'T Bone, 2 cái xương xếp thành hình chữ T / bài viết: nguyễn đạt -- damau.org/
tựa chính bài, 'xương hình chữ t bone'/ blog da màu
T bone, 2 cái xương xếp thành hình chữ t
nguyễn đạt♦ 0 bình luận ♦ 27.02.2017
tưởng nhớ chỉ huy trưởng
Đại đội Hắc Báo Phạm văn Thịnh
N.Đ.
Đại đội Hắc Báo Phạm văn Thịnh
N.Đ.
Thời gian tôi ở Đại đội Hắc Báo tăng cường cho Sư đoàn Hỏa tuyến dài chừng…, tôi chẳng nhớ rõ, và đấy là chuyện về sau.
Chuyện tôi nhớ lại lúc này, chuyện có liên quan tới anh D., viên thiếu úy có viết văn, tôi không biết anh D. viết văn từ thuở nào. Khi gặp anh, có lúc tôi gọi anh là thiếu úy D., có lúc là nhà văn XYD. Tôi từng đọc truyện ngắn của anh trên tạp chí Văn thời ông Trần Phong Giao; phải nói rõ vì sau thời ông Trần Phong Giao còn có thời ông Mai Thảo, thời ông Nguyễn xuân Hoàng, những người phụ trách biên tập của tạp chí Văn.
Tôi chẳng nhớ tôi có thích truyện ngắn của nhà văn XYD. hay không. Ai hỏi tôi, nếu một nhà văn quan sát con voi, chăm chú tới con voi từ cái vòi đi trước, hai chân trước đi trước, hai chân sau đi sau, cái đuôi sau chót…, và một nhà văn không chăm chú kể lể tả chân gì hết, ở cái thân thể to như voi của con voi, mà lại thắc mắc làm sao để biết được lối đi tới huyệt mộ của con voi, tôi sẽ ưa đọc nhà văn trước hay nhà văn sau? Tôi sẽ trả lời như nhà văn Hemingway thắc mắc: con báo nó lên tận đỉnh cao nhất của dãy núi Kilimandjaro để tìm gì?
Nghe tôi nói chuyện đại loại như vậy, anh D. từng nói với ai đấy tôi không nhớ, rằng hình như ông Đạt hơi bị 'mát dây,' bị bịnh thần kinh… Anh D. biết 'tôi làm thơ viết văn các thứ, không-nổi-tiếng-tuy-nhiên-gõ-vào-có-kêu' (*)-- ấy thế nhưng tôi nghĩ, anh có quan tâm tới tôi chẳng qua vì anh rất nể nhà văn Nguyễn mạnh Côn.
Nên khi tôi đào ngũ bị bắt đi lính trở lại, không vì nể nhà văn Nguyễn mạnh Côn nói anh cố giúp tôi về chỗ an toàn nhất của Sư đoàn Hỏa tuyến, sức mấy tôi về được. Nhưng sự thật kết quả của chuyện về-chỗ-an-toàn-nhất không phải đến từ thế lực của thiếu úy D., mà từ nhà văn Duy Lam, trung tá chánh văn phòng của trung tướng Hoàng xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I.
Nhà văn XYD. là người liên hệ, để tôi được về chỗ an toàn nhất của Sư đoàn Hỏa tuyến, chuyện như vậy đó. Tôi về chỗ thiếu úy D., người phụ trách tờ báo Hỏa Tuyến, thuộc phòng 5 của bộ tư lệnh Sư đoàn Hỏa tuyến.
***
Nên khi tôi đào ngũ bị bắt đi lính trở lại, không vì nể nhà văn Nguyễn mạnh Côn nói anh cố giúp tôi về chỗ an toàn nhất của Sư đoàn Hỏa tuyến, sức mấy tôi về được. Nhưng sự thật kết quả của chuyện về-chỗ-an-toàn-nhất không phải đến từ thế lực của thiếu úy D., mà từ nhà văn Duy Lam, trung tá chánh văn phòng của trung tướng Hoàng xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I.
Nhà văn XYD. là người liên hệ, để tôi được về chỗ an toàn nhất của Sư đoàn Hỏa tuyến, chuyện như vậy đó. Tôi về chỗ thiếu úy D., người phụ trách tờ báo Hỏa Tuyến, thuộc phòng 5 của bộ tư lệnh Sư đoàn Hỏa tuyến.
