4 bài thơ thời chiến tranh [ vừa qua] của trần hoài thư -- source: clipartfest.com
TUESDAY, APRIL 25, 2017
2827. TRẦN HOÀI THƯ 4 bài thơ thời chiến tranh
EO CHẾT
Địch cho trung đội qua eo chết
Hai bên sườn, đại liên đan nhau
Nổ. Nổ dòn.
Đất đá kêu đau
Sủi bọt,
Khói bốc lên,
Bốn bề dội vào vách xám
Một hai ba, lộn, nằm co quắp
Còn lại, vẫn ào lên, ào lên
Đừng bò! đừng bò!
Trung đội phó hét cuồng điên
Cỏ tranh bắt mồi cháy mạnh
Gió tạt, khói mù
Bốn bề khói rợp
Xé cay trên cặp mắt nổ tròng
Khắp bốn bề gào thét xung phong
Còn lại, vẫn ào lên, ào lên
Đừng bò! đừng bò!
Trung đội phó hét cuồng điên
Cỏ tranh bắt mồi cháy mạnh
Gió tạt, khói mù
Bốn bề khói rợp
Xé cay trên cặp mắt nổ tròng
Khắp bốn bề gào thét xung phong
Cao điểm chiếm rồi
Vui mừng quá độ
Mà sao, người truyền tin rơi lệ
Báo cáo trong tiếng mất tiếng còn
Về những thằng
bị kiến cắn ngủ yên (1)
Vui mừng quá độ
Mà sao, người truyền tin rơi lệ
Báo cáo trong tiếng mất tiếng còn
Về những thằng
bị kiến cắn ngủ yên (1)
_______
(1): tử trận
TỪ BIỆT NÚI RỪNG
Trở lại đồng bằng xa núi thẩm
Dầm mưa Đồng Tháp nhớ Trường Sơn
Qua sông điên điển vàng bên rạch
Lại nhớ về mùa hoa Đơn Dương
Từ biệt núi rừng, vùng đất khổ
Những ngày bùn đỏ bám giày saut
Mà sao lại nhớ, cơn mưa nhỏ
Ướt tóc mềm người em Buôn Hô
Những ngày bùn đỏ bám giày saut
Mà sao lại nhớ, cơn mưa nhỏ
Ướt tóc mềm người em Buôn Hô
Trở lại đồng bằng, không dám nhớ
Những hầm những hố những đêm đen
Mà sao vẫn nhớ nồi cơm sống
Khói bốc cay nồng buổi đóng quân
Những hầm những hố những đêm đen
Mà sao vẫn nhớ nồi cơm sống
Khói bốc cay nồng buổi đóng quân
Từ biệt núi rừng không dám nghĩ
Những rừng cháy đỏ, những đồi ma
Mà sao cứ nhớ chùm lan dại
Giữa bãi hoang tàn vẫn nở hoa
Những rừng cháy đỏ, những đồi ma
Mà sao cứ nhớ chùm lan dại
Giữa bãi hoang tàn vẫn nở hoa
Thôi nhé Trường Sơn xin bỏ lại
Ta về châu thổ lội qua Miên
Bỏ lại trên vai hòn núi nặng
Cho những bạn bè đồng đội anh em
Ta về châu thổ lội qua Miên
Bỏ lại trên vai hòn núi nặng
Cho những bạn bè đồng đội anh em
TRƯỚC GIỜ TIẾP VIỆN
Nửa đêm kẻng giục, quân ra trận
Kinh động cả lòng đêm tối bưng
Nhận lấy ba ngày cơm gạo sấy
Không buồn chỉ một chút bâng khuâng
Kinh động cả lòng đêm tối bưng
Nhận lấy ba ngày cơm gạo sấy
Không buồn chỉ một chút bâng khuâng
Đời ta là con số không vô tận
May trên đầu còn chiếc mũ rừng
Mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ
Chiến tranh. Thì cũng tựa phù vân
May trên đầu còn chiếc mũ rừng
Mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ
Chiến tranh. Thì cũng tựa phù vân
Người lính sao anh còn ngái ngủ
Anh có lo gì một chuyến đi
Anh có mang theo lòng thống hận
Hay là cái nghiệp buổi sinh ly
Anh có lo gì một chuyến đi
Anh có mang theo lòng thống hận
Hay là cái nghiệp buổi sinh ly
Anh có buồn không, giữa cõi đêm
Mỗi lần xuống núi, về mông mênh
Lên xe, bỏ lại đồi thiên cổ
Bỏ trại gia binh lạnh ánh đèn
Mỗi lần xuống núi, về mông mênh
Lên xe, bỏ lại đồi thiên cổ
Bỏ trại gia binh lạnh ánh đèn
Thì đi, lầm lủi đi vô định
Ở cuối trời kia, vẫn cuộc chơi
Hỏi ông thượng sĩ Nùng, xin rượu
Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi ...
