như một giấc mộng thì đối với họ là “ thực” vô cùng, còn đầy trong tâm hồn họ. Trong thế giới thực họ sống bồn chồn bất an, va đầu vào tường mà chẳng biết đau.Nhưng qua sự gợi nhớ của một tiếng hát, những giọt mưa,ánh trăng quen thuộc, họ lập tức bị xô ngược về quá khứ. Họ bàng hoàng đau đớn vì những vết thương vô hình. Những buổi mai, có những người di tản lau vội những giọt nước mắt đến trong giấc mộng đêm qua, vội vàng đến sở làm, lao đầu vào cuộc sống thực mà như giả…”
Hay chân dung khác, một người di tản nổi nóng bất ngờ: “Thế mà một hôm con người hiền từ đó nổi nóng với một người bạn Mỹ. Anh bạn Mỹ này từng ở Việt Nam hai năm nhưng lại không hiểu một tí gì về cuộc chiến tranh mà anh phải tham dự. Anh nói tốt cho Cộng sản và chàng di tản hiền từ nổi sùng lên, suýt có ẩu đả.
Duyên cớ nổi nóng không phải là vấn đề chủ nghĩa. Những lời của anh bạn Mỹ đã động tới – nỗi nhớ thương chiến hữu của chàng di tản.
Hơn mười năm anh ta sống với quân đội. Các chiến hữu thân thiết với anh ta hơn ruột thịt. Họ toàn là thanh niên mới mười tam mười chín tuổi đã ra tiền đồn chiến đấu bảo vệ tự do. Nếu sống sót họ sống hàng chục năm xa nhà, bị giam cầm bởi khói lửa. Bây giờ, bị bỏ rơi họ lại bị nằm tù vì cái tội đã bỏ cả mười, hai mươi năm trai trẻ ra để băng rừng lội suối. Nghĩ đến số phận kỳ quái của các bằng hữu ấy, anh di tản đã muốn phát điên. Nghe người ta xúc phạm họ anh bình tĩnh sao được ?”
Và: “Bạn có thể gặp một người di tản không nói lời ca ngợi nuoc Mỹ, cám ơn nhân dân Mỹ.
Những người ấy biết là nước Mỹ giàu có, mạnh mẽ, rộng mênh mông, họ đang sống trên miền đất hưởng nhiều ân sủng của Thượng đế.Nhưng những người ấy, cho đến lúc dứt ruột bỏ đất nước ra đi không hề mơ ước được sống ở một nơi nào, một thiên đường nào ngoài quê hương. Họ đến nước Mỹ không phải chỉ mong tìm một đời sống tiện nghi, dễ dàng mà chỉ vì phải chạy trốn cái chết, sự độc tài. Họ biết ơn miền đất mới nuôi nấng họ nhưng lúc nào cũng thích nhắc nhở đến quê hương nghèo nàn, nhỏ bé. Quê hương họ là naht. Nó thua thiệt nước Mỹ nhiều điều, họ biết, nhưng nó vẫn nhất.
Họ được sống sót, được người Mỹ cưu mang đang sống dễ chịu và đôi người tỏ ra hạnh phúc. Nhưng đó là thứ hạnh phúc kỳ lạ của kẻ sống sót sau cuộc chìm tàu.
Sống sót thì mừng, lại được nuôi nấng thì mang ơn. Nhưng có ai dại dột mong rằng trong đời mình có một lần được hưởng kinh nghiệm hạnh phúc đắm tàu ấy.
Bạn bảo họ là những người may mắn. Tôi đồng ý hoàn toàn. Tôi chỉ cầu chúc cho tất cả những người còn được sống trong thế giới tự do không lhi nào phải mong đợi” sự may mắn” như thế…”
Lê Tất Ðiều nhà văn bỗng trở thành nhà thơ Cao Tần, cũng ở thời gian, không bắt đầu những năm lưu vong di tản.
Cao Tần là một thi sĩ xuất hiện một cách bất ngờ trong thời điểm vô cùng đặc biệt. Lúc đó, là những năm đầu kế tiếp sau cuộc di tản của mấy trăm ngàn người Việt lưu lạc sang xứ người. Trong hoàn cảnh bắt đầu của một cuộc sống xa lạ, khởi đi từ những nỗi niềm mang theo, văn chương ở hải ngoại đã nảy mầm từ những tâm tư thương nhà nhớ nước của người Việt tị nạn sau một cuộc đổi đời. Cao Tần là một nhà thơ xuất hiện sớm nhất và cũng là một nhà thơ nổi bật nhất trong thời kỳ ấy. Vốn là một nhà văn đã thành danh ở Việt Nam và cũng là một ký giả có lối viết phiếm luận sắc bén, thơ Cao Tần đã được để ý từ những bài thơ đầu tiên.