***
Tôi đứng trên một trái núi giữa vùng rừng núi Hương Trà: tiền đồn T Bone. Tôi chẳng biết mình phải làm gì ở đây, trong bộ đồ lính mới xuất kho quân nhu rộng thùng thình, chẳng phù hiệu đơn vị, cấp bậc, bảng tên gì ráo.Tôi được ra dấu đứng vào hàng ngũ, sắp có tổng thống Nguyễn văn Thiệu và phu nhân tới thăm tiền đồn, ủy lạo chiến sĩ nhân dịp tết sắp đến.
Trái núi có tiền đồn T Bone rặt đá lởm chởm, khe dốc dựng đứng, cây cối rậm rịt. Chẳng có đường lên núi, kể cả lối mòn. Hóa ra người bạn cùng khoá sĩ quan trừ bị Thủ Đức khóa 2/69 đang trấn giữ tiền đồn, bên cạnh 2 hạ sĩ quan cố vấn Mỹ. Anh chàng không có một giây để nói chuyện với tôi; chạy tới chạy lui lo việc đón chào đoàn ủy lạo, tổng thống+ phu nhân và đoàn tùy tùng.
[Tướng] Ngô quang Trưởng còn có vẻ văn nhã nữa, hay tôi có cảm tưởng đó, do biết ông là con rể nhà văn tiền chiến Thạch Lam.
Ông đi trong đoàn duyệt qua các hàng ngũ, chợt dừng lại trước mặt tôi, nhìn tôi bằng cái nhìn tư tự, và hỏi: “Trước khi vào lính, em làm gì?”
Tôi trả lời nhanh, lắp bắp, quả là tôi quá xúc động: “Dạ, thưa tôi là sinh viên.”
tướng Ngô quang Trưởng (phải, ngoài cùng)
chụp chung với tư lệnh Kq VNCH Trần văn Minh + đại tá Kq VNCH Nguyễn huy Ánh
(ảnh: internet)
Tôi quen câu trả lời này, để trả lời bất cứ vị cảnh sát nào xét hỏi giấy tờ hợp lệ quân dịch, trong thời gian tôi đào ngũ. Tôi có thể nói thật với vị tư lệnh Sư đoàn Hỏa tuyến, rằng tôi là chuẩn úy Sư đoàn 5 Bộ binh, rồi chuyển sang Biệt đội Đặc biệt Kỹ thuật, rồi đào ngũ, rồi bị bắt lính trở lại, đưa ra đây. Nhưng tôi không thể nói sự thật như vậy, vẻ thách thức sao đó, với một người có cái nhìn như ông đã nhìn tôi. Sau đó ông gật đầu chào tôi, nói nhỏ gì đấy với viên thiếu úy đi bên cạnh ông; lâu sau đó nữa, viên thiếu úy hỏi tên và số quân của tôi. Một chàng chiến sĩ ở hàng sau lưng tôi, đứng sát gần để nói nhỏ bên tai tôi: “Có lẽ thiếu tướng rút anh về bộ tư lệnh Sư đoàn đó!”
Tan hàng, tàn cuộc chào đón tổng thống và phu nhân và đoàn tùy tùng đi thăm và ủy lạo chiến sĩ tiền đồn nhân dịp tết sắp đến, tôi chen lên chiếc trực thăng chở lính về bộ tư Lệnh Sư đoàn. Tôi chợt nhớ ra: thiếu úy D. cử tôi đi viết về đoàn ủy lạo ở tiền đồn T Bone, đăng trên tờ báo Hỏa Tuyến. Thay vì ra chợ Đông Ba uống cà-phê Lạc Sơn, tôi phải ngồi tại chỗ làm việc của Phòng 5, hì hục viết cái tin.
Đọc cái tin tôi viết, thiếu úy D. tỏ rõ sự thất vọng:
“Anh không nói về sự kiện chính chi hết. Và không ghi lại lời phát biểu nào của tổng thống và phu nhơn?”
“Anh không nói về sự kiện chính chi hết. Và không ghi lại lời phát biểu nào của tổng thống và phu nhơn?”
Tôi không nói gì. Chẳng lẽ tôi nói:
“Tổng thống và phu nhân phát biểu y chang những lần phát biểu trước, và y chang những lần phát biểu sau.”
“Tổng thống và phu nhân phát biểu y chang những lần phát biểu trước, và y chang những lần phát biểu sau.”