Ở cuối trời kia, vẫn cuộc chơi
Hỏi ông thượng sĩ Nùng, xin rượu
Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi ...
QUÁN SỚM
Quán sớm cô hàng nhăn nếp lụa
Tóc còn vương vít lòng chiếu chăn
Nước sôi reo ấm gian nhà chật
Bếp lửa hồng. Gió tạt. Mùa đông
Tóc còn vương vít lòng chiếu chăn
Nước sôi reo ấm gian nhà chật
Bếp lửa hồng. Gió tạt. Mùa đông
Gọi cốc cà phê un khói gió
Mấy thằng râu tóc chụm thanh xuân
Vách trống, sát vào nhau đỡ lạnh
Trời ngoài kia sương phủ mênh mông
Mấy thằng râu tóc chụm thanh xuân
Vách trống, sát vào nhau đỡ lạnh
Trời ngoài kia sương phủ mênh mông
Năm giờ. Thành phố còn im lặng
Những chuyến xe đầu run rẫy qua
Con đường sương khói hai hàng nến
Những nhánh cây đen đụng mái nhà
Những chuyến xe đầu run rẫy qua
Con đường sương khói hai hàng nến
Những nhánh cây đen đụng mái nhà
Năm giờ. Hết phép chờ xe hốt
Từ biệt cô từ biệt bạn bè
Từ biệt một ngày trai phóng đãng
Mai về trên ấy thiếu cà phê
Trần Hoài Thư
(trích Ô CỬA/ thơ Trần Hoài Thư/ Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, 2005)
--------------
trần hoài thư [ i.e. trần quý sách 1942- ]
(ảnh: internet)
trả lời phóng viên Mặc Lâm (đài RFA); nhà văn cho biết:
"... Tại sao tôi lại được đi vao đời văn chương này? Thứ nhứt, tôi bắt đầu viết văn; truyện đầu tiên của tôi là truyện 'Nước mắt tuổi thơ', tôi gửi cho tạp chí Bách khoa -- tôi nhớ vào năm 1966. Đó là truyện đầu tay của tôi; bởi vì khi đó tôi đã là một sinh viên viện Đại học Huế; vào học, tôi thấy tấm hình chụp trận Bình Giả; trong đó có hình ảnh một em bà; mà chiến tranh làm cho em mất cha, mất mẹ. Em đã khóc giữ bãi chiến trường như vậy đó; thành ra tôi xúc động quá; và, tội viết truyện .Nước mắt tuổi thơ'. Lúc đó tôi gửi ngay cho Bách Khoa; mà sau đó tôi không ngờ tờ Bách Khoa lại [cho] in truyện đó. Kể từ đó, tôi bắt đấu viết; sau đó, tôi bị động viên. Tội đi vào Đại đội Thám kích/ Sư đoàn 22 Bộ binh tại Bình Định. Qua những kinh nghiệm chiến trường; qua những gì mắt thấy, tai nghe; sống thực trong chiến tranh-- tôi đã cầm [bút] viết lại. Vào khoảng 1969-1970; tôi mới bắt đầu in tác phẩm 'Anh em... thức' tại Phan Rang; in tác phẩm đầu tay của tôi ' Nỗi buồn bơ vơ' tại Hòa Vang. Cuốn đó là cuốn hoàn toàn quay ronéo; nhưng mà in như typô rất là đẹp. Và cuốn đó in khoảng từ 1.000 đến 2.000 cuốn ; lần đầu tiên một cuốn sách in ở tỉnh lẻ mà in như vậy [lại] bán hết , thì đó là một hiện tượng !" ... -- (RFA/ 2005).