Năm 1977, gần hai năm sau ngày 30 tháng tư năm 1975, trên tờ báo Bút Lửa có đăng mấy bài thơ của một thi sĩ danh tánh lạ hoắc ký tên Cao Tần. Những bài thơ ấy mới xuất hiện đã nổi bật ngay và gây một hiện tượng xôn xao cho độc giả. Nhiều người liên tưởng tới như những bài thơ của T.T Kh. đã tạo thành một nghi vấn cho văn học Việt Nam mà còn mù mờ chưa rõ ràng. Quả thực những bài thơ trên Bút Lửa ấy đã gây kinh ngạc cho độc giả. Mãi về sau này, mới biết Cao Tần là bút danh của nhà văn Lê Tất Ðiều hay nhà báo Kiều Phong, một người đã là một cây bút quen thuộc của hai mươi năm văn học miền Nam…
Ông sinh ngày 2 tháng 8 năm 1942 tại Hà Ðông. Di cư vào Nam năm 1954 và di tản sang Mỹ năm 1975. Trước khi di tản ông là một nhà giáo và cũng là một ký giả ở Sài Gòn. Ðã xuất bản truyện dài Ðêm Dài Một Ðời đã đoạt giải thưởng của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, và các tập truyện ngắn Khơỉ Hành, Kẻ Tình Nguyện, Quay Trong Gió Lốc, Phá Núi, Người Ði, Những Giọt Mực.
Lý do mà những bài thơ đầu tiên mang tên Cao Tần được chú ý thật là giản dị. Bởi tâm sự của Cao Tần khi làm thơ cũng là tâm trạng chung của những người Việt di tản lúc ấy. Với ngôn ngữ vừa bi hùng vừa tha thiết, diễn tả lại một tình trạng tâm lý của những người còn xa lạ với cuộc sống mới và tiếc nuối những tháng ngày của cuộc đời xưa cũ.Lúc ấy, một nền văn học lưu vong đang dần dần hình thành. Ở những ngoái nhìn quá khứ và băn khoăn từ những bước chân đi đến tương lai. Ai mà chẳng cùng chung suy tư và ở những câu thơ Cao Tần lại gợi lên từ tâm cảm yêu nước nhớ nhà và ngôn ngữ mẹ đẻ đã thành thân yêu vô cùng trong những ngày bắt đầu tạo dựng một cuộc sống mới ở xứ người..
Có lẽ hồi trước 1975, nhà văn Lê Tất Ðiều cũng không làm thơ và sau này khi loạt thơ Cao Tần chấm dứt ông cũng ngưng làm thơ. Tại sao ông chỉ làm thơ trong khoảng thời gian đó?
Có lẽ chỉ có một mình tác gỉa mới có thể trả lời câu hỏi khó này. Trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Á Châu Tự Do RFA do Mặc Lâm thực hiện thì ông giải thích
“Tự nhiên tôi không có cảm hứng viết truyện ngắn nữa. Thế rồi thơ nó lôi cuốn bởi vì trong bài thơ công việc sáng tác nó ngắn hơn nó không đòi hỏi thời gian nhiều..”
Nhà văn Võ Phiến có viết đại ý là Cao Tần làm thơ như người kể chuyện và đó chính là một yếu tố để thơ ông gần gũi với cuộc sống hơn và tạo sự chú ý của độc giả.
Trong bài đề tựa tập thơ Cao Tần do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành, nhà văn Võ Phiến nói rằng thơ của Cao Tần kết cấu như truyện và là những truyện ly kỳ nữa nên gợi được sự tò mò muốn tìm hiểu của người đọc. Và ông nêu ra vài thí dụ bài thơ Kho tàng kể về chuyện của một anh chàng tị nạn Cù Lần..