Rồi tôi đi uống cà-phê Lạc Sơn ở dãy quán cóc trước cửa chợ Đông Ba muộn hơn mọi lần. Trời đổ mưa, tôi kêu tô bún bò bán ngay phía trước quán cà-phê Lạc Sơn; ăn xong, thấy cũng nguôi ngoai ít nhiều nỗi buồn chiến sĩ. Khuya hôm ấy, trên chiếc giường sắt nhà binh còn mới, tôi nhớ lại hình ảnh buổi sáng trên tiền đồn T Bone. Tôi làm bài thơ ngắn, gửi tuần báo Khởi Hành của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội ở Sài Gòn:
Rừng Núi Hương Trà
Tôi đùa chiếc mũ sắt
Quay trên đầu ngón tay
Chiếc trực thăng sà xuống
Rạp mấy đầu cỏ may.
Tôi đùa chiếc mũ sắt
Mây đầy núi đọa đày
Ôi mộng đời chết tiệt
Rừng mưa lá mấy hồi.
T Bone, hai cái xương xếp thành hình chữ T thì hết xảy rồi. Nhưng mấy ông chiến hữu Hoa Kỳ, cùng dòng máu với ông vua phim kinh dị Alfred Hitchcock, mới hình tượng xương trắng ghê hồn đó, đặt tên cho tiền đồn. Đi dọc đường Trường Sơn, nhà văn chiêu hồi Xuân Vũ viết về xương trắng đã đành, còn trên trái núi có tiền đồn T Bone, tôi chỉ nhìn thấy sương mù trắng sớm mai, trắng chiều lạnh. Tôi tự hỏi, có gì an ủi được nỗi buồn chiến sĩ nơi đây. Những người lính dùng tiền làm giấy mồi lửa hút thuốc, vì lãnh lương xong biết tiêu tiền ở đâu bây giờ? Có người lính buồn quá, một tay cầm khẩu súng Carbine, bóp cò cho viên đạn xuyên qua bàn tay kia.
Thiếu úy D. nói với tôi với tất cả vẻ chân tình anh có được:
“Đối với tôi thì anh khỏi phải suy nghĩ, mình cùng trong giới văn nghệ với nhau. Anh lại là người thân của nhà văn Nguyễn mạnh Côn mà tôi rất quý trọng, nên tôi giúp đỡ anh được chi, là tôi vui. Nhưng anh nên có chút quà biếu thiếu tá trưởng phòng. Anh biết đấy, về bộ tư lệnh Sư đoàn khó lắm, lại là về làm báo. Thiếu tá trưởng phòng mà không nhận anh về, thì anh phải ra trung đoàn tác chiến rồi.”
Tôi có thể ra trung đoàn tác chiến: trung đoàn 1 – trung đoàn 2 – trung đoàn 3 – trung đoàn 54. Tôi có thể xin đi tiền đồn T Bone – Xương Hình Chữ T, sáng chiều sương trắng mịt mù.
Tôi có thể…, chỉ không có thể ngồi êm ấm trong Phòng 5 của bộ tư lệnh Sư đoàn viết tin chiến trường. Tôi mới viết một cái tin, một cái tin hiếu hỷ giả tạo, tôi đã chán ngấy rồi. Sau vài ngày tôi không trở về với cái bàn cái ghế cái giường sắt nhà binh, thiếu úy D. mới biết tôi lại đào ngũ.
Những gì sau đó anh không thể biết, vì anh chưa từng nhìn thấy mặt mũi một người lính Đại đội Hắc Báo nào, tăng cường cho sư đoàn Hỏa tuyến ở những chiến trận ác liệt nhất vùng Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
Tôi có thể…, chỉ không có thể ngồi êm ấm trong Phòng 5 của bộ tư lệnh Sư đoàn viết tin chiến trường. Tôi mới viết một cái tin, một cái tin hiếu hỷ giả tạo, tôi đã chán ngấy rồi. Sau vài ngày tôi không trở về với cái bàn cái ghế cái giường sắt nhà binh, thiếu úy D. mới biết tôi lại đào ngũ.
Những gì sau đó anh không thể biết, vì anh chưa từng nhìn thấy mặt mũi một người lính Đại đội Hắc Báo nào, tăng cường cho sư đoàn Hỏa tuyến ở những chiến trận ác liệt nhất vùng Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
T Bone. Xương hình chữ T/ Nghìn đêm vẫn mãi cơn mê chiến trường/ Suối kia sỏi đá. Mảnh xương/ Tháng ngày nước chảy tổn thương kể gì. []
nguyễn đạt
----
* nói theo kiểu nhà văn Thế Phong.[N.Đ.]
nguyễn đạt [1945- ]
(ảnh: T.P./ 2016]
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