Nội dung của bài thơ cũng chỉ là một anh chàng tị nạn lúc nào cũng kè kè bên mình một cái túi không một phút nào rời xa. Bạn bè tưởng là anh chàng biển lận nên đè anh ta xuống để mở cái túi bí mật kia ra. Và cũng chẳng có gì ngoài một lạng vàng, chiếc khăn tay và những danh thiếp cũ.Nhưng là cả một kho tàng của một người di tản và nhắc lại người và cảnh đã xa. Vàng thì nhắc đến người mẹ:
“.. miệng túi mở ra kho tàng rơi tung toé
một lạng vàng trong giấy gói đơn sơ
một đứa hét “ vàng này thằng em bé
không mại đi mày tính để đem thờ
“ Sư chúng mày, vàng đem theo bốn cục
ông bán ba, bắt gọn mấy trăm đô
còn cục này tàn đời ông cóc bán
lúc lên đường bà cụ dúi tay cho”
một lạng vàng trong giấy gói đơn sơ
một đứa hét “ vàng này thằng em bé
không mại đi mày tính để đem thờ
“ Sư chúng mày, vàng đem theo bốn cục
ông bán ba, bắt gọn mấy trăm đô
còn cục này tàn đời ông cóc bán
lúc lên đường bà cụ dúi tay cho”
Còn khăn tay thì nhắc đến người vợ bây giờ đã xa cách ngàn trùng:
“..một chiếc khăn tay cũ xì cũ xịt
mầu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
“ giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt
“ Khăn vợ tao trao ngày khoác áo nhà binh”
mầu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
“ giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt
“ Khăn vợ tao trao ngày khoác áo nhà binh”
và những tấm danh thiếp, ôi những tấm giấy làm nhớ lại những tên đường những tên người đã vào xa xưa:
” đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
những tên người tên tỉnh đã xa xưa
những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
những đường quen không trở lại bao giờ
…Với danh thiếp những tên đường đã đổi
những số nhà chớp mắt đã tang thương
những chốn hẹn ngàn năm không trở lại
những tên đời tơi tả khắp quê hương.”
những tên người tên tỉnh đã xa xưa
những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
những đường quen không trở lại bao giờ
…Với danh thiếp những tên đường đã đổi
những số nhà chớp mắt đã tang thương
những chốn hẹn ngàn năm không trở lại
những tên đời tơi tả khắp quê hương.”
Ðọc xong bài thơ này chúng ta thấy thế nào?
Phải nói là rất xúc động Nhưng có khi chỉ cảm thấy thôi chứ diễn tả ra cái hay thế nào thì khó lắm. Phải có một lúc, đợi xúc cảm lắng xuống thì dễ dàng để thấy bài thơ này độc đáo ra sao..
Chúng tôi cũng như những độc giả khác, chỉ cảm thấy rung động thôi và cũng phải loay hoay suy nghĩ để may ra có thể tìm được những điều mà mình cho là tâm đắc và tuyệt diệu. Bài thơ sống động quá với những ngôn ngữ đời thường mô tả những cuộc đối thoại chuyên chở được ý tình mà tác giả muốn đề cập đến. Có một chút diễu cợt nhưng chỉ là cảm giác thoáng qua để thay vào đó là sự thương camû. Chỉ một túi nhỏ tầm thường của người di tản vỏn vẹn có thế mà sao lại coi như một kho tàng vô giá được ?. Bởi vì những vật thể này không còn đơn thuần là vật thể nữa mà nó chứa đựng cả một trời quê hương và nhắc lại những người thân đã xa và những nơi chốn đã khuất biệt. Câu chuyện kể bằng thơ chỉ giản dị như thế nhưng lại gây ra sự xúc động đến vô bờ cho người đọc. Bởi nó đánh động đến tâm sự chung nên đầy ắp những chia sẻ…
Một bài thơ khác mà nhà văn Võ Phiến nhắc đến như một bằng chứng đơn cử cho lập luận của mình. Như bài “Ta làm gì cho hết nửa đời sau”. Hình như đã có nhiều người lưu vong thốt lên lời nói đó mỗi khi bị ray rứt vì chuyện nước chuyện non..
“Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
gánh sơn hà toan chất thử lên vai
chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
dọn tinh thần cưa nhẹ đỡ vài chai..”
gánh sơn hà toan chất thử lên vai
chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
dọn tinh thần cưa nhẹ đỡ vài chai..”
Như trong một cơn đồng thiếp, một chàng hào hùng;
“một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
nay đất khách léo lê đời rất nản
ta tính sẽ về vượt suối trèo non
sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
và cờ bay trên đất nước xinh tươi..”
nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
nay đất khách léo lê đời rất nản
ta tính sẽ về vượt suối trèo non
sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
và cờ bay trên đất nước xinh tươi..”
Và một chàng khác,thì lại muốn làm tượng thần tự do hỏa thiêu thân xác chính mình để làm đuốc soi đường cho những oan hồn bị trầm luân trong đáy nước bao la:
“Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao
Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
những oan hồn ai bỏ giữa bao la”
thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao
Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
những oan hồn ai bỏ giữa bao la”
Và kết cuộc, chỉ là một cơn say. một tỉnh dậy giữa nỗi buồn của những người thấy mình bất lực giữa thế thời, mộng ước lớn mà bàn tay thì qúa nhỏ:
“..sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới
Ta làm gì cho hết nửa đời sau.”
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới
Ta làm gì cho hết nửa đời sau.”
Thật là cảm khái. Thật là cay đắng với những nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời lớn lên và trưởng thành trong những nghiệt ngã của đất nước chiến tranh. Thực trạng sao buồn quá! Câu hỏi như một tiếng than…Ta làm gì cho hết nửa đời sau?…Những thân phận lưu vong. Những nỗi niềm nhược tiểu.
Mỗi người tị nạn đều mang theo những kỷ niệm trong ký ức. Có những người vẫn còn vương vấn đến tận bây giờ. Có những buồn phiền. có những ray rứt. Nhà thơ Cao Tần có bài thơ nào diễn tả tâm trạng ấy trong nhiều bài thơ. Chúng ta thử đọc bài thơ Chốn Tạm Dung xem. Bản thân tôi đã sống ở đây ba chục năm, thế mà có lúc cũng có những nỗi niềm trống vắng như thế.Thơ nói lên tâm cảm của những người nhiều khi thấy mình bơ vơ giữa cuộc sống và kỷ niệm của nơi chốn xưa của đời sống cũ vẫn cứ bàng bạc hiện hữu:
“nhà tôi ở toòng teng đỉnh đồi
buổi mai đi làm thấy đời xuống dốc
sau lưng sương ngập cao lưng trời
trước mặt thông sầu reo đáy vực
bắt đầu ngày bằng một chút vui
hát nghêu ngao trong lòng xe rỗng tuếch
bài ca quen bỗng chợt quên lời
chút kỷ niệm còm lại mất khơi khơi
tiếng Việt trong ta ngày bỗng héo
hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
dốc mở như đời ta trước mặt
sương kín như đời ta năm xưa..”
buổi mai đi làm thấy đời xuống dốc
sau lưng sương ngập cao lưng trời
trước mặt thông sầu reo đáy vực
bắt đầu ngày bằng một chút vui
hát nghêu ngao trong lòng xe rỗng tuếch
bài ca quen bỗng chợt quên lời
chút kỷ niệm còm lại mất khơi khơi
tiếng Việt trong ta ngày bỗng héo
hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
dốc mở như đời ta trước mặt
sương kín như đời ta năm xưa..”
Một ngày qua một ngày. Ra đi khi lúc vừa mờ sáng và trở về khi phố đã lên đèn, khúc ca sầu xứ mãi mãi ám ảnh. Trải qua bao nhiêu cuộc đổi dời. Bao nhiêu là nỗi muộn phiền. bao nhiêu là ray rứt. Người tị nạn có một mẫu số chung, của khởi hành đi vào cuộc đời mới với tất cả năng lực của mình nhưng vẫn canh cánh bên lòng nhớ mong về quê hương đất nước:
“chiều về lên dốc thân tơi tả
một quả hoàng hôn phủ kín trời
mình mới ngoi lên ngày đã ngả
đêm phờ lăn lóc ngủ thay chơi
giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non.”
một quả hoàng hôn phủ kín trời
mình mới ngoi lên ngày đã ngả
đêm phờ lăn lóc ngủ thay chơi
giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non.”
Cái độc đáo của thơ Cao Tần là dùng những ngôn từ thật sống động, những ngôn ngữ tạo nhiều hình ảnh như: “kỷ niệm còm”, như “quả hoàng hôn”, như “mất khơi khơi”. Xử dụng những ngôn từ ấy thành thơ chính là một dụng công để thi ca có máu huyết xương thịt của đời sống thực, của suy nghĩ thực…
Người tị nạn tuy hội nhập vào dòng chính nhưng vẫn còn ám ảnh bởi quê hương cũ của đất nước xưa. Có một lúc nào thơ Cao Tần biểu lộ tâm cảm ấy.
Ðọc bài thơ Cảm Khái chúng ta nhận ra ngay lập tức.Tấm thẻ căn cước, tờ chứng chỉ tại ngũ nhắc lại một thời xa xưa.Một cách hóm hỉnh pha lẫn đau xót,tác gỉa nhận thấy hình như những tấm hình trên căn cước đều lam nhem xấu xí, không biết có phải là số phận tiền định xui khiến như vậy:
“hình căn cước anh nào mà chẳng xấu
tên chụp hình như một lão tiên tri
triệu mặt ngây ngô bàng hoàng xớn xác
cùng đến một ngày gãy đổ phân ly
nhìn hình chim in trên tờ chứng chỉ
chợt nhớ câu thơ Gãy cánh đại bàng
ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
muôn anh hùng phút chốc hóa tang thương..”
tên chụp hình như một lão tiên tri
triệu mặt ngây ngô bàng hoàng xớn xác
cùng đến một ngày gãy đổ phân ly
nhìn hình chim in trên tờ chứng chỉ
chợt nhớ câu thơ Gãy cánh đại bàng
ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
muôn anh hùng phút chốc hóa tang thương..”
và những câu cảm khái mà chúng ta trong những ngày lưu lạc thường hay thấm thía:
“Hỡi kẻ trong hình mặt xanh mày xám
người sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
mày lang thang đất lạ đến bao giờ
Oâi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ
Oâi trong trí mỗi anh hùng thuở trước
Còn dậy trời lên những buổi tung cờ.”
người sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
mày lang thang đất lạ đến bao giờ
Oâi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ
Oâi trong trí mỗi anh hùng thuở trước
Còn dậy trời lên những buổi tung cờ.”
Có người nhận xét rằng mỗi bài thơ của Cao Tần đều mang theo một thông điệp gửi gấm cho người cùng cảnh ngộ và gửi trả lại quê hương. Trong hai mươi bài của tập Thơ Cao Tần,hình như hầu hết các bài đều diễn tả được một tâm sự đặc thù của người bỏ xứ ra đi.
Thư Quê Hương là:
“Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
anh sẽ đọc đất trời ta đã thở..”
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
anh sẽ đọc đất trời ta đã thở..”
Chuyện Thần Tiên là:
“Ta muốn điều chi cuối đời lưu lạc
Này bà tiên vừa hỏi giấc mơ ta
‘”hãy đem hết những đổi đời tan tác
gói giùm vào cơn mộng dữ đêm qua”
Này bà tiên vừa hỏi giấc mơ ta
‘”hãy đem hết những đổi đời tan tác
gói giùm vào cơn mộng dữ đêm qua”
Chiều Bát Phố là:
“Chỉ gặp toàn Tây một chiều bát phố
Tiếc sao xưa cả nước chẳng quen nhau
Quen cả nước? Ra đường chào gẫy cổ
Và chắc gì nay nghĩ lại không sầu
Nhưng quen cả nước chắc lòng sẽ nhẹ
Khi đi có chào may bớt xót xa
Oâi xóm mưa ơi có khi nào đổi kiếp
Tôi về thành chim hót trước hiên nhà.”
Tiếc sao xưa cả nước chẳng quen nhau
Quen cả nước? Ra đường chào gẫy cổ
Và chắc gì nay nghĩ lại không sầu
Nhưng quen cả nước chắc lòng sẽ nhẹ
Khi đi có chào may bớt xót xa
Oâi xóm mưa ơi có khi nào đổi kiếp
Tôi về thành chim hót trước hiên nhà.”
(...) -- tạm lược môt số chữ; có thể ít, hoặc nhiều .(Bt)
Và còn nhiều bài thơ khác với những ý tưởng khác, thông điệp khác. Giở từng trang thơ, để thấy những ngôn ngữ linh hoạt, những chữ lóng, những ngôn từ dân giã, tất cả làm nổi bật một phong vị có lúc như diễu cợt, có lúc như ngông nghênh, mà có lúc là tình cảnh “ ở ngoài cười nụ ở trong khóc thầm”. Người tị nạn đã trải qua những đoạn đời, đã qua nhiều nghịch cảnh, sẽ thấy thấm thía biết bao nhiêu với tâm cảm người thơ. Nếu nói thơ Cao Tần là biểu hiện sống động một thời kỳ của người Việt di tản đầu tiên thì cũng chưa đầy đủ mà phải nói rằng thơ Cao Tần đã làm hồi sinh lại một thời đại văn học lưu vong ở hải ngoại. … []
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